Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian t.hanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.Quản trị rủi ro trong hoạt động trung gian thanh toán của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
Tổng quan về rủi ro hoạt động trung gian thanh toán
1.1.1.1 Khái niệm Tổ chức trung gian thanh toán
Quá trình phát sinh và phát triển của các quan hệ thanh toán tiền tệ phục vụ các giao dịch dân sự và thương mại gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của các hình thức tiền tệ trong nền kinh tế Các quan hệ thanh toán này chủ yếu được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các tổ chức trung gian thanh toán Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta có những cách hiểu khác nhau về loại hình Tổ chức Trung gian thanh toán này, có thể kể đến hai khái niệm tiêu biểu trong số đó như:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 1 của Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, tổ chức Trung gian thanh toán là: “tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”; “Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử”
Tổ chức trung gian thanh toán hay tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán còn được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán mà cả người trả tiền và người nhận tiền đều không tham gia vào việc thực hiện chuyển tiền (Regulation of the european parliament and of the council on information on the payer accompanying transfers of funds, 2005)
1.1.1.2 Các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán
- Các dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép ở Việt Nam bao gồm:
Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử;
Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán;
Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Dịch vụ trung gian thanh toán được cung ứng bởi VTC (theo nội dung giấy phép số 31/GP-NHNN):
Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính ), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1
Dịch vụ cổng thanh toán điện tử là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối giữa các đơn vị chấp nhận thanh toán và ngân hàng nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử và các dịch vụ thanh toán điện tử khác
Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ là dịch vụ hỗ trợ các ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng có tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng tại ngân hàng thông qua việc nhận, xử lý, gửi thông điệp dữ liệu điện tử và tính toán kết quả thu hộ, chi hộ; hủy việc thu hộ, chi hộ để quyết toán cho các bên có liên quan
1.1.2 Rủi ro hoạt động trung gian thanh toán
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro hoạt động trung gian thanh toán
- Rủi ro theo trường phái trung hòa:
“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” theo định nghĩa của Frank Knight)
“Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi” (Allan Willett)
“Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Prefect)
Diễn giả một cách đầy đủ hơn về rủi ro và nguy cơ rủi ro, trong cuốn “Risk management and insurance”, các tác giả C Arthur William, Jr Micheal, L Smith đã viết: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”
Theo David Apgar: “Rủi ro là bất cứ điều gì không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới các kết quả của chúng ta so với những gì chúng ta mong đợi” (Risk Intelligence: Learning to Manage What We Don’t Know, 2006)
Như vậy, theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro có tính 2 mặt: vừa tích cực, vừa tiêu cực Rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, … Nhưng chính rủi ro có thể mang đến cho con người những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, quản trị rủi ro, người ta không chỉ tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, né tránh mà còn có thể “lật ngược tình thế”, biến thủ thành công, biến bại thành thắng, biến thách thức thành những cơ hội, mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai
- Rủi ro theo trường phái tiêu cực:
Theo trường phái này, rủi ro được coi là sự không may, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm, ta có thể thấy các định nghĩa:
Theo Từ điển Tiếng Việt do trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995:
“Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”
Theo cố GS Nguyễn Lân: “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may” (Từ điển và ngữ Việt Nam, năm 1998, tr 1540)
Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm, hoặc bị đau đớn, thiệt hại…” Một số từ điển khác lại đề cập tương tự: “Rủi ro là sự bất trắc, gây ra mất mát, hư hại”, “Rủi ro là yếu tố liên quan đến nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc chắn”
Trong lĩnh vực kinh doanh:
Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến
Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kì vọng theo kế hoạch
Theo Bernard Manso: “Rủi ro là tác động của nhưng biến cố xảy ra trong tương lai lên giá trị ròng của một chủ thể kinh tế hoặc một danh mục tài sản mà khả năng xảy ra biến đổi đó có thể dự đoán trước nhưng không thể dự đoán chính xác biến cố đó sẽ xảy ra như thế nào”
Trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, rủi ro là nguy cơ xảy ra những sự kiện ngoài mong muốn, gây ra những tác động bất lợi cho cá nhân hoặc tổ chức Các tác động này có thể dẫn đến sự giảm sút trong doanh thu, hoặc đặt doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về tài chính Ngoài ra các tác động này có thể biểu hiện dưới dạng phi tài chính gây ra hiệu quả tiêu cực đến uy tín, khả năng sinh lời trong tương lai của doanh nghiệp Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán còn được hiểu là khả năng phát sinh những sự kiện gây tác động tiêu cực đến mục tiêu chiến lược và hoạt động doanh nghiệp, mang đến tổn thất cho doanh nghiệp Đây cũng là hàm ý tác giả lựa chọn sử dụng để định nghĩa về rủi ro trong khuôn khổ bài luận văn này
1.1.3 Phân loại rủi ro trong hoạt động trung gian thanh toán
1.1.3.1 Cơ sở phân loại rủi ro
Lĩnh vực trung gian thanh toán là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, liên tục phát triển và đổi mới Tuy vậy, bản chất hoạt động này ở Việt Nam chính là cánh tay nối dài cho hoạt động của các ngân hàng thương mại Do vậy, các loại rủi ro của hoạt động trung gian thanh toán cũng không xa rời với các rủi ro mà các ngân hàng thương mại có thể gặp phải Trên cơ sở đó, ta có thể vận dụng cách phân loại các loại rủi ro mà của ngân hàng thương mại cho việc phân chia rủi ro trong hoạt động trung gian thanh toán
- Phân chia rủi ro hoạt động ngân hàng theo cách phân chia truyền thống của Việt Nam, ta có có thể bóc tách thành các loại rủi ro chính như sau:
Quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán
Rủi ro thường đi song hành với lợi ích, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kì vọng của doanh nghiệp càng lớn Không chỉ các doanh nghiệp cung ứng dich vụ trung gian thanh toán mà hầu hết các doanh nghiệp đều phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Do đó, chấp nhận rủi ro cũng là yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp này nhưng phải ở mức hợp lý, có thể kiểm soát được Đó cũng là ý tưởng ban đầu của việc hình thành nghiệp vụ quản trị rủi ro
