Theo điều 8 thông tư số 19/2014/TT-NHNN thì Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp sau đây:
1. Các giao dịch thu:
a) Thu tiền góp vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
b) Thu lợi nhuận sau thuế được chia bằng đồng Việt Nam để thực hiện tái đầu tư tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
c) Thu tiền rút vốn từ các khoản vay trong nước ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam;
d) Thu tiền rút vốn từ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật về vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
đ) Thu tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư;
e) Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép.
2. Các giao dịch chi:
a) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép;
b) Chi chuyển lợi nhuận bằng đồng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
c) Chi trả tiền gốc, lãi, phí của các khoản vay trong nước ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
d) Chi trả tiền gốc, lãi, phí của các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
đ) Chi chuyển tiền thanh toán giá trị nhận chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư;
e) Chi chuyển trả vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư, giảm vốn đầu tư hoặc kết thúc, thanh lý và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Hồ sơ mở tài khoản bao gồm:
− Giấy đăng kí mở tài khoản (theo mẫu của tổ chức tín dụng quy định) − Giấy phép hành nghề (đối với ngành nghề pháp luật quy định)
− Văn bản xác định tư cách Tổng giám đốc, tổng giám đốc, thủ trưởng đơn vị (quyết định bổ nhiệm hợp đồng…)
− Giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư − Hợp đồng liên doanh ( nếu là công ty liên doanh)
2.2.2.4. Thủ tục,quy trình đăng kí kinh doanh xuất nhập khẩu
Để đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ cần kê khai thông tin đăng ký thuế là “có” đăng ký xuất nhập khẩu tại Mục 6 Tờ khai đăng ký thuế mẫu 01-ĐK-TCT dùng cho tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/05/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế.
Theo Điều 26 của Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định, thông tin về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số doanh nghiệp và chuyển mã số doanh nghiệp sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp cho doanh nghiệp. Thông tin về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được chuyển sang Tổng cục Thuế.
Căn cứ quy định tại Điều 2,3 mục V phần II Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/07/2007 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế thì: Tổng cục Thuế có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về các đối tượng được cấp mã số thuế bao gồm các trường hợp cấp mã số thuế mới, thay đổi các thông tin đăng ký thuế và trường hợp ngừng hoạt động, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp trên toàn quốc cho Tổng cục Hải quan. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về người nộp thuế được cấp mã số thuế từ Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý hải quan. Do đó, thông tin của doanh nghiệp luôn được cập nhật từ Tổng cục Thuế sang cơ sở dữ liệu của Hải quan.
2.2.3. So sánh thủ tục pháp lý của Việt Nam với Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines.
2.2.3.1. Nhìn chung về mức độ thuận lợi cho kinh doanh
Theo bảng xếp hạng Mức Độ Thuận Lợi Cho Kinh Doanh (Ease Of Doing Business), tháng 6 - 2014 của World Bank Group, về tổng thể, Việt Nam đứng thứ 78 trên thế giới, trong khi đó, Malaysia đứng thứ 18, Thái Lan đứng thứ 26, Trung Quốc đứng thứ 90, Philippines đứng thứ 95 và Indonesia đứng thứ 114 trên thế giới. Các chỉ tiêu được xét bao gồm: Thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp; cấp giấy phép xây dựng; đăng ký nhà đất; tín dụng; bảo vệ nhà đầu tư thiểu số; nộp thuế; thương mại xuyên biên giới; thực hiện hợp đồng; giải quyết phá sản.
Về Thành lập doanh nghiệp: Chỉ tiêu này đo lường số lượng, thời gian của các thủ tục và chi phí đối với các công ty để thành lập và hoạt động. Việt Nam đứng thứ 125 trên thế giới, thua Malaysia, Thái Lan và hơn Trung Quốc, Indonesia và Philippines.
Về Cấp giấy phép xây dựng: Chỉ tiêu này đo lường các thủ tục, thời
giấy chứng nhận cần thiết. Việt Nam đứng thứ 22 trên thế giới, thua Thái Lan, Malaysia và hơn Philippines, Indonesia, Trung Quốc.
Về Đăng ký nhà đất: Chỉ tiêu này xem xét các bước, thời gian và chi phí liên quan đến việc đăng ký tài sản, giả định một trường hợp tiêu chuẩn của một doanh nhân người muốn mua đất và một tòa nhà mà là đã đăng ký và miễn phí tranh chấp danh hiệu. Việt Nam đứng thứ 33 trên thế giới, thua Thái Lan, Malaysia và hơn Trung Quốc, Philippines, Indonesia.
Về Tín dụng: Khảo sát hai vấn đề: Sức mạnh của hệ thống tín dụng và Hiệu quả của luật ký quỹ và luật phá sản trong việc cho vay. Việt Nam đứng thứ 36 thế giới, thua Malaysia, hơn Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines.
