1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự

122 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự
Tác giả Tạ Thị Phi Yến
Người hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài Trâm
Trường học Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Khóa luận chuyên ngành
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 6,42 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY ĐỊNH KHÁNG CÁO QUÁ HẠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (11)
    • 1.1. Khái niệm kháng cáo quá hạn (11)
      • 1.1.1. Kháng cáo (11)
      • 1.1.2. Kháng cáo quá hạn (13)
    • 1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự từ năm 1945 đến nay (15)
      • 1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 (15)
      • 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 (16)
      • 1.2.3. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay (16)
    • 1.3. Chủ thể kháng cáo quá hạn (17)
    • 1.4. Thời hạn kháng cáo quá hạn (20)
    • 1.5. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn (26)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY ĐỊNH KHÁNG CÁO QUÁ HẠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM (34)
    • 2.1. Về thời hạn kháng cáo quá hạn (34)
    • 2.2. Về căn cứ xem xét chấp nhận kháng cáo quá hạn (38)
    • 2.3. Về thời hạn mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn (51)
    • 2.4. Về hệ quả khi người kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn (54)
    • 2.5. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định không chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn (57)
  • PHỤ LỤC (2)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY ĐỊNH KHÁNG CÁO QUÁ HẠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Khái niệm kháng cáo quá hạn

Kháng cáo (appeal) là một thuật ngữ đã có từ lâu trong xã hội và luật pháp Việt Nam Tại Điều thứ 11 sắc lệnh số 51 của chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 17/4/1946 về việc ấn định thẩm quyền các tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong tòa án có nhắc đến thuật ngữ kháng cáo như sau: “về dân sự và thương sự, toà án đệ nhị cấp có quyền xử chung thẩm những án của toà sơ cấp bị kháng cáo” Mặc dù đã xuất hiện và tồn tại trong thời gian dài theo sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự nhưng Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) Việt Nam qua các thời kỳ lại không có định nghĩa rõ ràng về khái niệm này

Dưới góc độ ngôn ngữ, “kháng” có nghĩa là “chống lại”, “kháng cáo” được hiểu là “chống án lên Tòa án cấp trên yêu cầu xét xử lại” 2

Theo từ điển Tiếng Việt, kháng cáo là “chống án lên Tòa án cấp trên, yêu cầu xét xử lại” 3 Định nghĩa này còn mang tính chung chung, chưa nêu cụ thể đối tượng kháng cáo, phạm vi kháng cáo, thời hạn kháng cáo, cấp Tòa án có thẩm quyền

Còn theo từ điển Luật học, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là “việc những người tham gia tố tụng không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, trong thời hạn mà pháp luật quy định gửi đơn đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét lại toàn bộ hoặc một phần bản án chưa có hiệu lực pháp luật” 4 Nhìn chung, định nghĩa này đã hoàn thiện hơn so với định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt Tuy nhiên, chủ thể có quyền kháng cáo trong định nghĩa này lại rất rộng (những người tham gia tố tụng) Không phải mọi người tham gia tố tụng đều có quyền kháng cáo và tùy theo ngành luật mà phạm vi được kháng cáo của mỗi người tham gia tố tụng cũng khác nhau

Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012 đưa ra khái niệm kháng cáo như sau: “Kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là hoạt động tố tụng của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật

2 Thái Xuân Đệ (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin, Hà Nội, tr 394

3 Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr 492

4 Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp, tr 416 trong việc chống lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án dân sự” 5 Đến giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2017 định nghĩa kháng cáo được sửa đổi như sau: “Kháng cáo là hoạt động tố tụng của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật trong việc yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm” 6 Với giáo trình mới nhất, cụm từ “chống án” được thay thế bằng “yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại” Nhìn chung, về mặt nội dung, cả hai định nghĩa đều khẳng định kháng cáo là một hoạt động tố tụng của các chủ thể nhất định trong tố tụng nhằm yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án mà bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà chưa có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, khái niệm này chưa thực sự đầy đủ vì kháng cáo ngoài là một hoạt động tố tụng thì nó còn là một quyền tố tụng quan trọng của người có quyền kháng cáo

Tại giáo trình Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có định nghĩa về kháng cáo như sau: “Kháng cáo là một quyền tố tụng quan trọng của đương sự và của những chủ thể khác theo quy định của pháp luật trong việc bày tỏ quan điểm, thái độ không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết lại vụ án.” 7 Với định nghĩa này, kháng cáo được nhìn nhận dưới góc độ là một quyền trong tố tụng Quyền này là của đương sự và những chủ thể khác Nội dung của quyền này là bày tỏ quan điểm, thái độ không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm Kháng cáo ngoài là quyền thì còn là một hoạt động tố tụng quan trọng trong tiến trình tố tụng, vì lẽ đó mà tác giả cho rằng, định nghĩa này chưa thực sự bao quát

Theo tác giả, đối với đương sự và những người có quyền kháng cáo khác, kháng cáo phúc thẩm vừa là một hoạt động tố tụng và là một quyền tố tụng quan trọng trong tiến trình tố tụng dân sự Kháng cáo là hoạt động tố tụng của đương sự và các chủ thể khác (gửi hoặc nộp đơn kháng cáo) theo quy định của pháp luật trong việc yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp sơ thẩm Dưới góc độ là một quyền tố tụng, quyền kháng cáo được ghi

5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr 305

6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, tr 309

7 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 397 nhận một cách minh thị tại Điều 271 BLTTDS năm 2015, theo đó “Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm”

Như vậy, kháng cáo vừa được hiểu dưới dạng danh từ là một quyền tố tụng cũng có thể được hiểu dưới dạng động từ là hành vi thực hiện những thủ tục luật định để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm kháng cáo như sau: “Kháng cáo là hoạt động tố tụng và là quyền của đương sự và các chủ thể khác theo quy định pháp luật trong việc yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết lại các vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm.”

