Luận Văn: Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam
Trang 1DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Asia Development Bank
BOD Biological Oxygen Demand
COD Chemical Oxygen Demand
GATT General Agreement on Tariffs and Trade
ITC International Trade Central
MOI Ministry of Industry
MONRE Ministry of Natural Resources and Environment
MFN Most Favoured Nation
VSC Vietnam Steel Cooperation
WTO World Trade Organization
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển hếtsức mạnh mẽ Trong giai đoạn 2001 – 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạtkhá cao, GDP tăng bình quân 7,5%, với khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp vàthuỷ sản mức tăng trung bình là 3,3%, công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%,dịch vụ tăng 7% Cơ cấu của nền kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá Tỷ trọng của các ngành công nghiệp, xây dựng trong GDPtăng từ 36,7% năm 2000 lên mức 41% năm 2005 Kết quả này chứng tỏ tầmquan trọng của ngành công nghiệp, xây dựng trong sự tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp đối với quá trình trình pháttriển kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của các ngành sản xuất trong thời gianqua cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất định, đặc biệt là tới vấn đề môitrường Ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, ô nhiễm đất, không khí cũng nhưchất thải công nghiệp đã gây những tác động không nhỏ đến môi trường Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, thời gian qua chúng ta đãđưa ra chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước.Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng và kịp thời của Nhà nước nhằm đápứng nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất Tuy nhiên, rất nhiều vấn đềphát sinh từ việc kiểm soát trong khâu nhập khẩu phế liệu còn thiếu chặt chẽ.Không chỉ nhập khẩu phế liệu, một lượng lớn rác thải đã được đưa vào nước
ta, gây tác động không nhỏ tới kinh tế, đặc biệt là vấn đề môi trường Bài toánkinh tế và môi trường được đặt ra và thực sự cần lời giải đáp từ phía các nhàquản lý Hơn thế, trong giai đoạn tới, với nhu cầu mở rộng sản xuất, các nhàsản xuất sẽ cần một lượng lớn nguyên liệu đầu vào để đáp ứng, trong đó, nhậpkhẩu là một nguồn cung quan trọng Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả củacác công cụ quản lý nhập khẩu là hết sức cần thiết
Việc nghiên cứu thực trạng vấn đề nhập khẩu phế liệu của Việt Nam giaiđoạn vừa qua và hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu hiện có trên cơ sở
đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này trong
Trang 3thời gian tới nhằm đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích kinh tế và môi trường chonền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng là hết sức cần thiết Đề tài
“Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam” được thực hiện nhằm
giải quyết những vấn đề nêu trên
1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm hướng tới những mục tiêu sau:
- Đánh giá thực trạng nhu cầu nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất giaiđoạn 2001 – nay; những tác động tới kinh tế và môi trường
- Đánh giá thực trạng các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụsản xuất tại Việt Nam thời gian qua
- Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất của Việt Namtrong giai đoạn tới
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý,giám sát hoạt động nhập khẩu phế liệu cho sản xuất của Việt Nam trong thờigian tới
2 Đối tượng
Đối tượng:
- Các nhóm phế liệu được phép nhập khẩu theo qui định của pháp luật:Tại thời điểm lựa chọn viết luận văn, Quyết định số 03/2004/QĐ-TTgđang có hiệu lực Chính vì vậy, đối tượng được lựa chọn nghiên cứu của luậnvăn là các loại phế liệu được phép nhập khẩu theo qui định này, bao gồm 4nhóm: Nhóm phế liệu kim loại và hợp kim, Nhóm phế liệu nhựa, Nhóm phếliệu giấy và bìa cattong và Nhóm thủy tinh Tuy nhiên, trong quá trình thựchiện, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào các đối tượng: Sắt thép phế liệu (tạinhóm phế liệu); nhựa phế liệu và giấy và bìa cattong phế liệu Sở dĩ có sự lựachọn này là do những nguyên nhân sau:
+ Đối với nhóm kim loại và hợp kim: Theo Quyết định số 03/2004/TTg,các kim loại và hợp kim được phép nhập khẩu bao gồm: Gang, thép, đồng,
Trang 4hợp kim đồng, nhôm, hợp kim nhôm, kẽm, hợp kim kẽm, ni ken, hợp kim niken phế liệu, tuy nhiên, ngoài sắt thép phế liệu các loại kim loại và hợp kimkhác đều có lượng nhập khẩu rất ít trong thời gian qua Trong nhóm này, phếliệu được nhập khẩu chủ yếu là sắt thép phế liệu Vì vậy, đề tài lựa chọn việcphân tích đánh giá thực trạng nhập khẩu loại sắt thép phế liệu làm đại diệncủa nhóm phế liệu này.
+ Đối với nhóm thủy tinh phế liệu: Mặc dù theo qui định của nhà nước,đây là loại phế liệu được phép nhập khẩu, tuy nhiên, theo thống kê của Trungtâm thương mại quốc tế (ITC), trong thời gian qua, Việt Nam không tiến hànhnhập khẩu mặt hàng này Do vậy, trong luận văn của mình, tôi cũng loại bỏviệc thực hiện đối với thủy tinh phế liệu
- Doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng phế liệu
- Các văn bản, chính sách có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệuthời gian qua
3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ thực tiễn của hoạtđộng nhập khẩu phế liệu thời gian qua cũng như thực tiễn công tác quản lýhoạt động này Trên cơ sở đó, định hướng và giải pháp lớn nhằm quản lý,giám sát một cách hiệu quả hoạt động nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới
- Phạm vi về không gian: trong phạm vi cả nước
- Phạm vi về thời gian:
+ Trong khâu đánh giá, nghiên cứu chọn giai đoạn từ 2001 – 2006 (bắtđầu đánh giá tình trạng nhập khẩu phế liệu sau quyết định 65/2001/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về Về việc ban hànhDanh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trườngđược phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất)
+Về các giải pháp, kiến nghị: được áp dụng trong giai đoạn 2007 - 2010
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp cụ thể khác nhau, trong đó tập trungchủ yếu vào các phương pháp sau:
- Thu thập số liệu về tình hình nhập khẩu các thiết bị cũ và các sản phẩm
có hại cho môi trường
- Phương pháp thống kê (phân tổ, phân tích )
Phương pháp thống kê được sử dụng trong tổng hợp và phân tích các sốliệu có được từ việc điều tra thực tế Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụngphương pháp này nhằm thu thập một số số liệu và thông tin liên quan khác.Ngoài ra, các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước cũng được thu thậpthông qua phương pháp này
Trang 6CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN
XUẤT TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2006
1.1 Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước 1.1.1 Vài nét về phế liệu
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phế liệu, tuy nhiên, trong khuôn khổluận văn này, khái niệm phế liệu được căn cứ theo văn bản có hiệu lực tại thờiđiểm lựa chọn luận văn – Quyết định 03/2004/TTg Theo Điều 3 của Quyếtđịnh này, phế liệu được hiểu là:
Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại ra trong sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
- Nguyên liệu thứ phẩm là nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu về quy cách, phẩm chất để sản xuất một loại sản phẩm nhất định nhưng có thể được gia công
để sản xuất lại sản phẩm ấy hoặc để sản xuất các loại sản phẩm khác;
- Nguyên liệu vụn là nguyên liệu được loại ra của một quá trình sản xuất (đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi rối, mảnh vụn);
- Vật liệu tận dụng là vật liệu đồng nhất về chất được tháo gỡ, bóc tách, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm.