1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là quá trình nhận diện, đo lường, kiểm soát và xử lý rủi ro nhằm hạn chế tổn thất về thu nhập hoặc vốn của doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra
Hoạt động quản trị rủi ro dựa trên quan điểm hiện đại chính là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tốn thất, những ảnh hưởng bất lợi mà rủi ro gây ra
1.2.2 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Mục tiêu của quản trị rủi ro doanh nghiệp không chỉ dừng ở việc giảm thiểu rủi ro, mà là quản trị các rủi ro một cách hiệu quả, toàn diện, làm cơ sở cho việc bảo toàn và phát triển các giá trị của doanh nghiệp Nói cách khác, quản trị rủi ro doanh nghiệp giúp cấp quản lý đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả; giảm thiểu thiệt hại trong quá trình vận hành doanh nghiệp Tầm quan trọng của quản trị rủi ro doanh nghiệp thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, bằng cách cung cấp thông tin cho HĐQT/ HĐTV các rủi ro trọng yếu và các biện pháp cần thực hiện
Thứ hai, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra thông qua các công cụ quản trị rủi ro, cụ thể: Đánh giá khả năng xảy ra và ảnh hưởng của các tình huống xấu, xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, ứng phó, hoặc quản trị ảnh hưởng của các tình huống đó tới doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra Quản trị rủi ro không tập trung vào các rủi ro cụ thể mà vào nguồn gốc gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp Từ đó, hỗ trợ cấp quản lý trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với môi trường kinh doanh thay đổi thông qua việc nhận diện, ưu tiên và lập kế hoạch ứng phó với các rủi ro, giúp doanh nghiệp chủ động xử lý tình huống khủng hoảng
Thứ ba, hoạt động QTRR giúp xây dựng lòng tin và đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư và các bên liên quan Hiện nay, các nhà đầu tư, các tổ chức đánh giá tín dụng có thể yêu cầu doanh nghiệp công bố khả năng QTRR để có cơ sở đánh giá mức độ tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro có thể gặp phải Trong trường hợp các doanh nghiệp quản trị rủi ro tốt, họ sẽ xử lý được các vấn đề xảy ra một cách hiệu quả hơn khi chúng xuất hiện trong hoạt động kinh doanh;
Thứ tư, doanh nghiệp cần có sự nhất quán trong chiến lược và văn hóa rủi ro QTRR doanh nghiệp nhất quán giúp cho các cấp quản lý tập trung thiết lập chính sách, xác định trọng tâm của hoạt động điều hành, cải thiện các công cụ đo lường rủi ro, tăng cường trách nhiệm QTRR và tạo điều kiện cho việc nhận diện kịp thời các thay đổi xuất hiện trong danh mục rủi ro của doanh nghiệp
Thứ năm, tối ưu nguồn lực doanh nghiệp sử dụng cho quản trị và xử lý các rủi ro chính: Quản trị rủi ro cho phép doanh nghiệp thiết lập quy trình tiêu chuẩn trong các công tác: nhận diện, đánh giá, phân tích; ưu tiên và quản lý các rủi ro chính
Thứ sáu, tối ưu sự tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro QTRR doanh nghiệp dựa trên mức độ rủi ro chấp nhận được, từ đó giám sát, theo dõi và QTRR một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp kịp thời nắm bắt được các cơ hội (rủi ro cao, lợi nhuận cao)
1.2.3 Một số nguyên tắc quản trị rủi ro cơ bản trong doanh nghiệp
Xây dựng một kế hoạch quản trị rủi ro tốt sẽ giúp bảo vệ nguồn lực, danh tiếng và con người của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có văn hóa nội bộ, khẩu vị rủi ro và phương pháp quản trị rủi ro khác nhau Quá trình quản trị rủi ro nên tích hợp cả bối cảnh bên trong và bên ngoài khi lập kế hoạch cho rủi ro Các dự án thuộc mọi quy mô đều yêu cầu quản trị rủi ro theo một số hình thức Nếu coi các dự án của doanh nghiệp là một con đường, rủi ro là ổ gà và những khúc cua gấp Quản trị rủi ro là tìm hiểu các con đường, kiểm tra các điều kiện của tuyến đường doanh nghiệp sắp đi và mọi vấn đề tiềm ẩn Chuẩn bị sẵn sàng cho thiệt hại nếu rủi ro xảy ra là chưa đủ Một phần quan trọng trong vai trò của người quản trị là đưa ra các chiến lược để tránh, quản trị và phục hồi sau rủi ro
Về cơ bản, có 07 nguyên tắc quản trị rủi ro chính mà mỗi doanh nghiệp có thể rút ra khi xem xét việc tích hợp kế hoạch quản trị rủi ro vào các dự án của mình:
1.2.3.1 Đảm bảo các rủi ro được xác định sớm Đây có lẽ là nguyên tắc quan trọng nhất của quản trị rủi ro - đảm bảo doanh nghiệp đang dẫn đầu cuộc chơi bằng cách hoàn thành đánh giá rủi ro trước khi dự án bắt đầu
Xác định nguyên nhân của rủi ro tiềm ẩn và thiết kế các biện pháp phòng ngừa và ứng phó nếu nó xảy ra Sau khi rủi ro đã được xác định và tìm nguồn gốc, rủi ro cần được đo lường
1.2.3.2 Mục tiêu chung và các nhân tố để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp Đảm bảo kế hoạch quản trị rủi ro là phù hợp với các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung của doanh nghiệp Nếu một rủi ro dù đã gắn cờ, cuối cùng vẫn xảy ra thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp, về mặt tài chính và danh tiếng?
Kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới về quản trị rủi ro hoạt động
1.3.1 Kinh nghiệm của Paypal (Mỹ)
PayPal là một dịch vụ trung gian dùng để thanh toán và chuyển tiền quốc tế qua mạng Internet Nó có thể xem như là ví điện tử hay cổng thanh toán điện tử tương tự như Internet Banking của các ngân hàng: khách hàng có thể chuyển - rút cho tài khoản
PayPal khác, thanh toán mua hàng trực tuyến nếu nơi bán có chấp nhận Paypal hoặc nhận tiền thanh toán quốc tế
PayPal được thành lập vào năm 1998, có trụ sở tại San Jose, California, Hoa Kỳ
Do Peter Thiel sáng lập PayPal hoạt động trên nền thương mại điện tử thông qua mạng Internet, và nó thu phí khi bạn giao dịch chuyển hoặc rút tiền
1.3.1.1 Ưu và nhược điểm của Paypal
Bảng 1.2: Ưu và nhược điểm của Paypal Ưu điểm của Paypal Nhược điểm của Paypal
Nhận & chuyển tiền miễn phí: Giữa các tài khoản cá nhân (bạn bè, người thân cận) với nhau, Paypal cho phép chuyển và nhận tiền không tính phí
Phí rút tiền cao: Để rút tiền từ Paypal về ngân hàng Việt Nam thì phí là khoảng 60.000 VNĐ cho một lần rút Ngoài ra còn bị chênh lệch tỉ giá USD, thường thấp hơn
800 VNĐ so với giá USD thị trường Số tiền rút tối thiểu là 10 USD
Mạng lưới đa quốc gia : Gần 80% các website mua sắm trực tuyến nước ngoài đều tích hợp cổng thanh toán
Paypal, khách hàng dễ dàng bắt gặp các biểu tượng hỗ trợ Paypal khắp mọi nơi trên thế giới
Phí giao dịch cao: Nếu bán hàng hoặc gửi tiền theo mục đích thương mại, phí cho toàn bộ giao dịch là 4,4% + 0.3 USD (Chẳng hạn gửi 100 USD sẽ mất 4,7 USD)
Thanh toán nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi
Dễ bị khóa tài khoản: Ở Việt Nam, rất nhiều người dùng Paypal để rửa tiền, nhận tiền từ những phương pháp gian lận nên tài khoản Paypal từ Việt Nam bị kiểm soát rất chặt, dễ bị giới hạn hoặc khóa tài khoản Nguồn: Paypal Australia (2015), Risk Management in a digital world, ERM Seminar
1.3.1.2 Phương pháp Paypal quản trị rủi ro
- Các bước thực hiện xây dựng mô hình quản trị rủi ro
Hình 1.5: Sơ đồ các bước thực hiện xây dựng mô hình quản trị rủi ro
