nước ngoài tại Việt Nam:
Năm 1975, sau khi hoàn thành thống nhất đất nước, Việt Nam bước vào giai đoạn xây dựng kinh tế, tiến lên Chủ Nghĩa Xã hội. Sau nhiều năm chia cắt, chiến tranh triền miên, tuy đứng ở tư thế người thắng cuộc nhưng Việt Nam phải đánh đổi bằng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, yếu kém trầm trọng. Cơ sở vật chất, kỹ thuật kém phát triển; lực lượng sàn xuất phát triển ở trình độ thấp; cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp và lệ thuộc mạnh vào nước ngoài (cụ thể ở đây là Liên Xô).
Để thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển nền kinh tế, Đảng đưa ra chủ trương: “việc đẩy mạnh quan hệ phân chia và hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế và phát triển các quan hệ kinh tế với các nước khác có vai trò vô cùng quan trọng”. Và để thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã ban hành nghị định 115/CP kèm theo điều lệ đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây được xem là văn bản pháp quy đầu tiên vê nước ngoài của Việt Nam.
Là một nước XHCN vừa bước ra khỏi chiến tranh, việc mạnh dạn đưa ra một ykhung pháp lý như vậy quả thực là một cố gắng rất cao, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của các lãnh đạo Đảng.
Năm 1986, thực tiễn đòi hỏi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diễn trên mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Quốc hội đã thông qua luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên ở Việt Nam dựa trên những điều lệ cơ bản của Điều lệ đầu tư 1977, suất phát từ thực tiễn Việt Nam và tham khảon kinh nghiệm các nước trên thế giới. Nội dung của Luật ĐTNN 1987 nhìn chung có cấu trúc đơn giản, đầy đủ và phù hợp với pháp luật quốc tế.