1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN NGUYÊN lý MARKETING PHÂN TÍCH CHIẾN lược sản PHẨM của CÔNG TY COCA COLA

38 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chiến Lược Sản Phẩm Của Công Ty Coca-Cola
Tác giả Đoàn Minh Nhựt, Quách Trà Minh Như, Nguyễn Thị Ngọc Như
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Ngọc Hạnh
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Nguyên Lý Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,02 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN (5)
    • 1.1. Khái quát về marketing (5)
      • 1.1.1. Định nghĩa về Marketing (5)
      • 1.1.2. Mục tiêu của Marketing (6)
      • 1.1.3. Vai trò của Marketing (6)
    • 1.2. Khái quát về Marketing-Mix (7)
      • 1.2.1. Khái niệm Marketing-Mix (7)
      • 1.2.2. Các thành phần của chiến lược Marketing-Mix (7)
    • 1.3. Nội dung về chiến lược sản phẩm (7)
      • 1.3.1. Khái niệm về sản phẩm, chiến lược sản phẩm (7)
      • 1.3.2. Các quyết định liên quan đến sản phẩm (8)
      • 1.3.3. Các chiến lược sản phẩm (9)
      • 1.3.4. Chiến lược phát triển sản phẩm mới (11)
      • 1.3.5. Chu kỳ sống của sản phẩm (13)
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA – COLA (14)
    • 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Coca - cola (14)
      • 2.1.1. Coca-Cola trên thế giới (14)
      • 2.1.2. Coca-Cola tại Việt Nam (15)
    • 2.2. Lĩnh vực kinh doanh (17)
    • 2.3. Các dòng sản phẩm (17)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY COCA – COLA (18)
    • 3.1. Các dòng sản phẩm của công ty (18)
    • 3.2. Các quyết định liên quan đến sản phẩm (19)
      • 3.2.1. Quyết định về nhãn hiệu (19)
      • 3.2.2. Quyết định về bao bì và kiểu dáng (19)
      • 3.2.3. Quyết định về chất lượng sản phẩm (36)
      • 3.2.4. Quyết định về dịch vụ hỗ trợ (0)
    • 3.3. Các chiến lược sản phẩm điển hình (0)
    • 3.4. Chu kỳ sống của sản phẩm (0)
    • 3.5. Chiến lược sản phẩm mới của công ty (0)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG (0)
    • 4.1. Đánh giá chiến lược sản phẩm của công ty Coca-Cola (0)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm của Coca-Cola (0)
      • 4.2.1. Giải pháp về các quyết định liên quan đến sản phẩm (0)
      • 4.2.2. Giải pháp về chiến lược sản phẩm (0)
      • 4.2.3. Giải pháp về chiến lược sản phẩm mới (0)
      • 4.2.4. Giải pháp về chu kỳ sống của sản phẩm (0)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

Khái quát về marketing

-Marketing bao trùm trên nhiều lĩnh vực, vì vậy xét ở các góc độ có nhiều định nghĩa khác nhau về marketing Điển hình những quan điểm truyền thống như:

 Định nghĩa của John H Crighton (Australia): “Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí”

 Định nghĩa của Wolfgang J Koschnick (Dictionary of Marketing):

“Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu thụ”

 Định nghĩa của Peter Drucker: “Mục đích của Marketing không cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức hàng hóa hay dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu của khách hàng và tự nó được tiêu thụ”

 Định nghĩa của William M Pride: “Marketing là quá trình sáng tạo, phân phối, định giá, cổ động cho sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để thỏa mãn những mối quan hệ trao đổi trong môi trường năng động”

 Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA): “Marketing là quá trình hoạch định và quản lý việc định giá, chiêu thị và phân phối, các ý tưởng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao địch để thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”

- Qua các định nghĩa trên, ta có thể hiểu một cách đơn giản: “Marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có thể thỏa mãn nhu cầu ước muốn của mình thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phầm với người khác”.

- Tối đa hóa tiêu thụ : Mục tiêu Marketing là tạo điều kiện dễ dàng kích thích khách hàng, tối đa hóa việc tiêu dùng, điều này dẫn đến gia tăng suất lượng, giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất và xã hội có nhiều hàng hóa và dịch vụ.

-Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng : là tiền đề cho việc mua lập lại và sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu, sự tin cậy, tín nhiệm đối với nhà sản xuất.

-Tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng : cung cấp cho khách hàng sự đa dạng, phong phú về chủng loại, về chất lượng, giá trị của sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với nhu cầu cá biệt và thường xuyên thay đổi của khách hàng.

- Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: Thông quá việc cung cấp cho xã hội những sản phẩm, dịch vụ có giá trị, giúp người tiêu dùng và xã hội thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn và hướng tới mục tiêu là tối đa hóa chất lượng cuộc sống.

- Thứ nhất, Marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, Marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo ra thế chủ động cho doanh nghiệp.

- Thứ hai, Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.

- Thứ ba, Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường.

-Thứ tư, Marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định Marketing.

Khái quát về Marketing-Mix

- Marketing-Mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định.

1.2.2 Các thành phần của chiến lược Marketing-Mix

- Sản phẩm (Product): là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, quyết định về sản phẩm: chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng, thiết kế bao bì, nhãn hiệu, … nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Giá cả (Price): là khoảng tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ, quyết định về giá: phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng, ….

- Phân phối (Place): là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng, quyết định phân phổi gòm các quyết định: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý kênh phân phối, ….

- Chiêu thị/truyền thông Marketing (Promotion): là những hoạt động nhằm thông tin sản phẩm, thuyết phục về đặc điểm của sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến khích tiêu thụ.

Nội dung về chiến lược sản phẩm

1.3.1 Khái niệm về sản phẩm, chiến lược sản phẩm

- Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thường có những điểm khác biệt về yếu tố vật chất hoặc yếu tố tâm lý.

- Ta có thể xem xét sản phẩm ở 3 cấp độ:

 Cốt lõi sản phẩm: là những lợi ích mà khách hàng cần tìm kiếm ở sản phẩm

 Sản phẩm cụ thể: là những sản phẩm thực sự mà khách hàng sử dụng để thỏa mãn lợi ích của mình, bao gồm những yếu tố như: nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, bao bì, ….

 Sản phẩm tăng thêm: để gia tăng nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, doanh nghiệp thường cung cấp cho khách hàng những dịch vụ và lợi ích bổ sung và chúng được xem như một thành phần của sản phẩm góp phần tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

- Chiến lược sản phẩm là những định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh và các mục tiêu Marketing của doanh nghiệp.

1.3.2 Các quyết định liên quan đến sản phẩm

-Quyết định về chất lượng sản phẩm: để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất - kinh doanh, niềm tin của khách hàng và uy tín của mình, doanh nghiệp thực hiện quản lý chất lượng rất chặc chẽ, và được triển khai theo các hướng:

 Doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư vào nghiên cứu để thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng.

 Duy trì chất lượng sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản phẩm không thay đổi.

 Giảm chất lượng sản phẩm nhằm bù đắp cho chi phí sản xuất gia tăng hoặc để nâng mức lợi nhuận.

- Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm:

 Quyết định về cách đặt tên nhãn hiệu: tùy theo đặc điểm kinh doanh sản phẩm và chiến lược của mỗi doanh nghiệp mà họ sẽ lựa chọn một cách đặt tên cho sản phẩm Một nhãn hiệu lý tưởng gồm những đặc trưng: dễ đọc, dễ nhận dạng, dễ nhớ, gây ấn tượng tạo sự khác biệt, nói lên chất lượng sản phẩm, tạo sự liên tưởng đến đặc tính sản phẩm, …

 Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu: sản phẩm được sản xuất – kinh doanh với nhãn hiệu do nhà sản xuất quyết định, hoặc dưới nhãn hiệu của nhà phân phối, hoặc dưới hình thức nhượng quyền.

