Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
493,75 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Chỉ số GDP tăng liên tục trong nhìu năm. Muốn duy trì và phát triển GDP trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam cần được đầu tư một lượng vốn lớn không chỉ từ chính phủ, các đơn vị kinh tế, hộ gia đình, từng cá nhân trong nước mà còn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Để có thể huy động nguồn vốn lớn từ mọi đối tượng trong cũng như ngoài nước, chúng ta cần có hiề kênh huy động vốn hiệu quả. Huy động vốn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài là một kênh huy động như thế. Trong nhiều năm qua Việt Nam đã có nhiều cải biến về cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhìu khó khan tồn tại đã và đang cản trở quá trình thu hút nguồn vốn này Do đó việc đánh giá lại thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI thời gian qua đồng thời đề ra những giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn này nhằm phục vụ chó quá trình phát triển kinh tế trong thời gian tới là một vấn đề cấp bách và mang ý nghĩa thực tiễn. Xuất phát từ những thực tế nêu trên, nhóm thuyết trình rất tâm huyết khi thực hiện đề tài “Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Mục tiêu nghiên cứu 2 − Hệ thống hóa một số các lí luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài. − Có được hiểu biết cơ bản về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. − Thực trạng hoạt động quản lí đầu tư trực tiếp ngước ngoài − Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đầu tư trục tiếp nước noài Đối tượng và phạm vi điều chỉnh Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn về “Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” trong thời gian qua và các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lí đầu tư trực tiếp ngước ngoài tại Việt Nam, có sử dụng Luật đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê mô tả đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Kết cấu của bài tiểu luận Chương 1: những hiểu biết cơ bản về cơ chế quản lý hoạt động ĐTNN Chương 2: ; Cơ chế hiện hành quản lý hoạt động DTNN ở Việt Nam Chương 3: kiến nghị giải pháp tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lí để thu hút FDI 3 4 CHƯƠNG 1NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 5 1.1. Khái niệm và phân loại cơ chế: 1.1.1. Khái niệm: Cơ chế quản lí hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam được hiểu đơn giản là những chính sách, luật lệ, thể chế, qui định, được ban hành nhằm áp dụng và điều chỉnh các hoạt động đầu tư liên quan tới vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cũng như hoạt động dầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. 1.1.2. Phân loại cơ chế: 1.1.2.1. Cơ chế quản lí chung về các dự án FDI tại Việt Nam: Nghiên cứu luật đầu tư và chi tiết thi hành luật đầu tư thì các dự án đầu tư có vốn nước ngoài cần nắm vững những cơ chế chung sau đây: a. Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. b. Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh: Cụ thể, sáu hoạt động bị cấm đầu tư kinh doanh gồm có: các chất ma túy; các loại hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã, mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. 6 c. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư: Ngành nghề ưu đãi đầu tư: là những ngành nghề khi tham gia đầu tư vào nó, nhà đầu tư sẽ nhận được một số ưu đãi nhất định tùy theo qui định tại luật có liên quan. Địa bàn ưu đãi đầu tư: Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. d. Hình thức và các chính sách ưu đãi: Nhà nước qui định hình thức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu. Thủ tục thưc hiện ưu đãi đầu tư như sau: − Đối với nhà đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng kí đầu tư và dự án thuộc diện đăng kí đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện ưu đãi căn cứ vào các qui định của pháp luật để tự xác định ưu đãi đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. − Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận các ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục đăng kí đầu tư để cơ quan nhà nước quản lí đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận đầu tư. − Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan quản lí nhà nước ghi ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận đầu tư. − Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan nhà nước quản lí đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào giấy chứng nhận đầu tư. Cùng với đó là qui định về điều chỉnh, nổ sung ưu đãi đầu tư cũng như cách thức áp dụng ưu đãi đầu tư. 7 e. Cơ chế quản lí lao động, tiền lương và BHXH: Bao gồm một số văn bản pháp qui điền chỉnh: Luật đầu tư số 67/2014/QH13, luật lao động số 10/2012/QH13, số 71/2006/QH11 của Quốc hội và một số thông tư nghị quyết khác có liên quan. Một số nội dung chính có liên quan đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI trong đó có 3 vấn đề cần lưu ý. Một là vấn đề tuyển dụng người nước ngoài, vấn đề này được qui định khá cụ thể vầ điều kiện làm việc và hình thức làm việc. Hai là qui định về mức lương, thưởng, giờ làm hành chính, chế độ tính lương lam them giờ. Ba là vấn đề trả lương và giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công. Về vấn đề BHXH, theo luật BHXH của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mức đóng BHXH năm 2015 như bảng sau: 8 Hình 1: Mức đóng BHXH 2015 1.1.2.2. Cơ chế quản lí thuế áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: a Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cơ sở pháp lí là Luật đầu tư ban hành 11/2014, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013. Bộ Tài chính vừa mới ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, từ ngày 01/01/2014 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phổ thông là 22% và từ ngày 01/01/2016 là 20%. Đối với doanh nghiệp (DN) có tổng doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ thì thuế suất thuế TNDN áp dụng là 20%. Nếu năm trước đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng, tính bình quân doanh thu một tháng không vượt 1.67 tỷ thì áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%. Đồng thời luật đưa ra một số ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp ) Điều 20. Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế 1. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với: a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này. b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP. 9 2. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ. 3. Miễn thuế hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong bốn năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư này và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh). Trường hợp Khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với Khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích Khu công nghiệp lớn hơn. 4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu. Ví dụ 20: Năm 2014, doanh nghiệp A có dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu năm 2014 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phần mềm thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2014. Trường hợp dự án đầu tư mới sản xuất 10 [...]... sử dụng tài khoản vốn vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam: Người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng đc phép để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam Mọi hoạt động giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện... dịch vụ còn rất hạn chế c MFN trong đầu tư: MFN trong đầu tư được định nghĩa là việc “đối xửkhông kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tưvà nhà đầu tư của một nước so với đầu tư và nhà đầu tưcủa nước thứba trong những điều kiện tư ng tự” Điều này được hiểu là các khoản đầu tư, hoạt động đầu tư và các nhà 20 đầu tư đến Việt Nam từ các nước khác nhau nhưng có các điều kiện tư ng tự nhau sẽ... định: 'Các tư nhân Việt nam có thể chung vốn với tổ chức kinh tế Việt nam thành Bên Việt nam để hợp tác kinh doanh với Bên nước ngoài Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 1987 mới chỉ cho phép liên doanh hai bên, bao gồm Bên nước ngoài và Bên Việt nam Tóm lại : Với những sửa đổi, bổ sung như trên của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1990 đã làm cho môi trường đầu tư nước ngoài của Việt nam trong nhưng năm... Cơ chế quản lí hoạt động đầu tư ra nước ngoài: a) Văn bản điều chỉnh: Chương VI Luật đầu tư 2014 và các nghị định thông b) tư có liên quan Đối tư ng đầu tư ra nước ngoài: Công ti TNHH, công ti cổ phần, … nhận đăng kí kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại VN theo luật đầu tư; DN thuộc tổ chức chính trị, chính trị xã hội; Cơ sở dịch vụ... thao; Hộ kinh doanh cá nhân Việt Nam Trong Luật đầu tư cũng qui định rõ về điều kiện đầu tư ra nước ngoài, vấn đề câp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại các điều 58,59 2 Nguyên tắc xây dựng cơ chế quản lý hoạt động ĐTNN: 1 Cơ chế tối huệ quốc: 1 Định nghĩa: Là nguyên tắc mà một nước sẽ dành tất cả các đều kiện thuận lợi (ưu đãi cho các nhà đầu tư cảu một nước khác, không kém hơn những... là không có lợi cho nước ta Do vậy, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã sửa đổi, bổ sung về vấn đề này theo tinh thần sau : - Xác định tái đầu tư là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt nam để tăng phần vốn của mình trong dự án đang hoạt động hoặc đầu tư mới tại Việt Nam -Việc hoàn thuế lợi tức cho phần lợi nhuận tái đầu tư chỉ áp dụng đối... thoáng, hấp dẫn hơn 6 Luật Đầu tư nước ngoài năm 2005: Luật ĐTNN năm 2005 quy định rõ hơn vể những hình thức đầu tư: tổ chức kinh doanh 100% vốn nước ngoài, hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hơp đồng BTO và BT, đầu tư phát triển kinh doanh, mua cổ phần góp vốn tham gia quản lý hoạt động đầu tư, mua bán và sáp nhập... 2 Cơ chế quản lí tài chính đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam: a Mức vốn pháp định: Nhìn chung các dự án nước ngoài đang đầu tư hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, tư ng tự như các nhà đầu tư nội địa không bị qui định ức 13 vốn pháp định ở từng dự án đầu tư trừ các lĩnh vực sau: Kinh doanh chứng khoán và tổ chức tín dụng b Mở tài khoản ngoại tệ: − Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp... các dự án cấm đầu tư nước ngoài hoặc đầu tư nước ngoài có điều kiện nhằm định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn dự án đầu tư cũng như cho cơ quan quản lý trong việc xem xét, duyệt dự án đầu tư Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 quy định bổ sung một số ưu đãi đặc biệt đối với một số dự án đặc biệt như : 30 Không thu tiền thuê đất hoặc chỉ thu tư ng trưng, cụ... vực mà nước thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, còn những lĩnh vực dịch vụ còn duy trì hạn chế sẽ áp dụng tùy thuộc vào cam kết cụ thể Khác nhau: Ng Đối tư ng áp dụng Yê Ý nghĩa Th 27 3 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế quản lý đầu tư nước ngoài ở Việt Nam: 1 Quá trình hình thành luật ĐTNN tại Việt Nam 1 Nghị định số 115/cp ngày 18/4/1977 ban hành điều lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: . 1NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 5 1.1. Khái niệm và phân loại cơ chế: 1.1.1. Khái niệm: Cơ chế quản lí hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam được hiểu đơn. 20 năm. 2 Cơ chế quản lí tài chính đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam: a Mức vốn pháp định: Nhìn chung các dự án nước ngoài đang đầu tư hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, tư ng. hiện đề tài Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam . Mục tiêu nghiên cứu 2 − Hệ thống hóa một số các lí luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài. − Có được hiểu biết cơ bản về