Những biện pháp cải tạo ñấ t xám trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất xám trên phù sa cổ phục vụ sản xuất cây hồ tiêu tại huyện lộc ninh, tỉnh bình phước (Trang 26 - 29)

b) Một số loại cây trồng chính trên ñấ t xám vùng ð ông Nam Bộ

2.1.6 Những biện pháp cải tạo ñấ t xám trên thế giới và Việt Nam

2.1.6.1 Mt s kinh nghim ci to ñất xám trên thế gii

Do ñặc ñiểm ñất xám về hình thái có một số loại ñất trên ñá cát, macma axit và phù sa cổ có ñộ dày thấp. Có những tính chất hạn chế sau:

- Thành phần cơ giới phần lớn từ nhẹ ñến trung bình, khả năng thấm thoát nước nhanh, giữ ẩm hạn chế dẫn ñến khó khăn cho canh tác trong mùa khô.

- Về thành phần hóa học ñất bộc lộ những hạn chế: + PH thấp, ñất thường chua

+ Hàm lượng chất hữu cơ thường không cao (OM% < 2%) + CEC của ñất thấp ñền trung bình (< 15meq/100g ñất) + N, P, K trong ñất không cao

Từ những hạn chế trên các nhà khoa học ñất ñã nghiên cứu và ñưa ra một số các kinh nghiệm trong cải tạo ñất xám

- Ở Trung Quốc các nhà khoa học ñã kết luận rằng muốn cải tạo ñất xám cần áp dụng các biện pháp:

+ Tăng cường chất hữu cơ, lân và cải tạo thành phần cơ giới bằng cách kết hợp phân chuồng, phân xanh, bón sét và bùn ao.

+ Thực hiện tưới nước hợp lý và chế ñộ bón phân sâu dần theo lớp ñất mặt. + Áp dụng chế ñộ làm ñất thích hợp, hạn chế làm ñất bằng cơ giới.

- Ở Nhật Bản người ta thường dùng ñất ñỏ giàu hàm lượng sắt (Fe2O3nH2O) ñể bón cho ñất xám bạc màu và thu ñược hiệu quả rất tốt do ñất này có ñặc ñiểm thiếu sắt.

- Theo For (1986) ñã rút ra kết luận: ở Kenya vùng ñất Alfisols có tốc ñộ thoái hóa khá nhanh, song do ñược tưới nước và canh tác hợp lý nên qúa trình thoái hóa ñược ngăn chặn và ñất ñai dần dần ñược phục hồi [40].

- Kết quả nghiên cứu của Lal (1998) cho thấy việc canh tác không hợp lý sẽ làm cho ñất bị thoái hóa nhanh như ở Tây Nigieria, sau 7 năm ñộc canh cây

ngôn trên vùng ñất Alfisols trong ñiều kiện canh tác có làm ñất và không làm ñất thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong ñất bị suy giảm ñáng kể. Cụ thể là cacbon hữu cơ của ñất giảm 3 – 5g/kg; N tổng số: 0,5%; pH 0,9 – 1,1 ñơn vị. Dùng rác phủ bề mặt ñất canh tác cũng có tác dụng chống thoái hóa ñất và cải tạo tính chất ñất ñáng kể. Kết quả nghiên cứu ở Nigieria cho thấy việc phủ bổi làm tăng hàm lượng của C và N trong ñất. Ở Zaira biện pháp phủ bổi khi trồng bông trong 10 năm; trồng cà phê ở Kenya, trồng ngô ở Nigieria; trồng chè ở Ấn ðộ... Các kết quả nghiên cứu ñều cho thấy các tính chất ñều biến ñổi theo hướng có lợi, ñặc biệt hàm lượng C và N tăng cao, ñồng thời làm tăng năng suất cây trồng [45].

2.1.6.2 Mt s bin pháp ci to ñất xám Vit Nam

a. Bin pháp s dng phân hu cơ ci to ñất xám bc màu

Theo Lê Duy Mì (1991) [21], (1979) [20] phân hữu cơ có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ mùn cho ñất xám bạc màu và cải thiện tính chất lý học như tăng ñộ xốp, giảm dung trọng, tăng dung tích hấp thu, tăng khả năng giữ NH4+ từ phân hóa học.

