Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu trong thời giai tới

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 88)

3.2.1. Những nhân tố tác động tới nhu cầu nhập khẩu phế liệu

3.2.1.1. Xu hướng sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đang ngày một tăng trên thế giới cũng như Việt Nam.

Thương mại các loại nguyên liệu có nguồn gốc phế liệu diễn ra hết sức sôi động trên thị trường thế giới. Với những thác thức về tài nguyên thiên nhiên cũng như tác động đến môi trường trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đã làm gia tăng yêu cầu trong việc tái chế các loại phế liệu như sắt thép, giấy, nhựa … Thông thường, các nước xuất khẩu chính các loại phế liệu này là các nước phát triển và các nước nhập khẩu cũng vậy. Một số số liệu về tình hình xuất nhập khẩu các loại phế liệu này thời gian qua cho ta thấy điều đó:

Bảng 3.1- Số liệu thương mại sắt thép phế liệu giai đoạn 2002 – 2006

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Lượng (tấn) 92.214.147 80.965.992 96.506.141 94.227.589 75.025.385 Giá trị (ngàn USD) 8.772.072 12.880.487 23.685.908 24.228.143 23.023.116 Nguồn: ITC

Bảng 3.2 - Số liệu thương mại nhựa phế liệu giai đoạn 2002 - 2006 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Lượng (tấn) 6.821.210 6.003.398 7.876.395 9.756.624 9.700.458 Giá trị (ngàn USD) 1.452.689 1.864.666 2.627.125 3.648.928 3.654.605 Nguồn: ITC

Bảng 3.3 - Số liệu thương mại giấy và bìa cattong phế liệu giai đoạn 2002 - 2006 Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Lượng (tấn) 27.248.100 31.768.674 37.081.682 41.778.941 37.526.000 Giá trị (ngàn USD) 2.705.341 3.562.523 4.357.275 4.965.408 4.710.372 Nguồn ITC

3.2.1.2..Sự phát triển nhanh chóng của các ngành trong thời gian qua nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như mở rộng xuất khẩu là một nhân tố quan trọng thúc đẩy yêu cầu đa dạng hóa nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong đó có nguồn phế liệu nhập khẩu

Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành đều ở mức cao (ngành thép: ; ngành nhựa …; ngành giấy). Với yêu cầu của thị trường trong nước và định hướng xuất khẩu của các ngành trong thời gian tới tốc độ phát triển của các ngành sẽ tiếp tục ở mức cao. Bằng chứng rất rõ ràng cho điều này là rất nhiều luận văn đầu tư của các ngành được thực hiện trong thời gian qua và sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong thời gian tới. Chính vì vậy, lượng nguyên liệu cung ứng cũng sẽ gia tăng trong những năm tới. Các ngành, để đảm bảo sự tăng trưởng của mình cần đa dạng hóa các nguồn cung ứng, trong đó, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là một trong những lựa chọn quan trọng.

3.2.1.3. Nguồn nguyên liệu khai thác từ thiên nhiên bị hạn chế:

Quặng sắt hay dầu khí đều là những nguồn tài nguyên hữu hạn. Mặc dù trong giai đoạn hiện tại, khả năng cung ứng nguyên liệu từ các nguồn này còn ở mức cao. Tuy nhiên, trong một tương lai không xa, những nguồn nguyên liệu này có thể có nguy cơ cạn kiệt và khi đó việc tận dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là rất hợp lý. Thông tin từ ngành thép cho ta thấy bức tranh rất rõ nét về điều này. Theo điều tra địa chất, lượng quặng khoáng sản của Việt Nam vào khoảng 1,2 tỷ tấn, nhưng trữ lượng thăm dò mới chỉ đạt 568 triệu tấn, được phân bố ở nhiều nơi với chất lượng không cao. Hay nói một cách khác thì trữ lượng quặng của Việt Nam là hữu hạn và chỉ có thể đáp ứng nhu cầu trong một vài chục năm tới. Bên cạnh đó, lượng than mỡ - nguyên liệu chính được sử dụng cho các lò luyện phôi thép của Việt Nam cũng có trữ lượng rất hạn chế, chất lượng thấp. Chính vì vậy, việc sử dụng quặng sắt làm nguyên liệu cho ngành thép không phải là những định hướng ưu tiên cho giai đoạn tới. Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của ngành, việc sử dụng phế liệu là hết sức cần thiết