Trang 7Cũng theo Điều 3 của Quyết đinh số 03/2004/TTg, “Chất thải là chất
được loại ra trong sản xuất, tiêu dùng hoặc trong các hoạt động khác màkhông đồng nhất về chất với phế liệu nhập khẩu và dưới dạng khối, cục, bánhhoặc vật dụng cụ thể”
Mặc dù tại định nghĩa này, sự khác biệt giữa chất thải và phế liệu chưađược làm rõ, tuy nhiên, có thể thấy điểm khác nhau cơ bản nhất giữa phế liệu
và phế thải là: phế liệu có giá trị sử dụng, có thể làm nguyên liệu đầu vào củaquá trình sản xuất, trong khi đó, chất thải thì không có giá trị sử dụng vìkhông thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào, bao gồm cả mục đích làmnguyên liệu sản xuất
Có 2 nguồn cung cấp phế liệu là thu mua trong nước và nhập khẩu từnước ngoài Ở Việt Nam, trước đây tỷ lệ thu gom trong nước chiếm đa số.Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, đa số các phế liệu được nhập khẩu từ nướcngoài do việc thu gom trong nước không đáp ứng được nhu cầu của hoạt độngsản xuất tại các ngành Ví dụ như ngành thép, nếu trước đây việc thu muatrong nước cung ứng phần lớn cho các doanh nghiệp tái chế thì đến nay,
nguồn cung ứng trong nước ngày càng chiếm tỷ lệ ít hơn do: Thứ nhất: nguồn sắt thép phế liệu chiến tranh đã dần dần bị khai thác hết; Thứ hai: do là một
nước đang phát triển, đặc biệt là công nghiệp chưa phát triển, chính vì vậy, sắtthép phế liệu có nguồn gốc từ các vật liệu tận dụng là rất hạn chế Chính bởivậy, phế liệu có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài ngày càng chiếm tỷ lệlớn hơn trong tổng lượng phế liệu cung cấp cho các nhà sản xuất
1.1.2 Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu
Phế liệu nhập khẩu đang trở thành nguồn nguyên liệu ngày một quantrọng trong sự phát triển của các ngành, đồng thời có những lý do để tồn tại
và phát triển mậu dịch phế liệu:
- Thứ nhất, việc thu thập và sử dụng phế liệu rẻ hơn là khai thác, tuyển
chọn và sử dụng nguyên liệu nguyên sinh
Trang 8- Thứ hai, nguồn nguyên liệu là phế liệu được loại ra ngày càng nhiều
trên toàn thế giới do sự phát triển bùng nổ của các ngành công nghiệp Đồngthời việc sử dụng phế liệu để tái sản xuất còn nhằm tiết kiệm nguyên, nhiênliệu ngày càng khan hiếm trên phạm vi toàn cầu
- Thứ ba, việc xử lý phế liệu còn góp phần cơ bản vào việc giữ gìn cảnh
quan, môi trường sống, thực hiện công nghệ sạch, thân thiện với môi trường;
- Thứ tư, một đặc điểm dễ nhận thấy ở cả 3 ngành: thép, nhựa, giấy là sự
mất cân đối giữa năng lực sản xuất sản phẩm và khả năng cung ứng nguyênliệu Chính vì vậy, để tận dụng công suất hiện có, các ngành đều phải nhậpnguyên liệu từ thị trường bên ngoài (phôi thép, bột giấy, bột nhựa) Tuynhiên, giá của nguồn nguyên liệu này luôn có những biến động hết sức phứctạp trên thị trường gây nên những khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp Do
đó, việc chủ động nguyên liệu là yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp Trongkhi đó, các nguồn nguyên liệu như: quặng (ngành thép), bột nhựa (ngànhnhựa), bột giấy (ngành giấy) thường bị hạn chế do yếu tố tự nhiên và khảnăng vốn, khả năng về công nghệ của doanh nghiệp thì việc sử dụng phế liệuđang dần giữ một vai trò quan trọng Mặc dù vậy, nguồn phế liệu trong nướcthường chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu, chính vì vậy việc nhập khẩu từ thịtrường nước ngoài là một giải pháp ưu tiên của doanh nghiệp
- Thứ năm, lượng phế liệu nhập khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng.
Từ những con số thống kê về thực trạng nhập khẩu phế liệu (sắt thép, giấy,nhựa) có thể thấy việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu đầu vào cho quá trìnhsản xuất có xu hướng ngày càng tăng Với sự phát triển mạnh mẽ của cácngành và những chủ trương kịp thời của nhà nước, phế liệu trở thành nguồnnguyên liệu quan trọng của các ngành sản xuất
- Thứ sáu, việc sử dụng nguyên liệu là phế liệu nhập khẩu sẽ tạo việc
làm cho số lao động không nhỏ, góp phần thực hiện chính sách xã hội của đấtnước
Trang 9Như vây, tận dụng phế liệu là một trong những tiền đề góp phần giảmgiá thành của sản phẩm Nhà nước cho phép và tạo điều kiện hợp lý để nhậpkhẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là việc làm cần thiết trong giai đoạnhiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu cho các ngành sản xuất.
- Thứ hai, phế liệu nhập khẩu của các ngành chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng thấp, trung bình Mặc dù có những ưu
thế nhất định nhưng việc sử dụng phế liệu không thể thay thế cho các nguồnnguyên liệu khác do đa phần nguồn nguyên liệu này được sử dụng nhằm sản
xuất các sản phẩm có chất lượng ở mức trung mình Rất nhiều các sản phẩm
đặc dụng của các ngành như: với ngành thép là thép phục vụ cho ngành cơkhí, giấy (các sản phẩm giấy có chất lượng cao) và ngành nhựa là nhựa sảnxuất các sản phẩm kỹ thuật thì không thể tận dụng nguồn nguyên liệu này doyêu cầu về chất lượng Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng không thể thaythế toàn bộ nguyên liệu đầu vào của các ngành bằng nguồn phế liệu Nói mộtcách khác, để phát triển các ngành sản xuất cần có một hệ thống chính sáchđồng thời tác động tới tất cả các khả năng cung ứng nguyên liệu nhằm đảmbảo sự ổn định và tăng trưởng cho các ngành
- Thứ ba, ngoài việc đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất lớn, một phần không nhỏ đối tượng sử dụng các loại phế liệu này là các làng nghề Ở
Việt Nam, hệ thống làng nghề phát triển rất mạnh mẽ Với các làng nghề sản
Trang 10xuất sản phẩm sắt thép, nhựa, giấy thì nguyên liệu đầu vào chủ yếu là phếliệu Phần lớn phế liệu phục vụ cho các làng nghề này được thu mua từ nguồntrong nước, còn lại là được nhập khẩu từ nước ngoài
1.2.1 Thực trạng sử dụng và nhập khẩu sắt thép phế liệu
1.2.1.1 Một số nét về ngành thép
Ngành Thép Việt Nam được hình thành từ đầu những năm 60 của thế kỷ
20 sau sự ra đời của Công ty Gang Thép Thái nguyên Mặc dù ra đời khásớm, tuy nhiên, sự phát triển của ngành thép chỉ thực sự khởi sắc từ những 90trở lại đây Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ngành Thép đã trở thànhmột ngành công nghiệp quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triểnkinh tế của đất nước Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2006,sản lượng thép xây dựng đạt 3,1 triệu tấn – đáp ứng 100% nhu cầu trong nước
và tăng 15% so với năm 2005 Ngoài ra, sản phẩm thép của ngành còn đápứng một phần quan trọng cho việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí
Trong giai đoạn 1996 – 2005, nhu cầu về các sản phẩm thép, đặt biệt làthép xây dựng tăng mạnh với tốc độ trung bình là 19,9% Đến năm 2005, nhucầu thép tăng gấp 7 lần so với năm 1995
Bảng 1.1- Tổng hợp tình hình tiêu thụ thép giai đoạn 1991 - 2005
Nguồn: Tổng cục Thống kê – Tổng cục Hải quan
Từ những số liệu trên đây cho thấy, sản xuất thép trong nước đáp ứngngày càng cao nhu cầu tiêu thụ nội địa Nếu như năm 1991 sản xuất trongnước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu trong nước thì tới năm 2005 con
Trang 11số này đã vào khoảng hơn 55% Bắt đầu từ năm 2000, thép thành phẩm củaViệt Nam còn được xuất ra thị trường thế giới Năm 2005, lượng thép xuấtkhẩu của Việt Nam đã lên tới con số 170.000 tấn với kim ngạch đạt 2,93 tỷUSD.
Tuy nhiên, thị trường thép Việt nam hiện mất cân đối giữa cung và cầu:cung thép cán xây dựng vượt gấp đôi nhu cầu trong khi đó chúng ta lại phảinhập hoàn toàn các sản phẩm thép có chất lượng cao (phục vụ cho ngành cơkhí); ngoài ra, sản xuất thép của Việt Nam còn mất cân đối giữa sản xuất thépcán và sản xuất phôi thép
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thép thời gian qua cũng như khả năngđáp ứng nhu cầu trong nước ngày một tăng cao khiến nhu cầu sử dụng nguyênliệu cho ngành này cũng ngày càng lớn Ngoài nguồn nguyên liệu từ quặngkhai thác trong nước, phôi thép nhập khẩu thì sắt thép nhập khẩu đóng vai tròhết sức quan trọng, trong đó, sắt thép nhập khẩu chiếm đa số nguồn cung ứngphế liệu này
1.2.1.2 Thực trạng sử dụng sắt thép phế liệu
Hiện nay, nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành thép được khai thác từ
ba “kênh” chính:
Khai thác và chế biến nguồn quặng trong nước: Tính đến nay, Việt Nam
đã phát hiện được 216 mỏ, điểm quặng sắt khác nhau trong cả nước với tổngtrữ lượng khoảng 1,2 tỷ tấn Tuy nhiên, hầu hết các mỏ quặng của VN đều cótrữ lượng thấp và chất lượng không cao Với công suất luyện kim hiện naykhoảng 10-15triệu tấn thép/năm thì trữ lượng quặng sắt hiện có chỉ đủ duy trìsản xuất trong nước trong vài chục năm Hiện tại, việc cung ứng nguyên liệucho ngành thép từ quặng sắt chỉ chiếm một tỷ lệ thấp khoảng 20% nhu cầu sovới các nguồn khác Chính vì vậy, đây có thể coi là nguồn nguyên liệu khôngbền vững và ổn định cho sự phát triển của ngành thép, buộc ngành thép cần
có những điều chỉnh trong định hướng sử dụng đa dạng những nguồn nguyênliệu khác phục vụ sự phát triển của ngành
Trang 12Nhập khẩu phôi thép: Đây là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho
ngành thép Việt Nam thời gian qua Do khả năng tự đáp ứng về phôi thép chocông đoạn cán thép vẫn còn ở mức thấp (20 – 25%), chính vì vậy, để tận dụngcông suất cán thép của ngành, hàng năm, khối lượng phôi thép mà chúng taphải nhập khẩu lên tới xấp xỉ 2 triệu tấn
Bảng 1.2 - Thực trạng nhập khẩu phôi thép giai đoạn 2001 – 2006
Số lượng (1000 tấn) 1.772 2.207 1.855 2.273 2.227 2.017 Giá trị (ngàn USD) 335.000 459.000 511.000 870.000 838.000 774.000
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Con số thống kê ở đây có thể cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của ngànhthép Việt Nam đối với nguồn phôi nhập khẩu Với những biến động liên tục ởthị trường phôi thép trên thế giới, đây sẽ là một yếu tố bất lợi tác động tới sự
ổn định của thị trường thép trong nước
Sắt thép phế liệu: 80% sản lượng phôi thép ở Việt Nam hiện nay được
sản xuất từ phế liệu bằng công nghệ lò điện Phế liệu được cung cấp từ hainguồn chính là thu gom trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài trong đónguồn nhập khẩu chiếm đa số
Trong ba nguồn trên, thì sắt thép phế liệu đóng một vai trò quan trọngtrong ngành sản xuất thép Đây là nguồn nguyên liệu được hầu hết các đốitượng sản xuất thép sử dụng, các đối tượng này bao gồm hai nhóm chính:Doanh nghiệp luyện thép: Đây là đối tượng chính sử dụng phế liệu nhậpkhẩu với mục đích làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình luyện thép Theothông tin từ Hiệp hội thép Việt nam, mặc dù số lượng các doanh nghiệp nàykhông nhiều nhưng lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu phục vụ cho nhóm đốitượng này thường chiếm tới 70%
Các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể hoạt động trong các làng nghề: sốlượng các doanh nghiệp loại này tương đối lớn, tuy nhiên, hầu hết là các
Trang 13doanh nghiệp tư nhân, hộ gia định với qui mô sản xuất nhỏ Phế liệu nhậpkhẩu được sử dụng trong các doanh nghiệp này chủ yếu với mục đích giacông trực tiếp Lượng thép phế nhập khẩu sử dụng trong các doanh nghiệploại này chiếm khoảng 30% tổng lượng nhập khẩu Ngay khi phế liệu đượctập kết tại cảng và kho của các thương nhân, chủ các doanh nghiệp này sẽ lựachọn những phế liệu phù hợp để tiến hành gia công trực tiếp thành nhiều loạicông cụ (chủ yếu là công cụ nông nghiệp) đơn giản.
