Cñ iểm sinh thái và sinh lý của cây hồ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất xám trên phù sa cổ phục vụ sản xuất cây hồ tiêu tại huyện lộc ninh, tỉnh bình phước (Trang 34 - 44)

b) Một số loại cây trồng chính trên ñấ t xám vùng ð ông Nam Bộ

2.2.3cñ iểm sinh thái và sinh lý của cây hồ tiêu

2.2.3.1 ðặc ñim thc vt hc ca cây h tiêu

Tiêu là loại cây dây leo, thân dẻo. Khi còn non tiêu thuộc dạng thảo mộc, khi già hóa gỗ. Tiêu bò trên vách ñá bám vào tường, leo lên cây hoặc cột nhờ vào những rễ mọc ra ở các mặt lá. Thân tiêu có cấu tạo bởi nhiều dây sắp xếp lộn xộn. Tiêu là cây thuộc họ một lá mầm, lá tiêu hình quả tim (hình thức gần giống lá trầu không), hoa cây hồ tiêu mọc thành chùm, có cả tính ñực lẫn tính cái (lưỡng tính).

Quả tiêu thuộc loại quả mọng, không có cuống mà gắn xung quanh một ñoạn cành mọc chìa ra. Quả tiêu lúc còn non có màu xanh lục, khi ñã già quả có màu vàng, phơi khô sẽ chuyển thành màu ñen, da nhăn nheo. Người ta thu hoạch quả khô ñể nghiền thành bột tiêu. Nếu lấy quả chín hoặc gần chín ñem ngâm nước rồi chà vỏ ñi ta ñược loại tiêu sọ màu trắng.

- Yêu cu ñiu kin sinh thái ca cây h tiêu

+ Lượng mưa: Hồ tiêu thích hợp trong ñiều kiện mưa ñều, lượng mưa hàng năm trong khoảng 1.000 – 3.000 mm, tuy cây tiêu vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường trong vùng ít mưa nhưng phân bố ñều. Phân bố lượng mưa, tình trạng thoát nước và khả năng giữ ẩm của ñất ñóng vai trò quan trọng ñối với cây tiêu hơn là tổng lượng mưa. Theo Phan Quốc Sủng, (2000), lượng mưa khá là ñiều thuận lợi nếu ñất thoát nước tốt, ngược lại tiêu dễ bị bệnh. Khô hạn cũng là một yếu tố giới hạn sinh trưởng và phát triển của cây tiêu [24].

+ Nhit ñộ: Theo Nguyễn Tăng Tôn (2005), Hồ tiêu thích nghi tốt với khí hậu ôn hoà, không chịu ñược nhiệt ñộ thay ñổi nhiều, nhiệt ñộ thấp nhất khoảng 10oC, thích hợp nhất trong khoảng 20 – 30oC, nhiệt ñộ ñất ở ñộ sâu 30cm trong

khoảng 25 – 28oC [27].

+ m ñộ: Theo Sadanandan (2000) khí hậu nóng ẩm là ñiều kiện thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây tiêu nhưng ẩm ñộ cao liên tục lại hạn chế sinh trưởng cây tiêu và tạo ñiều kiện cho sâu bệnh phát sinh. Cây tiêu chịu ñược ẩm ñộ khoảng 63% trong mùa khô và 98% trong mùa mưa [54].

+ Ánh sáng: Tiêu là cây ưa bóng trong giai ñoạn cây con, ánh sáng tán xạ thích hợp cho yêu cầu sinh trưởng, phát dục và phân hoá mầm hoa. Giai ñoạn tiêu ra hoa ñậu quả, nuôi quả ñến khi quả chín cây tiêu cần nhiều ánh sáng [37], [29], [24].

- ðất trng tiêu

Theo Phan Hữu trinh và ctv (1988), Phan Quốc Sủng, (2000) và Sadanandan (2000), ñất thích hợp cho cây tiêu cần có các ñặc tính:

+ Lý tính: tầng ñất canh tác trên 80cm, có mực nước ngầm sâu trên 2m, tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt, thành phần cơ giới từ nhẹ ñến trung bình, dễ thoát nước vào mùa mưa;

+ Hoá tính: PH 5,5 – 6,5, tối thiểu 4,5 nhưng cần bón vôi ñể nâng lên trên 5, giàu N, K và Mg, khả năng trao ñổi cation ở mức 20 – 30 meq/100g ñất, tỉ lệ C/N ở tầng ñất canh tác cao (15 – 25) [29], [24], [54].