3.2.1.4. Việc thu gom phế liệu trong nước rất hạn chế

Nhu cầu sử dụng phế liệu của các ngành sản xuất ngày càng lớn trong khi khả năng thu mua từ nguồn trong nước thì tương đối hạn chế hạn chế. Điển hình như ngành thép, thép phế thu mua trong nước chủ yếu ở dạng thép phế thải trong sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, thép phế từ phá dỡ tàu cũ, nhà xưởng, máy móc thiết bị cũ và thép phế trong chiến tranh để lại. Trước đây, lượng thép phế thu mua trong nước đáp ứng phần lớn nhu cầu thép phế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế này sẽ có nhiều thay đổi do:

- Nhu cầu thép phế tăng đột biến do có hàng loạt các doanh nghiệp luyện phôi mới đi vào hoạt động cũng như sắp đi vào hoạt động trong thời gian tới. Trong khi, mức tăng trưởng bình quân của lượng sắt thép phế liệu thu mua trong nước chỉ vào khoảng 14 – 15% thì lượng thiếu hụt sẽ là rất lớn.

- Ngoài ra, lượng sắt thép phế có nguồn gốc từ chiến tranh sẽ dần bị thu hẹp do đã được khai thác rất triệt để trọng giai đoạn vừa qua. Thêm vào đó, với qui định cấm nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ thì một lượng lớn sắt thép phế liệu từ nguồn này sẽ không còn nữa.

Đối với ngành giấy cũng tương tự, với mức tiêu thụ giấy trung bình hàng năm trên đầu người của Việt Nam ở mức thấp (khoảng trên 10kg/người/năm) thì lượng giấy phế liệu có thể thu gom từ nguồn trong nước cũng không nhiều.

Với những nhân tố ở trên, việc gia tăng lượng phế liệu nhập khẩu trong thời gian tới sẽ là không thể tránh khỏi.

Trong định hướng phát triển của các ngành trong giai đoạn tới, một yêu cầu đặt ra hết sức rõ ràng là tăng cường khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu nội địa, giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài (giảm lượng phôi thép nhập khẩu, bột nhựa, bột giấy nhập khẩu) . Có rất nhiều các giải pháp đưa ra nhằm tăng khả năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành, trong đó, việc sử dụng phế liệu là một giải pháp hết sức quan trọng.

Hiện tại, hầu hết các ngành sản xuất của ta đều xảy ra tình trạng mất cân đối giữa năng lực sản xuất và khả năng cung ứng nguyên liệu. Ngành thép hiện tại chỉ đáp ứng được 30% nguồn nguyên liệu cho công đoạn cán thép. Ngành giấy, ngành nhựa cũng vậy, khả năng cung ứng từ nguồn trong nước cũng chỉ ở mức trên dưới 30%. Sự mất cân đối này đã đặt ra yêu cầu cho các ngành tăng khả năng cung ứng nguyên liệu nội địa. VD theo định hướng của ngành thép thì trong thời gian tới, với một số nhà máy luyện phôi mới đi vào hoạt động, khoảng 40% - 50% nguồn nguyên liệu cho ngành thép sẽ được cung cấp từ nguồn nguyên liệu nội địa.

3.2.2. Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu của các ngành trong thời gian tới tới

Ngành thép

Đối với ngành thép, việc dự báo nhu cầu nhập khẩu sắt thép phế liệu được căn cứ trên nhu cầu của hai nhóm sử dụng chính, bao gồm:

Đối với các doanh nghiệp luyện phôi: Nhu cầu nhập khẩu sắt thép phế liệu cho nhóm đối tượng này sẽ được căn cứ vào các tiêu chí sau:

Thực trạng về năng lực sản xuất phôi thép của các doanh nghiệp đã và sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn dự báo

Nhu cầu sử dụng sắt thép phế liệu của các doanh nghiệp này Khả năng thu mua sắt thép phế liệu từ các nguồn trong nước

Đối với các doanh nghiệp, hộ tư nhân tại các làng nghệ: sử dụng sắt thép phế liệu để gia công trực tiếp. Việc tính toán nhu cầu nhập khẩu của nhóm đối tượng này sẽ được căn cứ trên con số thông kê của Hiệp hội thép – đây là nhóm sử dụng khoảng 30% lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu

Bảng 3.4 - Dự báo nhu cầu NK phế liệu phục vụ SX phôi thép giai đoạn 2007 – 2010

Năm 2007 2008 2009 2010

Sản lượng phôi thép 1.735 2.460 2.922 3.382

Nhu cầu thép phế liệu 1.970 2.767 3.303 3.606

Thu mua trong nước 567 712 809 958

Nhập khẩu 1.403 2.055 2.495 2.648

Nguồn: Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam

Ngành giấy

Với những hạn chế về mặt số liệu, đặc biệt là những số liệu liên quan đến khả năng thu mua phế liệu giấy trong nước cũng như năng lực cung ứng nguyên liệu trong nước thời gian tới, việc dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu trong thời gian tới sẽ dự trên thực trạng nhập khẩu phế liệu và tốc độ tăng trung bình giai đoạn vừa qua.

Bảng 3.5 - Dự báo nhu cầu nhập khẩu giấy và bìa cattong phế liệu giai đoan 2007 - 2010

Nguồn : Theo tổng hợp

Ngành nhựa

Tương tự như ngành giấy, việc dự báo nhu cầu nhập khẩu của ngành nhựa cũng dựa trên thực trạng nhập khẩu phế liệu thời gian qua và tốc độ tăng trưởng bình quân của nhu cầu đối với nguồn nguyên liệu này.

Bảng 3.6 - Dự báo nhu cầu nhập khẩu nhựa phế liệu giai đoan 2007 - 2010

Năm 2007 2008 2009 2010

Lượng (tấn) 137.688 187.256 254.668 346.348

Nguồn : Theo tổng hợp

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất trong thời gian tới phế liệu phục vụ sản xuất trong thời gian tới

3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước

3.3.1.1. Nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu hiện tại

t. Công cụ mệnh lệnh hành chính

Các quy định về nhập khẩu phế liệu có tác động trực tiếp đối với hành vi của các chủ thể liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt thép như: Hải quan, thuế, cơ quan môi trường… và các doanh nghiệp nhập khẩu. Vì vậy, để hoạt động nhập khẩu phế liệu diễn ra theo đúng định hướng phát triển chung của đất nước, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện các biện pháp có liên quan, đặc biệt là các công cụ mệnh lệnh hành chính. Cụ thể

Năm 2007 2008 2009 2010

Mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động nhập khẩu: Theo những qui định hiện tại, chủ thể được phép tham gia vào hoạt động nhập khẩu phế liệu gồm: nhà sản xuất và các doanh nghiệp thương mại. Đối với chủ thể là các doanh nghiệp thương mại thì cần kèm theo các ràng buộc nhất định (có hợp đồng ủy thác nhập khẩu với nhà sản xuất ..). Những qui định này đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp này, đặc biệt, là giảm tính chủ động của học trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, việc mở rộng quyền được tham gia vào hoạt động nhập khẩu phế liệu của loại chủ thể này là hết sức cần thiết. Các biện pháp nhằm khuyến khích việc tham gia của các doanh nghiệp trong thời gian tới là:

Thay thế các hợp đồng ủy thác bằng các hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường khác. Với biện pháp này, các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp sản xuất sẽ chủ động trong việc đàm phán, đặc biệt là vấn đề giá cả.

Đối với các trường hợp đặc biệt như các hợp đồng cung cấp dài hạn của các doanh nghiệp thương mại đối với các nhà sản xuất nhưng được nhập thành nhiều lần, cần có những qui định cụ thể nhằm giảm phiền hà của các doanh nghiệp khi thông quan.

Thay thế các biện pháp kiểm soát năng lực của các chủ thể sử dụng phế liệu nhập khẩu hiện tại bằng các biện pháp kinh tế, linh hoạt và hiệu quả hơn.

