ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- PHẠM QUÝ ĐỨC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỔ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội, 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM QUÝ ĐỨC
ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN VTC)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Ngọc Dinh
Hà Nội - 2014
Trang 31
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
PHẦN NỘI DUNG 11
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ THỐNG ĐỔI MỚI VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH 11
1.1 Công nghệ truyền hình 11
1.1.1 Định nghĩa công nghệ 11
1.1.2 Khái niệm chung về truyền hình 13
1.1.3 Khái niệm truyền hình số 15
1.2 Sản phẩm và dịch vụ truyền hình 16
1.2.1 Khái niệm sản phẩm và dịch vụ 16
1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ của truyền hình 18
1.2.3 Kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền 21
1.3 Hệ thống đổi mới và quá trình đổi mới trong doanh nghiệp 23
1.3.1 Khái niệm đổi mới (Innovation) 23
1.3.2 Nguồn gốc của đổi mới 24
1.3.3 Đặc điểm của hoạt động đổi mới 26
1.3.4 Bản chất của hệ thống đổi mới 30
1.3.5 Cách tiếp cận lý thuyết đổi mới 31
1.3.6 Các lĩnh vực đổi mới trong doanh nghiệp 32
1.3.7 Quá trình đổi mới trong doanh nghiệp 34
1.3.8 Các điều kiện để hình thành hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp 37
* Kết luận chương 1 41
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TẠI VTC 42
2.1 Tổng quan về xu hướng số hóa phát thanh, truyền hình 42
2.1.1 Xu thế trên thế giới 42
2.1.2 Xu hướng số hóa phát thanh, truyền hình tại Việt Nam 42
2.2 Tổng quan về thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam 43
2.3 Tổng quan về Tổng công ty VTC 45
2.3.1 Lịch sử và pháp lý 45
2.3.2 Mục tiêu phát triển chung của Tổng công ty VTC: 46
2.3.3 Cơ cấu tổ chức 46
2.3.4 Giới thiệu Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC 49
2.4 Một số đặc điểm về hoạt động kinh doanh sản phẩm: Giới thiệu công ty VTC Dịch vụ truyền hình số - VTC Digital 51
2.4.1 Quá trình thành lập và lịch sử phát triển 51
2.4.2 Năng lực, nhiệm vụ, chức năng của Công ty VTC Digital 51
2.4.3 Mô hình kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền VTC Digital 52
2.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh và triển khai dịch vụ trong những năm gần đây 55
2.4.5 Một số vấn đề còn tồn tại về sản phẩm và dịch vụ 57
2.5 Một số đặc điểm về hoạt động công nghệ: Giới thiệu trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ 60
Trang 42
2.5.1 Tổng quan về Trung tâm nghiên cứu và Phát triển công nghệ 60
2.5.2 Cơ cấu Tổ chức 65
2.5.3 Các dự án, công trình đã hoàn thành 68
2.5.4 Các dự án liên kết nghiên cứu phát triển công nghệ 69
2.5.5 Cơ sở vật chất, nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu 69
2.5.6 Chế độ đào tạo bồi dưỡng cán bộ 70
2.5.7 Chế độ chính sách tiền lương 70
2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh truyền hình trả tiền tại Việt Nam 72
2.6.1 Đánh giá chung về mức độ cạnh tranh trong ngành 72
2.6.2 Đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp 73
* Kết luận chương 2 83
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ĐỔI MỚI ĐỂ TẠO KHÁC BIỆT TRONG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA VTC 84
3.1 Đề xuất một số hướng mục tiêu để phát triển dịch vụ truyền hình số của doanh nghiệp trong thời gian tới 84
3.1.1 Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong phương thức thị trường truyền thống 84
3.1.2 Đổi mới doanh nghiệp để tạo năng lực đổi mới sản phẩm dịch vụ trong thị trường mới 86
3.2 Giải pháp xây dựng hệ thống đổi mới tại doanh nghiệp 87
3.2.1 Những nguyên lý chung 87
3.2.2 Ươm tạo công nghệ và lợi ích của vườn ươm 90
3.2.3 Mô tả Vườn ươm sáng tạo KH&CN tại VTC 91
3.3 Một số đề xuất khác 97
* Kết luận chương 3 99
KẾT LUẬN 100
KHUYẾN NGHỊ 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 105
Trang 53
LỜI CẢM ƠN
Xin được bày tỏ sự kính trọng và biết ơn PGS.TS Đặng Ngọc Dinh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện, để luận văn hoàn thành
Trân trọng cảm ơn các thầy cô Khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện để luận văn được bảo vệ
Cảm ơn các cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp tại Tổng Công ty truyền thông
đa phương tiện VTC, Công ty VTC dịch vụ truyền hình số, Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ đã tạo điều kiện trong quá trình tác giả thực hiện luận văn
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng nhiều nhưng do thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cô để luận văn có thể hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn./
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2014
Tác giả
Phạm Quý Đức
Trang 64
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TT&TT Bộ Thông tin và truyền thông
CNTT Công nghệ thông tin
HDTV High-definition television
Truyền hình độ phân giải cao
KH&CN Khoa học và công nghệ
NIC Newly Industrialized Country
Nước công nghiệp mới
R&D Research & Development
Nghiên cứu và triển khai
OECD Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
ISO International Organization for Standardization
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế
SDTV Standard-definition television
Truyền hình độ phân giải tiêu chuẩn
TTNC Trung tâm nghiên cứu
Trang 75
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng thuê bao của các công ty truyền hình trả tiền 44
Bảng 2.2: Số lượng kênh truyền hình phát sóng kỹ thuật số VTC Digital 53
Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh VTC Digital 55
Bảng 2.4: Số lượng thuê bao phát triển của VTC Digital 56
Bảng 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng dịch vụ theo gói thuê bao 56
Bảng 2.6: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ VTC 58
Bảng 2.7: Bảng mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ truyền hình số của VTC 59
Bảng 2.8: Chất lượng nhân lực KH&CN của TTNC 66
Bảng 2.9: Thống kê trình độ nhân lực của TTNC qua các năm 67
Bảng 2.10: Thống kê các dự án đã hoàn thành của TTNC qua các năm 68
Bảng 2.11: Bảng lương bình quân của các khối phòng ban chức năng 70
Trang 86
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc
độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây ngành truyền hình đang phát triển rất mạnh, nhiều đơn vị được cấp phép tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ truyền hình Điều này đã làm cho thị trường truyền hình trả tiền trở nên rất sôi động
Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và đưa công nghệ truyền hình kỹ thuật số áp dụng thành công vào Việt Nam từ năm 2000, có ý nghĩa quan trọng để Bộ Thông tin và Truyền thông, Chính phủ làm căn cứ hoạch định Chiến lược phát triển ngành Truyền hình Việt Nam theo công nghệ kỹ thuật số tiên tiến theo Đề án “Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020” Với tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm, dịch vụ truyền hình kỹ thuật số của VTC đã và đang
có một số lượng lớn khách hàng trải rộng khắp cả nước Tuy nhiên trong vài năm gần đây, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ truyền hình của VTC đang có xu hướng giảm, tỷ lệ khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ hoặc chuyển sang dùng dịch vụ của các nhà cung cấp khác có xu hướng gia tăng Trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh gắt gao của nhiều nhà cung cấp dịch
vụ, việc thu hút cũng như việc giữ khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình là yếu tố then chốt giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển ổn định Vấn đề đổi mới công nghệ, trong đó đổi mới sản phẩm (bao gồm dịch vụ và hàng hóa) sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho tăng trưởng và phát triển cũng như khả năng cạnh tranh của Tổng công ty VTC Điều này là do khi tiến hành đổi mới, doanh nghiệp tạo ra giá trị kinh tế thông qua việc đưa ra thị
Trang 97 trường những sản phẩm mới, đặc biệt là các dịch vụ mới, thay đổi quá trình sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn, hay cấu trúc lại tổ chức để đáp ứng tốt hơn với
sự cạnh tranh ngày càng tăng
Nghiên cứu vấn đề hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp sẽ đưa ra những luận điểm mới giúp Tổng công ty VTC đổi mới các quan điểm trong tư duy phát triển sản phẩm và cơ chế quản lý hoạt động R&D tại doanh nghiệp, từ đó khắc phục những hạn chế, giúp Tổng công ty có thể phát triển hơn trong tương lai thông qua việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mang tính đổi mới
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Nghiên cứu về đổi mới và hệ thống đổi mới là một vấn đề rộng, được phân
chia thành nhiều phạm vi như: ngành, liên ngành, các công ty, vùng, quốc gia
và phạm vi toàn cầu Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện tại một số quốc gia trên thế giới đặc biệt là tại khối các nước thuộc tổ chức OECD cũng như nhiều nước thuộc khối các nước NIC và một số nước đang phát triển khác tại Đông Âu, châu Á và châu Mỹ La tinh
Xét về mặt lịch sử, theo C.Freeman, B-A, Lundvall là người đầu tiên sử dụng khái niệm hệ thống quốc gia về đổi mới và cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 Nhưng dưới dạng sách được xuất bản thì chính C.Freeman là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này khi ông mô tả về chính sách công nghệ và phát triển khinh
tế của Nhật Bản Năm 1991, lần đầu tiên các cách tiếp cận khác nhau về hệ
thống quốc gia về đổi mới đã được McKelvey so sánh trong cuốn “How do
National Systems of Innovation Differ? A Critical Analysis of Porter, Freeman, Lundvall and Nelson, in G.M Hodgson and Screpanti (eds) Rethinking Economics - Markets Technology and Economic Evolution” năm 1991 Năm
1993, R.Nelson xuất bản cuốn sách nổi tiếng “National Systems of Innovation
- A Comparative Study” trong đó so sánh các hệ thống quốc gia về đổi mới của
14 nước.Theo Nelson, hệ thống đổi mới quốc gia là “một sự kết hợp, liên quan giữa kiến thức của các tổ chức nghiên cứu và việc thực hiện đổi mới tại các doanh nghiệp trong quốc gia” (Nelson, 1993, trích trong Annamária Inzelt,
Trang 108 2004). Trên thực tế, đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để khảo sát và làm rõ quan hệ tương tác giữa hoạt động KH&CN và các hoạt động kinh tế xã hội trong một quốc gia Tuy nhiên không một cách tiếp cận nào cho phép quan sát các tương tác này trong một khuôn khổ vừa bao quát vừa tiếp cận đến mục đích cuối cùng của các hoạt động KH&CN là đưa ra sản phẩm mới
Với chủ đề về hệ thống đổi mới, tại Việt Nam đã có một số tác giả trong nước nghiên cứu về vấn đề này:
Tác giả Nguyễn Mạnh Quân (2007) có một số nghiên cứu như:“Nghiên cứu
về nhận dạng hệ thống đổi mới quốc gia tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quôc tế”; “Hệ thống đổi mới quốc gia: Một cách tiếp cận gắn KH&CN với kinh tế, xã hội” và “Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN: Tiếp cận từ góc độ hệ thống đổi mới.”