Thứ nhất, xét xử phúc thẩm có mục đích là: “nhằm thực hiện nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong tố tụng dân sự, để Tòa án cấp trên có thẩm quyền phúc thẩm sẽ xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án, quyết định sơ thẩm khi có kháng cáo, kháng nghị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm việc xét xử giải quyết vụ việc dân sự đúng pháp luật” 8 Như vậy, việc chấp nhận kháng cáo của các chủ thể theo luật định là một trong những căn cứ quan trọng để mở ra giai đoạn xét xử phúc thẩm Vì lẽ đó mà quyền kháng cáo là một trong những quyền có tầm quan trọng đặc biệt của đương sự trong thủ tục tố tụng dân sự Quyền kháng cáo của đương sự có được đảm bảo hay không phụ thuộc một phần vào thủ tục kháng cáo Do đó, việc xem xét những kháng cáo quá hạn sẽ góp phần đảm bảo quyền kháng cáo của đương sự nói riêng và quyền tố tụng dân sự nói chung, bảo đảm việc xét xử giải quyết vụ việc dân sự đúng pháp luật

Thứ hai, việc mất quyền kháng cáo do hết thời hạn kháng cáo khiến cho những bản án, quyết định sai sót được thi hành Điều này không chỉ gây ra những hậu quả to lớn cho đương sự, xã hội mà còn làm mất niềm tin vào công lý, vào hệ thống tư pháp, vào Nhà nước Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân dẫn đến người có quyền kháng cáo thực hiện kháng cáo quá hạn là do cơ quan tiến hành tố

8 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr 389 - 390 tụng thực hiện không đúng quy định pháp luật, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng như thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng Vấn đề này được nhiều quyết định chấp nhận, không chấp nhận kháng cáo quá hạn ghi nhận như: Quyết định số 02/2019/QĐ-PT ngày 24/04/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum 9 , quyết định số 11/2020/QĐ –PT của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ 10 , quyết định số 01/2021/QĐ-

PT ngày 04/02/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận 11 Cũng không ít trường hợp, cấp sơ thẩm xác định thời hạn kháng cáo quá hạn chưa đúng nên vẫn còn trong trường hợp kháng cáo nhưng cấp sơ thẩm lại cho rằng đã hết thời hạn kháng cáo, đơn cử trường hợp được ghi nhận tại quyết định số 35/2019/QĐ-PT ngày 21/3/2019 của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp 12 Do đó, việc xem xét các kháng cáo quá hạn và chấp nhận kháng cáo quá hạn thỏa mãn các điều kiện luật định còn góp phần khắc phục những sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, góp phần xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động xét xử được tiến hành hiệu quả và hiệu lực cao, nâng cao niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp nói riêng và vào nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung

Theo Đoàn Tấn Minh và Nguyễn Ngọc Điệp, kháng cáo quá hạn “được hiểu là việc kháng cáo được thực hiện sau khi thời hạn kháng cáo (quy định tại Điều 273) đã hết Nói một cách khác là người kháng cáo đã nộp hoặc gửi đơn kháng cáo đến Tòa án cấp sơ thẩm nhưng đã hết thời hạn kháng cáo vì bất kể lý do gì” 13

Theo quy định tại khoản 1 Điều 275 BLTTDS năm 2015, “kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn” Như vậy, có thể hiểu kháng cáo quá hạn (overdue appeals) 14 là việc kháng cáo được thực hiện sau khi thời hạn kháng cáo đã hết: Đối với các trường hợp thông thường thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc sau 07 ngày kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của BLTTDS năm 2015; đối với trường hợpđương sự, đại diện cơ

9 https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta272800t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 31/5/2022

10 https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta575050t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 02/6/2022

11 https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta744318t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 02/6/2022

12 https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta574541t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 02/6/2022

13 Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2016), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Lao động, tr 242

14 Khoản 1 Điều 247 BLTTDS năm 2004: “Appeals that are not made within the time limit stipulated in Article

Quy định của pháp luật Việt Nam về kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự từ năm 1945 đến nay

sự từ năm 1945 đến nay

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Cách mạng tháng Tám thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Tuy nhiên vì tình hình chính trị, xã hội đặc biệt, trong một số giai đoạn, việc áp dụng pháp luật giữa hai miền Nam, Bắc vẫn chưa thống nhất, các quy phạm pháp luật về tố tụng dân sự được quy định tản mạn trong nhiều văn bản Sắc lệnh của chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa số 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946 về việc ấn định thẩm quyền các tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong tòa án có quy định tại Điều thứ 11 như sau: “về dân sự và thương sự, toà án đệ nhị cấp có quyền xử chung thẩm những án của toà sơ cấp bị kháng cáo” Từ thẩm quyền tòa án, có thể suy ra rằng, quyền kháng cáo trong tố tụng dân sự đã được ghi nhận Sắc lệnh số 85/SL của Chủ tịch nước ban hành ngày 22 tháng 5 năm 1950 ngoài quy định về quyền kháng cáo, còn quy định thời hạn kháng cáo nhưng chưa quy định về kháng cáo quá hạn

Với Hiến pháp 1959, luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ II, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1960, kèm theo đó là pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương số 18/LCT ngày 30 tháng 3 năm 1961 Trong các văn bản này, thuật ngữ “kháng cáo” cũng không còn được sử dụng mà thay vào đó là thuật ngữ “chống án” và vẫn chưa có quy định về kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự

Năm 1980, Hiến pháp mới được ban hành, tiếp theo đó hàng loạt các văn bản cụ thể hóa Hiến pháp được ban hành, trong đó có Luật tổ chức Tòa án nhân dân (Luật số 3-LCT/HĐNN7) ngày 03 tháng 7 năm 1981 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm

1981 cho phép đương sự có quyền kháng cáo Song pháp luật tố tụng dân sự thời kỳ này vẫn chưa quy định cụ thể về thủ tục kháng cáo cũng như chưa có quy định về kháng cáo quá hạn

Như vậy pháp luật tố tụng dân sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 mặc dù đã ghi nhận quyền kháng cáo của đương sự, song vẫn chưa quy định về kháng cáo quá hạn

1.2.2 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004

Ngày 7 tháng 12 năm 1989 Hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh số 27- LCT/HĐNN8 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1990 Đây là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa và phát triển toàn bộ các quy định về tố tụng dân sự trong các văn bản tản mạn của giai đoạn trước đó Giai đoạn này, pháp luật tố tụng dân sự vẫn chưa có định nghĩa kháng cáo quá hạn Mặc dù, các quy định về kháng cáo quá hạn chưa thực sự đầy đủ nhưng đã được chú ý, xem trọng Cụ thể, khoản 3 Điều 59 pháp lệnh số 27- LCT/HĐNN8 ngày 07 tháng 12 năm 1989 của Hội đồng nhà nước quy định: “nếu kháng cáo quá hạn mà có lý do chính đáng thì thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày trở ngại cho việc kháng cáo, kháng nghị không còn nữa” Ngoài ra, tại khoản 1 Điều