Ở Ấn ðộ tiêu ñược trồng trên ñất Alfisols (70%), Mollisol (10%), Oxisols (6%) và Entisols (4%) [54]. Theo Lau (2005) ở Sarawak (Malaysia) tiêu ñược trồng trên ñất phù sa, nhiều chất hữu cơ hoặc trên vùng ñất sét pha cát [46]. Ở Bangka (Indonesia) tiêu ñược trồng trên ñất Podzolic vàng ñỏ và ñất cát pha sét [53].

2.2.3.2 Nhu cu dinh dưỡng và bón phân cho cây tiêu - Nhu cu dinh dưỡng ca cây tiêu

Tiêu là cây trồng lâu năm, do ñó tùy từng giai ñoạn sinh trưởng, phát triển, cây tiêu cần các chất dinh dưỡng với liều lượng và tỷ lệ khác nhau.

hình thành các bộ phận của cây tiêu, hình thành chồi, phát triển thân, lá và quả. Việc bón ñạm cần phải cân ñối với các loại phân khác. Thiếu ñạm cây kém phát triển. Thừa ñạm quả ít, sâu bệnh nhiều.

Lân giúp rễ tiêu phát triển, thúc ñẩy quá trình hình thành mầm hoa; thiếu lân, cây cằn cỗi, lá vàng.

Kali giúp cây quang hợp tốt, giảm rụng quả, tăng sức kháng bệnh của cây, tăng chất lượng hạt. Cây tiêu cần kali trong giai ñoạn ra quả; thiếu kali lá xoắn, bìa lá khô, xám ñầu [22].

Theo van der Vorm (2005) cây tiêu trồng với mật ñộ 1.750 cây/ha hút một lượng dinh dưỡng từ ñất là 250kg N, 35kg P2O5 , 205kg K2O, 20kg MgO và 45kg CaO. Hàm lượng dinh dưỡng trong lá khoảng 3,1 – 3,4% N; 0,16 – 0,18% P; 3,4 – 4,3% K; 0,44% Mg và 1,67% Ca [58]. Từ ñó suy ra yêu cầu phân bón hàng năm cho mỗi trụ tiêu khoảng 100g N, 40g P2O5 và 140g K2O (tương ñương 250 – 7 0 – 350 kg/ha/năm N – P2O5 – K2O). Lượng phân này có thể tăng lên gấp ñôi trong ñiều kiện thâm canh cao. ðạm có thể chia ra nhiều lần bón, P và K ñược khuyến cáo bón một lần. Có thể dùng phân N – P – K – Mg (12 – 12 – 17 – 2) bón cho tiêu. Trong ñiều kiện ñất chua có thể bổ sung vôi, bón ñịnh kỳ hai năm với lượng 200 – 500g/gốc.

Theo Sadanandan (2000), cây tiêu là một cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, phản ứng mạnh với phân bón và yêu cầu rất nghiêm ngặt tỉ lệ cân ñối giữa các yếu tố dinh dưỡng. Giai ñoạn sau thu hoạch, cây tiêu hút lượng dinh dưỡng lớn, chủ yếu là N và P ñể hồi phục, phát triển thân, lá, rễ và ñồng thời thúc ñẩy quá trình hình thành mầm hoa với thời gian ngắn trong mùa khô. Giai ñoạn nuôi quả tương ñối dài (6 – 7 tháng) diễn ra trong mùa mưa, cây cần lượng N và K lớn tương ñương nhau, sau ñó ñến P, Ca và Mg. Tỷ lệ N:P2O5:K2O tương ñương 2,0:1,0:2,0 hoặc 2,0:1,0:2,5 là tương ñối hợp lý, giúp cây tiêu sinh trưởng tốt cho năng suất cao. Lượng dinh dưỡng cây hút ở giai ñoạn 8 năm tuổi khoảng 183 – 292kg N, 49 – 56kg P2O5, 376 – 405kg K2O và

lượng dinh dưỡng này chủ yếu tập trung ở thân, lá và quả [54].