Tác giả Nguyễn thị Thu Hằng, (2010) đã nghiên cứu về đề tài “Mối quan
hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: một nghiên cứu tại Việt Nam”
Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu trên là tiếp cận lý thuyết ở phạm vi hệ thống đổi mới quốc gia, mối liên kết giữa doanh nghiệp - viện nghiên cứu - trường đại học, các nghiên cứu này chủ yếu phục vụ cho các vấn đề quản lý của nhà nước Hiện nay chưa có những nghiên cứu hệ thống đổi mới từ góc độ của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong ngành truyền hình Trong khi, đây có thể là vấn đề mấu chốt liên quan tới toàn bộ các nội dung nghiên cứu của các tác giả
3 Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết của viêc hình thành hệ thống đổi mới tại doanh nghiệp, đề xuất xây dựng mô hình ươm tạo công nghệ để tạo ra năng lực đổi mới tại Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC
4 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 119
- Phạm vi nội dung :Đề tài không đi vào nghiên cứu tất cả các lý luận về hệ
thống đổi mới mà chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu khái niệm và các ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp
- Khách thể nghiên cứu: Tổng Công ty truyền thông đa phương tiện VTC
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013
5 Mẫu khảo sát:
Mẫu quan sát: Tiến hành khảo sát tại Tổng công ty VTC và các đơn vị trực
thuộc gồm:
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ
- Công ty VTC dịch vụ truyền hình số VTC Digital
Mẫu phỏng vấn: một số cán bộ và nhà quản lý tại doanh nghiệp (10 người) và
một số chuyên gia trong lĩnh vực liên quan (2 người)
6 Câu hỏi nghiên cứu
Ứng dụng hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp như thế nào để tạo ra sự khác biệt trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ của truyền hình – Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC?
7 Giả thuyết nghiên cứu:
Vận dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới để xây dựng mô hình vườn ươm công nghệ trong doanh nghiệp sẽ tạo ra khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của VTC
8 Phương pháp chứng minh:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu,
phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước, các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đọc và phân tích các bài viết liên quan tới nội dung nghiên cứu từ nguồn tài liệu: văn bản, sách, tạp chí, tài liệu trên mạng Internet… để tìm kiếm những vấn đề liên quan
- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn được thực hiện để thu
thập những thông tin định tính nhằm bổ sung, giải thích cho các thông tin định
Trang 1210 lượng Đồng thời, phương pháp giúp cung cấp những thông tin mới mà số liệu định lượng không thu được Sử dụng phỏng vấn sâu để đánh giá các vấn đề lớn của đề tài, đặc biệt sử dụng ý kiến chuyên gia để xây dựng mô hình thích hợp với hoạt động của doanh nghiệp
- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát tự do giúp phát hiện vấn đề,
đồng thời làm rõ thêm một số thông tin trong các kết quả phỏng vấn và kết quả nghiên cứu tài liệu Quan sát các hoạt động liên quan đến các vấn đề quản lý KH&CN và kinh doanh sản phẩm dịch vụ tại doanh nghiệp, cũng như các cơ chế chính sách thúc đẩy quá trình đổi mới
9 Kết cấu luận văn
Luận văn được trình bày bởi các phần sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài, tổng quan tình
hình nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa hệ thống đổi mới và doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình tại
VTC
Chương 3: Ứng dụng hệ thống đổi mới để tạo khác biệt trong sản phẩm dịch
vụ của VTC
Kết luận và khuyến nghị
Trang 1311
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ THỐNG ĐỔI MỚI VÀ DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH
1.1 Công nghệ truyền hình
1.1.1 Định nghĩa công nghệ
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về công nghệ
Theo Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu
và thông tin Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ1
Theo các tài liệu nghiên cứu của tác giả Vũ Cao Đàm thì có 3 khái niệm về công nghệ2:
- Khái niệm 1: “Công nghệ là một trật tự nghiêm ngặt các thao tác của
quá trình chế biến vật chất/thông tin”
- Khái niệm 2: “Công nghệ là một phương tiện (device) chế biến vật
chất/thông tin, gồm: Phần cứng và Phần mềm”
- Khải niệm 3 (Mô hình Sharif): “Công nghệ là một cơ thể (hệ thống) tri
thức về quá trình chế biến vật chất hoặc thông tin về phương tiện và phương pháp chế biến vật chất và/hoặc thông tin Công nghệ gồm 4 yếu tố: Kỹ thuật (Technoware); Thông tin (Inforware); Con người (Humanware); Tổ chức (Orgaware)”
Theo Luật Khoa học và Công nghệ (2000): “Công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”
1 Nguyễn Đăng Dậu, Nguyễn Xuân Tài (2006), Giáo trình Quản lý Công nghệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
2 Vũ Cao Đàm(2005), Công nghệ luận, Bài giảng cho học viên Cao học Quản lý KH&CN
Trang 1412
Theo Luật Chuyển giao Công nghệ (2006): “Công nghệ là giải pháp, quy
trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”
Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm công nghệ theo cách tiếp cận
có chọn lọc của hai văn bản Luật
Hình 1.1: Công nghệ là công cụ biến đổi
Các thành phần của công nghệ:
- Phần kỹ thuật(Technoware): Công nghệ hàm chứa trong các vật thể Bao gồm các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng khác Trong công nghệ sản xuất, các vật thể này thường làm thành dây chuyền để thực hiện quá trình biến đổi (thường gọi là dây chuyền công nghệ), ứng với mỗi quy trình công nghệ nhất định, đảm bảo tính liên tục của quá trình công nghệ
- Phần con người (Humanware): Công nghệ hàm chứa trong kỹ năng công nghệ của con người làm việc trong công nghệ
Bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng do học hỏi, tích lũy được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lao động…
- Phần thông tin (Inforware): Công nghệ hàm chứa trong các dữ liệu đã được liệu hóa được sử dụng trong công nghệ
Môi trường công nghệ
Hoạt động sản xuất Nguồn lực
Công nghệ
Hàng hoá
Dịch vụ
Trang 1513 Bao gồm: các dữ liệu về phần kỹ thuật, về phần con người và phần tổ chức Ví dụ, dữ liệu về phần kỹ thuật như: Các thông số về đặc tính của thiết bị, số liệu về vận hành thiết bị, để duy trì và bảo dưỡng, dữ liệu để nâng cao và dữ liệu để thiết kế các bộ phận của phần kỹ thuật
- Phần tổ chức (Organware): Công nghệ hàm chứa trong khung thể chế để xây dụng cấu trúc tổ chức
Bao gồm: Cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền, của các thành phần trong bộ máy, cơ chế điều hành, các chuẩn mực lề lối quan hệ
Những tác động qua lại của các thành phần là rất phức tạp Tất cả 4 thành phần của Công nghệ đều bổ xung lẫn nhau và đồng thời cần thiết cho bất kỳ sự biến đổi nào Không có sự biến đổi nào có thể xảy ra mà thiếu hẳn 1 trong 4 thành phần đó
1.1.2 Khái niệm chung về truyền hình
“Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện” [6,5]
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng
Hy Lạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'', còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa Ghép hai từ đó lại
“Televidere” có nghĩa là xem được ở xa Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp
là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение” Như vậy, dù có phát triển bất
cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tôc độ như
vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế -
xã hội, an ninh, quốc phòng
Trang 1614
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung
Công nghệ truyền hình
Từ góc độ công nghệ, truyền hình là một thực thể công nghệ với tập hợp đầy đủ các yếu tố cấu thành như các đặc điểm của công nghệ đã nêu ở trên Nhìn tổng quát, truyền hình là một hệ thống các nhà máy sản xuất và hệ thống phân phối sản phẩm với hàng hóa đặc thù là chương trình truyền hình
Hoạt động truyền hình được phân thành hai giai đoạn chính là: sản xuất và phân phối
- Giai đoạn sản xuất tập trung vào việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng nội dung tốt, đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng khán giả
- Giai đoạn phân phối sẽ tập trung vào việc làm sao đưa sản phẩm đến được đúng đối tượng khán giả
Sản phẩm của công nghệ truyền hình có thể là một sản phẩm vô hình ( thông tin) hoặc hữu hình (máy móc, dây chuyền thiết bị kỹ thuật)
Phân loại công nghệ truyền hình
Căn cứ theo giai đoạn của quá trình hình thành sản phẩm và phân phối, công nghệ truyền hình có thể được phân loại thành các nhóm:
Trang 1715 Những phân loại này chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá phân loại hệ thống thiết bị kỹ thuật
1.1.3 Khái niệm truyền hình số
Các hệ thống truyền hình phổ biến hiện nay như: NTSC, PAL, SECAM là các hệ thống truyền hình tương tự (Analog) Tín hiệu Video là hàm liên tục theo thời gian Tín hiệu truyền hình tương tự (từ khâu tạo dựng, truyền dẫn, phát sóng đến khâu thu tín hiệu) đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhiễu (từ nội bộ hệ thống và từ bên ngoài) làm giảm chất lượng hình ảnh Để khắc phục những hiện tượng này người ta mã hóa tín hiệu hình ở dạng số để xử lý
Truyền hình số (DTV) là tên gọi một hệ thống truyền hình mà tất cả các thiết bị kỹ thuật từ Studio cho đến máy thu đều làm việc theo nguyên lý kỹ thuật số Trong đó, một hình ảnh quang học do camera thu được qua hệ thống ống kính, thay vì được biến đổi thành tín hiệu điện biến thiên tương tự sẽ được biến đổi thành một dãy tín hiệu nhị phân (dãy các số 0 và 1) nhờ quá trình biến đổi tương tự - số
Như vậy có thể khái quát: “truyền hình số sử dụng phương pháp số để tạo,
lưu trữ và truyền tín hiệu của chương trình truyền hình trên kênh thông tin” 3
Những lợi ích khi sử dụng truyền hình số:
Truyền hình số là hình thức phát sóng hiệu quả hơn so với truyền hình analog, giải phóng sóng tín hiệu cho nhiều dịch vụ mới đa dạng Truyền hình
số cung cấp hình ảnh tốt, âm thanh trong trẻo, nhiều kênh hơn và cả truyền hình chất lượng cao (HDTV) khi sử dụng cùng tivi chất lượng cao Truyền hình số cũng sẽ cho phép nhiều dịch vụ hơn hẳn so với truyền hình phát sóng Analog
Yêu cầu khi sử dụng truyền hình số:
- Đầu thu kỹ thuật số: Có chức năng chính là thu tín hiệu và giải mã tín hiệu truyền hình số, mỗi loại đâu thu sử dụng để thu tín hiệu từ các nguồn phát khác nhau như truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, truyền hình cáp số,
3 Theo Đỗ Hoàng Tiến, Dương Thanh Phương (2004) Giáo trình kỹ thuật truyền hình, NXB Khoa học và kỹ thuật
Trang 1816 truyền hình Internet… và giải mã tín hiệu thành các định dạng như tín hiệu truyền hình HDTV và SDTV Ngoài ra đầu thu kỹ thuật số còn có thể thu và giải mã tín hiệu radio và truyền số liệu (hình ảnh, văn bản, lịch chương trình EPG, dữ liệu …) và hỗ trợ hệ thống khoá mã
- Tivi kỹ thuật số: là loại tivi tích hợp sẵn bộ thu giải mã kỹ thuật số, có thể nhận tín hiệu phát sóng kỹ thuật số của các đài truyền hình người dùng không cần sử dụng thêm đầu thu giải mã tín hiệu số
1.2 Sản phẩm và dịch vụ truyền hình
1.2.1 Khái niệm sản phẩm và dịch vụ
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường Mỗi sản phẩm khi được sản xuất ra đều nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu nhất định của người tiêu dùng Càng ngày, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người về các loại sản phẩm với số lượng đa dạng, chất lượng cao càng nhiều Ngày nay, khi sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra không chỉ đáp ứng những nhu cầu về giá trị vật chất mà cả về những yếu tố về tinh thần, văn hoá của người tiêu dùng
Theo ISO 9000:2000 trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định nghĩa là
“kết quả của các hoạt động hay quá trình” Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ
tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất
cụ thể và các dịch vụ Tất cả các tổ chức hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đều có thể tạo ra và cung cấp sản phẩm của mình cho xã hội Mặt khác, bất kỳ một yều tố vật chất nào hoặc một hoạt động do tổ chức nào cung cấp nhằm đáp ứng những yêu cầu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đều có thể được gọi là sản phẩm
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình tương ứng với hai bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm của sản phẩm Phần cứng của sản phẩm là các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện dưới một hình thức cụ thể rõ ràng bao gồm những vật thể bộ phận và những vật thể được lắp ráp, kể cả những nguyên vật liệu đã được chế biến Các thuộc tính
Trang 1917 phần cứng phản ánh giá trị sử dụng khác nhau như chức năng, công dụng kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm Tính hữu ích của các thuộc tính sản phẩm này phụ thuộc rất chặt chẽ vào mức độ đầu tư của lao động và trình độ kỹ thuật sử dụng trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp
Phần mềm của sản phẩm bao gồm các loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng
và các yếu tố như thông tin, khái niệm, các dịch vụ đi kèm đáp ứng những nhu cầu tinh thần, tâm lý xã hội của khách hàng Những yếu tố phần mềm của sản phẩm ngày càng thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chính những yếu tố phần mềm lại tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh khó sao chép hơn là những yếu tố phần cứng của sản phẩm, cẩu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh có thể được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Hình 1.2: Cấu trúc của một sản phẩm hoàn chỉnh
Đối với khái niệm dịch vụ, hiện nay có những quan niệm khác nhau, nhưng theo cách hiểu phổ biến: Dịch vụ là một sản phẩm mà hoạt động của nó là vô hình Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do khách hàng sở hữu mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu Hoặc theo cách hiểu khác: Dịch vụ là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty cung ứng dịch vụ
Theo ISO 8402 định nghĩa: “ Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động
tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp úng nhu cầu của khách hàng”
Dịch vụ bao gồm 3 bộ phận hợp thành:
+ Dịch vụ căn bản
Trang 2018 + Dịch vụ hỗ trợ
+ Dịch vụ toàn bộ
1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ của truyền hình
Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình là phương tiện ra đời muộn, và là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ phát triển Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo hình, tiếng của