66 pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 năm 1989 còn quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm chỉ cần ra quyết định về việc xét kháng cáo quá hạn mà không mở phiên tòa”

Như vậy, có thể thấy pháp luật tố tụng dân sự giai đoạn từ năm 1990 đến năm

2004 đã quan tâm, quy định về kháng cáo quá hạn Tuy chưa được quy định một cách tập trung, chi tiết nhưng đã tạo cơ sở để phát triển và hoàn thiện các quy định về kháng cáo quá hạn trong pháp luật tố tụng dân sự

1.2.3 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội khóa XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, pháp điển hóa các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, khắc phục những hạn chế về nguyên tắc và cơ chế giải quyết trong tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng lao động, khắc phục được sự tản mạn, chồng chéo, mâu thuẫn trùng lặp, thiếu đồng bộ trong các văn bản pháp luật tố tụng 15 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về kháng cáo quá

15 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (8), tr 16 hạn Kháng cáo quá hạn được quy định chủ yếu tại Điều 247 BLTTDS năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 và được hướng dẫn bởi nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 3 ngày 12 tháng 2012 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp Phúc thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự

Bộ luật Tố tụng Dân sự được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 (BLTTDS năm 2015) đã có nhiều quy định mới, tiến bộ đặc biệt là các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nói chung và các quy định về kháng cáo quá hạn nói riêng Có thể nói đến BLTTDS năm 2015, vấn đề kháng cáo quá hạn đã được quan tâm điều chỉnh, quy định cụ thể hơn so với các BLTTDS trước đây BLTTDS năm 2015 đã dành ba điều luật là Điều 274, Điều 275 và Điều 276 để quy định các vấn đề liên quan đến kháng cáo quá hạn Tuy nhiên bên cạnh những quy phạm chi tiết, cụ thể cũng còn nhiều quy phạm chưa thực sự rõ ràng, thiếu chi tiết, gây khó khăn cho các chủ thể liên quan trong trường hợp có phát sinh kháng cáo quá hạn

Nhìn chung, pháp luật tố tụng dân sự giai đoạn từ năm 2005 đến nay đã có nhiều quy định tiến bộ về kháng cáo quá hạn, góp phần bảo vệ quyền kháng cáo, quyền tố tụng trong tố tụng dân sự Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật về kháng cáo quá hạn chưa thực sự bao quát thực tế, một số quy phạm pháp luật về kháng cáo quá hạn thiếu chi tiết, cụ thể, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

Chủ thể kháng cáo quá hạn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 275 BLTTDS năm 2015 thì kháng cáo quá thời hạn luật định là kháng cáo quá hạn Như vậy, kháng cáo quá hạn có bản chất là kháng cáo Do đó, chủ thể có quyền kháng cáo quá hạn cũng là những chủ thể có quyền kháng cáo Nếu như trong tố tụng hình sự, chủ thể có quyền kháng cáo là những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định sơ thẩm và phạm vi kháng cáo của từng chủ thể sẽ phụ thuộc vào tư cách của từng chủ thể đó 16 Thì trong pháp luật tố tụng dân sự, chủ thể có quyền kháng cáo quá hạn là cũng là

16 Lê Thị Thùy Dương (2015), “Bàn về một số vướng mắc trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền kháng cáo”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, số 03 (88), https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oidbafe4-6765-4571-af5f-5532038f4c5, truy cập ngày 19/6/2022 chủ thể có quyền, lợi ích liên quan tới bản án, quyết định sơ thẩm,căn cứ vào Điều

271 BLTTDS năm 2015 thì bao gồm: (i) Đương sự, (ii) Người đại diện hợp pháp của đương sự, (iii) Cơ quan tổ chức, cá nhân đã khởi kiện vụ án bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật So với quy định tại BLTTDS năm 2004 người có quyền kháng cáo là đương sự, đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức, thì BLTTDS năm 2015 đã hoàn thiện hơn, khi quy định cụ thể, rõ ràng về các đối tượng có quyền kháng cáo

Vì chủ thể có quyền kháng cáo quá hạn cũng là những chủ thể có quyền kháng cáo nên người kháng cáo quá hạn cũng phải thỏa mãn những điều kiện luật định đối với người kháng cáo Theo quy định tại Điều 272 BLTTDS năm 2015, cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ có thể tự mình làm đơn kháng cáo hoặc ủy quyền cho người khác đại diện cho mình thực hiện việc kháng cáo.Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự kháng cáo Ở phần cuối đơn kháng cáo, đương sự kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ Trường hợp đương sự không tự mình làm đơn kháng cáo thì có thể uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo, trừ kháng cáo bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm về tranh chấp hôn nhân và gia đình Trong trường hợp này, tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ quyền có kháng cáo; họ, tên, địa chỉ của đương sự uỷ quyền kháng cáo và văn bản uỷ quyền cho người đại diện của mình kháng cáo Đồng thời, ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ Ngoài ra, đương sự là người từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình là đương sự trong vụ án tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo

Trong trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc kháng cáo.Nếu người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức tự mình làm đơn kháng cáo thì ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp Nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức không tự mình làm đơn kháng cáo mà ủy quyền cho người khác thực hiện hiện việc kháng cáo thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công.Trong đơn kháng cáo, tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ

Ngoài ra, trong trường hợp người kháng cáo, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức và người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì việc ủy quyền này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm

Trên thực tế, còn nhiều sự tranh cãi về mặt pháp lý cũng như các cách hiểu và áp dụng không thống nhất giữa những người tiến hành tố tụng với nhau cũng như giữa những người tiến hành tố tụng với luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự về ủy quyền kháng cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 272 BLTTDS năm 2015 17 Nếu đương sự ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án Nhân dân các cấp; được thay mặt mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự theo pháp luật quy định; được quyết định mọi việc có liên quan trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án thì có được thực hiện kháng cáo, kháng cáo quá hạn hay không?