- Bón phân cho cây h tiêu

Ở các vùng trồng tiêu lớn trên thế giới, chế ñộ phân bón ñược khuyến cáo cho cây hồ tiêu có khác nhau, căn cứ vào tính chất ñất cũng như khả năng cho năng suất hồ tiêu của từng vùng. Tuy nhiên, mọi khuyến cáo về bón phân cho hồ tiêu ñều thống nhất cho rằng phân hữu cơ là loại phân cơ bản không thể thiếu ñược trong canh tác hồ tiêu.

Theo Yacob và Sulaiman (1992) xác ñịnh với mật ñộ trồng 1.600 trụ/ha, mỗi năm vườn tiêu từ 3 – 8 năm tuổi hấp thu một lượng dinh dưỡng là 200kg N – 80 kg P2O5 – 188 kg K2O [61].

Theo Dierolf và ctv (2001) liều lượng N – P – K cân bằng cho vườn tiêu có năng suất 3 tấn/ha là 400N – 200P2O5 – 500K2O kg/ha/năm, bón kèm 10 tấn phân hữu cơ và một lượng vôi nhất ñịnh [38]. Nghiên cứu lượng phân bón cho cây tiêu kinh doanh ở Bangka (Indonesia), Wahid và ctv. (1990) khuyến cáo sử dụng phân hỗn hợp NPKMg 12 – 12 – 17 – 2 với lượng 400 – 600 g/trụ cộng với 500g dolomit, bón mỗi năm hai lần là thích hợp nhất [38].

Theo tài liệu của tổ chức Krishiworld, tỷ lệ phân bón thích hợp bón cho tiêu ñầu kinh doanh là: 1N – 1,6P2O5 – 0,6K2O, ứng với mức bón 100 – 160 – 60 g/trụ/năm N – P2O5 – K2O [43].

Theo Nybe và ctv (1989) nghiên cứu tương quan giữa dinh dưỡng lá và năng suất tiêu ñen ñã xác ñịnh hai loại phân P và K ảnh hưởng mạnh nhất ñến năng suất tiêu [49].

Theo khuyến cáo Hiệp hội Nghiên cứu cây gia vị Ấn ðộ, lượng phân bón áp dụng cho cây tiêu trên ñất ñỏ vùng nhiệt ñới có hàm lượng dinh dưỡng các nguyên tố chính trong ñất từ thấp ñến trung bình là 140g N, 55g P2O5, 270g K2O kết hợp 600g vôi và 10kg phân chuồng/trụ/năm. Tỷ lệ N – P – K ñược khuyến cáo áp dụng là 2,5 – 1 – 5, với mức bón lân thấp, kali gấp hai lần phân ñạm.

Nhiều tác giả cho biết phân bón tổng hợp chứa từ 12 – 14% N, 10 – 12% P2O5, 12 – 18% K2O, 2 – 4% MgO và vi lượng, lượng bón là 1.600 g/gốc/năm (ñối với tiêu từ 3 – 8 năm tuổi), chia làm bốn lần bón trong 6 tháng mùa mưa.

Nguyễn Thị Thúy và Lương ðức Loan (1986) nghiên cứu tác dụng của K và Ca cho cây hồ tiêu trên ñất nâu ñỏ bazan ñã khẳng ñịnh vai trò của các yếu tố này ñối với năng suất tiêu. Trên nền 100g N và 100g P2O5/trụ, mức bón K cho năng suất cao nhất là 120g K2O/trụ, tăng 51% năng suất so với ñối chứng không bón. Nếu bón phối hợp K với vôi thì hiệu lực càng rõ hơn. Mức bón 500g vôi + 120 – 240g K2O/gốc năng suất ñạt 2,01 – 2,21kg tiêu ñen/trụ. Hiệu suất 1kg K2O ñạt từ 4,33 – 12,33kg tiêu ñen [26]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.3 Khuyến cáo lượng phân bón cho cây hồ tiêu Tuổi cây Phân chuồng

(kg/trụ) N (g/trụ) P2O5 (g/trụ) K2O (g/trụ) Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 10-20 15-20 15-20 60 120 190 30 50 80 60 120 360 Ngun: Trn Văn Hoà (2001)

Theo Trần Văn Hoà (2001), lượng phân bón tùy thuộc vào ñất, giống và tuổi cây. Trong ñó phân hữu cơ ñóng vai trò quan trọng và tỷ lệ NPK phù hợp cho cây tiêu là (2:1:4). Lượng phân khoáng có thể chia 4 lần bón. Lần 1 giúp cây phục hồi sau thu hoạch, lần 2 giúp thúc quá trình phân hóa mầm hoa (sau khi vào mùa mưa nửa tháng), lần 3 và 4 nhằm tăng ñậu quả và nuôi quả [11].