1.2.1.3 Thực trạng nhập khẩu sắt thép phế liệu
Sắt thép phế liệu đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việcđảm bảo ổn định nguồn cung ứng nguyên liệu cho ngành thép Với hai nguồnchính từ hoạt động thu gom phế liệu trong nước và nhập khẩu, 80% lượngphôi thép hiện nay là từ thép phế Điều này có thể khẳng định tầm quan trọngcủa nguồn nguyên liệu này trong thời gian qua
Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu sắt thép phế liệu giai đoạn 2001 – 2005
Theo số liệu thống kê từ ITC, từ năm 2001 đến năm 2005, lượng sắt thépphế liệu nhập khẩu của Việt Nam là 927.262 tấn với tổng trị giá là 182.420triệu USD Bảng số liệu dưới đây thể hiện xu hướng nhập khẩu phế liệu sắtthép cả về khối lượng và kim ngạch từ năm 2001 đến năm 2005
Bảng 1.3 - Khối lượng & kim ngạch NK sắt thép phế liệu giai đoạn
Trang 14nam Theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam, lượng thép phế nhập khẩuvào Việt Nam cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch vào khoảng gần 700.000 tấn.Điều này có thể chứng tỏ phần nào khối lượng nhập khẩu thực tế của thịtrường
- Về thị trường nhập khẩu
Nếu như trước những năm 2000, sắt thép phế liệu của Việt Nam chủ yếuđược nhập từ một số nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á thì tronggiai đoạn này, các nhà cung cấp phế liệu đã tương đối đa dạng hơn Đứng đầu
là Nhật Bản với khối lượng nhập khẩu từ quốc gia này lên tới 128.018 tấn,chiếm trên 60% toàn bộ lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam, tiếp sau là
Mỹ Các nước còn lại trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu phế liệu nhiều nhấtvào Việt Nam chủ yếu là những nước láng giềng như Thái Lan, Philipin,Hồng Kông, Đài Loan …
Với xu hướng tiếp cận nhanh chóng với các thị trường xuất khẩu phếliệu lớn trên thế giới (chủ yếu là các quốc gia phát triển) sẽ là một tín hiệuđáng mừng cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước khi nhu cầu nhậpkhẩu loại mặt hàng này càng tăng cao
Bảng 1.4 - Tổng hợp các nhà xuất khẩu sắt thép phế liệu cho Việt nam
Lượng NK
2005 (tấn)
Tốc độ gia tăng
NK 2001-2005 (%)
Trang 15Nguồn: ITC
1.2.2 Thực trạng sử dụng và nhập khẩu nhựa phế liệu
1.2.2.1 Một số nét về ngành nhựa
Ngành công nghiệp nhựa là một ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng
và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế do đây là một loạinguyên liệu mới với khả năng ứng dụng rất cao, trở thành nguyên liệu đầuvào cho rất nhiều ngành sản xuất khác Ngành nhựa Việt Nam thực sự cónhững bước phát triển mạnh mẽ từ cuối những năm 80 với sự đánh dấu bởimức sản lượng gấp đôi những năm 1975 vào năm 1989 Tốc độ tăng trưởngbình quân của ngành trong thời gian qua ở mức 25 – 30% Điều này được thểhiện một cách rõ nét ở khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng cao
và việc mở rộng xuất khẩu tại hầu hết các nhóm sản phẩm Cụ thể:
Bao bì nhựa: sản phẩm này phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu và
một phần tham gia xuất khẩu, trong đó, xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu làxuất khẩu gián tiếp Hàng năm giá trị xuất khẩu của bao bì nhựa ước tínhkhoảng 300 - 350 tỷ đồng/năm Thị trường khu vực TP.HCM chiếm gần 80%thị trường ngành bao bì cả nước
Vật liệu xây dựng bằng nhựa: Phần lớn các loại sản phẩm trong nhóm
vật liệu xây dựng bằng nhựa phục vụ cho ngành xây dựng tiêu thụ trên thịtrường nội địa Đối với việc xuất khẩu, mặt hàng này có nhiều khó khăn lớnnhư: trình độ công nghệ đi sau các nước trong khu vực, qui mô nhỏ, chi phívận chuyển lớn và thật sự chưa có tính cạnh tranh về giá Thị trường xuấtkhẩu chủ yếu là Lào và Campuchia
Sản phẩm nhựa gia dụng: Nhìn chung trong 5 năm qua, sản phẩm nhựa
gia dụng sản xuất trong nước đã hầu như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường nộiđịa Ngoài ra, một phần không nhỏ các sản phẩm này được xuất khẩu ra thịtrường nước ngoài như: Campuchia, Lào, các nước Châu Phi, Trung CậnĐông Bên cạnh đó là thị trường tiêu dùng rộng lớn ở các nước công nghiệpphát triển như các nước Âu châu, Bắc Mỹ, Nga, Nhật,
Trang 16Nhựa kỹ thuật và các loại khác: Đã bắt đầu được đầu tư sản xuất theo
chính sách nội địa hoá của Nhà nước gồm phần lớn các chi tiết lắp ráp của cácsản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, xe hơi, xe máy, tuy nhiên lượng nhập khẩuđến nay vẫn nhiều Tuy nhiên, cần thấy rằng với xu thế phát triển nhanhchóng của các ngành nói trên, nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật sẽ dần chiếmmột tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của ngành
Bảng 1.5 - Sản lượng nhựa năm 2005 theo 3 miền
Loại sản
phẩm
Sản lượng
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
Về xuất khẩu nói riêng có thể thấy, trong năm 2005, tổng kim ngạch xuấtkhẩu các mặt hàng nhựa đạt 350 triệu USD, năm 2006 đạt 478 triệu USD(tăng 36,6% so với năm 2005), kế hoạch xuất khẩu năm 2007 là 580 triệuUSD
Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm: Mỹ, EU, Nhật có tốc độ xuấtkhẩu cao, thị trường Asean, Trung Quốc tăng chậm, Campuchia, Đài Loan,Philipine tăng khá cao Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm túi nhựa, túixốp, vải bạt, bao bì khác, tấm nhựa, màng nhựa, găng tay, ống nhựa, sảnphẩm văn phòng,… chiếm 79,2% tổng kim ngạch xuất khẩu
1.2.2.2 Thực trạng sử dụng phế liệu nhựa:
Cũng tương tự như ngành thép, nguyên liệu của ngành nhựa được cungcấp từ 3 nguồn chính, trong đó có nhựa phế liệu Cụ thể:
Bột nhựa sản xuất trong nước: Với ngành công nghiệp hóa dầu mới
trong giai đoạn đầu phát triển, chính vì vậy khả năng đáp ứng nguyên liệu tạichỗ của ngành còn thấp Tuy nhiên, với trữ lượng dầu tương đối lớn và nhiều
Trang 17luận văn hóa dầu lớn đang trong giai đoạn đầu tư, trong tương lai, chúng ta hyvọng tỷ lệ nguyên liệu cung cấp trong nước được tăng cao Hiện nay, mới giảiquyết được khoảng 20% - 30% nguyên liệu tại chỗ So với các nước trên thếgiới, con số này là rất thấp: Mỹ: giải quyết được gần 100% nguyên liệu; ChâuÂu: Phần lớn các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Italia, ngành hoá dầuphát triển mạnh nên con số này ở mức khoảng 60-70% ; Các nước khác nhưNhật, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc đều có bức tranh tương tự
Bột PVC nhập khẩu: đây vẫn đang là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho
ngành nhựa hiện nay Với khả năng cung ứng trong nước còn thấp, việc nhậpkhẩu nguyên liệu từ bên ngoài là không thể tránh được Thị trường nhập khẩuchủ yếu là các nước trong khu vực ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan
Phế liệu nhựa: Hiện nay nhu cầu nhựa nguyên liệu của các nhà sản xuất
rất lớn Theo thống kê năm 2006 cả nước sử dụng 700.000 tấn nhựa PE,600.000 tấn PP, 500.000 tấn PVC, 66.000 tấn PS và phụ thuộc chủ yếu vàonguồn nhập khẩu
Trong ba nguồn nguyên liệu nêu trên, nhựa phế liệu được coi là nguồnnguyên liệu quan trọng Các cơ sở sản xuất nhựa đều sử dụng nguồn nguyênliệu này Bao gồm:
Các doanh nghiệp sản xuất nhựa của Nhà nước: Đây là đối tượng chính
sử dụng nhựa phế liệu nhập khẩu với mục đích làm nguyên liệu đầu vào choquá trình sản xuất
Các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể hoạt động trong các làng nghề: sốlượng các doanh nghiệp loại này tương đối lớn, tuy nhiên, hầu hết là cácdoanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình với qui mô sản xuất nhỏ Phế liệu nhậpkhẩu được sử dụng trong các doanh nghiệp này chủ yếu nhằm sản xuất cácsản phẩm nhựa gia dụng có chất lượng trung bình hoặc thấp
Trang 181.2.2.3 Thực trạng nhập khẩu nhựa phế liệu
Mỗi năm Việt Nam tái chế 100.000 tấn nhựa phế liệu thành nhựa thànhphẩm Việc sử dụng nhựa phế liệu sẽ giúp DN giảm 50% giá thành sản phẩm
so với sử dụng hạt nhựa chính phẩm Nguồn nhựa phế liệu trong nước chỉ đủđáp ứng 50% số còn lại phải nhập ngoại Chính vì vậy, nhập khẩu các phế liệunhựa được coi là giải pháp tối ưu, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuấtnhựa
Bảng 1.6 - Số liệu nhập khẩu phế liệu nhựa giai đoạn 2001-2005
Số lượng (Tấn)
Trị giá (Nghìn USD)
Số lượng (%)
Trị giá (%)
Error!