Về vấn đề trên, hiện nay tồn tại hai quan điểm khác nhau như sau 18 :

“Quan điểm thứ nhất cho rằng: Việc ủy quyền giữa các bên là ủy quyền toàn quyền quyết định việc giải quyết vụ án ở Tòa án nhân dân các cấp với thời hạn thỏa

17 Lê Thị Hồng Hạnh (2020), “Bàn về ủy quyền kháng cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 272 BLTTDS năm 2015”, https://vksndtc.gov.vn/cong-tac-kiem-sat/ban-ve-uy-quyen-khang-cao-theo-quy-dinh-tai-khoan d10- t8306.html?Page=2#new-related, truy cập ngày 17/5/2022

18 Kim Quỳnh (2018), “Ủy quyền kháng cáo trong BLTTDS 2015”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap- luat/uy-quyen-khang-cao-trong-blttds-2015, truy cập ngày 06/6/2022 thuận là cho đến khi giải quyết xong vụ án Do đó, giữa các bên không phải làm lại văn bản ủy quyền kháng cáo.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Với quy định tại khoản 6 Điều 272 BLTTDS 2015 thì đương sự muốn ủy quyền kháng cáo phải làm văn bản ủy quyền kháng cáo vì người được ủy quyền chỉ được quyền kháng cáo khi trong văn bản ủy quyền ghi rõ nội dung người ủy quyền ủy quyền cho người được ủy quyền kháng cáo” Tương tự, với trường hợp kháng cáo quá hạn thì các bên phải lập văn bản về việc ủy quyền kháng cáo quá hạn.

Như vậy, từ những phân tích trên có thể kết luận rằng, chủ thể có quyền kháng cáo quá hạn bao gồm: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự và cơ quan tổ chức, cá nhân đã khởi kiện vụ án bảo vệ lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật Nhìn chung pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đã hoàn thiện hơn trong việc quy định các chủ thể có quyền kháng cáo, kháng cáo quá hạn.

Thời hạn kháng cáo quá hạn

Thời hạn nói chung là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác Theo quy định tại khoản 1 Điều 182 của BLTTDS năm 2015, thời hạn tố tụng là: “một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật này quy định” Đồng thời, thời hạn tố tụng có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra

Trong khi thời hạn dân sự có thể do pháp luật quy định hoặc được xác lập trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên liên quan thì đối với thời hạn tố tụng dân sự các đương sự và các bên liên quan khác không có quyền thỏa thuận thời hạn tố tụng mà thời hạn này chỉ do pháp luật quy định hoặc do người có thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng ấn định căn cứ vào các quy định của pháp luật 19 Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành lại không quy định thời hạn kháng cáo quá hạn: không xác định khoảng thời gian mà có phát sinh kháng cáo quá hạn thì sẽ được xem xét hoặc ngoài khoảng thời gian đó thì không được xem xét nữa Việc chấp nhận hay không chấp nhận căn cứ vào lý do chứ không căn cứ vào thời điểm Hay nói cách

19 Nguyễn Trí Tuyển (2014), Thời hạn tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr

16 khác, pháp luật tố tụng dân sự chỉ quy định thời điểm bắt đầu để kháng cáo được xem là kháng cáo quá hạn chứ không giới hạn thời gian kết thúc

Căn cứ quy định tại Điều 275 và Điều 273 BLTTDS năm 2015 thì thời hạn bắt đầu để kháng cáo được xem là kháng cáo quá hạn là sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án (đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện có mặt tại phiên tòa hoặc tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng); hoặc 15 ngày kể từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết (đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng); hoặc sau 7 ngày kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của BLTTDS năm 2015

Do đó, muốn xác định chính xác thời hạn bắt đầu của kháng cáo được xem là kháng cáo quá hạn thì phải xác định chính xác thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo Song, các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành lại không quy định cụ thể thời hạn kháng cáo này được xác định như thế nào, nếu rơi vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết… thì được tính ra sao Về nguyên tắc, pháp luật tố tụng dân sự chỉ quy định chung về thời hạn, còn cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hạn tố tụng trong BLTTDS năm 2015 được áp dụng theo các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự (BLDS) 20

Cách xác định kết thúc thời hạn tại BLDS năm 2015 được quy định như sau:

“Điều 148 Kết thúc thời hạn

1 Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn

5 Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó”

Có thể tham khảo nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 3/12/2012 về hướng dẫn thi hành một số quy định

20 Điều 183 BLTTDS năm 2015 về áp dụng quy định của Bộ luật dân sự về thời hạn: “Cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hạn tố tụng trong Bộ luật này được áp dụng theo các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự” trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp Phúc thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự năm 2012 tại Điều 4 có quy định chi tiết về xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của kháng cáo như sau:

“1 Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là ngày tiếp theo của ngày được xác định Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên toà sơ thẩm hoặc là ngày bản án sơ thẩm được giao hoặc được niêm yết đối với đương sự không có mặt tại phiên toà sơ thẩm

4 Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ của ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó.”

Tương tự, khi quy định về thời hạn kháng cáo, BLTTDS của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng quy định thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của tòa án nhân dân địa phương là 15 ngày kể từ ngày tuyên án và đối với quyết định của tòa án nhân dân địa phương là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định 21 Đồng thời, BLTTDS của nước này còn quy định: “Nếu ngày hết hạn của một khoảng thời gian rơi vào ngày nghỉ, thì ngày ngay sau ngày nghỉ đó sẽ được coi là ngày hết hạn” 22

21 BLTTDS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Điều 147: “If a party refuses to accept a judgment of first instance of a local people's court, he shall have the right to file an appeal with the people's court at the next higher level within 15 days after the date on which the written judgment was served

If a party refuses to accept a written order of first instance of a local people's court, he shall have the right to file an appeal with a people's court at the next higher level within 10 days after the date on which the written order was served.”, http://www.npc.gov.cn/zgrdw/englishnpc/Law/2007-

12/12/content_1383880.htm#:~:text=Article%202%20The%20Civil%20Procedure,affirm%20civil%20rights

%20and%20obligations%2C, truy cập ngày 14/4/2022

22 BLTTDS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Điều 75: “Time periods shall include those prescribed by the law and those designated by a people's court

Time periods shall be calculated by the hour, the day, the month and the year The hour and day from which a time period begins shall not be counted as within the time period

If the expiration date of a time period falls on a holiday, then the day immediately following the holiday shall be regarded as the expiration date

A time period shall not include travelling time A litigation document that is mailed before the deadline shall not be regarded as overdue.”, http://www.npc.gov.cn/zgrdw/englishnpc/Law/2007-

12/12/content_1383880.htm#:~:text=Article%202%20The%20Civil%20Procedure,affirm%20civil%20rights

%20and%20obligations%2C, truy cập ngày 14/4/2022

Theo tác giả, vì pháp luật tố tụng dân sự hiện hành không quy định thời hạn kết thúc kháng cáo quá hạn hay thời điểm kháng cáo quá hạn không còn được chấp nhận nữa nên dẫn đến có thể có nhiều quan điểm về thời điểm kết thúc việc kháng cáo quá hạn được xem xét chấp nhận

Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn

Thứ nhất, về thời hạn mở phiên họp xem xét đơn kháng cáo quá hạn Theo khoản 1 Điều 275 BLTTDS năm 2015, sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm Như vậy, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ quy định Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm nhưng không quy định thời hạn cụ thể để Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện hoạt động này

Pháp luật tố tụng hành chính cũng có quy định tương tự tại khoản 1 Điều 208 Luật Tố tụng hành chính năm 2015: “Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm” Điều này dẫn đến kết quả là thời hạn mở phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn sẽ bị phụ thuộc vào thời gian mà Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện hoạt động gửi đơn kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm Hơn thế nữa, điều này có thể trở thành kẽ hở để các Tòa án cấp sơ thẩm lợi dụng nhằm trì hoãn việc xem xét kháng cáo quá hạn hoặc gây cản trở để vụ án không được xét xử lại

Tại khoản 2 Điều 335 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc Tòa án cấp sơ thẩm gửi đơn kháng cáo và các tài liệu có liên quan cho Tòa án cấp phúc thẩm như sau: “Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm” Trong khi pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng hành chính không quy định cụ thể thì pháp luật tố tụng hình sự lại quy định rất cụ thể, rõ ràng thời hạn để Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện hoạt động này Việc quy định chi tiết, cụ thể thời hạn và quy định thời hạn khá ngắn (chỉ 03 ngày) góp phần làm cho tiến trình tố tụng được diễn ra nhanh chóng, hạn chế tiêu cực trong tố tụng.

BLTTDS năm 2015 quy định về thời hạn mở phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn tại khoản 2 Điều 275 như sau: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn” Trước đây,

BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2012 cũng có quy định tương tự tại khoản

2 Điều 247 về kháng cáo quá hạn: “trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn”

Pháp luật tố tụng Việt Nam có sự quy định thống nhất về thời hạn mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn khi ở pháp luật tố tụng hành chính và pháp luật tố tụng hình sự cũng có sự quy định thời hạn tương tự như pháp luật tố tụng dân sự Khoản 2 Điều

208 luật Tố tụng Hành chính năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển đến, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn” Và tại khoản 3 Điều 335 bộ luật Tố tụng hình sự năm

2015 cũng quy định: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn”

Thứ hai, về thành phần tham gia phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn Theo khoản 2 Điều 275 BLTTDS năm 2015, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họ

Như vậy, có thể thấy, thành phần tham gia phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn theo quy định của BLTTDS năm 2015 bao gồm: Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn: gồm ba thẩm phán; Đại diện viện kiểm sát cùng cấp; Người kháng cáo quá hạn Trong khi BLTTDS năm 2004 quy định Toà án cấp phúc thẩm chỉ cần thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn 23

Tương tự với với quy định của BLTTDS năm 2015 về thành phần tham gia phiên họp xét kháng cáo quá hạn, tại khoản 2 Điều 208 luật Tố tụng Hành chính năm

2015 cũng quy định: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo

23 Trích khoản 2 Điều 247 BLTTDS năm 2004: “Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn.” quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển đến, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn Trường hợp Kiểm sát viên, người kháng cáo quá hạn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp”

Nhìn chung, BLTTDS năm 2015 đã hoàn thiện quy định về kháng cáo quá hạn và thủ tục kháng cáo quá hạn khi quy định: “Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp” Trong khi pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp thì pháp luật tố tụng dân sự trước đây lại giới hạn các trường hợp đại diện Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn

Cụ thể, tại khoản 5 Điều 6 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 3/12/2012 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp Phúc thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS quy định như sau: “Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn đối với các trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà phúc thẩm quy định tại khoản 2 Điều 264 của BLTTDS”

Việc pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về sự có mặt của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp trong phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên, bảo đảm việc xem xét được khách quan, đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo quá hạn, phòng tránh trường hợp chủ quan của Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY ĐỊNH KHÁNG CÁO QUÁ HẠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Về thời hạn kháng cáo quá hạn

Các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành lại không quy định cụ thể về thời hạn kháng cáo quá hạn Như đã phân tích, muốn xác định chính xác thời hạn bắt đầu của kháng cáo được xem là kháng cáo quá hạn thì phải xác định chính xác thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo Song, các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành lại không quy định cụ thể thời hạn kháng cáo này được xác định như thế nào, nếu rơi vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết… thì được tính ra sao Điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, mang tính quan điểm, cùng các vụ việc như nhau nhưng lại có kết quả pháp lý khác nhau Có quan điểm cho rằng theo điều luật quy định về thời hạn kháng cáo thì có thể hiểu là thời hạn này không bao gồm cả ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật) và ngày nghỉ lễ, tết 29 Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử cho thấy mỗi Hội đồng xét kháng cáo quá hạn, mỗi Tòa án lại có cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau về vấn đề này Để làm rõ, tác giả dẫn chứng ba quyết định của Tòa án nhân dân như sau:

Quyết định số 35/2019/QĐ-PT ngày 21/3/2019 của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp: Ngày 23/01/2019, Tòa án nhân dân huyện L xét xử dân sự sơ thẩm vụ án tranh chấp về “Hợp đồng dân sự - vay tài sản”; đến ngày 15/02/2019, nguyên đơn là anh

La Thanh N có đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm số 05/2019/DS-ST ngày 23/01/2019 Theo anh N trình bày: anh N cho rằng mình không có kháng cáo quá hạn vì thời gian kháng cáo trùng vào thời gian nghỉ Tết nguyên đán, nếu trừ thời gian 09 ngày nghỉ Tết thì ngày 15/02/2019 anh N kháng cáo là còn thời hạn kháng cáo theo luật định Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Đồng Tháp cho rằng đơn kháng cáo của anh Nhân gửi trễ hạn 04 ngày vì ngày 23/01/2019 Tòa án huyện Lai Vung tuyên án (có mặt người nhận ủy quyền của anh Nhân tại phiên tòa) nên ngày bắt đầu tính thời hạn kháng cáo là ngày tiếp theo của ngày tuyên án, đến ngày 07/02/2019 là hết thời hạn kháng cáo theo quy định nhưng đến ngày 15/02/2019 anh N mới gửi đơn kháng cáo

Do đó, lý do kháng cáo trễ hạn của anh Nhân không thuộc trường hợp có lý do chính đáng nên đề nghị Hội đồng họp xét kháng cáo: không chấp nhận đơn kháng cáo quá

