Thứ nhất, Cần bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư vào hoạt động thương mại, dịch vụ thông thường và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm thiểu hình thức cấp phép để chuyển sang áp dụng chủ yếu hình thức ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để nhà đầu tư tự đăng ký thực hiện và cơ quan quản lý tiến hành hậu kiểm.
Thứ hai, Chính phủ chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp tập trung tháo gỡ vướng mắc, trong luật cần xác định rõ tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong doanh nghiệp và quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục thực hiện hoạt động này để tạo điều kiện để dự án của các nhà đầu tư nước ngoài sớm triển khai.
Thứ ba, các Nghị định phải nhất quán tư tưởng với Luật đầu tư, không để các Nghị định được lách và làm sai định hướng.
Thứ tư, Những qui định liên quan đến công khai minh bạch, cải cách hành chính cần cụ thể, rõ ràng, mang tính khả thi để tạo điền kiện thuận lợi hóa đầu tư.
Thứ năm, cần giải quyết triệt để bài toán về tư cách của nhà đầu tư nước ngoài, nên chọn phương án là xác định nhà đầu tư nước ngoài theo quốc tịch, đồng thời quy định tỷ lệ vốn nước ngoài hợp lý nhằm tránh sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thứ sáu, bộ máy quản lý đầu tư ở trung ương và địa phương cần nắm vững luật để có đủ cơ sở pháp lý vững chắc, tránh dựng lên những rào cản vô lý, đồng thời đơn giản hóa và làm nhanh các thủ tục đầu tư, giúp đảm bảo được các qui trình làm thủ tục nhanh gọn và đồng bộ từ cấp trung ương đến địa phương.
KẾT LUẬN
Mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư, ngoài việc được thể hiện ở những nhân tố sẵn có như tài nguyên, nguồn nhân lực còn được nằm ở những nhân tố chủ quan trong việc điều hành quản lý đất nước. Việc tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng, tuân thủ những thông lệ quốc tế cũng như có những ưu đãi hấp dẫn cho nhà đầu tư sẽ không những thu hút được nguồn vốn đầu tư quý giá mà còn góp phần nâng cao hình ảnh môi trường đầu tư quốc gia trên trường quốc tế.
Với việc pháp luật luôn thay đổi, cập nhật theo hướng phát triển để phản ánh kịp thời thực tiễn tình hình kinh tế đất nước, việc nghiên cứu luật, những thay đổi của luật mới, những lần sửa đổi luật sẽ giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư thấy được những cơ hội mới để kịp thời nắm bắt đồng thời nhìn nhận được những rủi ro pháp lý để tiến hành giảm thiểu, né tránh. Bài trình bày của nhóm đã nêu lên những hiểu biết cơ bản về cơ chế quản lý ĐTNN cơ chế hình thành và phát triển của luật đầu tư Viêt Nam qua 28 năm qua, những cơ chế hiện hành hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài, và đặc biệt, cập nhật những thay đổi, bổ sung mới nhất của luật đầu tư sửa đổi được quốc hội ban hành ngày 26/11/2014 và sẽ bắt đầu có hiệu lực ngày 1/7/2015.
Nhóm mong rằng qua bài thuyết trình, các bạn đã có được thêm những thông tin quý giá mà nhóm đã giày công nghiên cứu. Những điều bổ ích này sẽ góp vào hành trang kiến thức của các bạn khi ra trường, áp dụng vào thực tế trở thành những doanh nhân, nhà đầu tư, người quản lý kinh tế.
Và cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và hiệu quả của GS.TS Võ Thanh
Thu trong suốt quá trình làm bài. Vì tính phức tạp của các văn bản pháp lý, quá trình làm việc của Nhóm chắc hẳn sẽ còn nhiều điều thiếu sót. Nhóm luôn chân thành mong nhận được những góp ý của cô và các bạn.
PHỤ LỤC
Phụ lục1: Điều III hiệp định GATT 1994
Điều III
Đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước
1. Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.
2. Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự. Hơn nữa, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các loại thuế hay khoản thu khác trong nội địa trái với các nguyên tắc đã nêu tại khoản 1.
3. Với mọi khoản thuế nội địa hiện đã tồn tại trái với các quy định tại khoản 2, nhưng có thoả thuận cụ thể cho phép duy trì căn cứ vào một hiệp định thương mại có giá trị hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947, theo đó thuế nhập khẩu đánh vào sản phẩm chịu thuế nội địa đã được cam kết trần, không tăng lên, bên ký kết đang áp dụng thuế đó được hoãn thời hạn thực hiện các quy định tại khoản 2 áp dụng với các loại thuế nội đó cho tới khi nghĩa vụ thuộc hiệp định đó được giải phóng và cho phép bên
ký kết đó điều chỉnh thuế quan trong chừng mực cần thiết để bù đắp cho nhân tố bảo hộ trong khoản thuế nội địa.
4. Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa. Các quy định của khoản này sẽ không ngăn cản việc áp dụng các khoản thu phí vận tải khác biệt chỉ hoàn toàn dựa vào yếu tố kinh tế trong khai thác kinh doanh các phương tiện vận tải và không dưạ vào quốc tịch của hàng hoá.
5. Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa nào với pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ một sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa. Thêm vào đó, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng các quy tắc định lượng trong nước theo cách nào khác trái với các nguyên tắc đã quy định tại khoản 1.
6. Các quy định của khoản 5 sẽ không áp dụng với những quy tắc có hiệu lực trên lãnh thổ của bất cứ bên ký kết nào vào ngày 1 tháng 7 năm 1939, ngày 10 tháng 4 năm 1947 hay ngày 24 tháng 3 năm 1948 tuỳ bên ký kết liên quan chọn; miễn là các quy tắc trái với quy định của khoản 5 đó sẽ không bị điều chỉnh bất lợi hơn cho hàng nhập khẩu và chúng sẽ được xem như là một khoản thuế quan để tiếp tục đàm phán.
7. Không một quy tắc định lượng nội địa nào điều chỉnh việc pha trộn, chế biến hay sử dụng tính theo khối lượng hay tỷ lệ sẽ được áp dụng để phân bổ các khối lượng hay tỷ lệ nêu trên theo xuất xứ của nguồn cung cấp.
8. (a) Các quy định của Điều khoản này sẽ không áp dụng với việc các cơ quan chính phủ mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ chứ không phải để bán lại nhằm mục đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích thương mại.
(b) Các quy định của điều khoản này sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản trợ cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản khoản trợ cấp dành cho các nhà sản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa áp dụng phù hợp với các quy định của điều khoản này và các khoản trợ cấp thực hiện thông qua việc chính phủ mua các sản phẩm nội địa.
9. Các bên ký kết thừa nhận rằng các biện pháp kiểm soát giá tối đa, dù rằng tuân theo đúng các quy định khác của điều khoản này, có thể có làm tổn hại tới quyền lợi của bên ký kết cung cấp hàng nhập. Do vậy, các bên ký kết áp dụng các biện pháp kiểm soát giá tối đa sẽ cân nhắc đến quyền lợi của bên ký kết là bên xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa trong khuôn khổ các biện pháp có thể tực hiện được các tác động bất lợi đó.
10. Các quy định của Điều này không ngăn cản các bên ký kết định ra hay duy trì các quy tắc hạn chế số lượng nội địa liên quan tới số lượng phim trình chiếu áp dụng theo đúng các quy định của Điều IV.
Phụ lục 2: Điều XVII Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)
Điều XVII: Đối xử quốc gia