Nguồn: Paypal Australia (2015), Risk Management in a digital world, ERM Seminar
Bảng 1.3: Ba tuyến phòng thủ rủi ro của Paypal
Tuyến Vai trò và trách nhiệm
Tuyến 1: Quản trị kinh doanh
- Xác định các nghĩa vụ và rủi ro chính
- Báo cáo các rủi ro Tuyến 2: Quản trị rủi ro và tuân thủ
- Triển khai nghiệp vụ quản trị rủi ro và tuân thủ
- Báo cáo hội đồng quản trị, ban điều hành và các bộ phận liên quan
- Tìm hiểu, cung cấp và đào tạo các quy định, quy phạm pháp luật có liên quan
- Giám sát việc tuân thủ của doanh nghiệp
- Kiểm tra tuân thủ dựa trên đánh giá rủi ro
- Tư vấn về các vấn đề, quy định mới Tuyến 3: Kiểm toán nội bộ - Cung cấp những bài kiểm tra và xác thực độc lập và kết quả của những bài kiểm tra, xác thực này dựa trên tiêu chuẩn về tuân thủ của ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
- Cung cấp sự đảm bảo rằng quy trình quản trị rủi ro hoạt động đúng như thiết kế và xác định những điểm có thể cải tiến trong quy trình
Ban điều hành - Thiết lập chiến lược và khẩu vị rủi ro
- Chịu trách nhiệm về khuôn khổ, giới hạn chung
- Sử dụng thông tin rủi ro vào viêc ra quyết định
- Xác định khung quản trị rủi ro, phương pháp luận, chính sách tổng thể, vai trò và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm xác thực trước cơ quan quản lý và kiểm toán Nguồn: Paypal Australia (2015), Risk Management in a digital world, ERM Seminar
Hiểu bối cảnh pháp lý và tình hình thị trường
Xác định các nghĩa vụ và rủi ro
Hình thành chính sách và quy trình
- Các loại rủi ro được Paypal phân loại: Paypal nhận định có 27 loại rủi ro có thể gặp phải, bao gồm: Rủi ro đối tác, tín dụng, chính trị, vốn & thanh khoản, thị trường, truyền thông, tiếp thị, hoạt động liên tục, bảo vệ thông tin, nguồn nhân lực, gian lận nội bộ, pháp lý, giao dịch, bên thứ 3, quyền riêng tư, an toàn và bảo mật, công nghệ, mất mát dữ liệu, quản trị doanh nghiệp, phát triển kinh doanh, cạnh tranh, tuân thủ, mô hình kinh doanh, sự hài lòng của khách hàng và đối tác, hoạt động tài chính, thuế, sản phẩm
- Các tình huống rủi ro điển hình Paypal gặp phải trong bối cảnh kỹ thuật số:
Bảng 1.4: Các tình huống rủi ro điển hình tại Paypal
Nguồn: Paypal Australia (2015), Risk Management in a digital world, ERM Seminar
1.3.2 Kinh nghiệm của Alipay (Trung Quốc)
Alipay là nền tảng thanh toán kỹ thuật số mở hàng đầu thế giới do Ant Group vận hành Năm 2004, Alipay ra mắt như một dịch vụ ký quỹ nhằm giải quyết vấn đề lòng
1 Phát triển qua nhiều năm - từ mạo danh thẻ vật lý đến kỹ thuật số
2 Những rủi ro ngày nay bao gồm đánh cắp nhận dạng điện tử, đánh cắp dữ liệu trên các phương tiện truyền thông xã hội, giả mạo IP, chiếm tài khoản
3 Dark web - sử dụng lớp được che phủ bên dưới lớp internet để thâm nhập các doanh nghiệp và tổ chức
RỦI RO CHO NGƯỜI BÁN
1 Hàng hóa không giống như mô tả - Significantly not as described (SNAD): hàng hóa/ dịch vụ thông tin sai lệch được giảm thiểu bởi phản hồi
2 Tranh chấp/ khiếu nại dẫn đến rủi ro bồi hoàn
3 Rủi ro tài chính - không có khả năng cung cấp dịch vụ
1 Bối cảnh toàn cầu - hành vi rửa tiền ngày càng gia tăng độ tinh vi và kỹ thuật
2 Thiếu kho lưu trữ dữ liệu tập trung cho các loại hinh: ủy thác, liên kết, tổ chức từ thiện
3 Tăng tỷ lệ tín nhiệm và các phương tiện không rõ ràng khác đang được sử dụng nhiều hơn
1 Bối cảnh toàn cầu - gia tăng tỷ lệ đe dọa
2 ‘Rẻ hơn’ để thực hiện các hành động khủng bố - Chỉ các vụ đánh bom ở London giá 30-50 bảng Anh
3 Khó theo dõi quyền sở hữu có lợi và nguồn tiền
RỦI RO THANH TOÁN tin giữa người mua và người bán trực tuyến trong những ngày đầu của thương mại điện tử ở Trung Quốc Không ngừng đổi mới để mang thanh toán di động ra thế giới, Alipay phục vụ hơn 1,2 tỷ người dùng trên toàn thế giới cùng với các đối tác ví điện tử toàn cầu của mình kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2019
Alipay tích cực chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ tài chính của mình với các đối tác nước ngoài, nhằm mang các dịch vụ tài chính toàn diện ra thế giới Làm việc với hơn
250 tổ chức tài chính ở nước ngoài, Alipay đã tạo ra các kênh thanh toán trực tuyến cho người mua và người bán tại hơn 200 quốc gia và khu vực Khi người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, họ có thể thanh toán trực tiếp bằng điện thoại di động và nhận được các dịch vụ thương gia địa phương chuyên dụng thông qua Alipay Các dịch vụ này đã được giới thiệu tại 56 quốc gia và khu vực Hoàn thuế qua Alipay được hỗ trợ ở 35 quốc gia và khu vực, và Alipay hỗ trợ 27 loại tiền tệ khác nhau Ngoài ra, khách du lịch nước ngoài và người nước ngoài sống tại Trung Quốc cũng có thể sử dụng Alipay để thanh toán di động trong nước
1.3.2.1 Quản trị rủi ro thông minh tại Alipay
Có 4 khía cạnh phân biệt Alipay xác lập và coi đó là quản trị rủi ro thông minh, khác với các phương pháp tiếp cận truyền thống, cụ thể:
- Dấu chân kỹ thuật số hay dữ liệu lớn: Không có gì bí mật khi tất cả các hoạt động kỹ thuật số với điện thoại thông minh của khách hàng đều để lại dấu vết của dữ liệu cá nhân với các nhà cung cấp dịch vụ, có thể là với Google Map, Facebook Messenger, Amazon Go, Điều này cũng đúng với Alipay, thậm chí, họ còn có nhiều dữ liệu hơn vì điện thoại thông minh thực sự có thể thay thế ví của người dân trong cuộc sống hàng ngày tại Trung Quốc Quyền riêng tư đương nhiên sẽ là một mối quan tâm Tuy nhiên, có những lập luận phản bác xác đáng cho thấy việc sử dụng dữ liệu lớn của Trung Quốc thực sự có thể làm xã hội ít mang tính "Big Brother-ish" hơn (MIT Tecnology Review)
- Mạng lưới quan hệ: Hầu hết các đơn vị thực hiện cách tiếp cận dựa trên ngưỡng trong các hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro của mình Ví dụ: nếu khách hàng đang chuyển 1,000 USD cho một bên thứ ba, họ có thể sẽ không phải chịu bất kỳ sự giám sát nào và do đó không được chú ý trong sơ đồ lớn về khung rủi ro Tuy nhiên, việc chuyển khoản 100.000 USD sẽ khiến khách hàng phải chịu sự kiểm tra kỹ lưỡng và thậm chí có thể yêu cầu phê duyệt thủ công và do đó làm chậm thời gian thực hiện giao dịch Cách tiếp cận này rất hợp lý trong quá khứ, khi số tiền giao dịch có thể là một trong những điểm dữ liệu quan trọng nhất được ràng buộc với rủi ro Nhưng điều này không hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số, khi việc tập hợp 100 người để chuyển 1.000 USD mỗi người không khó chút nào Đối với Alipay, khai thác dạng mối quan hệ thực thể này thông qua phân tích hành vi nâng cao trở nên quan trọng
Từ một khách hàng thông thường Đến một nghi phạm
Dựa trên cách tiếp cận truyền thống Dựa trên phân tích hành vi của Alipay
Hình 1.6: Sơ đồ mạng lưới quan hệ của khách hàng (Alibaba)
Kết luận chương 1