điện ảnh và phát thanh Sản phẩm của truyền hình là hàng hóa thông tin 4 Giá trị của sản phẩm nằm ở thông tin được tiếp nhận trực tiếp bởi con người thông qua sự trợ giúp của thiết bị (tivi, máy tính…) Thông qua các sản phẩm của truyền hình, khán giả tiếp nhận được thông tin cần thiết Các sản phẩm của truyền hình thể hiện sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xác cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh, tính hình tượng của hội họa, cảm xúc của âm nhạc… Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật công nghệ giúp truyền hình tạo ra phương pháp mới trong truyền đạt thông tin Để có được sản phẩm truyền hình tốt thì chương trình phải luôn luôn phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu của khán giả
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ số nói riêng và công nghệ thông tin nói chung, cùng với xu thế hội tụ công nghệ, nhiều hình thức phân phối sản phẩm truyền hình mới xuất hiện như truyền hình số, truyền hình theo yêu cầu, truyền hình Internet… công nghệ phân phối truyền hình không còn là đặc thù nữa mà trở nên rất phổ biến và được tích hợp sẵn trong các công nghệ truyền dẫn và phân phối thông tin nói chung Việc đa dạng hóa các công nghệ phân phối truyền hình là một nhu cầu thiết yếu để tiếp cận với khán giả tốt hơn Từ những đặc điểm tiên tiến của công nghệ số có thể thấy việc sử dụng truyền hình
số và ứng dụng hội tụ công nghệ số sẽ nâng cao chất lượng cho sản phẩm truyền hình
4 Tham khảo thêm Vũ Quốc Đạt (2008), Huy động các nguồn lực để nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình, LVCH QLKH&CN ĐHKHXHNV HN
Trang 2119
Hoạt động dịch vụ thông tin của truyền hình
Nhìn từ góc độ quản lý công nghệ, truyền hình mang bản chất truyền thông đại chúng và công nghệ thông tin Có nghĩa là truyền hình là một hệ thống hoạt động cung cấp thông tin (dưới dạng hình ảnh và âm thanh) cho xã hội với những mục tiêu nhất định tác động hiệu quả lên sự vận động của xã hội
Do tính chất ảnh hưởng của truyền thông đại chúng lên dư luận xã hội rất lớn nên trong một giai đoạn nhất định, để đảm bảo ổn định chính trị, truyền thông đại chúng thường được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu thông tin của xã hội là rất lớn và đa dạng Ngoài nhà nước, các thành phần xã hội cũng cần các dịch vụ về thông tin
Hoạt động dịch vụ của truyền hình thể hiện ở cách thức cung cấp các sản phẩm gồm cả sản phẩm vô hình (thông tin) và sản phẩm hữu hình (máy móc thiết bị) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu nhìn trên phương diện thị trường thì truyền hình cũng làm việc theo quy luật cung cầu của thị trường Truyền hình phải cung cấp được thông tin mà khán giả cần và qua đó tạo được nguồn thu để tồn tại và phát triển Hiện có 3 nguồn thu của truyền hình: ngân sách nhà nước, dịch vụ quảng cáo, truyền hình trả tiền Cả 3 nguồn thu đều thể hiện tính dịch vụ của truyền hình: dịch vụ công cho nhà nước (thông tin tuyên truyền), dịch vụ thông tin cho nhà sản xuất (thông tin quảng cáo), dịch vụ thông tin giải trí cho người dân Ba loại hình dịch vụ này là nhu cầu khách quan của
xã hội và cần phải được phát triển cân bằng và hài hòa trong nền kinh tế thị trường
Trang 2220
Các mối liên hệ cung – cầu trong hoạt động truyền hình [8;55]
Chính trị Kinh tế
Xã hội
Nhà Nước
Hoạt Động Truyền hình
Ngân sách Truyền hình Dịch vụ
Truyền hình
Khán giả Phân phối Phát sóng Truyền hình Sản xuất Chương trình Truyền hình
Hoạt động
Xã hội
Thể chế Chính sách
Hoạt động Phân phối
Ngân sách Tài trợ
Quảng cáo Nhu cầu
Tiếp thị
Sản phẩm
Ngân sách Nhà nước
Khán giả trả tiền trực tiếp cho Truyền hình (Truyền hình trả tiền) Khán giả trả tiền
gián tiếp thông
qua mua
Sản phẩm
Mối liên hệ tài chính
Mối liên hệ khác
Hình 1.3: Các mối liên hệ cung – cầu trong hoạt động truyền hình
Trang 2321
1.2.3 Kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền
Từ các đặc điểm của sản phẩm truyền hình và nhu cầu sử dụng của khách hàng, có thể phân chia thành hai loại truyền hình là: truyền hình quảng bá và truyền hình trả tiền
Truyền hình quảng bá có vai trò cung cấp miễn phí thông tin, thời sự, pháp luật, giải trí cơ bản cho người xem Nguồn thu của loại truyền hình này chủ yếu ngân sách nhà nước Vì vậy, khán giả chỉ có thể xem những chương trình không chuyên sâu do không có sự đầu tư lớn
Ngươc lại với truyền hình quảng bá, truyền hình trả tiền có sự đầu tư chuyên sâu của các đơn vị cung cấp Vì thế truyền hình trả tiền có thể đáp ứng được những đòi hỏi về chương trình có chất lượng cao, chuyên biệt, cả về nội dung, hình ảnh, âm thanh cũng như phù hợp với sở thích của các đối tượng khán giả Cùng với đó, khán giả sẵn sàng trả tiền cho những dịch vụ này
Để bắt kịp với xu thế phát triển của truyền hình trả tiền, nhà nước đã có các văn bản pháp lý để quản lý hoạt động này cho phù hợp Theo quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền của chính phủ năm 2011, có một số định nghĩa như sau:
Dịch vụ truyền hình trả tiền là dịch vụ ứng dụng viễn thông để truyền dẫn,
phân phối các kênh chương trình, chương trình truyền hình trả tiền và các dịch
vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến thuê bao truyền hình trả tiền theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các thỏa thuận có tính ràng buộc tương đương (gọi là Hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền)
Dịch vụ truyền hình trả tiền có thể được cung cấp trực tiếp (dịch vụ truyền hình trực tuyến) hoặc theo yêu cầu (dịch vụ truyền hình theo yêu cầu) đến thuê bao truyền hình trả tiền
Dịch vụ truyền hình trực tuyến là dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp trực
tiếp các kênh truyền hình đến thuê bao truyền hình trả tiền không qua thiết bị lưu trữ, làm chậm của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
Trang 2422
Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu là dịch vụ truyền hình trả tiền thực hiện
việc lưu trữ các chương trình, kênh chương trình truyền hình trả tiền và cung cấp đến thuê bao truyền hình trả tiền theo yêu cầu của thuê bao truyền hình trả tiền
Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, sử dụng hạ tầng của đơn vị cung cấp hạ tầng kỹ thuật truyền hình trả tiền để truyền tải nguyên vẹn nội dung chương trình, kênh chương trình được cung cấp bởi đơn vị cung cấp nội dung đến thuê bao truyền hình trả tiền
Các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền
Các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền được phân chia theo phương thức truyền dẫn phát sóng, bao gồm:
(1) Dịch vụ truyền hình cáp: là một loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền
chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng cáp với các các công nghệ khác nhau (tương tự, số, IPTV) để phân phối nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền trực tiếp đến thuê bao truyền hình trả tiền
(2) Dịch vụ truyền hình mặt đất kỹ thuật số: là một loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số (DVB-T) để phân phối nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền trực tiếp đến thuê bao truyền hình trả tiền
(3) Dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh: là một loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật phát sóng trực tiếp qua vệ tinh (DTH) để phân phối nội dung thông tin trên truyền hình trả tiền trực tiếp đến thuê bao truyền hình trả tiền
(4) Dịch vụ truyền hình di động: là một loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng phát sóng truyền hình di động mặt đất kỹ thuật số, truyền hình di động vệ tinh kỹ thuật số hoặc mạng viễn thông