Về Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số: Chỉ tiêu này đo lường sức mạnh của
sự bảo vệ cổ đông thiểu số chống lại việc lạm dụng tài sản của công ty của Giám đốc cho lợi ích cá nhân của họ cũng như các quyền cổ đông, bảo vệ và quản lý các yêu cầu minh bạch của công ty đó làm giảm nguy cơ lạm dụng. Việt Nam đứng thứ 117 thế giới, thua Malay, Thái Lan, Indo, hơn Trung Quốc, Philip
Về Nộp thuế: Chỉ tiêu này đề cập đến các khoản thuế và các khoản
đóng góp bắt buộc mà một công ty phải trả hoặc khấu trừ trong một năm nhất định, cũng như đo lường gánh nặng hành chính trong việc thanh toán các loại thuế. Việt Nam đứng thứ 173 thế giới, thua tất cả các nước Malay, Thái Lan, Indo, hơn Trung Quốc, Philip và đứng chót bảng trong ASEAN
Về Thương mại qua biên giới: Chỉ tiêu này đo thời gian và chi phí
tiêu chuẩn bằng đường biển. Thời gian và chi phí cần thiết để hoàn thành 4 giai đoạn được xác định trước (chuẩn bị tài liệu; giải phóng mặt bằng và kiểm tra hải quan; vận tải nội địa và xử lý; và cảng và xử lý thiết bị đầu cuối) cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá được ghi nhận; Tất cả các tài liệu cần thiết cho các nhà kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới cũng được ghi nhận. Tuy nhiên, thời gian và chi phí cho vận tải biển không được tính. Việt Nam đứng thứ 75 thế giới, thua Malay, Thái Lan, Indo, Philip, hơn Trung Quốc
Về thực hiện hợp đồng: Đánh giá hiệu quả của hệ thống tư pháp bằng
cách theo dõi sự phát triển của một tranh chấp thương mại bán về chất lượng hàng hóa và theo dõi thời gian, chi phí và số lượng các thủ tục có liên quan từ thời điểm nguyên đơn nộp đơn kiện cho đến khi nhận được thanh toán. Thua Malay, Thái Lan, Trung Quốc; hơn Philip, Indo
Về Giải quyết phá sản: Chỉ tiêu này xác định những điểm yếu trong pháp luật phá sản hiện có và sự vướng mắc về thủ tục hành chính và chính trong quá trình phá sản. Việt Nam đứng thứ 104 thế giới, thua tất cả các nước được so sánh.
2.2.3.2. So sánh chi tiết thủ tục đầu tư của Việt Nam với các nước
a. Trung Quốc:
Quá trình thành lập một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc có thể thực hiện theo 8 bước và tốn khá nhiều thời gian. Các thủ tục pháp lý của ĐTNN ở Trung Quốc rườm rà và phức tạp hơn Việt Nam
Bước 1: Xem xét về tập trung kinh tế và an ninh quốc gia – Tương tự ở Việt Nam, ở Việt Nam là để xác định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ hay UBND cấp Tỉnh
Bước 2: Đăng ký tên doanh nghiệp
Bước 3: Xin ý kiến các cơ quan có liên quan về địa điểm thực hiện dự án
Bước 4: Xin Chấp thuận đầu tư của Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia – Việt Nam không có bước này
Bước 5:Xin chấp thuận của Bộ hoặc sở thương mại
Kết quả của quá trình này là một Giấy chứng nhận. − Thời gian xem xét hồ sơ:
Đối với Công ty hợp tác liên doanh có thể lên tới 45 ngày, đối với Công ty 100% vốn nước ngoài hoặc Công ty liên doanh vốn có thể lên tới 90 ngày;
Trong khi đó, ở Việt Nam, quá trình này chỉ trong vòng 5 ngày (với dự án có quyết định chủ trương đầu tư của Quốc Hội, Thủ tướng hoặc UBND cấp Tỉnh) hoặc 15 ngày (với các dự án khác) từ ngày nhận hồ sơ
Bước 6: Xin cấp các giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành
Có khoảng 100 hoạt động kinh doanh có điều kiện tại Trung Quốc. Thông thường, doanh nghiệp phải có các giấy phép đáp ứng đủ điều kiện hoạt động này trước khi thực hiện bước đăng ký (dưới đây).
Bước này tương tự ở Việt Nam, nhưng ở Việt Nam có tới 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bước 7: Đăng ký doanh nghiệp
Thông thường, thời hạn xử lý hồ sơ là 10 ngày làm việc.
Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2014 là 3 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ
Bước 8: Những yêu cầu đăng ký khác
− Đăng ký mã vạch – tại Sở giám sát chất lượng và kỹ thuật; − Xin Giấy phép khắc dấu – tại Sở Công an địa phương; − Đăng ký thuế - tại Sở thuế địa phương;
− Đăng ký việc giao dịch ngoại tệ và xin phép mở tài khoản ngoại tệ; − Đăng ký đại diện Xuất – Nhập khẩu – tại Hải quan;