Hợp nhất, sáp nhập, cha, tách:

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 51)

Không yêu cầu các công ty cùng loại mới được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách đồng thời quy định rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như trình tự thủ tục, hồ sơ .v.v. Đổi mới hết sức quan trọng này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp (M&A) đang

hết sức sôi động như hiện nay. Cụ thể là tại khoản 1 điều 194 chương VIII có quy định:

Điều 194. Hợp nhất doanh nghiệp

1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

2. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định như sau:

a) Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

3. Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty

bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

4. Hồ sơ, trình tự đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật này và phải kèm theo bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Hợp đồng hợp nhất;

b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.

5. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất. Trường hợp công ty bị hợp nhất có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty hợp nhất thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty hợp nhất phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị hợp nhất để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Có nghĩa là bất kể loại hình công ty nào cũng có thể họp nhất với nhau để tạo thành 1 công ty mới tuy nhiên ở luật doanh nghiệp 2005 thì việc này bị hạn chế do các công ty hợp nhất phải cùng loại. Tương tự cho việc sát nhập, luật DN 2014 cho phép các công ty bất kể thể loại có thể sát nhập, trong khi luật DN 2005 thì không.

l. Thu hồi giấy phép kinh doanh:

Luật DN 2014 chỉ quy định 5 trường hợp bị thu hồi Giấy CNĐKDN giảm đi 3 qui định so với 8 trường hợp của Luật cũ. Cụ thể là bỏ đi các khoản c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; d) Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;đ) Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục; tại điều 165 của luật DN 2005.Đồng thời Luật mới cũng có các quy định nhằm giúp doanh nghiệp rút khỏi thị trường thuận lợi hơn, nhanh hơn và rẻ hơn.

m. Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Thay vì quy định Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi quy định doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, còn lại nên cổ phần hóa hết để bình đẳng về địa vị, bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về bảo hộ của Nhà nước. Luật cũng sửa đổi một số nội dung mới về việc xác định rõ ràng hơn địa vị pháp lý tập

con; cấm các công ty con trong cùng một nhóm công ty cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; bổ sung quy định nhằm minh bạch hóa cơ cấu và mối quan hệ giữa các công ty trong tập đoàn kinh tế, như công khai điều lệ hoặc thỏa thuận về quy chế hoạt động chung tập đoàn. Bên cạnh đó, Luật cũng sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc bãi bỏ quy định hạn chế sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty đối với công ty cùng loại hình tổ chức. Cho phép các công ty có cùng bản chất sở hữu có thể hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, quy định rõ hơn và hợp lý hơn trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp; thống nhất một đầu mối và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế và công an trong giải quyết thủ tục giải thể doanh nghiệp.

n. Kiểm soát :

Việc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” cũng là điểm rất thông thoáng, minh bạch và giảm bớt chi phí cho người dân. Riêng các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (FDI) thì cần phải có việc cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lần đầu tiên.

2.1.1.2. Luật DN 2005 đem lại những lợi ích :

Đánh giá tác động của Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Bộ Kế hoạch- Đầu tư cho rằng, doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong gia nhập thị trường, quản lý kinh doanh, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Giảm đáng kể rủi ro thương mại và rủi ro pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao quyền tự chủ, tính linh hoạt và mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh; qua đó, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa năng lực, tiềm năng và cơ hội kinh doanh để phát triển.

Nâng cao hiệu lực giám sát nội bộ của chủ sở hữu và giám sát thị trường đối với hoạt động kinh doanh và qua đó, áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước.

Đối với cải thiện môi trường kinh doanh, theo Bộ Kế hoạch-Đầu tư, môi trường kinh doanh sẽ thuận lợi hơn, thông thoáng, minh bạch và công bằng hơn. Riêng về chất lượng môi trường kinh doanh theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới, chỉ số gia nhập thị trường dự báo sẽ tăng khoảng 50 bậc và sẽ xếp hạng khoảng 60 trên 189 quốc gia; chỉ số bảo vệ nhà đầu tư dự báo tăng khoảng 30 bậc và sẽ xếp hạng khoảng 120 trên 189 quốc gia.

Cuối cùng, đối với công tác quản lý nhà nước: hiệu lực quản lý nhà nước được tăng cường do số liệu thống kê về doanh nghiệp sẽ chính xác hơn, sát với thực tế hơn, đầy đủ hơn và dễ tiếp cận hơn cho các bên có liên quan; qua đó, tạo thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý nhà nước và xã hội nói chung tham gia giám sát doanh nghiệp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

2.1.1. Luật đầu tư:

2.1.1.1. Những thay đổi

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w