Hyperlink reference not valid.Kim ngạch 2004
Số lượng 2004
Kim ngạch 2003
Số lượng 2003
Kim ngạch 2002
Số lượng 2002
Kim ngạch 2001
Số lượng 2001
Mỹ 8,858 29,388 4,095 11,077 92 263 57 225 192 199
Hongkon 2,820 11,389 3,800 16,966 45 175 81 235 33 121
Trang 19Chính phủ đã cho phép nhập khẩu phế liệu nhựa và coi đây là giải pháphữu hiệu nhằm giảm thiểu sức ép tăng giá sản phẩm Tuy nhiên, để nhập đượcnguồn nguyên liệu này đòi hỏi phải có những quy định cụ thể và rõ ràng của
Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc nhập nguyên liệu nhựa phế phẩm, loạinào nhập và loại nào không được nhập Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệpngành nhựa cần nhập các sản phẩm nhựa bị loại ở các nhà máy nước ngoàikhông đạt thông số kỹ thuật, đã ép thành khối và giá chỉ bằng 10-20% so vớigiá nguyên liệu nhựa chính phẩm và một nguồn khác nữa là rác thải nhựacông nghiệp sau khi đã được phân loại, xử lý sạch và ép thành kiện (giákhoảng 300 USD/tấn)… Chỉ có điều, để nhập được nguồn nguyên liệu này,đòi hỏi phải có những quy định mới cụ thể của Bộ Tài nguyên - Môi trường,chẳng hạn vấn đề phân loại nguyên liệu nhựa phế phẩm
Trang 201.2.3 Thực trạng sử dụng và nhập khẩu giấy và catông
1.2.3.1 Một số nét về ngành Giấy
Ngành giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt tốc độ tăng trưởng hàngnăm 15%-16%, sản lượng từ 80.000 tấn/năm đã tăng lên tới 824.000 tấn/năm.Tuy nhiên, chủng loại giấy sản xuất trong nước vẫn rất nghèo nàn, chỉ có giấy
in báo, giấy in và viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa Dù đã đầu tư tới112.000 tấn/năm cho sản xuất giấy tráng, nhưng đến nay hầu như chỉ sản xuấtgiấy không tráng
Năm 2005 khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nước của toàn ngành giấy
là 61,92%, trong đó giấy in báo đáp ứng 68,42%, giấy in và viết 89,29%, giấybao bì (không tráng) 71,50%, giấy tráng 5,75% và giấy lụa 96,97% Cũngtrong năm này, mức tăng trưởng của sản xuất giấy chỉ đạt 9,32%, nguyênnhân là do giấy bao bì sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.Xét các yếu tố kinh doanh, ngành giấy vẫn thua thiệt nhiều mặc dù chí phí vềlao động rẻ, nhưng năng suất lao động lại thấp
Hiện nay sản xuất bột giấy ở Việt Nam mới đáp ứng được 37% nhu cầu,còn lại vẫn phải nhập khẩu Trước đây chỉ nhập bột tẩy trắng, nay bột giấykhông tẩy trắng ngày càng được nhập nhiều, vì các cơ sở phải ngừng sản xuất
do không có khả năng xử lý nước thải và quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu.Vớikhả năng rừng đủ để sản xuất bột giấy đáp ứng cho nhu cầu trong nước vàxuất khẩu, rõ ràng phương thức phân bổ nguồn lực cho phát triển kém hiệuquả Nếu chỉ cần khoảng 400 -500 triệu USD (một khoản đầu tư khiêm tốn sovới nền kinh tế ) thì đến nay ngành giấy đã chủ động hoàn toàn về bột giấy vàcòn dư để xuất khẩu
Về năng lực sản xuất: Năm 2005, năng lực sản xuất giấy năm 2005 là1.166.000 tấn đã vượt 116.000 tấn so với mục tiêu đề ra cho năm 2010 Tuynhiên, do đầu tư các nhà máy sản xuất bột giấy đòi hỏi công nghệ phức tạp,vốn đầu tư, kỹ thuật cao, nên trong giai đoạn 1999-2005 chỉ có một số công ty
Trang 21giấy của nhà nước đầu tư vào sản xuất bột giấy nên công suất và sản lượngbột giấy trong thời gian qua tăng không đáng kể
Năng lực sản xuất bột của toàn ngành năm 2005 là 312.000 tấn, hụt123.000 tấn so với mục tiêu đề ra cho năm 2005
Từ những con số trên đây có thể thấy sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp nguyên liệu đối với việc phát triển ngành giấy Đây cũng có thể xem
là tình trạng chung như ngành thép và ngành nhựa
1.2.3.2 Thực trạng sử dụng giấy và bìa cattông phế liệu
Nguyên liệu của ngành giấy được cung cấp từ 3 nguồn chính:
+ Cây nguyên liệu giấy: Trước năm 1998, việc trồng rừng nguyên liệu
giấy chủ yếu tập trung tại vùng trung tâm Bắc bộ, tuy nhiên, việc trồng rừngnày chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều, các giống cây trồng đang trong quátrình khảo nghiệm, năng suất và chất lượng còn thấp chưa đáp ứng được yêucầu sản xuất Tới thời kỳ 1999-2005 diện tích trồng rừng, năng suất và sảnlượng khai thác đã có những tiến bộ đáng kể, đã áp dụng những giống câytrồng mới phổ biến hơn thời kỳ trước năm 1999, khả năng tăng trưởng khá.Tuy nhiên năng suất rừng nguyên liệu áp dụng thâm canh trung bình chỉkhoảng 20 m3/ha/năm
+ Bột giấy: Mặc dù đã có những chính sách đầu tư cho việc phát triển
cây nguyên liệu, tuy nhiên, việc đáp ứng nguyên liệu cho ngành từ nguồn nàycòn hạn chế Hiện nay sản xuất bột giấy ở Việt Nam mới đáp ứng được 37%nhu cầu Hàng năm, một lượng lớn nguyên liệu của ngành có được là từ việcnhập khẩu bột giấy ở nước ngoài
+ Phế liệu: Ngoài hai nguồn trên, giấy phế liệu đóng vai trò qua trọng
trong việc cung cấp nguyên liệu đối với ngành giấy, đặc biệt là đối với nhữngnhà máy có công suất nhỏ và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm không cao
Trang 22Trong đó giấy phế liệu được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất chiếmmột tỷ trọng lớn Đa phần chúng được các đơn vị sản xuất coi là nguồnnguyên liệu quan trọng, bao gồm
Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Nhà nước: Đây là đối tượng chính
sử dụng giấy phế liệu nhập khẩu với mục đích làm nguyên liệu đầu vào choquá trình sản xuất
Các doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, làng nghề: số lượng các doanhnghiệp loại này tương đối lớn, tuy nhiên, hầu hết là các doanh nghiệp tư nhân,
hộ gia định với qui mô sản xuất nhỏ Phế liệu phục vụ sản xuất tại các doanhnghiệp này chủ yếu là các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình
Sử dụng loại nguyên liệu thứ cấp này đặc biệt được coi là giải pháp chocác nhà máy giấy gần khu dân cư, quy mô vừa và nhỏ để giảm chi phí đầu tư
hệ thống xử lý nước thải Việc sử dụng giấy phế liệu thu mua trong và ngoàinước đều có ý nghĩa về bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên ở góc độ quốcgia và toàn cầu, nên được khuyến khích sử dụng bằng việc áp dụng mức thuếnhập khẩu thấp và được khấu trừ hoàn toàn nếu thu mua trong nước Mức sửdụng giấy phế liệu đến năm 2010 là 378.000 tấn/năm, chủ yếu thu mua và táichế trong nước
1.2.3.3 Thực trạng nhập khẩu giấy và catông phế liệu
Do nhu cầu tiêu thụ giấy ở Việt Nam hiện nay cộng với nguồn nguyênliệu giấy trong nước hạn chế dẫn đến việc hàng năm Việt Nam phải nhậpkhẩu một lượng lớn giấy phế liệu để phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho sảnxuất trong nước Bảng dưới đây phản ảnh thực trạng nhập khẩu giấy phế liệulàm nguyên liệu sản xuất giai đoạn 2001 – 2005:
Bảng 1.8 - Thực trạng nhập khẩu giấy và cattong phế liệu 2001 - 2005
trước
Trang 232001 đến nay, nhu cầu nhập khẩu giấy phế liệu tăng đều và mạnh qua cácnăm Điều này cho thấy giấy phế liệu hiện đang là một kênh cung cấp nguyênliệu đều đặn và cần thiết của ngành giấy Do đó việc xây dựng chính sáchnhập khẩu phù hợp vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước,phát triển ngành giấy vừa đảm bảo các điều kiện môi trường, phát triển bềnvững là vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý hiện nay.