Theo Lê ðức Niệm (2001), lượng bón hàng năm phụ thuộc vào mật ñộ và khoảng cách trồng, 10kg phân chuồng hoai mục, 300 – 400g urê, 450 – 600g super lân, 200 – 250g clorua kali và 200 – 300g vôi/gốc/năm tương ñương 300 – 400kg N, 150 – 200kg P2O5 và 250 – 400kg K2O/ha/năm. Phân chuồng, lân, vôi, 1/4 N và 1/4 K ñược bón sau khi thu hoạch, lượng N và K còn lại chia làm ba lần

bón vào ñầu, giữa và cuối mùa mưa [22].

Lượng phân vô cơ bón cho mỗi ha tiêu ñể ñạt năng suất cao nhất và hiệu quả kinh tế là từ 200 – 400N, 100 – 200P2O5, 225 – 400K2O kg/ha/năm. Tỷ lệ N : P2O5 : K2O là 2 : 1 : 1,5 ñến 2 : 1 : 4 tuỳ theo chân ñất và loại trụ trồng tiêu.

Theo Nguyễn Tăng Tôn (2005) việc bón bổ sung phân hữu cơ hoặc phân bón lá ñã cung cấp thêm một lượng dinh dưỡng khoáng ña lượng, trung và vi lượng cho cây tiêu, do ñó làm tăng năng suất so với ñối chứng không ñược bón bổ sung các loại phân này. Phân gà và phân hữu cơ chế biến (Dynamic lifter) có tác dụng tốt trong phòng trừ bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici [27].

2.2.3.3 Nhu cu nước và tưới nước cho cây tiêu

Hồ Tiêu là loại cây có bộ rễ nông và phân bố hẹp nên rất mẫn cảm với nhu cầu nước tưới. Thiếu nước tưới trong mùa khô hay bị úng nước trong mùa mưa ñều làm cho tiêu sinh trưởng kém, năng suất thấp hoặc bị chết.

Theo Satheesan và ctv (1997), nghiên cứu từ năm 1988 – 1996 nước tưới ñóng vai trò quan trọng ñối với cây tiêu, theo nghiên cứu về ảnh hưởng của tưới nước trên giống tiêu Karimunda và Panniyur – 1 ở Panniyur và Kerala (Ấn ðộ) cho thấy tưới nước với tỷ lệ IW/CPE = 0,25 làm tăng năng suất lên hơn 90% [55]. Huỳnh Ngọc Tư và ctv (2003) một nghiên cứu về tưới nhỏ giọt, chu kỳ 3 ngày/lần, lượng nước tưới 280 – 320 lít/trụ/tháng là phù hợp nhất cho tiêu Sẻ 4 – 5 năm tuổi, trồng với khoảng cách 5 x 5 m [30].

Kết quả ñiều tra khảo sát cũng cho thấy khi sử dụng hệ thống tưới phun dưới tán cho tiêu thì lượng nước tối ưu cần cho cây phát triển tốt từ 35 – 40 lít/trụ/lần tưới, trong khi tưới bồn truyền thống thì lượng nước tối ưu cần từ 100 – 120 lít/trụ/lần tưới. Thực tế chu kỳ tưới thay ñổi tuỳ thuộc vào ñộ bốc thoát hơi nước, lượng mưa hàng tháng và thời kỳ sinh trưởng của cây.

Ở Bà Rịa – Vũng Tàu ñã bắt ñầu áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm bằng hệ thống tưới phun mưa dưới tán, tuy chưa nhiều nhưng ñây là giải pháp nhằm giảm áp lực nguồn nước trong mùa khô trong tình trạng nguồn nước ngầm bị

cạn kiệt, giếng tưới không ñủ khả năng cung cấp như hiện nay [9].

Tưới phun dưới tán kết hợp bón phân khoáng (ñạm và kali) qua hệ thống tưới tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây tiêu, ñồng thời làm tăng năng suất và chất lượng hạt. Tưới phun dưới tán duy trì ẩm ñộ ñất trong vườn ổn ñịnh, tăng hiệu quả sử dụng phân bón thông qua hệ thống tưới giúp cây tiêu cho năng suất và chất lượng cao hơn so với tưới bón truyền thống, bón phân khoáng rải trực tiếp trên ñất [27].