Xây dựng các chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm:

Để đảm bảo tính thực thi của các biện pháp đưa ra, một trong những vấn đề hết sức quan trọng đó là các chế tài đi kèm. Theo các văn bản pháp qui hiện hành, việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm là tịch thu hàng hoá và phạt vi phạm hành chính với mức cao nhất chỉ là 70 triệu đồng; tuy nhiên, trên thực tế thì chưa có một doanh nghiệp nào phải chịu mức phạt này. Ngoài ra, so với mức thiệt hại mà các doanh nghiệp gây ra khi vi phạm các qui định của Nhà nước trong hoạt động nhập khẩu phế liệu thì con số này là quá nhỏ. VD như vụ nhập khẩu trái phép trên 40 contener ác qui chì, thì chi phí cho

việc xử lý các vấn đề môi trường khi lưu kho bãi tại cảng cũng như xử lý bản thân các contener này trong trường hợp các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm sẽ lớn hơn rất nhiều. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng các chế tài mới và hoàn thiện các chế tài hiện hành như thế nào để tránh tình trạng đã lỡ nhập khẩu rác thải vào Việt Nam mà không thể xử lý được như hiện nay; đồng thời các chế tài mới sẽ phải có tính giáo dục và thuyết phục cao đối với các cá nhân và tổ chức nhập khẩu phế liệu để họ cân nhắc thận trọng giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm pháp lý của họ trước khi có quyết định nhập hàng. Muốn thế, các chế tài này phải đồng bộ và có tính khả thi cao.

Trong việc xây dựng hệ thống các chế tài xứ lý các trường hợp vi phạm trong nhập khẩu phế liệu nên tăng thêm số lượng và mức độ các chế tài kinh tế, cụ thể là:

Chế tài áp dụng nguyên tắc: đối tượng vi phạm, gây ra sự cố ô nhiễm môi trường phải chịu kinh phí để khắc phục và bồi thường thiệt hại.

Xây dựng và ban hành sớm các quy định cụ thể về việc bồi thường thiệt hại về môi trường đối với các tổ chức cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường do hoạt động kinh doanh phế liệu sắt thép nhập khẩu gây ra

u. Công cụ kỹ thuật

Xây dựng bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh đối với từng loại phế liệu được phép nhập khẩu. Hiện nay, tiêu chuẩn được xây dựng chung cho tất cả các loại phế liệu, tuy nhiên, mỗi loại phế liệu khác nhau lại có những đặc thù khác nhau. Chính vì vậy, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn cho từng loại phế liệu một. Trong bộ tiêu chuẩn đó chứa các quy định cụ thể về: chủng loại phế liệu được phép nhập khẩu, tỷ lệ tạp chất không nguy hại, nguồn gốc phế liệu ... Những tiêu chuẩn này sẽ trở thành căn cứ cho doanh nghiệp trong đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu, về phía nhà nước, công tác kiểm tra giám sát của Hải quan cũng trở nên nhanh chóng và rõ ràng hơn.

Căn cứ trên năng lực của các doanh nghiệp trong việc xử lý các phế thải, các tạp chất đi kèm trong quá trình nhập khẩu và sử dụng phế liệu.

Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước, đặc biệt là các mục tiêu về bảo vệ môi trường quốc gia

Dựa vào kinh nghiệp của một quốc gia trong việc xây dựng các bộ tiêu chuẩn này

v. Công cụ kinh tế

Thực tế cho thấy, biện pháp quản lý nhập khẩu phế liệu thời gian quan chủ yếu tập trung vào các biện pháp mệnh lệnh hành chính, hiệu quả mang lại không cao, chưa thực sự gắn kết lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực thi các qui định này. Với những ưu điểm của việc áp dụng công cụ kinh tế cũng như thực tiễn áp dụng các công cụ này cho thấy cần tăng cường việc sử dụng công cụ kinh tế trong thời gian tới. Các biện pháp có thể là:

Nghiên cứu áp dụng thuế/phí môi trường đối với phế liệu nhập khẩu. Mức thuế/phí này sẽ thay đổi theo từng loại phế liệu khác nhau. Ví dụ, tiêu chuẩn thép phế liệu được chia làm nhiều loại khác nhau dựa trên khả năng tác động đến môi trường. Căn cứ vào mức tiêu chuẩn này, mức thuế/phí môi trường sẽ được xây dựng theo hướng điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp lựa chọn loại phế liệu ít gây ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời vẫn hiệu quả về mặt kinh tế. Với biện pháp này doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong những lựa chọn của mình, mặt khác tạo nguồn kinh phí cần thiết dùng để xử lý ô

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w