cũng như công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải) để áp dụng và thực hiện trong doanh nghiệp một cách linh hoạt và hiệu quả.
3.3.3.4. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về môi trường
Bảo vệ môi trường là do con người và vì con người. Chính vì vậy trước hết cần phải có sự thay đổi căn bản trong nếp nghĩ, cách nhìn của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Phải có ý thức tự giác cao về hậu quả của việc nhập khẩu và xử lý không tốt phế liệu gây ra ô nhiễm môi trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên những kiến thức về môi trường. Trên cơ sở nắm vững, có ý thức bảo vệ môi trường thì họ mới tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về môi trường.
Mặt khác, các doanh nghiệp sử dụng phế liệu hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này thường sử dụng công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, các trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường còn thiếu, không đủ điều kiện để xử lý các chất thải ra trong quá trình tái sản xuất, tái chế phế liệu. Do đó, trong thời gian tới chính các doanh nghiệp này nhất thiết cần áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14.000. Các doanh nghiệp sản xuất, tái chế phế liệu cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tiến tới mục tiêu “sản xuất sạch”.
3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu khẩu phế liệu
Nhà nước cần khuyến khích việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thông qua việc quán triệt quan điểm này trong các văn bản, chính sách thời gian tới nhằm, một mặt đảm bảo nhu cầu sản xuất trong nước, khai thác các lợi thế về mặt kinh tế và môi trường của việc nhập khẩu phế liệu này,
Mở rộng quyền kinh doanh của nhóm chủ thể là các doanh nghiệp thương mại nhằm khai thác những lợi thế của đối tượng này trong hoạt động nhập khẩu phế liệu. Thay thế các thủ tục hành chính bằng các biện pháp kinh tế linh hoạt và hiệu quả trong việc hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu khả năng áp dụng công cụ thuế/phí môi trường và công cụ đặt cọc hoàn trả trong việc nhập khẩu phế liệu. Việc áp dụng những công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp có thể tự lựa chọn một phương án tối ưu vừa đảm bảo các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp đồng thời đạt được các mục tiêu môi trường của nhà nước.
Xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng loại phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất vào Việt Nam. Trong bộ tiêu chuẩn đó quy định về: tỷ lệ tạp chất không nguy hại, chủng loại phế liệu, nguồn gốc xuất xứ … cần được làm rõ. Bộ tiêu chuẩn này phải dựa trên khả năng xử lý phế thải của các doanh nghiệp Việt Nam, điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và kinh nghiệm của một số nước;
Sớm ban hành Thông tư liên ngành điều chỉnh hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Thông tư này thể hiện đầy đủ ý chí của các Bộ như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Công thươngi nhằm gắn trách nhiệm cũng như tạo ra cơ chế phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa các ngành đó trong vấn đề quản lý phế liệu nhập khẩu;
Xây dựng các chế tài vừa đảm bảo tính nghiêm minh vừa mang tính giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với các chủ thể vi phạm các quy định vể quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu nói chung và nhập khẩu phế liệu sắt thép nói riêng;
Có những phương án khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường ở các làng nghề sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất – nơi tập trung chủ yếu các doanh nghiệp sử dụng phế liệu, đồng thời cũng là nơi mà nguy cơ tác
Nhà nước cần khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp chuyên tái chế cũng như kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, đặc biệt là các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực tái chế.
Rà soát và điều chỉnh nhằm đảm bảo tính tương thích của các qui định hiện tại trong hoạt động nhập khẩu phế liệu với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên
KẾT LUẬN
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới trên cơ sơ những phân tích và đánh giá thực tiễn của hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng như thực trạng các công cụ quản lý để đưa ra những giải pháp trong thời gian tới là mục tiêu của luận văn: “Quản lý hoạt động
nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam”. Với những nỗ lực bản thân, luận văn đã
có những đóng góp và kết quả nhất định. Cụ thể như sau: Luận văn đã đạt được một số kết quả chính như sau:
Thứ nhất: Làm rõ thực trạng việc sử dụng và nhập khẩu phế liệu của Việt Nam trong thời gian qua. Tiến hành phân tích đánh giá nhằm tạo tiền đề cho việc dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới.