29 Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2016), tlđd (13), tr 240 hạn của anh La Thanh N Hội đồng họp xét kháng cáo đã viện dẫn khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao và cho rằng “nếu trừ 9 ngày nghỉ Tết nguyên đán thì ngày làm việc đầu tiên là ngày 11/02/2019 được tính là ngày thứ 11 của thời hạn kháng cáo của anh N Do đó, anh Nhân kháng cáo vào ngày 15/02/2019 là còn trong thời hạn kháng cáo theo quy định” 30 và ra quyết định đình chỉ việc kháng cáo quá hạn đối với bản án dân sự sơ thẩm số 05/2019 của Tòa án nhân dân huyện L, anh La Thanh N đến Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện thủ tục kháng cáo theo luật định

Quyết định số 39/2020/QĐ-PT của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội: Ngày 03/01/2020, chị Đỗ Thu H có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án số 25/2019/HNGĐ-ST ngày 25/12/2019 và nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân quận Tây Hồ Ngày 17/01/2020 cán bộ Tòa án đã giao Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm số 01/TB-TA ngày 03/01/2020 cho chị H Đến ngày 06/02/2020 chị H nộp biên lai thu tạm ứng án phí phúc thẩm cho Tòa án Chị Đỗ Thu H trình bày lý do kháng cáo quá hạn là vì thời gian này rơi vào những ngày tết cổ truyền và dịch bệnh nên chị nộp chậm biên lai Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn cho rằng: “việc nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm của chị Đỗ Thu H là quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật Tố tụng dân sự và có lý do chính đáng nên có căn cứ chấp nhận” 31

Quyết định số 07/2018/QĐ-PT ngày 30/05/2018 của Tòa án Nhân dân tỉnh Sóc Trăng: Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 15/5/2018 bà M trực tiếp nộp đơn kháng cáo cho Tòa án nhân dân huyện A (đơn đề ngày 11/5/2018), kháng cáo Bản án dân sự sơ thẩm số 21/2018/DS-ST ngày 26/4/2018 của Tòa án nhân dân huyện A Theo bà M và ông

X trình bày, vào ngày 11/5/2018 (ngày cuối cùng của thời hạn kháng cáo) bà M có đến hỏi ông X về cách tính thời hạn kháng cáo đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 21/2018/DS-ST ngày 26/4/2018 của Tòa án nhân dân huyện A Khi đó, do ông X có sự nhầm lẫn nên mới giải thích cho bà M rằng khi tính thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm nêu trên thì Tòa án sẽ trừ cho bà M ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) và ngày nghỉ lễ (30/4 và 01/5) Do giữa ông và bà M có quan hệ bà con xa và hiện nay ông cũng đang là Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyện A nên bà M mới tin tưởng vào lời giải thích của ông, dẫn đến việc bà M kháng cáo quá hạn Hội đồng xét

30 Quyết định số 35/2019/QĐ-PT ngày 21/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta574541t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 31/5/2022

31 Quyết định số 39/2020/QĐ-PT ngày 09/3/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta460847t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 31/5/2022 kháng cáo quá hạn nhận định: “Xét thấy, ông X tuy là Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyện A nhưng ông X không có tham gia vào Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án nên lời giải thích của ông X đối với bà M về cách tính thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm chỉ với tư cách của cá nhân ông X chứ không phải nhân danh cho Tòa án nhân dân huyện A Do đó, việc bà M tin tưởng vào lời giải thích của ông X nên đã kháng cáo quá hạn là trách nhiệm của cá nhân ông X đối với bà M Đây không phải là “lý do chính đáng” … do đó đơn kháng cáo quá hạn của bà M không được Hội đồng xét kháng cáo quá hạn chấp nhận.” 32 Mặc dù đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng cho rằng lý do kháng cáo quá hạn mà bà M đưa ra là chính đáng và đề nghị Hội đồng xét kháng cáo quá hạn chấp nhận kháng cáo quá hạn của bà M nhưng hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn vẫn quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của bà M đối với Bản án dân sự sơ thẩm số: 21/2018/DS-ST ngày 26/4/ 2018 của Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh Sóc Trăng

Như vậy, thông qua quyết định số 35/2019/QĐ-PT ngày 21/3/2019 của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp và quyết định số 39/2020/QĐ-PT của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có thể thấy, cùng là thời gian nghỉ Tết nguyên đán nhưng có tòa án lại không tính vào thời hạn kháng cáo, có tòa án lại tính vào thời hạn kháng cáo và xem đây là lý do chính đáng của kháng cáo quá hạn Thông qua cả ba quyết định trên, có thể thấy việc không quy định cụ thể cách xác định thời hạn kháng cáo khi trùng vào những ngày nghỉ lễ, Tết… đã gây khó khăn cho việc xác định kháng cáo còn trong thời hạn hay kháng cáo là kháng cáo quá hạn, việc đương sự có cách hiểu khác về quy định thời hạn kháng cáo thì có được xem là căn cứ để chấp nhận việc kháng cáo hay không Về vấn đề này, mỗi tòa án, mỗi hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn lại có giải thích khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất tại các vụ việc, các địa phương

Bên cạnh đó, một vướng mắc lớn trong việc không quy định thời hạn để kháng cáo quá hạn được xem xét chấp nhận là không giới hạn thời gian để người có quyền kháng cáo được phép kháng cáo quá hạn.Điều này dẫn đến bất cập “có trường hợp là đã hết thời hạn 01 năm để đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm/tái thẩm và thậm chí là bản án đã được thi hành được 3-4 năm sau đương sự mới làm đơn kháng cáo quá

32 Quyết định số 07/2018/QĐ-PT ngày 30/05/2018 của Tòa án Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta106421t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 31/5/2022 hạn gửi đến Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử” 33 Đơn cử, trường hợp tại quyết định số 07/2020/QĐ –PT ngày 03/09/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ về chấp nhận việc kháng cáo quá hạn 34 Ngày 29/3/2019 Tòa án nhân dân huyện Y xét xử việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản và ra bản án số 01/2019/DS-ST Mãi đến khi có quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của ông P để thi hành án thì ngày 17/7/2020 ông Lê Cao P là bị đơn mới tiến hành kháng cáo Như vậy, ông P đã kháng cáo quá hạn hơn 01 năm

Việc không giới hạn thời gian để kháng cáo quá hạn vẫn được xem xét chấp nhận một mặt sẽ đảm bảo tối đa quyền kháng cáo của các chủ thể có quyền kháng cáo, nhưng mặt khác lại tạo điều kiện để các bên đương sự là người có nghĩa vụ thi hành án lợi dụng kháng cáo quá hạn nhằm trì hoãn, gây cản trở cho việc thi hành bản án

