Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 103 - 106)

3.3.3.1. Nâng cao nhận thức của bản thân doanh nghiệp về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nói riêng

Bản thân mỗi doanh nghiệp cần được nâng cao nhận thức của mình đối với mục tiêu bảo vệ môi trường, khi đó, doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo các lợi ích về mặt kinh tế của mình.

Tham gia các lớp đào tạo và tập huấn của các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội về vấn đề bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp cũng như bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.

Tích cực tham gia các lớp quán triệt các chủ chương, văn bản và qui định có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu.

Chủ động tìm kiếm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn của doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu, những thuận lợi, khó khăn và hướng giải quyết.

3.3.3.2. Nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề môi trường phát sinh

Bên cạnh những nguyên nhân từ cơ chế quản lý của Nhà nước, một nhân tố quan trọng làm phát sinh các tác động đến môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là khả năng của doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề môi trường, mà cụ thể là nó được thể hiện ở trình độ công nghệ sản xuất cũng như trình độ công nghệ xử lý chất thải của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đảm bảo các mục tiêu về môi trường, thời gian tới, các giải pháp cho vấn đề nên hướng vào những điểm sau:

Đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư lớn cần chủ động lựa chọn những công nghệ hiện đại, hiệu quả, tận dụng tối đa các yếu tố đầu vào nhằm tránh những tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nguồn đầu tư tương đối hạn chế, giải pháp đưa ra là cần cải tạo từng bước, theo hướng ngày một hiện đại, tận dụng những công nghệ hiện có. Đối với doanh nghiệp trong làng các làng nghề tái chế thì việc hình thành các cụm sản xuất là một giải pháp hiệu quả.

Thực hiện một cách hiệu quả công tác quản lý môi trường trong doanh nghiệp. Áp dụng các hệ thống quản lý môi trường như: ISO 14000, TQM …; Áp dụng phương pháp sản xuất sạch hơn.

Không ngừng hoàn thiện điều kiện kho bãi cho việc lưu trữ các phế liệu trong quá trình sản xuất

3.3.3.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nền kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế sâu như hiện nay, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thị trường, đối tác, công nghệ… chủ động đầu tư vốn, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế, điều cần thiết là các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, am hiểu nghiệp vụ và tinh thông ngoại ngữ.

Đối với các cán bộ quản lý doanh nghiệp, trước hết họ cần có đủ kiến thức về quản lý doanh nghiệp, nắm vững các quy định của Nhà nước về quản lý nhập khẩu phế liệu, sản xuất và kinh doanh phế liệu; Họ phải có năng lực phân tích kinh tế và môi trường, biết gắn kết lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, có khả năng phân tích chi phí - lợi ích khi phải tiến hành đồng thời cả hai nhiệm vụ: vừa sản xuất, kinh doanh, vừa phải đảm bảo các quy định về môi trường. Nhờ có các cán bộ quản lý doanh nghiệp như vậy, chắc chắn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đạt được kết quả tốt và tránh những vi phạm pháp luật do không biết hoặc không nắm vững các quy định, chính sách của Nhà nước.

Đối với các cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp, họ phải nắm vững được các kỹ thuật, nghiệp vụ, linh hoạt và nhạy bén đối phó với những biến động của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cần phải có cán bộ chuyên trách, có trình độ về luật pháp, am hiểu tường tận các quy định của Nhà nước về nhập khẩu, xử lý chất thải trong quá trình tái chế và các tiêu chuẩn cụ thể đối với phế liệu. Chính họ sẽ là người tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong các phương án kinh doanh, sản xuất từ phế liệu.

Các cán bộ của doanh nghiệp, dù là cán bộ quản lý hay là nhân viên kinh doanh, cán bộ chuyên trách về môi trường cần được thường xuyên tập huấn để bổ sung, cập nhật những kiến thức nghiệp cụ cần thiết (về ngoại

thương, thị trường…, những kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, những chính

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w