Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Nguồn nhân lực trong ngành DL .1 Khái niệm ngành DL

Vì vậy, sản phẩm của ngành DL chủ yếu là sản phẩm về mặt tinh thần; DL là một trong những ngành kinh tế năng động nhất thế giới, có tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng; DL là một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hoá cao, đó là đặc thù cần được nhấn mạnh trước khi khởi thảo một chính sách, một chiến lược phát triển hay quyết định thực hiện một dự án về DL; tăng cường năng lực QLNN về DL, cùng với việc xây dựng phương án ổn định lâu dài tổ chức quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương tương xứng với vị thế ngành kinh tế mũi nhọn. + Tại các đầu mối giao thông: Các hoạt động phục vụ khách DL đi qua bằng phương tiện giao thông đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển để đến điểm DL của họ được tổ chức tại hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù như: sân bay, nhà ga, mạng lưới đường xá, cảng, các kho nhiên liệu, các phương tiện máy móc và sửa chữa,… Các dịch vụ và phương tiện phục vụ khách DL bao gồm: nhà hàng, quầy bar, cơ sở lưu trú, ngân hàng, viễn thông, các cửa hàng bán lẻ, của hàng sách…, và hoạt động của một số cơ quan QLNN liên quan đến phục vụ khách DL như: biên phòng, xuất nhập cảnh, hải quan cũng được tổ chức tại đây.

Vai trò và xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch .1 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với ngành du lịch ở Việt Nam

Một trong những nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và LĐ các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và LĐ nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, quy hoạch và phát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn” [36, 79]. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm DL sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và LĐ trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020
Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Nước ta đang tiến hành CNH, HĐH NNNT với nội dung “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và LĐ các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và LĐ nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, quy hoạch và phát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn”, theo đó là quá trình phân công lại LĐ xã hội, góp phần nâng cao chất lượng NNL nói chung và chất lượng NNL DL nói riêng. Đô thị hóa một cách cấp tốc, dồn nén sẽ ẩn chứa nhiều thách thức đối với sự phát triển: việc thu hồi đất của nông dân trong quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa đã làm nảy sinh tình trạng thất nghiệp, tiêu cực trong công tác quản lí sử dụng đất đai gây hiệu ứng xã hội bất thuận,̀ ô nhiềm môi trường.

Kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

Các hoạt động này bao gồm: ĐT cơ bản cho lớp trẻ là những người muốn trở thành công nhân có tay nghề trong các xí nghiệp vừa và nhỏ; ĐT nâng cấp cho công nhân hạng trung trong các xí nghiệp vừa và nhỏ; ĐT cơ bản cho những người khó tìm việc làm, bao gồm cả những người tàn tật; ĐT nghề mới cho những người mất việc do suy thoái kinh tế; ĐT lại cho phụ nữ khi họ muốn tham gia thị trường lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh DL và khu vực tư nhân tham gia ĐT DL được thực hiện theo cả hai hướng: hình thành cơ sở ĐT trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở ĐT tư nhân; phát huy vai trò của các hiệp hội nghề, tăng cường liên kết giữa các địa phương và giữa các bên có liên quan đến ĐT, bồi dưỡng NNL ngành DL là nhà nước, cơ sở ĐT và doanh nghiệp sử dụng LĐ DL.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .1 Điều kiện tự nhiên

Ninh Bình có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư (tại xã Trường Yên - Hoa Lư) - là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành; khu DL Tam Cốc - Bích Động (tại xã Ninh Hải - Hoa Lư) đã được tặng chữ: " Nam thiên đệ nhị động". Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các DN xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà (công suất 0,6 triệu tấn/năm), xi măng Hướng Dương (công suất 2 triệu tấn/năm).v.v.

Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn  2005 – 2010 ở tỉnh Ninh Bình
Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 ở tỉnh Ninh Bình

Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình

DL phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nghành kinh tế khác của tỉnh phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn LĐ (có tới 8.550 lao động làm việc trong lĩnh vực DL trong tổng số 534.200 lao động của cả tỉnh), tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời góp phần tăng tổng GDP của xã hội. Vì vậy, tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh DL trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch ĐT nhân lực, đặc biệt quan tâm ĐT nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ lãnh đạo các DN vừa và nhỏ, vì đội ngũ này hiện đang rất thiếu và yếu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển KT – XH của tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Bảng 2.8: Tổng số LĐ trong ngành DL tỉnh Ninh Bình qua các năm 2005 – 2010
Bảng 2.8: Tổng số LĐ trong ngành DL tỉnh Ninh Bình qua các năm 2005 – 2010

