Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996:

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 30)

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã quy định cơ chế giao cho Chính phủ căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế từng thời kỳ công bố danh mục các dự án khuyến khích, đặc biệt khuyến khích và các dự án cấm đầu tư nước ngoài hoặc đầu tư nước ngoài có điều kiện nhằm định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn dự án đầu tư cũng như cho cơ quan quản lý trong việc xem xét, duyệt dự án đầu tư.

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 quy định bổ sung một số ưu đãi đặc biệt đối với một số dự án đặc biệt như :

Không thu tiền thuê đất hoặc chỉ thu tượng trưng, cụ thể là đối với dự án BOT, dự án đầu tư vào miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư khác, Chính phủ có thể miến hoặc giảm tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển (Điều 46);

Miễn thuế lợi tức tối đa là 8 năm (Điều 39).

Trước khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 thì khái niệm về tái đầu tư và chính sách hoàn thuế cho phần lợi nhuận tái đầu tư có những điểm chưa rõ, chưa cụ thể hoặc không còn thích hợp. Việc hoàn lại toàn bộ thuế lợi tức được áp dụng đương nhiên và giống nhau đối với mọi lĩnh vực và các loại dự án trong nhiều trường hợp là không có lợi cho nước ta. Do vậy, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã sửa đổi, bổ sung về vấn đề này theo tinh thần sau :

- Xác định tái đầu tư là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt nam để tăng phần vốn của mình trong dự án đang hoạt động hoặc đầu tư mới tại Việt Nam.

-Việc hoàn thuế lợi tức cho phần lợi nhuận tái đầu tư chỉ áp dụng đối với các dự án thuộc diện được khuyến khích đầu tư. Tỷ lệ hoàn thuế tùy mức độ quan trọng về mục tiêu, địa bàn, hình thức và thời hạn tái đầu tư.

-Đối với vấn đề miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư, xe ô tô, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã quy định : 'Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ nhập khẩu vào Việt Nam để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh

hoặc mở rộng quy mô dự án đầu tư và phương tiện vận chuyển nhập khẩu dùng để đưa đón công nhân được miễn thuế nhập khẩu.

Tóm lại, luật ĐTNN đã đáp ứng được những mục tiêu: khuyến khích, thông thoáng hơn, hạn chế sơ hở, chặt chẽ hơn; tăng cường sự quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w