1.3 Đánh giá tác động về mặt kinh tế và môi trường của việc nhập khẩu
và sử dụng phế liệu phục vụ sản xuất giai đoạn 2001 - nay
Ví dụ trong trường hợp sử dụng giấy phế liệu, lợi ích kinh tế của việc giảmkhai thác gỗ là 713 ngàn đồng/tấn giấy1
1 Xem, Lợi ích kinh tế, môi trường của việc sản xuất, sử dụng giấy tái chế trong in ấn và viết – Nguyễn
Trang 24Giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải: Thay vì việc vứt
bỏ các phế liệu này và xử lý như một loại chất thải thì việc sử dụng nguồnnguyên liệu này sẽ làm giảm việc xử lý một lượng lớn chất thải Nếu xem xét
ở điều kiện Việt Nam hiện nay, chi phí xử lý chất thải rắn trung bình là 110ngàn đồng/tấn thì lợi ích kinh tế từ điều này là không nhỏ
Phát triển sản xuất trong nước và từ đó tạo việc làm cho người lao độngcũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế: với việc sử dụngphế liệu nói chung và phế liệu nhập khẩu cũng đồng nghĩa với việc tăngcường khả năng cung ứng phế liệu cho các doanh nghiệp trong nước (pháttriển các doanh nghiệp sản xuất phôi thép, bột giấy, bột nhựa …) từ đó tạoviệc làm và phát triển kinh tế
Nếu đứng trên khía cạnh doanh nghiệp, tác động về mặt kinh tế là rất rõ
ràng Sở dĩ các doanh nghiệp lựa chọn việc sử dụng phế liệu là tính hiệu quả
về mặt kinh tế Ví dụ như ngành thép, nếu so với việc nhập khẩu trực tiếpphôi thép về sản xuất thì việc sử dụng phế liệu là hiệu quả hơn nhiều
Theo một đánh giá của Công ty Gang Thép Thái Nguyên tại thời điểm5/2003 cho thấy lợi ích kinh tế của việc nhập khẩu sắt thép phế liệu để sảnxuất phôi có hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với phương án nhập khẩu trực tiếpphôi thép để sản xuất
Bảng 1.9 - So sánh hiệu quả kinh tế giữa sử dụng phế liệu NK và NK
Trang 253 Giá thành phôi thép 255,66 274
Nguồn: Công ty Gang thép Thái nguyên
Cho tới thời điểm hiện nay, với rất nhiều biến động trên thị trường phôithép thế giới, đặc biệt là sau chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu ra thịtrường nước ngoài của Trung Quốc đã đẩy giá phôi thép lên rất cao thì nhữnglợi ích kinh tế của việc chủ động nguồn phôi thép thông qua việc nhập khẩusắt thép phế liệu là không thể phủ nhận bởi trên thực tế, luôn có sự chênh lệnhnhất định giữa giá nhập khẩu phế liệu và giá nhập khẩu phôi Doanh nghiệp sẽcăn cứ vào mức chênh lệch này và khả năng sản xuất để lựa chọn một phương
án tối ưu
Đối với ngành nhựa chúng ta cũng nhìn thấy một bức tranh tương tự.Theo ý kiến của một doanh nghiệp nhựa tại thành phố Hồ Chí Minh, tại thờiđiểm năm 2005, một đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam tại thị trường xuấtkhẩu Châu Âu là Trung Quốc thường đưa ra mức giá chào rẻ hơn Việt Nam
từ 15-20%, trong khi đó, đối với doanh nghiệp này, nếu tính hết chi phí cũngchỉ lãi được 5% Một câu hỏi đặt ra là: tại sao ngành nhựa Trung Quốc lại cókhả năng cạnh tranh lớn như vậy? Một trong những nguyên nhân chính củađiều này là do chính sách tận dụng nguồn nguyên liệu phế liệu của TrungQuốc Tính toán từ các chuyên gia của Bộ Thương mại thời điểm bấy giờ chothấy: cứ 1 tấn sản phẩm cùng loại nhập khẩu của Trung Quốc có kết hợp sửdụng phế liệu thì giá thành thấp hơn của Việt Nam khoảng 200 USD Trong
10 năm gần đây, chủ trương của Trung Quốc là tổ chức thu gom nhựa phếliệu trên toàn thế giới để tái sinh lại Khi đưa vào sản xuất, Trung Quốc sửdụng nguồn nguyên liệu tái sinh này từ 50-70% làm nguồn nguyên liệu đầuvào Và điều này đã tạo khả năng giảm giá thành sản phẩm của Trung Quốc.Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là các các doanh nghiệp ngành nhựa cần nhập cácsản phẩm nhựa bị loại ở các nhà máy nước ngoài không đạt thông số kỹ thuật,
đã ép thành khối và giá chỉ bằng 10-20% so với giá nguyên liệu nhựa chínhphẩm và một nguồn khác nữa là rác thải nhựa công nghiệp sau khi đã được
Trang 26phân loại, xử lý sạch và ép thành kiện tận dụng nguồn nguyên liệu này nhằm
hạ giá thành sản phẩm và tăng cường sức cạnh tranh
Đối với ngành giấy, theo một đánh giá từ Tổng công ty Giấy Việt Namcũng cho ta thấy được những lợi ích về mặt kinh tế của việc sử dụng phế liệugiấy thông qua việc giảm sử dụng các yếu tố đầu vào so với sản xuất từ gỗ
Tổng tiết kiệm được: 1.920.538đ
Nguồn: Tổng công ty Giấy Việt Nam
Ngoài những lợi ích thể hiện rõ trên giá thành của phế liệu thì hiệu quảkinh tế của việc sử dụng nguồn nguyên liệu này còn được thể hiện thông quahiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Cụ thể nhất làtrường hợp khi so sánh việc sản xuất một tấn thép từ phế liệu và 1 tấn thépsản xuất từ phôi thép: Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu côngnghiệp tái chế phế liệu của Mỹ (Institute of Scrap Recycling Industries –ISRI) đã tổng kết các lợi ích của việc sử dụng thép phế liệu sản xuất thép sovới công nghệ khai thác quặng sắt – Lò cao – Lò thép như sau:
Tiết kiệm năng lượng: 74%
Tiết kiệm khoáng sản: 90%
Giảm ô nhiễm không khí: 86%
Giảm sử dụng nước: 40%
Trang 27 Giảm ô nhiễm nước: 76%.