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay

Hệ thống văn bản QLNN về đào tạo, phát triển NNL ngành DL được xây dựng từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN ở cấp Trung ương, địa phương; các văn bản quy định, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo, các bên tham gia vào phát triển NNL; các văn bản về chiến lược, quy hoạch như chiến lược giáo dục, chiến lược DL; các văn bản quy định chi tiết các hành vi, hoạt động của các đối tượng chịu sự QLNN như hoạt động tổ chức đào tạo, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp; học phí, lệ phí…. Theo điều tra thực tế, có 89,47% số DN kinh doanh DL luôn tạo điều kiện cho các nhân viên của mình nâng cao tay nghề thông qua các hình thức như: hỗ trợ một phần kinh phí, hỗ trợ về mặt thời gian, cử đi ĐT các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Sở VH - TT&DL tổ chức,…Đồng thời, có các chương trình nâng cao tay nghề riêng cho các nhân viên trong DN của mình như liên kết với Trường Cao đẳng DL Hà Nội, Trường ĐH Hoa Lư Ninh Bình , quan tâm bồi dưỡng những sinh viên có năng lực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bảng 2.12: Công tác bồi dưỡng LĐ DL Ninh Bình qua các năm
Bảng 2.12: Công tác bồi dưỡng LĐ DL Ninh Bình qua các năm

Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình

+ Lực lượng LĐ ngành DL của tỉnh có trình độ văn hoá và chuyên môn không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về ngoại ngữ và chuyên môn kỹ thuật cao, tỷ lệ LĐ sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn thấp; có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng của đội ngũ LĐ DL trong các DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và theo các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, sự khác biệt không chỉ thể hiện ở chuyên môn được ĐT mà còn thể hiện ở ý thức và thái độ làm việc. + Chưa phát huy được vai trò của chính quyền địa phương các cấp ; việc phát triển NNL chủ yếu phó mặc cho các DN kinh doanh DL, trong khi đó hầu hết các DNDL chưa có chiến lược phát triển NNL cho mình kể cả trong dài hạn và ngắn hạn; sự phối hợp của các chủ thể phát triển NNL ngành DL còn yếu, thiếu sự kết hợp giữa các tỉnh trong nước để phát triển NNL ngành DL.

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH

Quan điểm, mục tiêu và phương hướng .1 Quan điểm

Đó là: Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về DL ; đẩy mạnh phát triển sản phẩm DL ; nâng cấp phát triển hạ tầng DL của tỉnh và cơ sở vật chất phục vụ DL ; chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên môi trường và vệ sinh môi trường; chuẩn hoá và nâng cao chất lượng NNL phục vụ DL ; phát triển thị trường và quảng bá, xúc tiến DL ; giáo dục cộng đồng về phát triển DL và bảo vệ tài nguyên DL. Mục tiêu phát triển NNL ngành DL tỉnh đến năm 2020 là xây dựng lực lượng LĐ ngành DL đủ về số lượng (tương ứng với số lượng khách DL quốc tế cũng như nội địa được dự báo), cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ ĐT đảm bảo về chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu phát triển DL nhanh, bền vững, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần đưa DL của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những tỉnh có ngành DL phát triển nhanh và toàn diện nhất của cả nước; đổi mới cơ chế chính sách phát triển NNL ngành DL , tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở ĐT DL và thực hiện chương trình ĐT lại và bồi dưỡng chuyên nghiệp DL.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình .1 Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát

Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển NNL DL của tỉnh dài hạn 5 đến 10 năm trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho việc đưa ra các kế hoạch hàng năm của ngành trong việc bồi dưỡng nâng cao, ĐT lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về DL để thực hiện các công việc như: xúc tiến quảng bá DL, hợp tác quốc tế trong DL, tổ chức cán bộ và ĐT quản lý lữ hành, quản lý khách sạn, quản lý các khu, điểm DL, thanh tra DL, kế hoạch đầu tư, quy hoạch DL …. + Trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh quản lý DL xây dựng và đưa vào áp dụng khung chương trình và nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý DL đối với từng đối tượng: chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về DL cho cán bộ lãnh đạo các Sở VH,TT & DL; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về DL cho công chức ngạch chuyên viên; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về DL cho công chức ngạch chuyên viên chính; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý DL cho giám đốc khách sạn, giám đốc lữ hành, giám đốc nhà hàng; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quản lý, giám sát bộ phận kinh doanh khách sạn, lữ hành, hướng dẫn, nhà hàng DL , cơ sở vui chơi, giải tí, thể thao, hội nghị.