Các qui định và cam kết quốc tế có liên quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

Trong khuôn khổ Công ước Basel

Liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt thép làm nguyên liệu sản xuất chúng ta đã tham gia công ước Basel 1989 về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng. Mục đích ra đời của Công ước Basel là nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường do những tác động có thể gây ra từ chất thải. Các nước tham gia Công ước đều ý thức được những thiệt hại mà các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác, cũng như việc vận chuyển chúng qua biên giới có thể gây ra đối với sức khoẻ con người và môi trường.

Công ước Basel thừa nhận mọi quốc gia có quyền cấm việc đưa vào hoặc tiêu huỷ các phế thải độc hại và các phế thải khác của nước ngoài trên lãnh thổ nước mình.

Tại Điều 5 Công ước Basel quy định về nghĩa vụ chung của các nước thành viên đó là: có quyền cấm nhập khẩu các chất thải nguy hiểm hoặc các chất thải khác để tiêu huỷ, cấm hoặc không cho phép xuất khẩu các phế thải vào lãnh thổ của các thành viên khác đã cấm nhập các loại phế thải đó.

Có thể nói Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển phế thải qua biên giới là một thoả thuận pháp lý quốc tế quan trọng về vấn đề vận chuyển, nhập khẩu phế thải qua biên giới giữa các quốc gia. Nó ngăn chặn một cách hữu hiệu tình trạng xuống cấp của môi trường do tác động của việc vận chuyển và

rác thải của các nước giàu có. Hiện nay, hiện tượng các doanh nghiệp của các nước phát triển đang cố gắng tìm cách xuất khẩu rác thải là vấn đề cần quan tâm, do chi phí cho việc tái chế, tiêu huỷ cũng như kho bãi chứa rác thải là rất cao.

Là thành viên của Công ước này, các qui định hoạt động nhập khẩu phế liệu của Việt Nam cũng cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ mà Công ước này đưa ra.

Trong khuôn khổ WTO

r. Các nguyên tắc cơ bản của WTO và những ngoại lệ của WTO liên quan đến môi trường

Đối với vấn đề nhập khẩu phế liệu, mặc dù không có những qui định cụ thể đối với hoạt động này, tuy nhiên, là một mặt hàng tương đối nhạy cảm đến môi trường, chính vì vậy thương mại các sản phẩm này cần có những quan tâm sau:

Những nguyên tắc của WTO

Nguyên tắc “Đãi ngộ tối huệ quốc” (MFN): qui định tại Điều I của Hiệp định GATT

Theo nguyên tắc này, các thành viên của WTO có nghĩa vụ dành cho sản phẩm của các nước thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sản phẩm tương tự của bất kỳ nước thành viên nào.

Nguyên tắc “Đãi ngộ quốc gia” (NT): qui định tại Điều III của Hiệp định GATT

Theo nguyên tắc này, khi một hàng hóa đã được xâm nhập vào một thị trường thì hàng hóa đó phải được đãi ngộ một cách không kém thuận lợi hơn các hàng hóa tương tự sản xuất trong nước.

Với 2 nguyên tắc trên, các quốc gia thành viên không được phép đưa ra các biện pháp phân biệt đối sử đối với sản phẩm của các nước thành viên khác

trong nước. Đây là những nguyên tắc cơ bản mà các nước thành viên phải tuân thủ trong thương mại quốc tế.

Trong trường hợp quản lý nhập khẩu phế liệu mà nghiên cứu đang đề cập, các biện pháp chính phủ đưa ra nhằm kiểm soát hoạt động này cũng cần tôn trọng những nguyên tắc này.

Những ngoại lệ của WTO

Mặc dù WTO đưa ra những qui định rất chặt chẽ trong thương mại quốc tế, tuy nhiên vẫn cho phép những ngoại lệ (qui định tại Điều XX đoạn b và g) - là những trường hợp mà các bên ký kết GATT có thể được miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ các qui định trong GATT. Theo qui định này, các nước thành viên của WTO được phép áp dụng các biện pháp không phù hợp với GATT trong những trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ cuộc sống nói chung cũng như bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên nói riêng. Tuy nhiên, Điều XX cũng nêu rõ: các nước thành viên không được sử dụng những ngoại lệ này để tạo ra sự phân biệt đối xử một cách độc đoán và hạn chế trá hình đối với sản phẩm của các nước thành viên khác.

Vận dụng ngoại lệ này trong trường hợp quản lý nhập khẩu phế liệu: Chính phủ hoàn toàn có thể đưa ra những chính sách quản lý phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường của sản phẩm trong hoạt động nhập khẩu – một chính sách vừa có thể bảo vệ môi trường trong nước một cách hợp lý đồng thời không vi phạm những nguyên tắc của WTO.

s. Một số hiệp định có liên quan

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT)

Hiệp định TBT điều chỉnh việc xây dựng, thông qua và áp dụng các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cũng như các thủ tục liên quan tới việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm đó với các yêu cầu kỹ thuật. Mục tiêu của Hiệp định là đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các thủ

tục kiểm tra, đánh giá không tạo nên những rào cản không cần thiết đối với thương mại.

Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật (SPS)

Hiệp định SPS trong WTO được đàm phán và ký kết tại Vòng Uruguay để điều chỉnh việc áp dụng các qui định liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và sức khoẻ của động thực vật.

Hiệp định thừa nhận các nước Thành viên có quyền áp dụng các biện pháp SPS vì các mục đích sau đây:

Đảm bảo rằng thực phẩm không chịu những rủi ro phát sinh từ các chất gây nghiện, các chất nhiễm bẩn, các chất độc hoặc các loài sinh vật gây bệnh;

Ngăn chặn sự lan rộng của sinh vật gây bệnh; Ngăn chặn hoặc kiểm soát các loài sâu bệnh.

Tuy nhiên, cũng giống như Hiệp định TBT, các Thành viên WTO phải đảm bảo rằng những biện pháp mà họ áp dụng không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w