Bón phân hữu cơ hoặc tàn dư chất hữu cơ cho ñất bạc màu là rất cần thiết ñể mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao. Kết quả nghiên cứu của Lê Huy Mỳ (1979) hiệu suất của một số loại phân hữu cơ với năng suất lúa như sau: 1 tấn phân chuồng ủ cho 25 – 27kg thóc, 1 tấn bèo hoa dâu ủ cho 17 – 37kg thóc [20].

b. S dng phân hóa hc ci to ñất xám

Sử dụng phân hóa học cho ñất xám có hiệu lực hơn so với các loại ñất khác do loại ñất này có hàm lượng dinh dưỡng nghèo. Theo kết quả thí nghiệm của ðỗ Trung Bình (2007) [2] cho thấy hiệu quả của các loại phân khoáng trên ñất xám rất cao. Trên vùng ñất xám huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, kết quả nghiên cứu chương trình hợp tác giữa Viện nghiên cứu lân và kali thế giới với Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam từ năm 2005 – 2008 ñã kết luận.

Hiệu suất của N biến ñộng trong phạm vi 10,9 – 14,3kg ngô/1kg N Hiệu suất của P205 biến ñộng trong phạm vi 10,8 – 16,3kg ngô/1kg P205

Hiệu suất của K20 biến ñộng trong phạm vi 9,7 – 13,3kg ngô/1kg K20

c. Bin pháp bón vôi

ðất xám có tính chất chua ñối với nhiều loại cây trồng, do vậy cần thiết phải cải tạo ñộ chua cho ñất. Bón vôi cho ñất là cải tạo ñộ chua cho ñất xám có hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu của Viện KHNN Việt Nam (1968) [3], Lê Duy Mì (1979) [20] cho thấy: ñất xám bạc màu chỉ lên bón hàm lượng vôi trong khoảng 0,15 – 0,25 ñộ chua thủy phân, tức 500 – 1000kg/ha thì mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, năng suất sẽ tăng từ 8 – 12%, tương ứng với 1 tạ vôi làm tăng từ 50 – 60 kg thóc.

Vì ñất bạc màu nghèo chất dinh dưỡng nên khi bón vôi cần chú ý kết hợp với bón các loại phân khác, ñăc biệt là bón phân hữu cơ. Bón vôi không chỉ làm tăng năng suất cây trồng mà còn ảnh hưởng tới tính chất nông hóa của ñất bạc xám [3].

Ngoài ra biện pháp tưới nước phù sa nặng hoặc bón Zeonit cũng bổ sung thêm sét và Limon cho ñất.

d. Bin pháp canh tác

ðặc ñiểm của ñất xám có thành phần cơ giới nhẹ ở tầng mặt do hàm lượng sét rất thấp, khả năng giữ phân, giữ nước kém. Nhưng ở tầng dưới ñất có tỷ lệ, hàm lượng sét cao hơn tầng mặt do sét ñược tích tụ ở tầng sâu. Vì vậy cày sâu sẽ làm tăng ñộ dày của tầng ñất canh tác, và tăng lượng keo sét cho tầng ñất mặt. Theo Bộ môn cải tạo ñất, của Viện KHNN Việt Nam (1968) cầy sâu có tác dụng làm thay ñổi tính chất lý, hóa học của ñất, ñặc biệt là hàm lượng sét của tầng mặt cụ thể: cày sâu 18cm thì tỷ lệ sét tầng mặt tăng lên 2%, tỷ lệ limon tăng lên 6% và giảm tỷ lệ cát mịn 8%. Cày sâu xuống 22cm thì tỷ lệ sét và limon còn tăng sao hơn nữa, cụ thể là sét có thể tăng 5,6%, limon tăng 11,6% [3].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính chất đất xám trên phù sa cổ phục vụ sản xuất cây hồ tiêu tại huyện lộc ninh, tỉnh bình phước (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)