Hoạt động trung gian thanh toán đối với bản thân nhiều doanh nghiệp vận hành vẫn còn khá mới mẻ và có nhiều đặc điểm khác biệt so với các giao dịch qua các kênh thanh toán truyền thống khác Chính vì vậy, các nhà quản trị cần nhận thức đầy đủ về quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán Chương 1 đã nêu khái niệm Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, giới thiệu các dịch vụ trung gian thanh toán được cung ứng bởi VTC, nhận diện các rủi ro trong hoạt động trung gian thanh toán và các nguyên tắc trong quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán Những phân tích từ chương 1, đặc biệt là đối với những tổng hợp, đúc kết từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, từ kinh nghiệm thực tiễn của một số đơn vị vận hành dịch vụ trung gian thanh toán lớn nhất trên toàn cầu, có thể giúp các doanh nghiệp đang tham gia vận hành dịch vụ này nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại doanh nghiệp mình, góp phần tạo nên lợi thế của mình trong môi trường kinh doanh đang ngày càng cạnh tranh gay gắt Chương 1 là cơ sở lý luận để phân tích công tác quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại VTC trong chương 2, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá cho công tác quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại VTC
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG
TRUNG GIAN THANH TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA
Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh hoạt động trung gian thanh toán tại Tổng công ty VTC (giai đoạn 2017 – 2021)
tại Tổng công ty VTC (giai đoạn 2017 – 2021)
2.1.1 Giới thiệu về Tổng công ty VTC
- Tên gọi: Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Tên tiếng Anh: Vietnam Multimedia Corporation
- Địa chỉ trong giấy CNKD: Số 67B, phố Hàm Long, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
- Địa chỉ liên hệ: Tầng 14, số 23 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 04.44501114 Fax: 04.44501100 Email: vanphong@vtc.vn
- Giấy CNĐK doanh nghiệp: số 0100110006 cấp ngày 10/01/2011
- Vốn điều lệ: 1.500 tỷ đồng
- Lịch sử hình thành Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện:
Với tiền thân là Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa bảo hành thiết bị phát thanh - truyền hình được thành lập ngày 12/02/1988 Ngày 25/3/1993, Xí nghiệp được chuyển thành Công ty Đầu tư và phát triển kỹ thuật thông tin (viết tắt là Intedico) Tháng 12 năm 1996, Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam (VTC) được thành lập trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam trên cơ sở sáp nhập 3 Công ty: Intedico, Ratimex và Telexim
Ngày 26/6/2003 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam (VTC) được chuyển từ Đài Truyền hình Việt Nam về trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông
Giai đoạn từ tháng 01 năm 2006 - đến nay:
Tổng Công ty VTC được thành lập ngày 29/7/2005 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Ngày 28/06/2010
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định số 929/QĐ-BTTTT chuyển Công ty mẹ
- Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV) do Nhà nước làm chủ sở hữu
Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện (Tổng Công ty VTC) là một trong những đơn vị đi đầu và đặt nền tảng cho việc hình thành nền Công nghiệp Nội dung số Việt Nam
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty VTC
2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Kết quả kinh doanh toàn Tổng công ty
Bảng 2.1: Doanh thu, tỷ trọng doanh thu các khối dịch vụ tại Tổng công ty VTC Đơn vị tính: tỷ đồng
Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng
1 Khối CN& Nội dung số 8.091,18 79,00% 6.632,50 81,34%
4 Khối Báo chí, QC và khác 245,81 2,40% 268,7 3,30%
1 Khối CN& nội dung số
2.1.2.2 Tình hình hoạt động Ví điện tử
Ngày 01/01/2011, sản phẩm trung gian thanh toán VTC được ra đời tại địa chỉ website https://pay.vtc.vn và hiện tại là https://vtcpay.vn/ với mục tiêu cung cấp các dịch vụ nạp tiền, thanh toán cho đối tác, khách hàng thông qua hệ thống thanh toán của ngân hàng liên kết và các tổ chức thẻ quốc tế, nhằm mục tiêu trở thành một đơn vị cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên Internet nhằm hỗ trợ khách hàng mua – bán – giao dịch tại các website thương mại điện tử và tại các cộng đồng mạng có hoạt động thanh toán hoặc trả phí
Kể từ khi ra đời cho đến hết ngày 31/12/2021, Ví điện tử của VTC đã đạt được những kết quả ấn tượng, cụ thể như sau:
- Số lượng Ví điện tử đăng ký mới: 2.577.805 tài khoản
- Số lượng Ví điện tử kích hoạt: 1.602.488 tài khoản, chiếm tỷ trọng 62,16% tổng số tài khoản đăng ký
- Giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử trong năm 2021 đạt:
Tổng số giao dịch nạp tiền vào hệ thống: 777.448 giao dịch
Tổng giá trị nạp tiền là 1.418 tỷ đồng
Bình quân 01 giao dịch khách hàng nạp 1,82 triệu đồng
- Giao dịch thanh toán từ Ví điện tử trong năm 2021 đạt:
Tổng số giao dịch tiêu tiền trên hệ thống: 10.891.596 giao dịch
Tổng giá trị thanh toán là 3.396 tỷ đồng
Bình quân 01 giao dịch tiêu của khách hàng là 311.800 đồng Đối tượng khách hàng đang sử dụng Ví điện tử rất đa dạng, bao gồm:
- Khách hàng cuối cùng: là những cá nhân, doanh nghiệp sử dụng Ví điện tử để mua sắm hàng hóa, dịch vụ của VTC (dịch vụ của các doanh nghiệp thành viên) và đối tác của VTC Tỷ lệ khách hàng này chiếm 80% trên tổng số lượng khách hàng mở tài khoản tại VTC
- Khách hàng đại lý, doanh nghiệp: là những cá nhân, doanh nghiệp sử dụng Ví điện tử để mua hàng hóa, dịch vụ của VTC (dịch vụ của các doanh nghiệp thành viên) với số lượng lớn để hưởng chiết khấu và bán lại hàng hóa, dịch vụ đó cho khách hàng cuối cùng Tỷ lệ khách hàng này chiếm 20% trên tổng số lượng khách hàng mở tài khoản tại VTC
2.1.2.3 Tình hình hoạt động Cổng thanh toán điện tử và hoạt động hỗ trợ thu hộ - chi hộ
Kể từ khi ra đời cho đến hết ngày 31/12/2021, Cổng thanh toán điện tử của VTC đã đạt được một số chỉ tiêu sau:
- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ cổng thanh toán: 346 khách hàng
- Số lượng giao dịch qua cổng thanh toán: 15.642 giao dịch
- Số tiền giao dịch qua cổng thanh toán: hơn 8.758 tỷ đồng
Hiện tại, Cổng thanh toán điện tử của VTC đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ bền vững với nhiều đối tác trong và ngoài nước như sau:
- Các website thương mai điện tử:
http://www.italia.com.vn/
- Các tổ chức, chương trình từ thiện:
Hội chữ thập đỏ Việt Nam
Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin Việt Nam
Quỹ ngày mai tươi sáng
Quỹ hiểu về trái tim
Chương trình Nhà bán trú cho em
- Các ngân hàng kết nối thanh toán:
Hình 2.2: Danh sách các ngân hàng kết nối thanh toán
- Các tổ chức thẻ quốc tế: Visa, Master, JCB
VTC đạt chứng chỉ quốc tế PCI-DSS về an toàn, bảo mật cho hệ thống Thẻ thanh toán khi thanh toán bằng Cổng thanh toán điện tử (do Tổ chức Trustwave cấp chứng chỉ) Để đạt được tiêu chuẩn PCI DSS, các đơn vị cần đáp ứng 12 yêu cầu khắt khe dành cho hệ thống Đó là các yêu cầu về chính sách an ninh thông tin, quy trình xử lý dữ liệu, cấu trúc mạng máy tính, … nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu thẻ trong suốt quá trình xử lý và lưu trữ tại các ngân hàng hoặc các đơn vị có chức năng thanh toán trực tuyến Qua đó các đơn vị hạn chế được các lỗ hổng bảo mật và rủi ro bị đánh cắp thông tin, đồng thời tăng cường bảo vệ dữ liệu lưu trên thẻ và giao dịch thanh toán thẻ Đặc biệt, với các đơn vị đã từng đạt được chứng chỉ PCI DSS, để tiếp tục nhận được chứng chỉ PCI DSS duy trì cần có mức độ đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn so với năm trước.
Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại Tổng công ty VTC
2.2.1 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro
Tổng Công ty thiết lập và duy trì cơ cấu QTRR thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ theo 3 tuyến bảo vệ độc lập:
Hình 2.3: Mô hình tổ chức QTRR tại Tổng công ty VTC
TRUNG TÂM THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
BAN TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH
2.2.1.1 Tuyến bảo vệ thứ nhất (tuyến 1): Phát hiện và quản trị rủi ro
- Bộ phận kinh doanh (Các phòng kinh doanh thuộc TT.TTĐT: P.KDVĐT, P.KDCTT, P.HTQT, Dự án Mudi) - trên cơ sở là đơn vị thực hiện các quyết định có rủi ro; kiếm soát và giảm thiểu rủi ro
Nhận dạng, kiếm soát và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong tất cả các sản phẩm, hoạt động kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin và các hệ thống quản lý khác;
Phối hợp với tuyến 2 xây dựng quy định, các cẩm nang hướng dẫn (nếu cần) trong công tác QTRR và hệ thống, công cụ đo lường RR;
Cung cấp dữ liệu, thông tin, báo cáo liên quan đến công tác QTRR theo yêu cầu của tuyến 2;
Bộ phận kỹ thuật (bao gồm P.PTSP và P.VH): đơn vị vận hành/ giám sát hệ thống; xác nhận các thông tin, số liệu mà hệ thống ghi nhận
2.2.1.2 Tuyến bảo vệ thứ hai (tuyến 2): Theo dõi và giám sát rủi ro
Nhóm/ bộ phận QTRR và tuân thủ có chức năng xây dựng quy định QTRR, đo lường, theo dõi RR và tuân thủ quy định pháp luật, trong đó:
Nhân sự QTRR có trách nhiệm:
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ về QTRR trong từng thời kỳ;
Đầu mối xây dựng, rà soát quy định và cẩm nang hướng dẫn (nếu cần), phương pháp và công cụ đo lường RR;
Phối hợp với tuyến 1 để nhận dạng đầy đủ và kiếm soát RR phát sinh; thực hiện đo lường, theo dõi và đề xuất biện pháp giảm thiếu và phòng ngừa RR;
Thẩm định RR đối với kế hoạch cung cấp sẩn phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới, thẩm định đối tác;
Đầu mối thực hiện các báo cáo về QTRR theo quy định của NHNN, các cơ quan có thẩm quyền và Tổng công ty VTC theo từng thời kì;
Đầu mối/ phối hợp đào tạo, truyền thông, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống công nghệ thông tin phục vụ QTRR
Nhân sự đảm bảo tuân thủ (pháp chế) có trách nhiệm:
Hỗ trợ xây dựng, rà soát quy định nội bộ về QTRR bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Pháp luật;
Phối hợp, hỗ trợ, tham gia ý kiến với các đơn vị có liên quan để xử lý các vướng mắc về việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định nội bộ của Tổng công ty VTC
2.2.1.3 Tuyến bảo vệ thứ ba (tuyến 3): Kiểm soát nội bộ
- Bộ phận kiểm soát nội bộ (Ban TCKH), có trách nhiệm:
Kiểm tra, đánh giá độc lập về tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật đối với quy định nội bộ về QTRR và việc tuân thủ quy định nội bộ này tại Tổng công ty VTC
Đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền và các bộ phận liên quan để xử lý các tồn tại, hạn chế (nếu có)
Các nội dung khác theo quy định kiểm soát nội bộ
2.2.2 Vai trò của Ban Tổng giám đốc
- Thiết lập chiến lược và khẩu vị rủi ro
- Chịu trách nhiệm về khuôn khổ, giới hạn chung trong hoạt động của bộ máy QTRR
- Sử dụng thông tin rủi ro từ các tuyến vào việc ra quyết định
- Xác định khung quản trị rủi ro, phương pháp luận, chính sách tổng thể, vai trò và trách nhiệm của từng bộ phận/ tuyến/ cá nhân cũng như ra chế tài cho các trường hợp vi phạm
- Chịu trách nhiệm xác thực trước cơ quan quản lý và kiểm toán
2.2.3 Quy trình quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại Tổng công ty VTC
Bảng 2.2: Quy trình các bước thực hiện quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại Tổng công ty VTC
Thu thập và phân tích sự kiện rủi ro
Xác định danh mục chỉ số rủi ro trọng yếu từ việc thu thập và phân tích:
• Sự kiện rủi ro phát sinh tổn thất tài chính
• Sự kiện rủi ro có tác động tiêu cực phi tài chính Đánh giá/ Đo lường rủi ro cố hữu Đánh giá rủi ro cố hữu theo mức độ phức tạp:
• Khả năng: xác suất rủi ro có thể xảy ra
• Tác động: Mức tổn thất hoặc thiệt hại nếu rủi ro xảy ra
• Mức độ rủi ro = Khả năng x Tác động
& đánh giá rủi ro còn lại Đánh giá các chốt (biện pháp) kiểm soát:
• Đánh giá các chốt kiểm soát đã được thực hiện
Xác định rủi ro còn lại:
• Thực hiện so sánh giữa mức độ rủi ro cố hữu và biện pháp kiểm soát để đánh giá mức độ rủi ro còn lại theo ma trận rủi ro
Theo dõi và đánh giá lại rủi ro
Theo dõi và đánh giá lại rủi ro:
• Xây dựng và thực thi quy trình theo dõi
• Lưu trữ dữ liệu rủi ro cần thiết
• Rà soát kế hoạch rủi ro và chương trình hành động
• Tiến hành kiểm toán hoặc tự kiểm toán (đánh giá) nội bộ
• Thực hiện báo cáo tuân thủ
Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại Tổng công ty VTC (Giai đoạn 2017 – 2021)
Tổng công ty VTC (Giai đoạn 2017 – 2021)
Hình 2.4: Sơ đồ các bước đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại VTC
2.3.1 Xác định các trường hợp rủi ro trọng yếu và xây dựng bộ câu hỏi
Trong quá trình thu thập dữ liệu về các loại rủi ro trọng yếu trong giai đoạn 05 năm từ 2017 đến 2021, kết quả cho thấy có 05 lĩnh vực chi phối và chiếm hầu hết toàn bộ các các trường hợp tiếp nhận được là các rủi ro liên quan đến: Pháp lý, Công nghệ thông tin, nhân sự, quản lý và kế hoạch – thực thi (Chi tiết biểu đồ 2.8)
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các loại rủi ro ghi nhận tại VTC (Giai đoạn 2017 – 2021) Để lựa chọn các biến, các nhân tố đưa vào mô hình nghiên cứu, bên cạnh việc sử dụng dữ liệu có liên quan trực tiếp đến các rủi ro trọng yếu như đã thống kê ở trên, ta cũng không thể không xét đến các biến, các nhân tố ảnh hưởng khác mà không thể được thể hiện trực tiếp dưới dạng dữ liệu rủi ro thu thập được Quá trình tìm ra các nhân tố này được thực hiện bằng việc nghiên cứu định tính qua các cuộc phỏng vấn, chuẩn bị
Pháp lý Quản lý Kế hoạch - Thực thi CNTT Nhân sự Khác
Xác định các loại rủi ro trọng yếu và xây dựng bộ câu hỏi Đánh giá kết quả khảo sát Đánh giá chung một số câu hỏi và mẫu biểu thu thập dữ liệu để thảo luận, tham khảo ý kiến từ phía nhân viên tại trung tâm thanh toán điện tử và các trung tâm, phòng ban có liên quan trong nội bộ doanh nghiệp; kết hợp với việc tham khảo kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, các mô hình có liên quan đến việc đánh giá quản trị rủi ro doanh nghiệp như đã trình bày ở chương 1
Tổng hợp lại, tác giả rút ra được kết luận rằng việc đánh giá quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại VTC được thể hiện qua 06 thang đo với 29 biến quan sát: phương pháp quản lý của ban lãnh đạo (PPQL); pháp luật (PL); kế hoạch và thực hiện (KHTT); nhân sự (NS); công nghệ thông tin (CNTT); tài chính (TC) và 01 thang đo đại diện cho đánh giá chung (DGC) của người được khảo sát với 05 biến quan sát, đồng thời đã lập được Bảng câu hỏi (Phụ lục 01) và bảng thang đo tương ứng:
Bảng 2.3: Mã hoá và mô tả thang đo
STT Mã hóa Diễn giải
1 PPQL1 Ban lãnh đạo thực sự hiểu chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán
2 PPQL2 Ban lãnh đạo có chiến lược, tầm nhìn tốt đối với quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán
3 PPQL3 Cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ trong ban lãnh đạo rõ ràng
4 PPQL4 Ban lãnh đạo xác định các mục tiêu một cách định lường, cụ thể
5 PPQL5 Ban lãnh đạo xây dựng tốt hệ thống báo cáo kịp thời, tin cậy
6 PPQL6 Ban lãnh đạo xây dựng tốt chính sách nhân sự
7 PL1 Thường xuyên cập nhật thay đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước, ngân hàng nhà nước, quốc tế
8 PL2 Đôi ngũ pháp chế hoạt động hiệu quả
9 PL3 Quy định quyền, nghĩa vụ cụ thể trong hợp đồng với nhà cung cấp
10 PL4 Tuân thủ pháp luật và quy định của ngân hàng nhà nước
11 KHTT1 Lập kế hoạch chiến lược cụ thể
12 KHTT2 Thực hiện nghiên cứu, khảo sát về sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
13 KHTT3 Trong kế hoạch có đưa ra thứ tự ưu tiên thực hiện
STT Mã hóa Diễn giải
14 KHTT4 Kế hoạch được thông đạt đến toàn bộ hệ thống
15 KHTT5 Hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả
16 KHTT6 Đánh giá định kỳ để báo cáo kết quả thực hiện so với kế hoạch
17 NS1 Mô tả công việc, trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng nhân viên
18 NS2 Đánh giá thành tích nhân viên, cán bộ quản lý định kỳ
19 NS3 Có chính sách đào tạo và tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên
20 CNTT1 Hệ thống an ninh mạng hiện đại, an toàn
21 CNTT2 Hệ thống công nghệ thông tin thường xuyên được cập nhật
22 CNTT3 Có hệ thống lưu trữ dữ liệu đầy đủ
23 CNTT4 Dữ liệu được lưu trữ an toàn, dễ kiếm, dễ tìm
24 CNTT5 Có khả năng phục hồi dữ liệu
25 CNTT6 Có quy định về bảo mật thông tin
26 TC1 Sẵn sàng đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động trung gian thanh toán
27 TC2 Sẵn sàng đầu tư tài sản cố định, hệ thống bảo mật, an ninh
28 TC3 Có hệ thống dự báo về doanh thu, lợi nhuận
29 TC4 Có quy trình về đầu tư tài sản cố định rõ ràng
30 DGC1 Tôi nghĩ các biện pháp quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán rất phù hợp
31 DGC2 Tôi nghĩ VTC sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán một cách hiệu quả
32 DGC3 Quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán hiện nay tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp
33 DGC4 Tôi sẽ tiếp tục đóng góp ý kiến, phản hồi những thông tin liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán
34 DGC5 Tôi nghĩ VTC sẽ đạt được kết quả quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán như ý muốn