Thứ hai: Luận văn đã làm rõ những nhân tố tác động đến môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, những tác động xét trên khía cạnh kinh tế và môi trường. Với những phân tích của luận văn cho thấy rằng: ngoài những nguy cơ tới môi trường của việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt động này còn mang lại những lợi ích không nhỏ về kinh tế (giảm chi phí khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, phát triển sản xuất trong nước, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu cho doanh nghiệp) và môi trường (giảm khai thác tài nguyên đặc biệt là những tài nguyên không thể tái tạo, giảm lượng rác thải bị loại bỏ ra môi trường, giảm lượng chất thải …). Đây sẽ là những căn cứ để đưa ra định hướng trong hoạt động nhập khẩu thời gian tới.
Thứ ba: Luận văn đã phân tích được thực trạng các công cụ quản lý đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu, đồng thời đánh giá hiệu quả của các công cụ này dự trên các tiêu chí: Hiệu quả môi trường, hiệu quả về mặt thương mại và tính tương thích đối với các qui định quốc tế. Luận văn cũng tổng kết được những vấn đề cơ bản đặt ra cần phải giải quyết trong việc quản lý hoạt động nhập khẩu thời gian tới.
Thứ tư: Luận văn tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc xây dựng cơ chế chính sách nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đồng thời nghiên cứu một số điều ước quốc tế có liên quan đến vấn đề này. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ năm: Trên cơ sở quan điểm trong việc bảo vệ môi trường, định hướng của các ngành về việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; thực trạng nhập khẩu và sử dụng phế liệu thời gian qua, đặc biệt, là căn cứ và nhu cầu của việc nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động nhập khẩu phế liệu thời gian tới nhằm đảm bảo các mục tiêu về kinh tế, môi trường cũng như việc tuân thủ các cam kết quốc tế có liên quan.
Cho phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đối với công tác quản lý hoạt động này đã có không ít những vướng mắc. Cũng đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, do những hạn chế về mặt thông tin và số liệu điều tra từ doanh nghiệp cũng như hạn chế về chuyên môn cũng như tư liệu nghiên cứu, tôi nhận thấy còn có những vấn đề chưa được giải quyết một cách thấu đáo trong luận văn này. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học để luận văn tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các cơ quan phối hợp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện hoàn thành luận văn này.
Tài liệu tham khảo A. Tài liệu Tiếng Việt
1. Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam- NXB Chính trị Quốc gia
2. Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia, 2001.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, NXB chính trị Quốc gia, 2001 4. Công ước Basel.
5. Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005 6. Luật Thương mại năm 2005
7. Luật Ngoại thương Trung Quốc.
8. Nghị định 80/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 9. Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ
10.Quyết định 10/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 11 tháng 5 năm 2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường
11.Quyết định 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ
12.Quyết định 65/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Bộ Khoa học, Công nghệ & Môi trường
13.Quyết định 11/2004/QĐ-BCN ngày 17 tháng 2 năm 2004 của Bộ Công nghiệp
14.Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 04 năm 2004 của Bộ Tài nguyên & Môi trường
15.Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường
16.Quyết định 07/2007/QĐ-BCN ngày 30 tháng 1 năm 2007 của Bộ Công nghiệp
17.Thông tư liên tịch 2880/KCM-TM ngày 19 tháng 12 năm 1996 của liên Bộ Khoa học công nghệ & Môi trường-Thương mại.
19.Công văn sô 4677/ TCHQ/GSQL ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Tổng cục Hải quan
20.Giáo trình Luật Môi trường - Trường Đại học Luật Hà nội - NXB Công an nhân dân, 1999.
21.Tạp chí Luật học- Trường Đại học Luật Hà nội, 1999, 2000. 22.Tạp chí thương mại, năm 2003.
23.Tạp chí Khoa học và đời sống, 2004.