 Nâng cao uy tín nhãn hiệu: Tạo uy tín sản phẩm là những nổ lực để xây dựng hình ảnh và ấn tượng tốt về sản phẩm trong nhận thức của khách hàng Uy tín của sản phẩm gắn liền với uy tín của nhãn hiệu và để nâng cao uy tín, doanh nghiệp cần quan tâm đến những yếu tố Marketing: có những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng; có dịch vụ sau bán hàng để cũng cố niểm tin khách hàng; có chiến lược định vị sản phẩm rõ ràng; giá cả phải phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng.

-Quyết định về bao bì sản phẩm: bao bì cũng là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược sản phẩm Bao bì gồm 3 lớp:

 Bao bì tiếp xúc: trực tiếp đựng, gói sản phẩm.

 Bao bì ngoài: bảo đảm an toàn cho sản phẩm và gia tăng tính thẩm mỹ

 Bao bì vận chuyển: nhằm bảo quản, vận chuyển sản phẩm thuận tiện.

Trong quá trình thiết kế bao bì sản phẩm, doanh sẽ có những quyết định cơ bản: chọn nguyên liệu để sản xuất bao bì, thiết kế bao bì, thiết kế nhãn gắn trên bao bì sản phẩm Việc thiết kế nhãn gắn trên bao bì phải tuân thủ theo những quy định của chính phủ và yêu cầu khách hàng.

-Quyết định về dịch vụ hỗ trợ: Tùy thuộc vào đặc tính sản phẩm, đặc điểm sử dụng và yêu cầu của khách hàng mà dịch vụ cung ứng cho khách hàng có thể khác nhau Doanh nghiệp có thể lựa chọn những dịch vụ hỗ trợ sau:

 Bảo hành, bảo trì và sửa chữa sản phẩm, cho mua trả góp.

 Chuyên chở, lắp đặt sản phẩm, sử dụng thử sản phẩm.

 Cung ứng chi tiết, phụ tùng thay thế, tư vấn tiêu dùng.

1.3.3 Các chiến lược sản phẩm

-Chiến lược tập hợp sản phẩm: 4 đặc trưng cho tập hợp sản phẩm:

 Chiến lược mở rộng: Tăng thêm các sản phẩm thích hợp.

 Chiến lược kéo dài các dòng sản phẩm: Tăng thêm số mặt hàng cho mỗi dòng sản phẩm tạo cho công ty có được dòng sản phẩm hoàn chỉnh.

 Chiến lược tăng chiều sâu: Tăng số mẫu biến thể của mỗi sản phẩm như thay đổi kích cỡ, mùi vị của 1 sản phẩm.

 Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất : Chiến lược được thực hiện tùy doanh nghiệp muốn có uy tính vững chắc trong 1 hay nhiều lĩnh vực.

-Chiến lược dòng sản phẩm:

 Thiết lập dòng sản phẩm : Để việc kinh doanh an toàn, hiệu quả, cần thiết lập các dòng sản phẩm thích hợp.

 Phát triển dòng sản phẩm theo hướng dãn rộng hoặc bổ sung:

 Dãn xuống: Tăng thêm các sản phẩm ở phân khúc thấp hơn.

 Dãn lên: Cung cấp các sản phẩm ở phân khúc cao hơn.

 Dãn cả 2 phía, vừa lên vừa xuống: Mục tiêu của chiến lược này là chiếm lĩnh toàn bộ thị trường, dãn theo 1 hướng lên và xuống.

 Bổ sung, lắp đầy dòng sản phẩm: Cộng thêm những sản phẩm vào trong dòng sản phẩm đang có.

 Cải tiến dòng sản phẩm : Dựa trên dòng sản phẩm thành công và bị quá nhiều đối thủ cạnh tranh bắt chước các doanh nghiệp phát triển những sản phẩm trong dòng dựa trên sản phẩm cũ để làm mới mình bằng cách cải tiến hoặc tăng thêm một vài tính năng cho sản phẩm cũ

 Hiện đại hóa dòng sản phẩm: Mục đích là làm các sản phẩm sát hợp với nhu cầu ngày một nâng cao của thị trường Doanh nghiệp nên điều chỉnh từng phần vì sẽ tránh được khó khăn về mặt tài

0 0 chính và nhận xét phản ứng của khách hàng và các trung gian đối với đổi mới đó trước khi thay đổi cả dòng sản phẩm.

-Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể:

Đổi mới sản phẩm : Có 2 dạng:

 Đổi mới phản ứng Được thực hiện khi thị trường đã có sản : phẩm mới được tung ra.

 Đổi mới chủ động: Là chiến lược được thực hiện khi chưa có sự thay đổi của thị trường nhưng doanh nghiệp vì muốn tìm kiếm một mức phát triển cao hơn Và doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới hoàn toàn mà thị trường chưa có.

Bắt chước sản phẩm : Được thực hiện khi doanh nghiệp không dám đổi mới trước vì sợ rủi ro nhưng lại không muốn để sản phẩm của mình bị già cỗi đi

Thích ứng : Để sản phẩm tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc năng cao chất lượng sản phẩm: cải tiến công nghệ, nâng cao tay nghề, … và hạ giá bán đáp ứng sự chờ đợi của khách hàng.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY COCA – COLA

Lịch sử hình thành và phát triển công ty Coca - cola

2.1.1 Coca-Cola trên thế giới

Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi Công thức Coca-Cola chỉ thực sự trở thành nước giải khát nhờ một nhân viên trong quán bar "Jacobs Phamarcy" khi nhân viên này đã nhầm lẫn pha siro Coca-Cola với nước soda thay vì nước lọc bình thường theo công thức của

Pemberton Loại Coca-Cola được pha nhầm đó lại ngon miệng hơn bình thường, làm sảng khoái khác thường và lúc đó Coca-Cola mới có thể phục vụ số đông người tiêu dùng Từ đó quán bar này mỗi ngày pha và bán được từ 9 đến 15 ly

Coca-Cola Tuy nhiên, cả năm đầu tiên Pemberton mới chỉ bán được 95 lít siro Coca-Cola.

Sau bao thay đổi, hiện nay Coca-Cola là công ty sản xuất nước giải khát có gas số 1 trên thế giới Ngày nay tên nước giải khát Coca-Cola được xem là một biểu tượng của nước Mỹ, không chỉ ở Mỹ mà ở gần 200 nước trên thế giới Công ty phấn đấu làm tươi mới thị trường, làm phong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng cố truyền thống công chúng.

Coca-Cola hoạt động trên 5 vùng lãnh thổ: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi Ở Châu Á, công ty hoạt động tại 6 khu vực: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines, Nam Thái Bình Dương và Hàn Quốc (Úc, Indonesia, Hàn Quốc và New Zealand), Khu vực Tây và Đông Nam Á (SEWA).

2.1.2 Coca-Cola tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công ty Coca-Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm với những mặt hàng nổi tiếng như:

Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép

Splash, nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát Samurai, bột Sunfill với các hương Cam, dứa, dâu.

 Tên công ty: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT

 Tên giao dịch nước ngoài: Coca-Cola Indochine Pte.Ltd, Singapore.

 Tên viết tắt: Coca-cola

 Trụ sở chính: Phường Linh Trung, TP Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh.

 Website: https://www.coca-cola.vn

Các mốc lịch sử phát triển của Coca-Cola Việt Nam

 Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.

 Tháng 2/1994: Coca-cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình phát triển lâu dài

 Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.

 Tháng 9/1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên

Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.

 Tháng 1/1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung –

Coca-Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.

 Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên

Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.

 Tháng 3 đến tháng 8/1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.

 Tháng 6/2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty

Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại quận Thủ Đức-Thành phố Hồ Chí Minh.

 Từ ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho

Sabco, một trong những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca- Cola trên thế giới.

Lĩnh vực kinh doanh

Hiện nay, Coca-Cola đang hoạt động là một công ty nước giải khát Do vậy, các sản phẩm kinh doanh sản xuất chính là nước giải khát, nước uống, nước khoáng, …

Ngoài ra, Coca-Cola cũng mở rộng kinh doanh khi đang nghiên cứu sản xuất ra mắt thị trường các dòng sản phẩm mới như cà phê và bia.