Thang đo được sử dụng khi thiết kế bảng câu hỏi là thang đo Linkert - một trong những hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng do Rennis Likert (1932) giới thiệu Ông đã đưa ra loại thang đo 05 mức độ phổ biến từ 1-5 để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời, cụ thể: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý
2.3.2 Đánh giá kết quả khảo sát
2.3.2.1 Kết quả khảo sát Để ứng dụng mô hình trong thực tiễn, tác giả đã tiến hành điều tra 250 bảng câu hỏi được gửi cho nhân viên làm việc tại trung tâm thanh toán điện tử, các nhân viên thuộc các trung tâm, ban, bộ phận có liên quan, trong đó có 17 phiếu bị loại do không hợp lệ Do đó, số lượng mẫu còn lại để đưa vào phân tích là 233 phiếu
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ 170 mẫu trở lên Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là 50 + 8*m = 98 (m = số biến độc lập = 6) (Tabachnick và Fidell, 1996)
Nghiên cứu về cỡ mẫu do Roger thực hiện (2006) cho thấy cỡ mẫu tối thiểu áp dụng được trong các nghiên cứu thực hành là từ 150-200 Ở đây, số lượng mẫu dùng trong nghiên cứu là 233 mẫu nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu Để đánh giá thực trạng quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại VTC, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố dùng để đánh giá chất lượng quản trị rủi ro
2.3.2.2 Thực hiện kiểm định chất lượng thang đo
Sử dụng kiểm định Cronbach Alpha để đánh giá chất lượng của thang đo xây dựng, hệ số Cronbach Alpha là dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến trong bảng khảo sát của mỗi khách hàng Phương pháp này cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu Theo đó, những biến có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 mới được đánh giá là thích hợp với mô hình và đưa vào những bước phân tích tiếp theo
Qua kiểm định Cronbach Alpha, các thang đo đều có trị số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6, do đó các thang đo đều đảm bảo chất lượng tốt (Phụ lục 02)
Bảng 2.4: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt
STT Thang đo Biến đặc trưng
Cronbach Alpha của thang đo
1 PPQL PPQL1, PPQL2, PPQL3, PPQL4, PPQL5, PPQL6 0,834
2 PL PL1, PL2, PL3, PL4 0,789
3 KHTT KHTT1, KHTT2, KHTT3, KHTT4, KHTT5, KHTT6 0,816
5 CNTT CNTT1, CNTT2, CNTT3, CNTT4, CNTT5, CNTT6 0,826
6 TC TC1, TC2, TC3, TC4 0,812
7 DGC DGC1, DGC2, DGC3, DGC4, DGC5 0,898
Ngoài ra tương quan biến tổng và hệ số Cronbach Alpha nếu loại bỏ các biến đặc trưng ứng với từng thang đo cũng nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép để không phải loại trừ bất kỳ biến nào ra khỏi mô hình
2.3.2.3 Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập Để mô hình phân tích nhân tố khám phá đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi thực hiện các kiểm định như kiểm định tính thích hợp của nhân tố khám phá; kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện; kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
- Kiểm định tính thích hợp của nhân tố khám phá:
Sử dụng kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin), KMO là 1 chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của việc phân tích nhân tố khám phá, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp
Sau khi thực hiện kiểm định KMO và Bartlell (Phụ lục 03) ta được kết quả là chỉ số KMO = 0,880 (0,5 ≤ KMO ≤ 1) là kết quả thuộc loại tốt nên phân tích nhân tố khám phá là rất phù hợp với thực tế
- Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện:
Sử dụng kiểm định Bartlell để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlell nhỏ hơn 0,05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện Theo phụ lục 03, kiểm định Bartlell có Sig < 0,05, nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện
- Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố:
Sử dụng phương sai trích (%cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố đại diện Trị số phương sai tích lũy nhất thiết phải lớn hơn 50%
Phụ lục 03 cho biết trị số phương sai trích là 71,077% Điều này có nghĩa là 71,077% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát
Kết luận chương 2
Dịch vụ trung gian thanh toán đang dần trở thành một công cụ cạnh tranh hiệu quả của các doanh nghiệp trung gian thanh toán với bản thân dịch vụ của các ngân hàng trong nước và ngoài nước Những năm gần đây, dịch vụ trung gian thanh toán đã được khách hàng sử dụng ngày càng nhiều, tốc độ phát triển rất nhanh Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại cho việc phát triển hoạt động trung gian thanh toán tại VTC nói riêng và tại Việt Nam nói chung, trong đó trở ngại lớn nhất là việc quản trị rủi ro trong giao dịch, mỗi doanh nghiệp cần có những biện pháp đảm bảo quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán một cách hiệu quả nhất Chương 2 được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng VTC đã áp dụng các nguyên tắc quản trị trong quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán trong nước và thế giới như thế nào Bên cạnh đó, chương 2 còn nêu lên kết quả khảo sát nhằm đánh giá chất lượng quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán thông qua việc khảo sát nhân viên và tiến hành phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm
SPSS Dựa trên kết quả khảo sát tác giả phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại VTC Kết quả chỉ ra 6 điểm yếu: Công tác nhân sự (hoạt động đào tạo, mô tả công việc, đánh giá nhân sự); Công tác đầu tư tài sản cố định (cả về tài chính và quy trình đầu tư); Hệ thống lưu trữ dữ liệu; Công tác lãnh đạo; Công tác pháp chế; Công tác kiểm toán nội bộ và 1 thách thức mà VTC có thể chủ động có biện pháp ứng phó (Tội phạm mạng) Đây cũng là căn cứ để tác giả đề xuất các biện pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại Tổng công ty VTC trong chương 3, nhằm đem lại lợi ích cho VTC cũng như cho khách hàng.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THANH TOÁN TẠI VTC
Định hướng hoạt động quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại Tổng công ty VTC
3.1.1 Định hướng phát triển của VTC đến năm 2025
Tinh thần chủ đạo của định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 nhằm đưa VTC phát triển là kênh thanh toán của mọi nhà, chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Việt Nam Định hướng chiến lược này gồm 02 nội dung lớn như:
Chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó tinh thần cốt lõi là tập trung phát triển hoạt động thanh toán đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của VTC để tăng cường vị thế trên thị trường VTC sẽ tiến hành rà soát lại các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp từ nay đến 2015 phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế, theo hướng tăng trưởng phù hợp, an toàn, hiệu quả Ngoài ra, VTC sẽ ưu tiên tập trung phát triển hoạt động kinh doanh cổng thanh toán điện tử, với các phân đoạn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân Bên cạnh đó, VTC tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động với các đối tác công ty, các định chế tài chính lớn một cách có chọn lọc, ngoài quan hệ tín dụng cần tập trung phát triển các sản phẩm ngân hàng đại lý, ngân hàng số, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ để phát huy được hiệu quả quan hệ đa dạng với nhóm đối tác này
Chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế, tuân thủ các định hướng chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo khả năng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của VTC trong giai đoạn sắp tới VTC sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh của mình0, xác định rõ các giá trị cốt lõi và xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao vai trò quản trị của Hội đồng thành viên, tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của các thành viên Hội đồng thành viên, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban điều hành, phân định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm Bên cạnh đó, VTC vẫn tiếp tục các chương trình nâng cao năng lực quản trị chức năng như quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, … đồng thời triển khai thực hiện tổ chức và hoạt động mới của mảng kinh doanh, mảng công nghệ thông tin, …
3.1.2 Định hướng quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại VTC đến năm 2015
VTC không ngừng hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị rủi ro, nghiên cứu xây dựng bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quy chế hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro, tiến hành rà soát lại các quy trình, cơ chế quản trị rủi ro, quá trình nhận diện, đánh giá, kiểm soát rủi ro, thường xuyên cập nhật các văn bản, pháp luật quy định
Chủ động tiếp cận với hiệp hội ngân hàng, hội thảo chuyên đề về quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán, … nhằm nghiên cứu ứng dụng các dữ liệu và kinh nghiệm quản trị rủi ro
Tiếp tục thực hiện phối hợp giữa các bộ phận kinh doanh, bộ phận công nghệ thông tin, … nhằm cung cấp sản phẩm trung gian thanh toán hoàn hảo, tiện ích, đảm bảo tính đa dạng của sản phẩm, quy trình nhanh chóng nhưng vẫn đầy đủ tính an toàn, bảo mật Đẩy mạnh công tác đào tạo cho nhân viên theo chiều rộng và chiều sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thể phát huy hết năng lực, có chính sách đánh giá kiến thức năng lực cho nhân viên, và đãi ngộ nhằm tạo dựng đội ngũ nhân viên chất lượng cao.
Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại VTC
3.2.1 Về Công tác nhân sự Đào tạo nhân viên từ khi mới tuyển dụng để tạo sự nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với tổ chức Nội dung đào tạo cần đưa kiến thức về an toàn bảo mật vào các lớp hội nhập môi trường làm việc cho nhân viên và các Trưởng đơn vị để hiểu rõ về chính sách an toàn bảo mật tại VTC mà tuân thủ VTC cần xây dựng chế tài xử phạt nhân viên nếu vi phạm các quy chế an toàn bảo mật, quy chế truy cập Internet và các quy định, quy chế liên quan đến an toàn bảo mật khác
Tăng cường đào tạo kiến thức cho nhân viên bộ phận quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán theo chiều rộng và chiều sâu, tạo điều kiện cho nhân viên tiếp cận với kiến thức, kinh nghiệm của các nước trên thế giới Nếu việc đào tạo đội ngũ cán bộ đi chậm hơn quá trình hiện đại hóa doanh nghiệp thì khả năng hấp thụ công nghệ sẽ hạn chế và đi kèm với tình trạng đó là rủi ro sẽ phát sinh bất kỳ lúc nào Yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ đối với một số nhân viên, lãnh đạo trực tiếp tham gia quản trị rủi ro để có khả năng nghiên cứu tài liệu nước ngoài Sau quá trình đào tạo và làm việc thực tế, các nhân viên trong doanh nghiệp phải có những hiểu biết nhất định về các rủi ro trong giao dịch trung gian thanh toán và các biện pháp hạn chế
Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức Đồng thời, hàng năm tổ chức các Chương trình đào tạo nội bộ nhằm tập huấn cho các cán bộ, nhân viên có liên quan nắm được các quy định của pháp luật, quy định nội bộ về QTRR; hướng dẫn các phương pháp tiếp cận, xử lý các tình huống phát sinh trong công tác QTRR
VTC tuy đã tổ chức kỳ thi đánh giá nâng lực nhân viên hàng năm, nhưng vẫn chưa có quy định về việc không đạt kỳ thi, cần có chính sách đối với những nhân viên không đạt trong kỳ thi như: bắt buộc nhân viên phải tham gia lại các khóa học và thi lại, nếu thi lại vẫn không đạt thì buộc phải luân chuyển sang những vị trí thấp hơn
Bố trí công việc phù hợp với sở trường, trình độ đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát huy khả năng làm việc, tạo sự thoải mái và niềm vui trong công việc
Bên cạnh chính sách về đào tạo, VTC cũng cần có chính sách đãi ngộ nhân tài để có thể giữ chân những nhân viên giỏi phục vụ cho VTC một cách lâu dài và thu hút những ứng viên tiềm năng trên thị trường lao động Xây dựng chiến lược đào tạo, phối hợp chặt chẽ với chiến lược sử dụng nguồn nhân lực cho từng giai đoạn, chỉ giao nhiệm vụ quan trọng cho người có đạo đức, tâm huyết với VTC Chế độ thưởng phạt nghiêm minh, cơ chế đánh giá nhân viên công bằng, khách quan Chính sách tiền lương được trả phù hợp với năng lực của nhân viên và tương xứng với mức độ công việc được giao Ngoài ra, VTC cần xây dựng tiến trình nghề nghiệp cho mỗi nhân viên thật rõ ràng và phổ biến cho nhân viên để nhân viên có thể xác định được hướng đi trong tương lai, nghề nghiệp của mình
Về Công tác đầu tư tài sản cố định
VTC cần trình Bộ thông tin và truyền thông phê duyệt việc tăng cường trích lập quỹ đầu tư từ lợi nhuận thu được, đặc biệt phục vụ đầu tư tài sản cố định, tài sản công nghệ thông tin
VTC cần chú ý ưu tiên đầu tư vào các công nghệ bảo mật và an toàn dữ liệu, bởi vì công nghệ không ngừng được cải tiến và thay đổi liên tục Trong môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng, khi nền kinh tế càng phát triển thì việc đánh cắp thông tin, tin tặc, … cũng không ngừng phát triển, vì vậy công nghệ bảo mật cũng phải không ngừng được cải tiến, đổi mới Bên cạnh đó, VTC cần chú trọng vấn đề này vì chính việc xây dựng được những công nghệ bảo mật, an toàn sẽ tạo được lòng tin nơi khách hàng, tạo cho khách hàng sự yên tâm, niềm tin khi giao dịch tại VTC
3.2.2 Về hệ thống lưu trữ dữ liệu
Hình 3.1: Phần mềm Veeam Backup & Replication Đề xuất áp dụng Hệ thống Veeam Backup & Replication quản lí tập trung các công việc backup hay restore Tránh tình trạng quên backup các server do số lượng server phải quản lí lớn Đề xuất thuê trung tâm dữ liệu dự phòng DR, giải pháp này giúp giải quyết vấn đề gián đoạn hoạt động khi thảm họa diễn ra, bảo đảm tính an toàn của dữ liệu, giảm thiểu tổn thất và đồng thời, cho phép doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục Cụ thể, đây là giải pháp đảm bảo khả năng khôi phục dữ liệu tại một trung tâm dữ liệu dự phòng, khi trung tâm dữ liệu chính gặp thảm họa gây ngưng trệ hoạt động trao đổi thông tin của tổ chức, doanh nghiệp Giải pháp này là mô hình áp dụng cho các doanh nghiệp có yêu cầu tính sẵn sàng cao như các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Trung tâm dữ liệu chính (Data Center – DC site): Bao gồm hệ thống các thiết bị máy chủ, máy trạm, thiết bị lưu trữ, các thiết sao lưu, hệ thống mạng (LAN/WAN), hệ thống điện và lưu điện
Trung tâm dự phòng dữ liệu từ xa (Disaster Recovery – DR site): Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu khôi phục dữ liệu sau thảm họa của tổ chức, doanh nghiệp mà có thể thuê theo nhiều mức Mức đơn giản nhất là trang bị máy chủ hoặc tủ đĩa lưu trữ để đồng bộ dữ liệu Mức cao cấp nhất là xây dựng một Trung tâm dữ liệu dự phòng với đầy đủ trang thiết bị như hệ thống trung tâm dữ liệu chính, sao lưu, bảo vệ toàn bộ dữ liệu của hệ thống, duy trì tính liên tục của hệ thống
Kênh truyền dữ liệu giữa 02 site: Hệ thống kết nối hai site chính là yếu tố quyết định hình thức đồng bộ dữ liệu
Hệ thống phần mềm quản lý và điều hành: Cho phép thiết lập cơ chế nhân bản dữ liệu, quản lý và điều hành các phiên giao tiếp giữa hai site (DC và DR), thiết lập các chính sách, lập lịch cho phép tự động đồng bộ và phục hồi hệ thống sau thảm họa
Hình 3.2: Mô hình giải pháp DR
3.2.3 Về công tác lãnh đạo
3.2.3.1 Thay đổi tư duy, cách làm
Các cấp lãnh đạo cần xúc tiến cơ cấu lại Bộ máy quản trị rủi ro trung gian thanh toán (các thành viên của Ban quản trị vẫn còn trực thuộc Trung tâm thanh toán điện tử, Ban tài chính – kế hoạch, vẫn còn kiêm nhiệm chức danh khác) theo hướng tách biệt Bộ phận quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán thành 01 bộ phận độc lập, giúp cho nhân viên có thể chuyên sâu hơn công việc chuyên môn của mình, và có được toàn thời gian cho công việc, điều đó sẽ giúp đạt được kết quả công việc tốt hơn
Yêu cầu cấp thiết thành lập Bộ phận Quản trị rủi ro độc lập có trách nhiệm kiểm tra và giám sát theo các quy định của pháp luật tại đơn vị; quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, nhân viên có liên quan trong quá trình tác nghiệp để đảm bảo việc thực hiện quy chế nội bộ về QTRR Cử đầu mối là thành viên Ban lãnh đạo, chịu trách nhiệm về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về QTRR tại đơn vị và đăng ký với Cục Phòng, chống rửa tiền, các cơ quan chức năng khác theo quy định
3.2.3.2 Xây dựng hệ thống cảnh báo – báo cáo
- Giao dịch thanh toán bằng số dư Ví điện tử VTC
Khuyến cáo hệ thống VTC cấu hình việc phát hiện và tự động tạm khóa các tài khoản Ví điện tử cho đến khi khách hàng cung cấp được thông tin xác thực, nếu phát hiện ra các trường hợp nghi vấn như:
Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý nhằm quản lý tiến trình giao dịch trên mạng, làm cơ sở điều chỉnh hoạt động trung gian thanh toán Ngoài ra, do trung gian thanh toán là lĩnh vực mới mẻ, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản, quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động này, các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực, quan tâm hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để đảm bảo các quy định đã ban hành được hiểu và thực hiện đúng Vì công nghệ thông tin phát triển ngày càng nhanh chóng nên hệ thống pháp luật cần phải cập nhật thường xuyên, kịp thời, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu Bên cạnh đó, cần xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chữ ký điện tử được nhanh chóng, chính xác Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng các chuẩn mực trong giao dịch trung gian thanh toán dựa trên các nguyên tắc của quốc tế, như nguyên tắc quản trị rủi ro của Basel
Ngân hàng Nhà nước cần có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho toàn ngành, trên cơ sở đó các doanh nghiệp xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ, tiện ích để cung cấp cho khách hàng của mình
Tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin và thương mại điện tử, kiến thức trình độ cho cán bộ Ngân hàng Nhà nước, để họ có đủ năng lực, kiến thức ban hành các văn bản pháp luật đúng đắn, theo kịp với trình độ phát triển của nền kinh tế và xã hội Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức hội thảo, hội nghị nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước về công tác quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán
Hoàn thiện nội dung thanh tra giám sát hoạt động TGTT tại doanh nghiệp dựa trên các chuẩn mực đã được xây dựng, tiến hành cấp chứng nhận cho những doanh nghiệp nào đáp ứng được chuẩn mực Biện pháp này đồng thời giúp cho khách hàng đánh giá được mức độ an toàn trong hoạt động trung gian thanh toán của từng doanh nghiệp và củng cố lòng tin của họ khi sử dụng dịch vụ này
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước có thể thiết lập bộ phận trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để việc quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán được chuyên nghiệp hơn, và đồng thời cũng là trung tâm thông tin các rủi ro, biện pháp hạn chế của các doanh nghiệp, tương tự như Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Cần có biện pháp đầu tư xây dựng hạ tầng truyền thông mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ Internet, tăng tốc đường truyền, tránh tình trạng nghẽn mạng, đặc biệt là đường truyền mạng quốc tế, đảm bảo tính bảo mật đường truyền cao Xây dựng hạ tầng cơ sở về thông tin, trung tâm chứng thực, hạ tầng thanh toán điện tử, cổng thanh toán, tạo điều kiện khuyến khích các nhà cung cấp giải pháp an ninh mạng phát triển Việc đầu tư này đòi hỏi tiềm lực về tài chính và nguồn nhân lực chất lượng cao Trong điều kiện nguồn lực tài chính của Chính phủ còn hạn chế như hiện nay, Nhà nước nên xã hội hóa việc đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ cho lĩnh vực này Một khi có sự tham gia của yếu tố tư nhân, có sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ thì sẽ giúp hạn chế độc quyền viễn thông, hiện đại hóa hạ tầng hệ thống thông tin và nâng cao chất lượng dịch vụ mạng cũng như các dịch vụ bảo mật
Các cơ quan quản lý cũng cần phối hợp với các học viện, ngân hàng, viện nghiên cứu công nghệ trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về an toàn thông tin trong lĩnh vực trung gian thanh toán để có được đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt và những nghiên cứu mang tính ứng dụng cao
Bảo đảm an ninh cho trung gian thanh toán cũng như các dịch vụ trên Internet là một cuộc chiến khó khăn và lâu dài Cuộc chiến đó sẽ khó thành công nếu chỉ có sự nỗ lực của một số ít người Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và bản thân các doanh nghiệp và ngân hàng phải hiểu rõ nguy những nguy cơ, rủi ro mà họ có thể gặp phải cùng với các biện pháp phòng tránh để có thể bảo vệ bản thân mình và công đồng, xã hội trên môi trường mạng Chính phủ cần tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện về công nghệ thông tin và trung gian thanh toán, đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền tới các tổ chức, người dân về vấn đề bảo đảm an ninh mạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài phát thanh và báo chí và qua việc xuất bản các tài liệu, tổ chức hội thảo
Nâng cao nhận thức xã hội là một vấn đề lớn, không thể thực hiện đồng loạt trong một sớm một chiều, vì thế chúng ta phải giải quyết theo từng giai đoạn một Giai đoạn đầu nên tập trung vào phân khúc khách hàng có trình độ cao, nhận thức tốt, có khả năng giao dịch nhiều để triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền rất tốt Khi nhận thức của nhóm khách hàng này đã được nâng cao, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện nâng cao nhận thức cho những nhóm khách hàng có thu nhập thấp hơn và trình độ nhận thức thấp hơn
Chính phủ cần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu ban hành khung pháp lý, các tiêu chuẩn, điều kiện để các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán tại Việt Nam nghiên cứu, có lộ trình chuẩn bị triển khai áp dụng
Chính phủ có thể kết hợp các mối quan hệ quốc tế, cho phép lãnh đạo một số doanh nghiệp tháp tùng các đoàn công tác của Chính phủ để học tập kinh nghiệm về quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán ở các đơn vị lớn trên thế giới
Ngày nay quy mô cũng như khả năng lan rộng các nguy cơ mất an toàn thông tin không chỉ phát sinh trong phạm vi một quốc gia, tội phạm mạng có thể thực hiện hành vi phạm tội trên phạm vi toàn cầu Do đó cần có sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh mạng, tổ chức hoặc tham gia các hội nghị về an ninh mạng trong khu vực và trên thế giới để tìm hiểu, cập nhật kiến thức về an ninh mạng cũng như đạt được một cái nhìn thống nhất với các quốc gia khác về lĩnh vực này
Cơ quan quản lý nhà nước có thể phối hợp với cơ quan quản lý các nước trong khu vực và trên thế giới để xây dựng khung chung đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ hạ tầng thông tin trọng yếu
Hợp tác với các chính phủ liên quan đến an ninh mạng, cảnh sát quốc tế của các nước nhằm xây dựng văn hóa an ninh mạng, các tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh báo và kịp thời phản ứng nhanh trước các sự kiện an ninh mạng, để có thể xử lý sớm và triệt để tội phạm mạng
Xuất phát từ kết quả phân tích, đánh giá trong chương 2, chương 3 đã được thiết kế, xây dựng dựa trên sự kết hợp của các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội sau đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề bất cập, khó khăn và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tại VTC, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển sản phẩm trung gian thanh toán đa dạng hơn Đồng thời chương 3 cũng đưa ra những giải pháp với cấp quản lý vĩ mô nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi giúp VTC nói riêng và các doanh nghiệp cùng ngành tại Việt Nam nói chung có thể quản trị rủi ro hoạt động trung gian thanh toán tốt hơn, tăng tốc phát triển nhanh, hành động ngay để hạn chế những rủi ro, góp phần phát triển mạnh mẽ và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.