Quá trình đầu tư tại Indonesia chia làm 3 giai đoạn và 7 bước:
(i) Chuẩn bị đầu tư: đây là giai đoạn thành lập một pháp nhân Indonesia để thực hiện hoạt động đầu tư;
(ii) Xây dựng: đây là giai đoạn chuẩn bị cơ sơ hạ tầng và thu xếp các giấy phép cần thiết cho việc đầu tư;
(iii) Sẵn sàng cho sản xuất, vận hành: là giai đoạn đã sãn sàng sản xuất hoặc kinh doanh (dịch vụ);
Bước 1: Xin Giấy phép nguyên tắc:
Chứng nhận thành lập được cấp bởi Phòng công chứng. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được phép thành lập dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited liability Company – LLC).
Tuy nhiên, sau khi phòng công chứng cấp chứng nhận thành lập, cơ quan này phải gửi Giấy xác nhận này cho Bộ Pháp luật và quyền con người của Indonesia để phê chuẩn. Chỉ sau khi có sự phê chuẩn nêu trên, doanh nghiệp mới chính thức được thành lập.
Bước 3: Mã số xuất nhập khẩu:
Sau khi được thành lập, công ty phải xin mã số xuất nhập khẩu (API-P or Producer Importer Identification Number).
Việc xin cấp API-P được thực hiện tại bộ phận một cửa của Ban điều phối đầu tư Indonesia (Indonesia investment coordinating board – BKPM)
Bước 4: Làm thủ tục để hưởng việc miễn nghĩa vụ thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị
Bước 5: Làm thủ tục về thuế thu nhập doanh nghiệp
Sau khi thành lập công ty phải làm thủ tục công nhận thuế. Hồ sơ cũng được nộp tại bộ phận một cửa của BKPM.
Bước 6: Xin các giấy phép tại chính quyền địa phương
− Giấy phép về địa điểm đầu tư; − Giấy phép xây dựng;
− Giấy phép cam kết không gây ảnh hưởng; − Đăng ký mã số công ty;
Trong quá trình thực hiện dự án, công ty phải xin Giấy phép vận hành. Giấy phép này liên quan tới những khía cạnh kỹ thuật của lĩnh vực đầu tư;
Giấy phép này được cấp bởi Bộ chủ quản của ngành, lĩnh vực mà dự án tiến hành đầu tư;