24.Tạp chí bảo vệ môi trường 2002, 2004, 2005, 2006. 25.Thời báo kinh tế Việt Nam, số ngày 12/11/2003
26.Bộ Thương mại - Kết quả vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên , NXB Thống kê, 2000
27.Trung tâm thông tin Thương mại - Các văn bản pháp quy về Khoa học công nghệ Môi trường trong lĩnh vực thương mại, 2001.
28.Luận văn NEU-JICA - Ngành sắt thép Thái Lan sau khủng hoảng tiền tệ, 2003.
29.UNDP - Chúng ta đang phát triển, 2004
30.Đinh Văn Thành - Báo cáo hiện trạng môi trường của ngành thương mại Việt Nam năm 2003 - Viện nghiên cứu Thương mại, 2004
31.Hồ Trung Thanh - Cơ sở khoa học giải quyết mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chính sách môi trường nhằm phát triển thương mại bền vững ở Việt nam - Viện Nghiên cứu Thương mại, 2003.
32.Hoàng Văn Thành - Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa. 33.Nguyễn Như Ý - Từ điển Tiếng Việt thông dụng, NXB Giáo dục, 2003
B. Tài liệu Tiếng Anh:
34. The First Global Revolution, New York 1991
35. K.Pilakoutas and H.Tlemat - The University of Sheffield - Demonstrating Steel Firbes from Waste Tyres as Reinforcement in Concrete England 2002
36. World Bank – Viêt Nam Environmental Monitor, 2002
37. World Bank – World Development Report 2000, Development and the Environment. Washington/Oxford: IBRD/ Oxford University Press,
C. Các Website: 38. http://vietnamnet.vn 39. http://www.tcvn.gov.vn 40. http://vnexpress.net 41.http://www.mof.gov.vn 42.http://www.nea.gov.vn 43.http://www.customs.gov.vn 44.http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn 45.http://www.vinanet.com.vn 46.http://www.vista.gov.vn 47.http://www.vsc.com.vn 48. http://www.monre.gov.vn 49. http://www.luatvietnam.com.vn 50. http://www.mot.gov.vn 51. http://www.moi.gov.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2006 ...5
1.1. Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong nước ...5
1.1.1. Vài nét về phế liệu...5
1.1.2. Sự cần thiết phải nhập khẩu phế liệu...6
1.2. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu phế liệu...8
1.2.1. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu sắt thép phế liệu ...9
1.2.2. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu nhựa phế liệu ...14
1.2.3. Thực trạng sử dụng và nhập khẩu giấy và catông...19
1.3. Đánh giá tác động về mặt kinh tế và môi trường của việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu phục vụ sản xuất giai đoạn 2001 - nay...22
1.3.1. Tác động về mặt kinh tế ...22
1.3.2. Tác động về mặt môi trường...26
CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2006...38
2.1. Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu...38
2.1.1. Hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu...38
2.1.2. Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu...44
2.1.3. Các qui định và cam kết quốc tế có liên quan...60
2.2. Hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu ...63
2.2.2. Đối với mục tiêu kinh tế ...65
2.2.3. Đối với việc đảm bảo tuân thủ các qui định quốc tế mà Việt Nam là thành viên...70
2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu...72
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu phục vụ sản xuất - Bài học cho Việt Nam...74
2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...74
2.3.2Kinh nghiệm một số nước EU...78
2.3.3. Bài học rút ra đối với Việt Nam ...79
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI...82
3.1. Quan điểm và định hướng cho việc nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong thời gian tới...82
3.1.1. Quan điểm ...82
3.1.2. Những định hướng trong việc nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất...83
3.2. Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu trong thời giai tới...86
3.2.1. Những nhân tố tác động tới nhu cầu nhập khẩu phế liệu ...86
3.2.2. Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu của các ngành trong thời gian tới...90
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong thời gian tới...91
3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước...91
3.3.2. Giải pháp về phía hiệp hội...100
3.3.3. Giải pháp về phía doanh nghiệp...101
3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu ...104
KẾT LUẬN...107 Tài liệu tham khảo...109