Cũng như các hoạt động tố tụng dân sự khác, hoạt động kháng cáo và kháng cáo quá hạn được thực hiện phải thông qua các cơ quan tiến hành tố tụng Vì lẽ đó, hoạt động kháng cáo quá hạn cũng có thể bị gián đoạn bởi các ngày nghỉ của các cán bộ, công chức, viên chức như ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày lễ, tết Do đó, để làm căn cứ tính thời điểm kháng cáo bắt đầu được xem là kháng cáo quá hạn, cần quy định rõ thời hạn kháng cáo theo hướng không tính ngày nghỉ, lễ, tết vào thời hạn kháng cáo

Tham khảo các quy định của pháp luật các nước về vấn đề này, cụ thể:

Theo đạo luật Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp của bang Michigan, Hoa Kỳ (Michigan Occupational Safety and Health Act), thời gian kháng cáo là 15 ngày làm việc Đối với kháng cáo quá hạn (late appeal), người sử dụng lao động phải đưa ra được nguyên nhân bao gồm: (i) lý do chính đáng để lỡ thời hạn 15 ngày làm việc; (ii)

Một bản biện hộ thuyết phục đối với lý do đã đề cập 35

33 Nguyễn Văn Vinh – Nguyễn Thanh Long (2021), “Thời hạn kháng cáo quá hạn theo quy định của Bộ luật

Về căn cứ xem xét chấp nhận kháng cáo quá hạn

Như đã phân tích ở Chương 1, căn cứ để chấp nhận kháng cáo quá hạn theo quy định của BLTTDS năm 2015 phần nào mở rộng hơn và quyền kháng cáo của người kháng cáo quá hạn cũng được đảm bảo hơn khi phạm vi của tài liệu chứng cứ được quy định theo hướng mở mà không liệt kê cụ thể hay có giới hạn rõ ràng Tuy nhiên, việc quy định theo hướng mở này cũng dẫn đến việc khó khăn khi xem xét tài liệu, chứng cứ nào là tài liệu có liên quan và mức độ liên quan như thế nào thì được chấp nhận cũng như không có tiêu chí, hướng dẫn cụ thể để chấp nhận hay không chấp nhận các lý do kháng cáo quá hạn mà người kháng cáo quá hạn đưa ra

Trên thực tế cho thấy, không ít trường hợp thẩm phán lúng túng vì không có căn cứ cụ thể để chấp nhận hay bác đơn kháng cáo quá hạn Đơn cử trường hợp tại quyết định số 02/2018/QĐST-DS ngày 26/06/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về chấp nhận việc kháng cáo quá hạn: Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 30/5/2018, nguyên đơn là bà Phan Thanh B có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án số 05/2018/DS-ST ngày 14/5/2018 của Tòa án nhân dân quận Hải An Việc kháng cáo của bà Phan Thanh

B là quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự Hội đồng xét

The employer must also provide two things to the ALJ, in writing, in response to the Order to Show Cause: 1)

“good cause” for having failed to meet the 15-working day deadline; and 2) a meritorious defense to the citations.”, https://www.michigan.gov/leo/0,5863,7-336-94422_11407_30453-221140 ,00.html, truy cập ngày 12/4/2022 kháng cáo quá hạn nhận định: “Theo bà B trình bày bà không có mặt lúc tuyên án vì

Thẩm phán cho ra ngoài phù hợp với ý kiến của Kiểm sát viên cũng như tại Biên bản phiên tòa thể hiện do bà B không chấp hành nội quy phiên tòa nên Thẩm phán buộc bà B rời khỏi phòng xử án Do đó, việc bà B vắng mặt khi Tòa án tuyên án là do lỗi của bà B nhưng đây là trường hợp Bộ luật Tố tụng dân sự chưa quy định thuộc trường hợp bà B có phải là vắng mặt lúc tuyên án có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng” 36 Đồng thời, do thời hạn chậm 01 ngày nên để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bà B, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn đã quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của Bà Phan Thanh B đối với Bản án sơ thẩm số 05/2018/DS-ST ngày 14/5/2018 của Tòa án nhân dân quận Hải An, thành phố Hải Phòng về tranh chấp quyền sử dụng đất

Tại khoản 3 Điều 6 nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTPcủa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 3/12/2012 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp Phúc thẩm” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS có quy định: “Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng…” Như vậy, theo BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 và nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP về hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS thì một trong những căn cứ để xem xét đơn kháng cáo quá hạn là lý do chính đáng, được giải thích tại đoạn 2 khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP là “trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện, ) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định” Đến khi BLTTDS năm 2015 được ban hành, căn cứ “lý do chính đáng” không còn được quy định là căn cứ để xem xét đơn kháng cáo quá hạn Và theo quy định pháp luật, hiện nay cũng không thể áp dụng Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 03/12/2012 về hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp Phúc thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự để làm căn cứ giải quyết vấn đề kháng cáo quá hạn vì nghị quyết này được ban hành để giải thích, hướng dẫn áp dụng đối với

36 Quyết định số 02/2018/QĐST-DS ngày 26/06/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta120241t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 15/6/2022

BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 Tuy nhiên, trên thực tế, vì cách quy định thiếu rõ ràng, minh thị của BLTTDS năm 2015, nhiều Tòa án trong quá trình xem xét đơn kháng cáo quá hạn vẫn áp dụng tinh thần của nghị quyết này “Thực tiễn cho thấy trong trường hợp có căn cứ xác định việc người kháng cáo gặp sự kiện bất khả kháng hoặc gặp trở ngại khách quan nên đã dẫn đến kháng cáo quá hạn Trường hợp ngược lại Hội đồng sẽ ra quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn” 37 Chẳng hạn tại quyết định số 06/2021/QĐ-PT của Tòa án Nhân dân cấp cao tại

Hà Nội ngày 09 tháng 3 năm 2021 về việc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn, Hội đồng xem xét đã không chấp nhận kháng cáo quá hạn của bà N với lý do “bà N không đưa ra được việc bà kháng cáo quá hạn là do bất khả kháng hay trở ngại khách quan nên không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo quá hạn của bà N” 38