Giảm tiêu thụ nước trong khai mỏ: 97%
Giảm phế thải phát sinh: 105%
Những yếu tố này sẽ tạo ra cho không những bản thân doanh nghiệp màtoàn bộ nền kinh tế những lợi ích không nhỏ về kinh tế cũng như môi trường.Doanh nghiệp sẽ có khả năng giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnhtranh, trong khi đó, xã hội thì có thể hạn chế việc sử dụng nguyên nhiên liệucũng như giảm những tác động tiêu cực tới môi trường so với việc sử dụngnguyên liệu từ quặng nguyên sinh
i Sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng mục đích
Theo qui định của Nhà nước, phế liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng làmnguyên liệu sản xuất Đã có rất nhiều các biện pháp đưa ra nhằm ràng buộcmục đích nhập khẩu phế liệu của các nhà nhập khẩu phế liệu Bởi, trên thực
tế, nếu phế liệu được sử dụng vào mục đích không phù hợp thì khả năng tácđộng đến môi trường là rất lớn Bên cạnh đó việc sử dụng phế liệu đặc biệt làsắt thép phế liệu không đúng mục đích mở đường cho việc nhập khẩu máymóc, thiết bị và phương tiện đã bị thải loại từ nước ngoài vào sản xuất Điềunày không chỉ gây thiệt hại cho môi trường mà còn có thể tác động tới sự phát
Trang 28triển của nền kinh tế bởi những lý do sau: Thứ nhất, tuổi thọ của những máy
móc thiết bị này ngắn, trong một thời gian ngắn chúng sẽ bị thải loại ra môi
trường; Thứ hai, công nghệ của những máy móc, thiết bị này là những công
nghệ không thân thiện đối với môi trường Các sản phẩm, hàng hoá được tạo
ra từ những thiết bị này thường không đảm bảo tiêu chuẩn gây ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ của cộng đồng; Thứ ba, trong quá trình vận hành, chúng thường
xả ra môi trường một lượng chất thải lớn hơn những máy móc thiết bị mới
j Trong phế liệu nhập khẩu có lẫn các chất thải độc hại
Phế liệu chủ yếu là các sản phẩm, vật liệu được loại ra trong sản xuấthoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm:
Nguyên liệu thứ phẩm (nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu về quy cách, phẩm chất để sản xuất một loại sản phẩm nhất định nhưng có thể được gia công để sản xuất lại sản phẩm ấy hoặc để sản xuất các loại sản phẩm khác); Nguyên liệu vụn (nguyên liệu được loại ra của một quá trình sản xuất (đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi rối, mảnh vụn); Và vật liệu tận dụng (vật liệu đồng nhất về chất được tháo gỡ, bóc tách, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm) Với nguồn gốc như vậy, trong thành phần
của các loại phế liệu thường lẫn một tỷ lệ nhất định các tạp chất – là các chấtbám dính không đồng nhất với phế liệu Các loại tạp chất thường rất đa dạng
và có nguy cơ tác động đến môi trường cao, đặc biệt là các tạp chất như: hóachât, chất phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ gây ăn mòn; chất thải y tế; các hợpchất hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật, thực phẩm có nguy cơ gây dịchbệnh … Các tạp chất này trong quá trình sử dụng sẽ phát tán ra bên ngoài gâytác động trực tiếp tới môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng
k Năng lực của các doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề môi trường trong quá trình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hạn chế
Một trong những nhân tố quan trọng trở thành nhân tố tác động tới môitrường của việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu là công nghệ sản xuất và côngnghệ xử lý môi trường của bản thân của các doanh nghiệp sử dụng nguồn
Trang 29nguyên liệu này Chính vì vậy, một đánh giá tổng quan về tình trạng côngnghệ của các ngành sử dụng phế liệu là việc hết sức cần thiết nhằm đánh giáđược những rủi ro môi trường từ chính sách cho phép nhập khẩu phế liệu làmnguyên liệu sản xuất.
Công nghệ sản xuất
Ngành thép
Sản xuất thép gồm 3 công đoạn chính: công đoạn luyện gang, công đoạnluyện thép và công đoạn cán thép Tuy nhiên, với những đánh giá liên quantới các nhân tố tác động đến môi trường trong việc sử dụng sắt thép phế liệu,
ở đây nhóm nghiên cứu chỉ xem xét tới trình độ công nghệ trong khâu sảnxuất phôi thép
Tính tới thời điểm hiện nay, hầu hết các cơ sở luyện thép của Việt Namđều sử dụng công nghệ luyện bằng lò điện hồ quang, sử dụng nguyên liệuchính là thép phế liệu Hiện tại, chỉ có một số lò của Tổng công ty Thép ViệtNam (Thép Miền Nam và Công ty Gang thép Thái nguyên) và Công tyTNHH Hòa phát là được trang bị đồng bộ lò tinh luyện và máy đúc liên tục,cho phép nâng cao năng suất và chất lượng phôi thép còn đa số các công tykhác thì trình độ công nghệ ở mức trung bình
Ngành giấy
Trình độ thiết bị và công nghệ của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy
ở Việt Nam nhìn chung ở mức thấp so với khu vực và thế giới Nếu chia trình
độ trang thiết bị của ngành thành những nhóm khác nhau có thể thấy:
Nhóm thiết bị tương đối tiên tiến : ở nhóm này có 2 cơ sở là Công tyGiấy Bãi Bằng và phần mở rộng của Công ty Giấy Tân Mai, ngoài ra còn cóCông ty New Toyo, chiếm khoảng 27,3% công suất bột và 36,4% công suấtgiấy so với toàn ngành
Nhóm 2 : Nhóm thiết bị trung bình: Nhóm này bao gồm các doanhnghiệp sản xuất bột và giấy quốc doanh ở phía Nam và một số nhà máy ở phía
Trang 30Bắc như: nhà máy giấy Việt Trì và Công ty cổ phần giấy Hải Phòng Về côngsuất so với toàn ngành nhóm này chiếm khoảng 20% công suất giấy toànngành.
Nhóm 3 : Nhóm thiết bị lạc hậu: Nhóm này bao gồm các doanh nghiệpsản xuất bột và giấy còn lại Nhìn chung dây chuyền thiết bị sản xuất lạc hậu,chắp vá, thiếu đồng bộ, đa phần các thiết bị sản xuất là của Trung Quốc, ĐàiLoan, của một số nước khác và tự chế tạo trong nước Về công suất so vớitoàn ngành, nhóm này chiếm khoảng 46,6% Phần lớn các xí nghiệp nàykhông có hệ thống xử lý làm sạch nguyên liệu, làm sạch bột và thiết bị thuhồi Thiết bị gia công và hoàn thiện cũng thiếu Ngoài ra còn phải kể đến một
bộ phận lớn các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình sản xuất giấy tại cáclàng nghề Đa số máy móc thiết bị ở những cơ sở này cũng thuộc nhóm cácthiết bị lạc hậu và hết sức thô sơ
Theo điều tra của Bộ Công nghiệp, trong thời gian qua, đã bùng nổphong trào đầu tư vào các nhà máy sản xuất giấy có chất lượng trung bình từcác thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu Chủ đầu tư của các doanh nghiệpnày hầu hết là tư nhân và nằm ở các địa phương với qui mô sản xuất tươngđối nhỏ Sự bùng nổ này được xuất phát từ nhu cầu sử dụng giấy tăng cao,nhất là các sản phẩm giấy bao gói, chất lượng trung bình
Ngành nhựa
Toàn ngành nhựa trải qua các thời kỳ sử dụng máy móc cũ có sẵn từtrước giải phóng hoặc sử dụng thiết bị tự chế tạo tại Việt Nam (1975 - 1985 );thời kỳ đầu tư cho máy móc thiết bị đã qua sử dụng hoặc thiết bị mới nhưng
rẻ tiền, trình độ trung bình của các nước trong khu vực (1985 - 1995) và thời
kỳ đầu tư tăng nhanh, có những luận văn đầu tư lớn, đầu tư thiết bị mới, hiệnđại của những nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Italia, Áo, Nhật là nhữngnước có nền công nghiệp chế tạo thiết bị ngành nhựa nổi tiếng trên thế giới(1995 - 2000)
Trang 31Tuy nhiên, trong khi ngành nhựa của nhiều nước đã được trang bị phầnlớn các thiết bị điều khiển theo chương trình và tự động hoá thì ngành côngnghiệp nhựa Việt Nam còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực.