Trang 25Truyền hình là ngành công nghiệp truyền thông, trong nền kinh tế thị trường thì thì bản thân truyền hình cũng phải vận động theo cơ chế thị trường, phải chịu sự cạnh tranh từ nhiều phía Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới công nghệ trở nên bức thiết và liên tục Để có thêm nhiều khán giả, ngành truyền hình nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền phải luôn vận động và đổi mới sáng tạo để
có thể đưa ra những sản phẩm tốt hơn phục vụ khách hàng
1.3 Hệ thống đổi mới và quá trình đổi mới trong doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm đổi mới (Innovation)
“Innovation” – tạm dịch là đổi mới là thuật ngữ thường gặp trên các sách
báo nghiên cứu quản lý và phát triển KH&CN trên thế giới, đặc biệt là tại khối các nước thuộc tổ chức OECD từ những năm 1980 trở lại đây Muộn hơn chút
ít, cách đây 1-2 thập kỷ, cách tiếp cận hệ thống đổi mới đã được sử dụng tại nhiều nước thuộc khối các nước NIC và một số nước đang phát triển khác tại Đông Âu, Châu Á và Châu Mỹ La tinh Tuy nhiên, trong một cuốn sách được viết từ năm 1912, J Schumpeter đã là người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của đổi mới và phân biệt những ý nghĩa mới của khái niệm đổi mới so với khái
niệm sáng chế (invention)
Theo đó, sáng chế thường chỉ là một ý tưởng, một mô hình hoặc là một bản
vẽ sơ bộ về một sản phẩm hoặc một quy trình sản xuất sản phẩm mới Sáng chế không phải lúc nào cũng được công nhận để cấp bằng và thường rất ít khi tạo
ra những sản phẩm/quy trình mới được thị trường chấp nhận
Trong khi đó, đổi mới là khái niệm mô tả quá trình tạo ra sáng chế và các
hoạt động thử nghiệm, sản xuất để biến sáng chế từ chỗ chỉ là những ý tưởng,
Trang 2624 bản vẽ trở thành những sản phẩm và dịch vụ mới được mua bán trên thị trường, được thị trường chấp nhận
“Innovation” là quá trình “chuyển ý tưởng thành sản phẩm mới hoặc sản phẩm hoàn thiện đưa ra trên thị trường, thành quy trình đưa vào hoạt động hoặc hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra cách tiếp cận mới về dịch vụ xã hội” [Nelson, 1993]
Như vậy “Innovation” là khái niệm chỉ một chỉnh thể, một hệ thống bao gồm nhiều tri thức, nhiều yếu tố, nhiều tổ chức, nhiều chính sách, nhiều tác nhân có liên quan cần thiết trong quá trình tạo ra những sản phẩm và dịch vụ được xã hội và thị trường chấp nhận “Innovation” vừa chứa đựng các yếu tố
kỹ thuật, công nghệ, khoa học và kinh tế, sản xuất, kinh doanh, lại vừa thể hiện các khía cạnh về tổ chức, về văn hoá và xã hội ở nhiều phạm vi khác nhau: quốc gia, quốc tế vùng, ngành và các công ty
Một khía cạnh quan trọng của đổi mới là nó phải tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng cho tổ chức Việc tạo ra ý tưởng và áp dụng các ý tưởng để tạo ra sản phẩm mới chỉ là giai đoạn khởi đầu Để trở thành đổi mới, các ý tưởng cần được phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu khách hàng Đó là một tổng thể bao gồm nhiều loại hoạt động xã hội rất phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau như nghiên cứu, triển khai công nghệ, thiết kế chế tạo, tiếp thị và thương mại hoá, giáo dục, đào tạo được tiến hành bởi hàng loạt các tổ chức, tác nhân liên quan như tổ chức R&D, doanh nghiệp, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp, v.v Hệ thống các tác nhân và quan hệ diễn ra trong hoạt động đổi mới có cấu trúc phức tạp, diễn tiến không
tuần tự nhưng có khả năng tự tổ chức, tự liên kết, tự tiến hóa đòi hỏi những môi
trường và thiết chế quản lý thích hợp, những không gian liên kết đủ rộng để có
thể diễn ra Đổi mới do vậy không đơn thuần gói gọn trong chính sách, nó vừa
là các thực thể, vừa là các mối quan hệ lại vừa là cách tiếp cận lý thuyết
1.3.2 Nguồn gốc của đổi mới
Trang 2725 Đổi mới có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau Nó có thể bắt nguồn
từ bên trong tổ chức hoặc đến từ bên ngoài tổ chức, từ những nỗ lực nghiên cứu của các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, chính phủ, sức ép từ nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hoặc các quốc gia và vùng lãnh thổ khác Những sức ép của đổi mới có thể xuất phát từ các tác động bên ngoài môi trường và có thể từ lực lượng bên trong
Các lực lượng bên ngoài có nguồn gốc từ các yếu tố môi trường gián tiếp như công nghệ, kinh tế, chính trị, xã hội, chính phủ hay từ các yếu tố môi trường trực tiếp như khách hàng, đối tác liên quan, các nhà tài trợ Như vậy đổi mới
là do sức ép phải đáp ứng những nhu cầu thay đổi của môi trường
Đổi mới bắt nguồn từ những kiến thức mới về công nghệ và thị trường có liên quan của những con người, các nhóm trong tổ chức và của cả tổ chức Kiến thức về công nghệ bao gồm kiến thức về các yếu tố cấu thành, mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành, các phương pháp, quá trình và kỹ thuật sản xuất sản phẩm
và dịch vụ Kiến thức về thị trường bao gồm kiến thức về kênh phân phối, việc
sử dụng sản phẩm, kỳ vọng, sở thích, nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Hình 1.4: Logic quá trình đổi mới của tổ chức
Những sức ép đổi mới, đó có thể là các tác động môi trường bên ngoài hoặc bên trong tổ chức Chính những sức ép này là nguồn gốc của đổi mới, và là khởi nguồn cho quá trình đổi mới của tổ chức Từ mô hình sức ép của đổi mới giúp chúng ta nhận biết được nguồn gốc đổi mới
tổ chức
Trang 2826
Hình 1.5: Nguồn gốc của đổi mới 5
Hình 1.5 cho chúng ta thấy năm nhóm nguồn gốc cơ bản của đổi mới tổ chức là: (1) Các lĩnh vực chức năng bên trong theo chuỗi giá trị của tổ chức; (2) Chuỗi giá trị gia tăng bên ngoài của tổ chức: nhà cung cấp, khách hàng, các nhà đổi mới thay thế; (3) Trường đại học, chính phủ, viện nghiên cứu; (4) Đối thủ cạnh tranh và các ngành liên quan; và (5) Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác
1.3.3 Đặc điểm của hoạt động đổi mới
Đổi mới là hoạt động có mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hoặc phương pháp mới, cách thức mới để làm ra các sản phẩm và dịch vụ không mới nhưng được thị trường chấp nhận và thông qua đó để thu được lợi nhuận
So với các hoạt động R&D chuyên môn hóa, đổi mới có những đặc điểm như sau [16]:
(1) Tính tổng thể: đổi mới được quan niệm là một hoạt động tổng thể bao
gồm nhiều loại hoạt động khác nhau từ nghiên cứu và phát triển đến thiết kế,
5 Nguồn: Allan Afuah, 2003 Innovation management: Strategies, implementation and profits
Đối thủ cạnh tranh
Các ngành liên quan
Nhà cung cấp R&D Sản xuất Marketing Khách hàng
Phòng thí nghiệm,
cơ quan nghiên cứu
Trường đại học
Quốc gia 1
Trang 2927 chế tạo, sản xuất, thương mại hoá, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm mới và dịch
vụ mới trên thị trường Hoạt động đổi mới không chỉ bó hẹp và kết thúc khi đưa ra được ý tưởng hoặc các thiết kế công nghệ trong phòng thí nghiệm hoặc các sáng chế công nghệ được đăng ký và cấp bằng Hoạt động đổi mới còn tiếp diễn cho đến khi từ các sáng chế công nghệ đi đến chỗ chế tạo và đưa ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới được thị trường chấp nhận Thực chất, về phạm vi, đổi mới là khái niệm bao gồm một tổng thể các hoạt động R&D và liên quan với R&D mà không chỉ bao gồm riêng hoạt động R&D Nói ngắn gọn, đổi mới bao gồm các hoạt động R&D và ngoài R&D; hoặc bao gồm đổi mới công nghệ
và ngoài công nghệ nếu như lấy công nghệ là trung tâm của hoạt động đổi mới Chính vì thế người ta thường phân biệt hai loại đổi mới chủ yếu là đổi mới công nghệ (phương pháp) và đổi mới ngoài công nghệ (trong đó có đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức, v.v )