Bên cạnh sản xuất nước giải khát, Coca-Cola cũng gây bất ngờ khi tham gia thị trường âm nhạc trực tuyến bằng cách tung ra các sản phẩm nhạc trực tuyến có nhãn hiệu của mình với hơn 250000 bài hát Những bài hát trực tuyến này được bán qua mạng với mục đích mở rộng loại hình kinh doanh cũng như quảng cáo cho loại hình kinh doanh chính là sản xuất nước giải khát.

Các dòng sản phẩm

Coca-Cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống, nước uống không cồn và nước uống có gas Công ty đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, như: Coke ít gas, Sprite, Fanta, Coke hương Vani, Coke, nước trái cây, Trong thời gian vừa qua, Công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng Việt Nam như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta Dâu, Soda Chanh, v.v

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY COCA – COLA

Các dòng sản phẩm của công ty

Hiện nay, Công ty Coca-Cola tại Việt Nam đã có đa dạng các loại sản phẩm Đặc biệt có những nhãn hiệu không thể không kể đến như Coca Cola, Sprite, Fanta, Minute Maid Nutriboost, Dasani và Aquarius…

Từ năm 2017, sự xuất hiện của các loại thức uống hoa quả và trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia đã cho thấy Coca Cola Việt Nam đang chủ động đa dạng hóa danh mục sản phẩm để phù hợp với thị thường tiêu dùng tại Việt Nam, và gần đây nhất, bộ sản phẩm sữa cũng ra đời.

Tại Việt Nam hiện nay, thương hiệu này đang cung cấp một số sản phẩm chính như:

 Coca-Cola chai thủy tinh, lon và chai nhựa.

 Fanta cam, dâu, trái cây gồm chai thủy tinh, lon, và chai nhựa

 Sprite chai thủy tinh, lon, và chai nhựa

 Diet Coke loại lon; Schweppes Tonic

 Soda Chanh chai thủy tinh, lon

 Crush Sarsi chai thủy tinh, lon

 Nước uống tăng lực Samurai - chai thủy tinh, lon và bột

 Nước trái cây Minute Maid, Splash

 Thức uống hoa quả và trà đóng chai Fuzetea+.

Các quyết định liên quan đến sản phẩm

3.2.1 Quyết định về nhãn hiệu

Coca-Cola có đến 500 nhãn hiệu nước ngọt tại hơn 200 quốc gia khác nhau trên thế giới và chiếm tới 4 trên 5 sản phẩm đồ uống bán chạy nhất thế giới Coca-Cola áp dụng đặt tên nhãn hiệu cho từng sản phẩm riêng.

Coca-Cola chọn các tên hiệu dễ nhớ và tạo ấn tượng mạnh: Coca-Cola classic, Fanta, Sprite, … Khoảng 94% dân số thế giới nhận nhãn hiệu Coca-Cola bởi chữ Coca-Cola cách điệu với 2 màu đỏ và trắng.

Các sản phẩm trong cùng một dòng sẽ phần tên giống nhau, như thế sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết sự liên quan của các sản phẩm Bên cạnh đó sẽ tiết kiệm được chi phí quảng cáo xây dựng thương hiệu khi sản phẩm mới sẽ dễ dàng được biết đến nhờ sự nổi tiếng của các sản phẩm cũ cùng dòng Ví dụ: Coca- Cola, Coca-Cola light, Coca-Cola zero, …

Cách đặt tên như thế giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận biết, dễ đọc, dễ nhớ, dễ ấn tượng, dễ nhận dạng, đa dạng hóa được các danh mục sản phẩm Ngoài ra còn có thể dễ dàng sử dụng ở nước ngoài.

Coca cola cũng không ngừng nâng cao uy tín nhãn hiệu Thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì đẹp và giá thành phù hợp.

3.2.2 Quyết định về bao bì và kiểu dáng

Ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, màu đỏ đã trở thành màu sắc đại diện cho Coca Cola Màu sắc nổi bật giúp cho khách hàng và công chúng có thể nhận dạng sản phẩm

Nhãn hiệu Coca-Cola qua các năm

0 0 trên kệ giữa rất nhiều sản phẩm cùng loại, tìm kiếm cửa hàng nhanh chóng, … Mặc dù càng về sau, Coca Cola phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm khác nhau nhưng khách hàng vẫn luôn nhận diện được màu đỏ đặc trưng của thương hiệu này và phân biệt được với các dòng sản phẩm mới.