Gần đây, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư các dây chuyền thiết bị hiện đại,tuy nhiên chỉ tập trung tại một số nhà máy lớn
Từ những thông tin trên đây có thể thấy: Phần lớn các máy móc thiết bịcủa các ngành đều ở mức trung bình và lạc hậu Một phần nhỏ các nhà máyđược trang bị máy móc hiện đại thì chỉ tập trung tại các nhà máy lớn, mớiđược xây dựng Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp sử dụng phế liệu là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ VD như tại ngành giấy, có tới 75% lượng giấy cungcấp của toàn ngành là từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tình trạng thiết bịmáy móc cũ và lạc hậu tạo ra việc lãng phí các yếu tố đầu vào cũng nhưkhông có khả năng xử lý một cách hiệu quả các vấn đề môi trường phát sinh.Đây trở thành nhân tố quan trong tác động đến môi trường của các doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuấtnói riêng
Năng lực xử lý chất thải của các ngành
Ngành Thép
Về cơ bản, các doanh nghiệp ngành thép đã có những đầu tư nhất địnhcho công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên, năng lực xử lý các vấn đề môitrường còn hạn chế Cụ thể: Đối với việc xử lý khí thải, bụi: mặc dù đã cónhưng các hệ thống này hầu hết đều đã sử dụng trong một thời gian dài, mangtính chắp và nhiều, hiệu suất xử lý không cao, do đó đòi hỏi phải có những cảitiến và đầu tư chiều sâu Với những chất thải rắn, bao gồm cả chất thải rắnchưa độc tố, hiện nay các doanh nghiệp chưa có phương thức xử lý cụ thể,biện pháp chủ yếu hiện nay là thu gom và vận chuyển tới các bãi rác Để giảmtiếng ồn các doanh nghiệp cũng mới chỉ dừng lại ở việc xây tường bao quanhcao, trồng cây xanh …
Ngành Giấy
Trang 32Đầu tư của ngành giấy đối với công tác xử lý môi trường thực sự chưanhiều Đối với việc xử lý nước thải – một trong những vấn đề môi trường bứcxúc nhất của ngành giấy – thì hiện nay cũng mới chỉ có một số ít nhà máy có
hệ thống xử lý như: Công ty Giấy Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai và Việt trì.Trạm xử lý nước thải ở giấy Bãi Bằng tốt nhất song về công suất mới chỉ xử
lý được 80%, về chất lượng nước thải mới chỉ có xử lý hoá học kết hợp lắngcặn Đối với việc xử lý khí thải trong sản xuất bột và giấy cũng chưa đượcchú ý và giải quyết thoả đáng Còn chất thải rắn về cơ bản đều có giải pháp do
nó đơn giản và dễ thực hiện
xử lý nước thải
Điều này được lý giải bởi năng lực đầu tư các công trình xử lý nước thảitrong ngành nhựa còn nhiều hạn chế, không nói là hầu như chưa có
Xử lý khí thải:
Ô nhiễm khí thải là ô nhiễm hàng đầu trong ngành nhựa Các hoạt động
xe nghiền nguyên liệu, đùn nhựa là các hoạt động gây ô nhiễm không khínặng nề Tuy nhiên, năng lực xử lý khí thải của hầu hết các doanh nghiệptrong ngành nhựa cũng rất yếu kém, chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn, mớithành lập mới có những đầu tư thích đáng cho vấn đề này
Xử lý chất thải rắn:
Trang 33Các chất thải rắn của ngành nhựa được thu gom, phân loại và tập kết sau
đó bán cho các cơ sở tái chế lại hoặc thuê các công ty môi trường xử lý Đếnnay vấn chưa có hình thức xử lý chất thải rắn trong ngành nhựa một cách triệt
để Bản thân ngành nhựa cũng chưa tìm ra được cách thức giải quyết vấn đềnày do năng lực và nguồn tài chính không đáp ứng được
1.3.2.2 Thực trạng tác động tới môi trường của việc nhập khẩu phế liệu
l Tác động tích cực
Tác động tích cực của việc sử dụng phế liệu được thể hiện ở những khíacạnh sau:
Thứ nhất: Giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên: cũng như những phân
tích ở trên về những lợi ích kinh tế, nếu xét trên khía cạnh môi trường, việc sửdụng phế liệu có những tác động hết sức tích cực đối với môi trường trongviệc hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài nguyênkhông thể tái tạo như quặng, than, dầu khí …
Thứ hai: Giảm lượng rác thải ra môi trường Các chất được loại ra từ
quá trình sản xuất và tiêu dùng, thay vì được thải vào môi trường thì đã đượctái sử dụng, làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất Điều này đã giảmmột lượng lớn chất thải vào môi trường Theo một nghiên cứu của Tổng công
ty Giấy Việt Nam cho thấy: Riêng khu vực phía Nam, lượng giấy sử dụngbình quân của một cơ quan là 154,24 kg/tháng và lượng giấy phế liệu thải bỏbình quân là 15,5 kg/tháng Nếu chúng ta có thể thu hồi được 50% lượng giấyphế liệu này (tỷ lệ thu hồi trung bình trên thế giới) làm nguyên liệu sản xuấtgiấy tái chế, thì việc sử dụng giấy tái chế sẽ làm giảm bớt lượng giấy thải ramôi trường ước tính năm 2005 là 40.200 tấn Đặc biệt trong các doanh nghiệpphía Nam, lượng giấy thải bình quân còn lớn hơn cả lượng giấy sử dụng(271,48 kg/tháng so với 259,05 kg/tháng) Nếu tính với tỷ lệ thải bỏ giấy ởmiền Bắc là 34,7% lượng giấy thải ra môi trường sẽ còn lớn hơn rất nhiều.Khi sản xuất, sử dụng giấy tái chế sẽ hạn chế nhiều lượng giấy thải ra môi
Trang 34trường và tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan tới giấy thải Điều này cũngxảy ra tương tự đối với ngành thép và ngành nhựa
Thứ ba: Giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường: Trên thực tế cho thấy
việc sử dụng nguyên liệu từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra một lượngchất thải khá lớn VD như trong ngành thép: tỷ lệ thép từ quặng chỉ chiếm trên60%, trong khi đó, tỷ lệ thép trong thép phế liệu lên tới từ 96% – 97% có thểcho ta những lợi ích trong việc giảm thiểu chất thải Thêm vào đó, việc khaithác khoáng sản hiện nay đang gặp phải rất nhiều vấn đề về môi trường, đặcbiệt là khả năng hoàn nguyên của các khu vực bị khai thác Đối với ngành giấy,một nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng việc sử dụng mỗi tấn bột giấy tái chế thay
vì sử dụng bột giấy gốc để sản xuất giấy in giảm thiểu 27% năng lượng sửdụng, 47% khí nhà kính, 33% nước thải, 54% chất thải rắn và 100% bột gỗ.Trong tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam và thế giới hiện nay, tỷ
lệ giảm 33% nước thải là một mục tiêu cần được khuyến khích
m Tác động tiêu cực
Tác động tiêu cực của việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuấtđược thể hiện trên những khía cạnh sau:
Những vấn đề môi trường của doanh nghiệp sử dụng phế liệu
Thực trạng của hoạt động nhập khẩu sai qui định và nhập khẩu rác thảivào Việt Nam thời gian qua
Tác động tới môi trường của việc sử dụng phế liệu tại các doanh nghiệp
Ngành thép
Với trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam đang ở mức thấp, máymóc thiết bị chủ yếu là máy móc thiết bị cũ, lạc hậu cộng thêm năng lực xử lýcác vấn đề môi trường còn chưa cao, ngành thép được đánh giá là một trongnhững ngành ô nhiễm nhất hiện nay Ngoài những doanh nghiệp lớn, doanhnghiệp mới được đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài đã có đầu tư cho công
Trang 35tác bảo vệ môi trường thì các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các làng nghề táichế đang phải đối diện với những vấn đề môi trường hết sức nóng hổi.
Với các doanh nghiệp sử dụng phế liệu, các vấn đề môi trường được thểhiện ở những khía cạnh sau:
Trong khâu chuẩn bị nguyên liệu
Sắt thép phế liệu được nhập khẩu ở 2 dạng: đã được làm sạch và chưađược làm sạch Trong trường hợp chưa được làm sạch thì quá trình này sẽphải thực hiện ở nước nhập khẩu và đây chính là nguyên nhân gây nên nhữngvấn đề môi trường
Một Ví dụ điển hình là vấn đề môi trường tại làng nghề tái chế sắt thép
Đa Hội, Bắc Ninh với lượng chất thải hàng ngày từ 350 – 400m3, các chấtthải này thường chưa nhiều loại kim loại nặng, dung dịch axit … làm nồng độBOD và COD tại sông Ngũ Khê thường cao hơn 7 - 8 lần tiêu chuẩn chophép
Theo con số thống kê năm 2002 của Công ty Thép Thủ Đức, trong 1 tấnthép được làm từ sắt thép phế liệu có từ 20 – 25kg là các loại tạp chất và chấtkhông thể sử dụng
Các tạp chất và chất không thể sử dụng từ sắt thép phế liệu của cácdoanh nghiệp sản xuất thép ước tính lên tới 90.000 tấn năm 2002.2
Trong khâu luyện phôi
Khí thải và bụi kim loại là những nguồn thải chính của việc sản xuất thép
từ phế liệu bằng công nghệ lò điện hồ quang Theo số liệu thống kê từ Hiệphội Thép Việt Nam cho thấy có từ 13 -15kg bụi được tạo ra khi dùng 1 tấn sắtthép phế liệu làm thép Mặc dù không có những số liệu chi tiết cho vấn đề khíthải và bụi của các doanh nghiệp thép sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sảnxuất, tuy nhiên, bảng số liệu về tải lượng ô nhiễm không khí sau sẽ cho ta cái
Trang 36nhìn toàn cảnh về vấn đề ô nhiễm không khí của ngành nói chung và cácdoanh nghiệp sử dụng phế liệu nói riêng
Bảng 1.11 - Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải trong các doanh
Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam
Ngoài khí thải và bụi thì quá trình này còn tạo ra một lượng không nhỏchất thải rắn, bao gồm: xỉ than, tạp chất, vật liệu chịu lửa, vẩy sắt, phoi kimloại, bã đất đèn, các hợp chất silic, can xi, ô xít nhôm, kẽm, bã quặng
Ngành Giấy