2.2.3.4 Yêu cu v h thng canh tác cho cây h tiêu - Trng cây che phủñất xen h tiêu

Xói mòn ñất là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây thoái hoá ñất. Các kết quả nghiên cứu của Lal và ctv. (1977) ñã cho thấy rằng che phủ ñất có tác dụng ngăn chặn xói mòn rất tốt và lượng ñất bị mất ñi do xói mòn sẽ giảm nhiều khi lượng vật liệu che phủ càng tăng.

Ngoài ra che phủ ñất còn giúp cho nước ñỡ bị bốc hơi do gió và giảm sự cạnh tranh về nước của cỏ dại. Do vậy, ẩm ñộ ñất dưới lớp che phủ luôn luôn cao hơn so với ñất trống, nhất là trong những thời kỳ nắng kéo dài.

Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ñã khẳng ñịnh vai trò của cây phủ ñất với nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Theo George và ctv (2005) Malaysia trồng cây che phủ ñể ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại dưới những luống trồng tiêu trên trụ chết. Cây che phủ có tác dụng ngăn chặn xói mòn ñất và cải tạo hóa tính ñất. Hai cây che phủ quan trọng trồng phổ biến ở Sarawak là Centrosema pubescens Arachis pintoi [42].

Trồng cây che phủ giúp cho việc làm ñất tối thiểu ñược thuận lợi nhờ cây che phủ hạn chế ñược sự phát triển của cỏ dại. Ngoài ra, cây che phủ còn làm giảm sự xói mòn, rửa trôi và cung cấp thêm chất hữu cơ cho vườn tiêu làm tăng ñộ tơi xốp của ñất, cải thiện ñược tính chất vật lý, hóa học, sinh học của ñất. Cây che phủ ñược khuyến cáo trồng vào các khoảng trống của vườn tiêu chỉ ñể lại

khoảng trống dưới tán xung quanh gốc tiêu, cách gốc khoảng 60cm. Cỏ trong gốc ñược nhổ sạch bằng tay. Các loại cây che phủ thích hợp là: lạc dại (Arachis pintoi), ñậu ma (Centrocema pubesens), ñậu lông (Calopogonium mucunoides), cúc nút áo (Wedelia chinensis) [9].

- Ta cành to tán cây tr sng và cây h tiêu

Kỹ thuật tạo tán ñể trụ tiêu có ñược hình dáng thích hợp và có nhiều cành mang quả là biện pháp kỹ thuật ñược quan tâm ở nhiều nước trồng tiêu. Tùy theo vật liệu trồng ban ñầu là dây thân hay dây lươn (cành vượt) các biện pháp tạo hình cho tiêu có thể khác nhau. Tiêu trồng bằng dây thân có thể dùng kỹ thuật cắt dây ñể tạo hình trong khi ñó trồng bằng dây lươn thường ñược áp dụng kỹ thuật ñôn dây.

Trong sản xuất hồ tiêu của nước ta hiện nay số dây thân ñược giữ lại trên trụ tùy theo mật ñộ trụ, kích thước trụ và tập quán canh tác của mỗi vùng. Ở nhiều vùng trồng tiêu như Bình Phước, ðăk Lăk, Gia Lai, sau khi tiêu ñược cắt tạo hình một lần khi tiêu ñược 10 – 12 tháng tuổi thường ñể cho các mầm phát triển tự do thành dây thân mới và số dây thân có thể biến ñộng trong khoảng 6 – 15 dây trên trụ gỗ, 20 – 40 dây trên trụ gạch xây. Do ñặc tính ưa bóng nhẹ của hồ tiêu, nếu số dây thân trên trụ ít, không che chắn ñược nhau, tiêu có thể sinh trưởng kém, nhưng nếu số dây thân quá dày, trong mùa mưa ñộ ẩm cao có thể là ñiều kiện tốt ñể nấm bệnh phát triển.

2.2.3.5 Qun lý sâu bnh hi cho cây h tiêu

Sâu bệnh trên cây hồ tiêu là nguyên nhân chính làm thoái hóa các vườn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất xám trên phù sa cổ phục vụ sản xuất cây hồ tiêu tại huyện lộc ninh, tỉnh bình phước (Trang 34 - 44)