Ví dụ: Màu đỏ của Coca Cola truyền thống, màu trắng của Diet Coke, màu xanh Sprite, màu cam Fanta….

Coca-Cola luôn không ngừng thay đổi và cải tiến bao bì sản phẩm nằm mang đến cho khách hàng cảm giác mới mẻ, độc đáo, mát mẻ và thuận tiện hơn khi sử dụng Mỗi thiết kế, logo của Coca-Cola lại có sự chuyển biến linh hoạt, sáng tạo và thích hợp khi xuất hiện trên các quảng cáo, hay trên áo thun, khăn bãi biển, mũ … tạo nên một chiến dịch tiếp thị hoàn hảo cho Coca-Cola Coca-

Cola đã đạt được nhiều giải thưởng về thiết kế bao bì sản phẩm và khẳng định mình luôn đứng đầu trong việc thiết kế bao bì kiểu dáng về đồ uống.

Ngoài ra, đặc trưng của Coca-Cola là kiểu dáng chai thân cong Contour Bottle và kiểu chữ uốn lượn Spencerian Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt độc đáo của Coca khiến không đối thủ nào có thể bắt chước Kiểu dáng ấy vẫn được khai thác hơn 100 năm qua, tuy nhiên vỏ chai Coca đã thay đổi các chi tiết để thu hút người tiêu dùng và phù hợp với môi trường.

 Chế tạo hàng loạt và tung sản phẩm mới ra thị trường: Để tung sản phẩm ra thị trường hiệu quả, doanh nghiệp cần xem xét những vấn đề lớn sau:

 Thời điểm tung sản phẩm mới ra thị trường

 Địa điểm giới thiệu sản phẩm

 Thị trường mục tiêu của sản phẩm

 Chiến lược Marketing giới thiệu sản phẩm mới.

1.3.5 Chu kỳ sống của sản phẩm

-Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của sản lượng và

0 0 doanh số trong các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh sản phẩm kể từ lúc sản phẩm được giới thiệu cho đến khi rút lui khỏi thị trường.

-Về cơ bản, chu kỳ sống của sản phẩm trải quá 4 giai đoạn:

 Giai đoạn giới thiệu sản phẩm trên thị trường: Đây là giai đoạn mà sản phẩm bắt đầu được tung ra, doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và chi phí để sản phẩm có thể thâm nhập được vào thị trường Ở giai đoạn này, sản lượng và doanh thu tăng chậm, chi phí bỏ ra để hoàn thiện sản phẩm và chi phí Marketing cho sản phẩm cao, doanh nghiệp thường phải chịu lỗ hoặc lợi nhuận (nếu có) sẽ rất thấp.

 Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, sản phẩm tiêu thụ mạnh, chi phí sản xuất giảm và doanh nghiệp có khả gia tăng lợi nhuận, cạnh tranh tăng Để tận dụng khả năng khai thác thị trường trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần quyết định:

 Mở rộng thị trường, tấn công vào các phân khúc thị trường mới ở thị trường hiện tại.

 Tăng cường dịch vụ khách hàng, mở rộng thêm chủng loại sản phẩm.

 Xem xét lại giá bán sản phẩm.

 Phát triển các kênh phân phối trong các thị trường

 Tập trung vào việc xây dựng uy tín và quảng bá sản phẩm.

 Giai đoạn chín muồi: Đây là giai đoạn ổn định của quá trình kinh doanh sản phẩm, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt tối đa, chí phí trên mỗi khách

0 0 hàng thấp, cạnh tranh mạnh mẽ Để tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh và phát triển hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường xem xét những vấn đề:

 Thị trường : Cố gắng duy trì sức tiêu thụ trên thị trường hiện có, khai thác những thị trường mới

 Hoạt động Marketing : Cải tiến sản phẩm, củng cố kênh phân phối hiện có và phát triển kênh phân phối mới, tăng cường hoạt động chiêu thị, …

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA CÔNG

Ngày đăng: 06/12/2022, 10:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w