Do tình trạng thiết bị và công nghệ lạc hậu nên các nhà máy sản xuất tiêutốn một lượng nguyên liệu, hoá chất và năng lượng khá lớn Theo thống kê,nhiều nhà máy sản xuất giấy trên thế giới chỉ dùng từ 7 đến 15 m3 nước/tấngiấy; trong khi ở Việt Nam từ 30 đến 100 m3/tấn… Đáng chú ý, ở Việt Nam,các doanh nghiệp sản xuất giấy vừa và nhỏ sản xuất tới 75% lượng giấy cảnước Đây cũng chính là bộ phận chính sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sảnxuất Một ví dụ điển hình là chỉ trong làng giấy tái chế Phong Khê – Bắc Ninh
đã có tới 120 xí nghiệp sản xuất, mỗi năm làm ra hơn 40.000 tấn giấy
Đối với sản xuất giấy nói chung và sản xuất giấy phế liệu nói riêng, ônhiễm nước thải là vấn đề được quan tâm nhất Qui trình sản xuất giấy từ giấyphế liệu được bắt đầu từ khâu phân loại, sau đó ngâm vào bể nước súc chorữa ra rồi cho vào máy thủy lực nghiền nát thành bột Độ trắng của giấy thànhphẩm phụ thuộc vào lượng hóa chất tẩy trắng Trung bình một tấn giấynguyên liệu được ngâm với 500kg-600kg chất xút và khoảng 300kg gia-ven,cùng nhiều loại hóa chất khác Tiếp theo là một số công đoạn như seo, ép
Trang 37nước, sấy… sẽ được thành phẩm là giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy vàng mã ”.Muốn để giấy được trắng hơn thì lượng thuốc tẩy cũng được sử dụng nhiềuhơn Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng Khí thải cũng là vấn đề được quan tâm vì trong quá trình ngâmgiấy, nấu tẩy … các khi có mùi khó chịu sẽ bay ra, như: H2S (hydrô sunphua),
CH3SH; Khí SO2; Các hợp chất có chứa nguyên tố Clo; Các nitơ ôxit
Ngành Nhựa
Do đặc thù nguyên liệu thu gom từ nhiều nguồn và đều là nhựa phế thải
có dính nhiều tạp chất, nên trong quá trình công nghệ sử dụng rất nhiều nước
để rửa phế liệu Lượng nước này ước tính khoảng 20 - 25 m3/tấn nhựa phếliệu Tính riêng làng nghề tái chế giấy Minh Khai hằng năm thải ra khoảng
455 nghìn m3 nước thải Thành phần của nước thải này rất phức tạp, vì chứanhiều loại hợp chất vô cơ, hữu cơ bám dính trên nhựa trong quá trình sử dụng,trong đó có cả các chất độc hại (từ bình chứa thuốc trừ sâu, hóa chất, ), visinh vật gây bệnh Trong công nghệ tái chế nhựa, khí ô nhiễm phát sinh từcông đoạn gia nhiệt trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khíđộc như HCl, HCN, CO, HC Ngoài ra, quá trình phân hủy các tạp chất dínhtrên nhựa trong khâu thu gom cũng phát sinh khí ô nhiễm Bụi cũng là chất ônhiễm đáng quan tâm, phát sinh từ khâu xay nghiền, phơi, thu gom, phân loại
và từ các cơ sở dùng than để gia nhiệt trong quá trình sản xuất
Tình trạng nhập khẩu sai qui định và nhập khẩu rác thải vào Việt Nam thời gian qua
Với chính sách cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuấttrong nước đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng các nhu cầu về nguyênliệu, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc giảm giáthành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá của Việt Nam đồng thờivẫn đảm bảo các yêu cầu BVMT Tuy nhiên, trong thời gian qua, sau khichính sách này ban hành, không ít các doanh nghiệp đã lợi dụng chính sáchcủa Nhà nước để nhập lậu trái phép phế thải vào Việt Nam, gây ra những ảnh
Trang 38hưởng lớn tới môi trường trong nước Mặc dù các Sở Tài nguyên và Môitrường đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp với Cơ quan Hải quan kiểmtra, giám sát phế liệu nhập khẩu theo quyết định pháp luật nhưng tình hìnhnhập khẩu phế liệu còn diễn biến phức tạp Nhiều lô hàng phế liệu không đạtyêu cầu về bảo vệ môi trường đã bị phát hiện và bị buộc tái xuất (như tại AnGiang, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Hải Phòng…) Ngoài
ra, một số loại phế liệu không thuộc danh mục các loại phế liệu được phépnhập khẩu như: xỉ lò cao, dầu thải, các bảng mạch điện tử, lốp xe ôtô cũ,amphibol cũng đã được doanh nghiệp nhập khẩu trái phép vào Việt nam,đặc biệt nghiêm trọng phải kể đến một số vụ như:
Năm 2001, nhập khẩu 5.035 tấn thép phế liệu của chi nhánh công ty vậntải và xếp dỡ Hà Nội
Từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2004, hơn 230 tấn rác được các doanhnghiệp xuất khẩu vào thành phố Hồ Chí Minh Các doanh nghiệp đều vi phạmnghiêm trọng nhập khẩu phế liệu nhựa đã qua sử dụng không thuộc danh mụcđược phép nhập khẩu với mục đích gia công làm sạch để tái xuất
6 tháng đầu năm 2005, trên toàn quốc có 886 lần nhập khẩu phế liệu với85.482,4 tấn phế liệu kim loại (trong đó chủ yếu là phế liệu sắt thép), tăng8,07 lần so với cùng kỳ năm 2004
Năm 2005, 100 contaner gần 2000 tấn ac quy chì phế thải được nhậpkhẩu vào cảng Hải Phòng dưới hình thức kinh doanh kho ngoại quan Hiệnnay theo báo cáo của các ngành chức năng có liên quan, tại một số cảng biểnđang tồn đọng một lượng lớn ac quy chì đã qua sử dụng Đây là một trong cácloại chất thải nguy hại có nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và hậuquả lâu dài nếu không có biện pháp xử lý kịp thời
Ngày 21/3/2006 Cục hải quan thành phố Hải Phòng phát hiện 46container phế thải, tất cả đều là thiết bị văn phòng đã qua sử dụng không còngiá trị sử dụng như máy in kim, máy in lazer, khay giấy máy photocopy, vỏtivi, lò vi sóng, điện thoại bàn
Trang 39Một hình thức nhập khẩu rác khác tinh vi hơn nhưng khá phổ biến và rấtkhó xử lý đối với các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát là: Do nhậpnguyên đai những kiện rác thải công nghiệp dễ bị phát hiện, nhiều DN đã lấyrác độn chung với hàng nhập khẩu hợp pháp, sau đó đem về tái sử dụng.Ngoài ra, một hình thức khác cũng hết sức nguy hiểm là việc nhập một sốhàng hoá tiêu dùng sắp hoặc hết hạn sử dụng, phía nước ngoài coi là rácnhưng khi nhập khẩu về là hàng hoá Điển hình như lô hàng của Công tyNhựa Phú Lâm được chủ hàng khai báo là phế liệu từ vỏ chai nước suối, nướcngọt đã làm sạch, không gây ô nhiễm môi trường Qua giám định của PhòngQuản lý môi trường, Sở TN-MT TP.HCM, lô hàng này còn gồm cả các loạichai nhựa không rõ nguồn gốc, không phù hợp với các quy định về bảo vệmôi trường Còn tại lô hàng của Công ty TNHH Tân Thịnh thì khai nhậpnguyên liệu nhựa thứ phẩm nhưng thực tế là các bao bì nguyên liệu nhựa đãqua sử dụng không rõ xuất xứ Một trường hợp khác, lô hàng nhập từ Công tyTín Nhân được khai là hạt nhựa nguyên sinh nhưng khi kiểm tra lại là vỏ chainước giải khát đã qua sử dụng các loại.
CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT
TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-20062.1 Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu
2.1.1 Hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu
Nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động nhập khẩu phế liệu làmnguyên liệu sản xuất, trong thời gian qua, hàng loạt các văn bản pháp lý đãđược ban hành Sau khi các văn bản này ra đời, với những định hướng rõ ràngcủa nhà nước, các doanh nghiệp đã có thể chủ động hơn trong hoạt động củamình Lợi ích từ các văn bản này thông qua việc tạo thuận lợi cho doanhnghiệp thi tham gia nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là không
Trang 40nhỏ Tuy nhiên, cũng có không ít những khó khăn phiền toái mà doanh nghiệpgặp phải khi phải tuân thủ các văn bản này Nhằm có những đánh giá chânthực về hiệu quả của các biện pháp quản lý của nhà nước đối với hoạt độngnhập khẩu phế liệu trong thời gian qua thì việc xem xét lại hệ thống các vănbản liên quan đến vấn đề này là hết sức cần thiết.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là một văn bản cơ bản nhất qui địnhnhững vấn đề cơ bản trong hoạt động bảo vệ môi trường Đối với hoạt độngnhập khẩu phế liệu, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có liênquan là những căn cứ pháp lý quan trọng Chính vì vậy, việc đánh giá hiệuquả quản lý của các văn bản này là mục tiêu chính của luận văn Tuy nhiên,
do thời gian ban hành của các văn bản này còn ngắn, tính hiệu quả chưa đượcthể hiện rõ Do vậy, việc đánh giá toàn bộ các văn bản liên quan đến hoạtđộng nhập khẩu phế liệu với Luật bảo vệ môi trường làm mốc căn cứ tínhhiệu lực hiện hành sẽ cho chúng ta các nhìn bao quát và đúng đắn về kết quảcủa các biện pháp quản lý của nhà nước trong hoạt động này
Trước khi Luật bảo vệ mới ra đời
i Thông tư liên tịch số 2880/TTLT ngày 19 tháng 12 năm 1996 giữa BộThương mại và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã quy định tạm thờidanh mục các loại phế liệu cấm nhập khẩu; các chất thuộc diện bị Nhà nướccấm; các chất thải bị cấm vận chuyển theo các Công ước và Nghị định thưquốc tế mà Việt Nam đã tham gia và các phế liệu nhập khẩu phải tuân thủ cácđiều kiện quản lý về thương mại và môi trường
Tuy nhiên trong quá trình thực thi, Thông tư này còn có nhiều bất cập,gây cản trở cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, đồng thờicũng chưa thực sự đem lại hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường đất nước
Vì vậy ngày 13/4/2000, Thông tư này đã bị bãi bỏ
ii Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chínhphủ về kế hoạch xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 đã định những mặt hàngđược phép, hạn chế hoặc cấm nhập khẩu trong từng lĩnh vực cụ thể như đối