(2) Tính định hướng thị trường: một ý tưởng hay một dự án chế tạo sản
phẩm hoặc dịch vụ chỉ được xem là đổi mới một khi sản phẩm, dịch vụ hoặc
quy trình công nghệ mới được đưa ra thị trường và được thị trường chấp nhận, được mua - bán và sử dụng trong xã hội Điều này rất khác với các hoạt động R&D truyền thống chỉ kết thúc khi công nghệ mới được cấp bằng, giải pháp mới được công nhận là giải pháp hữu ích và được bảo hộ Thị trường, lợi nhuận vừa là mục đích vừa là động lực chủ yếu, trực tiếp của hoạt động đổi mới
(3) Tính đa dạng: hoạt động đổi mới so với hoạt động R&D truyền thống,
chuyên môn hóa đa dạng và phong phú hơn, Nó có thể diễn ra ở các tổ chức R&D và ngoài R&D Nó có thể diễn ra ở tất cả các loại doanh nghiệp với quy
mô khác nhau từ các tập đoàn đến các công ty vừa và nhỏ Hoạt động đổi mới cũng có thể diễn ra khắp các vùng, các khu vực từ công nghệ cao đến các công nghệ truyền thống, không phải chỉ ở trong công nghệ thông tin hay công nghệ sinh học Xét về mức độ mới người ta cũng phân biệt các đổi mới cơ bản về nguyên lý và quy trình công nghệ và đổi mới nhỏ mang tính chất cải tiến hoặc các thay đổi nhỏ trong phạm vi nguyên lý và quy trình công nghệ cũ Sản phẩm
Trang 3028 của đổi mới cũng hết sức đa dạng có thể là sản phẩm mới, quy trình công nghê mới, thay thế nguyên liệu mới cho một quy trình cũ, phương pháp tổ chức sản xuất mới, thay đổi chức năng nội bộ, v.v
(4) Về tính không tuần tự: đổi mới là loại hoạt động không diễn ra theo một
trình tự đã định, biết trước, nghĩa là bắt đầu từ nghiên cứu tìm ra quy luật, nguyên lý khoa học, rồi trên cơ sở đó phát triển công nghệ sau đó mới đưa công nghệ vào sản xuất đưa ra sản phẩm và dịch vụ mới Đổi mới có thể bắt đầu từ bất kỳ một công đoạn nào trong chu trình nêu trên
(5) Tính hệ thống: hoạt động đổi mới là loại hoạt động mang tính hệ thống,
diễn ra thông qua hệ thống bao gồm nhiều tác nhân tham gia và quan hệ giữa tác nhân với nhau trong quá trình tạo ra tri thức mới, sản phẩm và dịch vụ mới Thành phần các tác nhân tham gia hoạt động đổi mới bao gồm các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, công nghệ, các cơ quan quản lý nhà nước, các thiết chế thị trường (tổ chức và luật lệ), nhà sản xuất, khách hàng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ đổi mới Hoạt động đổi mới luôn diễn ra trong khuôn khổ các hệ thống đan xen lẫn nhau rất phức tạp Các hệ thống đổi mới có thể tồn tại ở cấp độ quốc gia (hệ thống đổi mới quốc gia), cấp độ ngành, khu vực (hệ thống đổi mới ngành), cấp độ vùng (hệ thống đổi mới vùng), cấp độ doanh nghiệp (hệ thống đổi mới doanh nghiệp) và thậm chí có thể nói đến một hệ thống đổi mới toàn cầu đang hình thành song song với quá trình toàn cầu hóa
(6) Tính phức tạp: hoạt động đổi mới có cấu trúc phức tạp, rất khó đo lường,
không thể áp dụng các phương pháp giản quy hoặc các chỉ số thô sơ để đánh giá và dự báo Tính phức tạp của hoạt động đổi mới thể hiện ở số lượng các tác
nhân tham gia và sự đan xen cũng như chiều hướng của các tương tác diễn ra trong quá trình đổi mới Trên thực tế hoạt động đổi mới dường như diễn ra trong những “hộp đen” với vô số những quá trình phức tạp đan xen trong đó Nhưng quan trọng hơn, tính phức tạp của đổi mới thể hiện ở bản chất rất bất định (uncertain) không thể dự báo, đoán trước thời điểm xảy ra, phạm vi ảnh
Trang 3129 hưởng, tác động của đổi mới đến các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, môi trường
(7) Khả năng tự tiến hoá và tự tổ chức: đây là đặc tính quan trọng của hoạt
động đổi mới Tuy có cấu trúc phức tạp nhưng được quan niệm giống như các
cơ thể sống, hoạt động đổi mới có khả năng tự tổ chức, tự liên kết, tự tìm đến những đối tác cần thiết để tạo gắn cung với cầu, gắn công nghệ với sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ mà không cần có sự can thiệp từ bên ngoài và tự tiến hóa trong các môi trường thể chế xã hội khác nhau Sự can thiệp hành chính, máy móc của các cơ quan quản lý thường cản trở do không nuôi dưỡng và phát huy khả năng tự tổ chức của các hoạt động đổi mới Về cơ bản đổi mới là loại hoạt động tự diễn ra, tự tổ chức và nhà nước chưa bao giờ là chủ thể của hoạt động đổi mới
(8) Doanh nghiệp là chủ thể của các hoạt động đổi mới: khác với các hoạt
động R&D chuyên môn hoá, chủ thể của hoạt động đổi mới không phải là các nhà khoa học và công nghệ, các tổ chức R&D mà là các doanh nhân và doanh nghiệp Có thể hình dung doanh nhân và doanh nghiệp là “đầu tầu” của hoạt động đổi mới, là chủ thể đầu tư cho tiến hành hoạt động đổi mới là người đặt
ra nhu cầu và huy động, tổ chức, liên kết các tác nhân liên quan trong đó có các nhà KH&CN tham gia hoạt động đổi mới Sự khác biệt giữa hai chủ thể ở đây
là về bản chất Trong khi các nhà doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi mới vì mục tiêu lợi nhuận, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, bán được trên thị trường, thu được lợi nhuận, có thể bù đắp được rủi ro và tái đầu tư duy trì và phát triển hoạt động đổi mới thì các nhà KH&CN không lấy lợi nhuận làm mục tiêu và sẽ không thể tự duy trì hoạt động nếu không có nguồn tài trợ và nhu cầu đặt hàng từ phía doanh nhân và doanh nghiệp Với chủ thể là các doanh nhân
và doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận, hoạt động đổi mới là loại hoạt động có động lực tự tại, có khả năng tự duy trì và phát triển Điều này giải thích lợi ích
và sự cần thiết phải chú trọng đầu tư cho hoạt động đổi mới thay vì quá chú
Trang 3230 trọng đầu tư cho các tổ chức R&D và các nhà KH&CN không tự tạo ra sản phẩm, dịch vụ và lợi nhuận
1.3.4 Bản chất của hệ thống đổi mới
Bản chất của các hệ thống đổi mới là liên kết toàn hệ thống, lấy các công
ty, các hãng, các doanh nghiệp làm chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới Các doanh nghiệp và công ty được đặt trong một
hệ thống bao gồm các nhà cung cấp đầu vào và đầu ra là các khách hàng thường xuyên chịu sự tác động của các nhân tố cạnh tranh như các đối thủ, các bạn hàng Trong quá trình đổi mới công nghệ/sản phẩm, doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các thông tin Patent, hợp tác với các trường đại học, các phòng thí nghiệm để thực thi các ý tưởng đổí mới sản phẩm và dịch vụ Đồng thời chính bản thân các đối tác nêu trên cũng thường xuyên hướng vào phục vụ các doanh nghiệp để tổn tại và phát triển Tất cả tạo thành một hệ thống bao gồm các tác nhân và các mối liên kết lấy doanh nghiệp làm trung tâm Các hoạt động R&D được gắn kết với các nhu cầu sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và thông qua doanh nghiệp Nếu không có nhu cầu đặt ra của các doanh nghiệp về đổi mới để cạnh tranh thì sẽ không có lý do tồn tại cho các hoạt động R&D Trong một hệ thống đổi mới, không một hoạt động nào, một yếu tố nào, một tổ chức nào, một tác nhân nào, một khâu nào trong chuỗi các hoạt động đổi mới lại được tiến hành riêng rẽ, độc lập với các công ty như là hạt nhân của cả
hệ thống các liên kết Tất cả đều được tiến hành song song, trong sự liên kết chặt chẽ với các công ty
Với sự xuất hiện của khái niệm đổi mới và các hệ thống đổi mới, tại nhiều nước phát triển, đặc biệt là các nước trong tổ chức OECD, cái gọi là những quy luật nội tại của hoạt động KH&CN và vấn đề gắn kết các hoạt động KH&CN với sản xuất-kinh doanh ngày càng trở nên ít ý nghĩa và nhường chỗ cho vấn
đề tạo ra nhu cầu và môi trường thuận lợi thúc đẩy các hoạt động đổi mới công nghệ ở các cấp Hoạt động R&D thuần tuý, các tổ chức R&D chuyên môn hoá với nhiều mức độ khác nhau, ngày càng ít tồn tại một cách biệt lập và tự thân
Trang 3331 Chính sách KH&CN bắt đầu được tích hợp và xem xét trong khuôn khổ của
các chính sách đổi mới (innovation policy), quản lý KH&CN, quản lý R&D cũng bắt đầu được chuyển sang khái niệm quản lý đổi mới (innovation
management), thống kê các chỉ số KH&CN cũng bắt đầu được tiến hành dưới
dạng các chỉ số đổi mới (innovation indicators) Và thay cho mệnh đề KH&CN
là chìa khóa cho phát triển thì giờ đây người ta nói nhiều đến các hoạt động đổi mới như là động lực then chốt cho tăng trưởng và phát triển Vì thế có thể nói, dường như KH&CN hiểu theo nghĩa hoạt động chuyên môn hoá, tuyến tính đang ngày càng lệ thuộc vào các động lực đổi mới
1.3.5 Cách tiếp cận lý thuyết đổi mới
Tiếp cận lý thuyết đổi mới là tập hợp các quan niệm tạo thành một cách tiếp cận mới so với cách tiếp cận truyền thống chuyên môn hoá, tuyến tính đối với hoạt động R&D Sở dĩ gọi là cách tiếp cận lý thuyết đổi mới là để phân biệt với thực thể các hệ thống đổi mới Ở đây, trước khi sử dụng khái niệm cách tiếp cận lý thuyết đổi mới thì đổi mới đã tồn tại như là thực thể và cách tiếp cận này không sinh ra một thực thể mới nào Cái mới chỉ là một cách nhìn mới đối với các thực thể đã và vẫn đang tồn tại Theo tác giả Nguyễn Mạnh
Quân[16,18], các quan điểm của cách tiếp cận này như sau:
- Thứ nhất, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới không coi các kết quả hoạt
động R&D là mục đích mà chỉ là phương tiện để sáng tạo ra các sản phẩm, quy trình công nghệ và dịch vụ mới Hệ quả là như một phương tiện, các kết quả R&D chỉ là một trong số các phương tiện và nguồn gốc của các đổi mới
- Thứ hai, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới không giới hạn và bó hẹp phạm
vi của hoạt động đổi mới trong khuôn khổ các hoạt động R&D chuyên môn hóa, hoặc là có khuynh hướng mở rộng khái niệm R&D Bao hàm trong đó là
sự nhất thể hóa giữa hoạt động R&D và sản xuất kinh doanh thương mại, quản
lý nhà nước, v.v
- Thứ ba, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới quan niệm các hoạt động R&D
là biến nội sinh tham gia vào quá trình tạo ra giá trị trong nền kinh tế, không
Trang 3432 phải là biến ngoại sinh nằm ngoài và tác động một chiều đến giá trị gia tăng của nền kinh tế
- Thứ tư, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới nhìn nhận không chỉ các kết quả
R&D tĩnh mà các dòng tri thức (có thể không thể hiện dưới dạng các kết quả R&D, chưa là sáng chế hoặc chưa được mã hóa, chủ yếu là các bí quyết, tri thức dưới dạng kinh nghiệm và các điển hình tốt trong thực tiễn) lưu chuyển trong các hệ thống thống đổi mới, giữa các tác nhân đổi mới và các hệ thống đổi mới thông qua hoạt động học hỏi (learning) mới là yếu tố tạo ra giá trị gia tăng trong nền kinh tế
- Thứ năm, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới quan niệm các đòng tri thức đổi
mới tham gia vào quá trình tạo giá trị trong nền kinh tế một cách phi tuyến,
phức tạp, đa chiều và không tuần tự Các nhà khoa học, các tổ chức R&D chuyên môn không còn là tác nhân duy nhất tạo ra công nghệ mới như trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá Ngày càng có nhiều tác nhân khác nhau cùng tham gia và thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học và phổ biến công nghệ trong khuôn khổ của các hệ thống đổi mới quốc gia, ngành và vùng lãnh thổ
- Thứ sáu, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới quan niệm đổi mới không phải
chỉ là hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà là hoạt động mang bản chất kinh tế, sinh lời, có động cơ lợi nhuận, chủ yếu được tiến hành tại các doanh nghiệp gắn với đầu tư của các doanh nhân là chủ thể của các hoạt động đổi mới Chính trên giác độ này, người ta nói khoa học dùng tiền tạo tri thức trong khi đổi mới sử dụng tri thức để làm ra tiền
- Thứ bảy, cách tiếp cận lý thuyết đổi mới nhìn nhận hoạt động đổi mới
không diễn ra một cách đơn lẻ, bó hẹp trong từng doanh nghiệp, công ty hay viện nghiên cứu riêng rẽ mà diễn tiến trong khuôn khổ các hệ thống đổi mới với nhiều tác nhân và tương tác đa chiều (trên xuống, dưới lên, theo cả thứ bậc
và các tương tác theo chiều ngang)
1.3.6 Các lĩnh vực đổi mới trong doanh nghiệp
Trang 3533 Đổi mới có thể diễn ra ở nhiều cấp độ và trong nhiều lĩnh vực trong doanh nghiệp Theo cấp độ, đổi mới có thể diễn ra toàn tổ chức hay các bộ phận Theo lĩnh vực, đổi mới có thể diễn ra ở các lĩnh vực khác nhau như: công nghệ, marketing, cơ cấu tổ chức, chiến lược Đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp thường gắn liền với sự đổi mới chiến lược và đổi mới công nghệ
Đổi mới chiến lược: là sự đổi mới về mục đích, mục tiêu tổng thể dài hạn và
đổi mới phương thức tổng thể để đạt được mục đích và mục tiêu của một tổ chức đó Đổi mới cách thức để đạt được mục tiêu có thể được coi là đổi mới về các chính sách của tổ chức
Một số đặc điểm của đổi mới chiến lược là:
- Đổi mới chiến lược thường là sự thay đổi gián đoạn do tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài hệ thống như xu hướng toàn cầu hóa, khủng hoảng
và suy thoái, sự phát triển công nghệ mới, ảnh hưởng của môi trường xã hội
- Đổi mới chiến lược là cần thiết để đảm bảo sự sống còn của một tổ chức Các nghiên cứu cho thấy rằng đổi mới chiến lược chưa chắc đảm bảo sự thành công, tuy nhiên nếu không đổi mới chiến lược trong bối cảnh môi trường có những biến động lớn thì chắc chắn tổ chức sẽ thất bại
- Những đổi mới chiến lược trong điều kiện khủng hoảng có nguy cơ rủi
ro cao do đổi mới chiến lược trong điều kiện khủng hoảng thường tiến hành
trong thời gian ngắn, mặt khác kéo theo những đổi mới về cơ cấu, công nghệ, con người và những sản phẩm, dịch vụ cốt lõi của tổ chức và thậm chí đổi mới
cả văn hóa, giá trị cốt lõi của tổ chức đó Vì vậy đổi mới chiến lược thường tạo
ra sự kháng cự cao của các thành viên trong tổ chức
Đổi mới công nghệ: là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi)
hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn nhằm cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả (đổi mới quá trình) hoặc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm)
Trang 3634 Đổi mới công nghệ có thể là sáng chế hoặc ứng dụng công nghệ hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện trên thị trường công nghệ, hoặc là ứng dụng công nghệ mới và trong điều kiện mới đối với tổ chức
Đổi mới công nghệ cũng có thể hiểu là sự đổi mới cách thức mà tổ chức thực hiện các hoạt động và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ Đổi mới công nghệ bao gồm:
- Đổi mới quy trình: là đổi mới cách thức thực hiện công việc nhằm thúc đẩy công việc được thực hiện nhanh hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn
- Đổi mới trang thiết bị: là sự đổi mới các công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề sản xuất và hoạt động Trang thiết bị là một trong
những yếu tố cấu thành quan trọng của công nghệ Đổi mới máy móc, thiết bị, phương tiện giúp tổ chức tăng năng suất, hiệu quả trong hoạt động sản xuất Đổi mới trang thiết bị và công cụ thường đi liền với sự đổi mới kỹ thuật và phương pháp
- Đổi mới con người: là sự đổi mới kiến thức, kỹ năng và các tố chất đạo đức của con người để có thể thích nghi và vận dụng quy trình mới, sử dụng trang thiết bị mới Như đã trình bày ở trên, con người là một yếu tố cấu thành công nghệ, con người vận hành quy trình và sử dụng trang thiết bị Do vậy bên cạnh đổi mới quy trình và trang thiết bị, cần đổi mới con người để có thể đảm bảo đổi mới công nghệ một cách toàn diện và đồng bộ
1.3.7 Quá trình đổi mới trong doanh nghiệp
Lịch sử của những lý thuyết đổi mới cho thấy có nhiều quan điểm và mô hình quá trình đổi mới khác nhau Tuy nhiên quan điểm đổi mới xuất phát từ thị trường là quan điểm thống lĩnh trong giai đoạn hiện nay Theo quan điểm này, quá trình đổi mới bao gồm các giai đoạn sau: (1) phân tích cơ hội; (2) sáng tạo ý tưởng; (3) thử nghiệm và đánh giá ý tưởng; (4) phát triển ý tưởng và (5) thương mại hóa
Trang 3735
Hình 1.6: Quá trình đổi mới trong doanh nghiệp 6
Phân tích cơ hội
Đổi mới không bắt đầu từ những thay đổi về công nghệ mà bắt đầu từ nhu cầu thị trường Giai đoạn đầu tiên của sự đổi mới là xác định thị trường và khách hàng cần gì hoặc sẽ cần gì Mục đích của giai đoạn này là tìm kiếm những
cơ hội cho sự đổi mới
Sáng tạo ý tưởng
Mục đích của giai đoạn này là xác định những ý tưởng sáng tạo phù hợp với nhu cầu khách hàng Công việc cần thực hiện ở bước này là sử dụng các thông tin đã thu thập từ khách hàng kết hợp với các kiến thức về thị trường và khoa học công nghệ mới nhằm xác định các giải pháp sáng tạo về sản phẩm/dịch
- Học hỏi từ những người sử dụng đi đầu, những người mà nhu cầu của họ
đã thôi thúc họ đổi mới để đáp ứng yêu cầu riêng của mình Đây là những người mà nhu cầu của họ vượt ra khỏi xu hướng thị trường
Phát triển ý tưởng đổi mới
Thương mại hóa đổi mới
Đánh giá ý tưởng đổi mới
Trang 3836
- Quan sát cách khách hàng sử dụng sản phẩm trong môi trường riêng của
họ Mục đích là đặt những người có kiến thức về chuyên môn trong mối quan hệ trực tiếp với thế giới khách hàng
- Tạo ý tưởng đổi mới từ các bộ phận nghiên cứu và phát triển của tổ chức
- Phát triển ý tưởng đổi mới từ thị trường mở bằng cách mua bán hoặc liên minh liên kết
Đánh giá ý tưởng đổi mới
Mục đích của giai đoạn này là xác định một số ý tưởng được coi là tốt nhất nhằm phát triển chúng thành các sản phẩm/dịch vụ mới trong giai đoạn sau
Ý tưởng được đánh giá tốt nhất sẽ được lựa chọn và chuyển sang giai đoạn phát triển ý tưởng
Phát triển ý tưởng đổi mới
Sau khi hoàn thành 3 giai đoạn đầu tiên, sự đổi mới chỉ mới dừng lại ở khái niệm, giai đoạn thứ 4 có mục đích là làm cho mọi người nhận biết sản phẩm
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là thiết kế, sản xuất và quảng bá sản phẩm
để biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực Tổ chức cần chứng minh được sản phẩm mới của họ sẽ tiết kiệm chi phí và sở hữu những giá trị cốt lõi mới Thách thức ở giai đoạn này là vấn đề thời gian Một số tổ chức có thể đánh mất động lực và những lợi thế mà họ đã dành được ở bước 1 và 2 Thiết kế và sản xuất nhanh chóng để bắt kịp với nhu cầu thị trường là rất quan trọng Nhiều rủi ro có thể xảy ra khi nhiều đối thủ cũng có những ý tưởng tương tự như tổ chức chúng ta và họ bắt kịp với nhu cầu đang lên của thị trường Vì vậy mối quan hệ giữa tổ chức với các đối tác trong chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công Những nguyên tắc và kỷ luật của tổ chức cần được tuân thủ để đảm bảo những ý tưởng có thể biến thành hiện thực
Thương mại hóa sản phẩm
Thương mại hóa là giai đoạn thách thức nhất của quá trình đổi mới Đây là
sự thử nghiệm cuối cùng cho những ý tưởng đổi mới Nhiệm vụ của giai đoạn này là sản xuất đại trà và đưa sản phẩm đến với thị trường và khách hàng
Trang 3937 Thương mại hóa là nhưng nỗ lực để có được lợi nhuận từ sự đổi mới thông qua việc sản xuất, bán hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ mới Đây là hoạt động để tổ chức chứng minh lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường qua các sản phẩm/dịch vụ mới
1.3.8 Các điều kiện để hình thành hệ thống đổi mới trong doanh nghiệp
Để tiến hành đổi mới, doanh nghiệp cần đầu tư rất lớn vào nguồn nhân lực
và R&D Các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường luôn có tỷ lệ đầu tư vào R&D cao nhất Tuy nhiên, R&D là đầu tư mạo hiểm và khó kiểm soát hiệu quả hơn
so với các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường vì doanh nghiệp khó có thể tính toán giá thành và hiệu quả Nhưng nếu không đầu tư vào R&D, doanh nghiệp lại khó giữ được vị trí cạnh tranh Vì vậy, hiệu quả của đổi mới dễ được
đo lường hơn khi gắn với việc đưa ra thị trường các sản phẩm mới thông qua đánh giá doanh thu từ các sản phẩm đó Tuy nhiên, để tung sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp luôn cần nguồn vốn đầu tư thường xuyên, thay vì sử dụng vốn lưu động, để tránh mất cân bằng tài chính vì rủi ro của các dự án đổi mới là rất cao Đôi khi, hiệu quả của đầu tư cho đổi mới cũng được đo lường bằng số phát minh, sáng chế, song một phát minh, sáng chế là kết quả của nhiều năm đầu tư cho R&D
Do đó, đổi mới phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy, tư duy chiến lược, tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp và việc phát triển văn hóa đổi mới Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều vào con người, coi đây là nhân tố chính để đổi mới Các nghiên cứu nhấn mạnh doanh nghiệp muốn đổi mới phải có cấu trúc tổ chức linh hoạt, hữu cơ Tính hành chính của một tổ chức thường là cản lực lớn cho đổi mới Đổi mới phải gắn liền với làm việc nhóm và tư duy đổi mới Tại các doanh nghiệp nhỏ, lãnh đạo/doanh nhân luôn là đầu tàu trong công cuộc đổi mới Mạo hiểm và đam mê là hai phẩm chất quan trọng để lãnh đạo/doanh nhân thực hiện hoạt động này Ngược lại, tại các doanh nghiệp lớn, động cơ của đội ngũ quản lý đóng vai trò quan trọng trong đổi mới Một yếu tố khác
Trang 4038 đóng vai trò cốt lõi là đào tạo và phát triển nhân sự Đổi mới trở thành giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp
Hình 1.7: Xây dựng hệ thống khả năng đổi mới 7
Theo các tài liệu nghiên cứu của tác giả Vũ Cao Đàm : Doanh nghiệp muốn
đổi mới cần xây dựng được một hệ thống đảm bảo, bắt đầu từ khâu hình thành
ý tưởng đổi mới đến khâu thực hiện ý tưởng đổi mới và hệ thống đảm bảo cho việc thực hiện ý tưởng đổi mới đó 8
Trong điều kiện phát triển bình thường của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường, hệ thống đổi mới của doanh nghiệp bao gồm các tổ chức R&D và một hệ thống đảm bảo, gồm hạ tầng thông tin, hạ tầng công nghệ, hạ tầng công
nghiệp và một cơ cấu nhân lực tương ứng với quá trình từ khâu đề xuất ý tưởng đến khâu thực hiện ý tưởng và đảm bảo cho việc thực hiện ý tưởng đó, nghĩa là
biến ý tưởng đó thành công nghệ trong sản xuất
Điều kiện phát triển bình thường của nền kinh tế thị trường
7 Peter Skarzunski – Rowan Gibson (2008), Đổi mới từ cốt lõi, NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh
8 Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề quản lý Khoa học và Công nghệ ở nước ta, NXB Khoa học và kỹ thuật
Năng lực đổi mới Văn hóa công ty và các giá trị
Quy trình và
các công cụ
Con người và các kỹ năng
Các nhà lãnh đạo
và bộ máy tổ chức chia sẻ tầm nhìn chung của đổi mới
Hợp tác, cởi mở
và ưu đãi là phần thưởng thách thức hiện trạng
Bộ máy tổ chức và lãnh đạo
Quy tắc để tiến hành xây dựng đổi mới trong tổ chức