Hay tại quyết định số 15/2020/QĐ-PT ngày 14/01/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội về chấp nhận việc kháng cáo quá hạn, Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn đã chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của ông Hà Tiến Thìn đối với bản án dân sự sơ thẩm số 07/2019/DSST ngày 27/6/2019 của Tòa án Nhân dân thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội về việc tranh chấp quyền sử dụng đất vì xét thấy: “Có căn cứ chứng minh ông Hà Tiến Thìn gặp trường hợp bất khả kháng trong thời hạn kháng cáo theo quy định nên việc kháng cáo quá hạn của ông Thìn được coi là trường hợp bất khả kháng” 39 Bên cạnh đó, tại phiên họp xét kháng cáo quá hạn của ông Hà Tiến Thìn, Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng đề nghị Hội đồng xét kháng cáo “căn cứ vào khoản Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự chấp nhận kháng cáo quá hạn của ông Thìn vì có căn cứ xác định ông Thìn trong thời hạn kháng cáo gặp trường hợp bất khả kháng” 40

Quyết định số 04/2019/QĐ-PT ngày 13/09/2019 của Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận về không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn: Vào ngày 17/7/2019, Tòa án nhân dân huyện HT mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn Phạm Thị Ph với bị đơn Phạm Th Th và Trần Ngọc H Ngày 12 tháng 8 năm 2019, bị đơn là bà Phạm Th Th nộp đơn kháng cáo

37 Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2016), tlđd (13), tr 242

38 Quyết định số 06/2021/QĐ-PT ngày 09/3/2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta751760t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 01/6/2022

39 Quyết định số 15/2020/QĐ-PT ngày 14/01/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta446463t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 26/4/2022

40 Quyết định số 15/2020/QĐ-PT ngày 14/01/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta446463t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 26/4/2022 với nội dung yêu cầu sửa bản án dân sự sơ thẩm số 19/2019/DS-ST ngày 17/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện HT Hội đồng xem xét đã không chấp nhận kháng cáo quá hạn của bà N với lý do: “tính đến thời điểm ngày bà Th nộp đơn kháng cáo đến

Tòa án nhân dân huyện HT (ngày 12/8/2019) thì thời hạn kháng cáo bản án số 19/2019/DS-ST ngày 17/7/2019 của bà Th đã hết, mặt khác bà Th không có chứng cứ để chứng minh việc kháng cáo quá thời hạn là do trở ngại khách quan hay sự kiện bất khả kháng” 41

Quyết định số 01/2019/QĐ-PT ngày09/04/2019 của Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Bình về không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn đã không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của của bị đơn là Anh Đỗ Văn S và chị Đỗ Thị N đối với bản án dân sự sơ thẩm số 05/2018/DS-ST ngày 20 tháng 8 năm

2018 của Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình với lý do: “Khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn của anh Đỗ Văn S và chị Đỗ Thị N, Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình thông báo về yêu cầu trình bày lý do kháng cáo quá hạn nhưng anh S, chị N không thực hiện yêu cầu của Tòa án, không cung cấp chứng cứ chứng minh việc kháng cáo quá hạn là do sự kiện bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan Nên không có căn cứ chấp nhận đơn kháng cáo quá hạn của anh Đỗ Văn S và chị Đỗ Thị N.” 42

Có thể thấy bất khả kháng và trở ngại khách quan là những tiêu chí để xác định lý do chính đáng được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 06/2012/NQ- HĐTP, mà không còn được dùng để làm căn cứ công nhận hay không công nhận trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành Tuy nhiên, nhiều Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn vẫn dùng làm cơ sở để xem xét các lý do kháng cáo quá hạn

Về thời hạn mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn

Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ quy định Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo quá hạn cùng các tài liệu liên quan cho Tòa án cấp phúc thẩm sau khi nhận được từ người kháng cáo quá hạn nhưng không quy định thời hạn cụ thể để Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện hoạt động này Cụ thể, khoản 1 Điều 275 BLTTDS quy định: “Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm” Sau đó “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn”

Có thể thấy, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ quy định Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo quá hạn, bản tường trình và tài liệu chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm sau khi nhận được từ người kháng cáo quá hạn mà không quy định trong thời hạn cụ thể là bao lâu để Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện hoạt động này.Điều này dẫn đếnthời điểm bắt đầu tính thời hạn 10 ngày mà Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng để xem xét kháng cáo quá hạn sẽ bị phụ thuộc vào thời gian điểm mà Tòa án cấp sơ thẩm thực hiện hoạt động gửi đơn kháng cáo quá hạn cho Tòa án cấp phúc thẩm Điều này có thể trở thành kẽ hở để các Tòa án cấp sơ thẩm lợi dụng nhằm trì hoãn việc kháng cáo quá hạn được xem xét hoặc gây cản trở để vụ án không được xét xử lại

Về vấn đề này, có thể tham khảo quy định tại khoản 2 Điều 335 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau: “Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm” Như vậy, việc giới hạn một khoảng thời gian hợp lý sẽ làm cho Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm hơn trong việc gửi đơn kháng cáo quá hạn và các tài liệu kèm theo cho Tòa án cấp sơ thẩm, giúp người dân có cơ sở để giám sát, khiếu nại, tố cáo kịp thời khi có căn cứ cho rằng có tiêu cực dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng, góp phần giúp tiến trình tố tụng được diễn ra nhanh chóng

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở Chương 1 việc Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có

10 ngày (kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo) để chuẩn bị thành lập Hội đồng xem xét đơn kháng cáo quá hạn Theo tác giả, việc quy định thời gian thành lập Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn theo quy định tại Điều 275 BLTTDS năm 2015 là trong 10 ngày sẽ phải mở phiên họp xem xét đơn kháng cáo quá hạn góp phầnđẩy nhanh tiến độ xét xử vừa đảm bảo quyền lợi cho người kháng cáo vừa tránh việc kéo dài thời gian để bản án, quyết định của tòa án được thi hành trên thực tế, tránh tốn kém, thiệt hại cho các đương sự, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, đảm bảo sự nhanh chóng, kịp thời của hoạt động tố tụng.Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là việc quy định thời gian thành lập Hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn theo quy định tại Điều 275 BLTTDS năm 2015 là khá ngắn (chỉ 10 ngày) liệu có gây khó khăn cho Tòa án trong việc xem xét, thu thập tài liệu chứng cứ liên quan “Như vậy, trong trường hợp này khi thấy chưa có đủ căn cứ vững chắc, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền tự mình thu thập thêm tài liệu, chứng cứ không? Ví dụ trưng cầu giám định chữ ký của bà A trên phiếu báo phát, chi phí giám định được giải quyết như thế nào? Nếu kéo dài trên 10 ngày chưa thể mở phiên họp được có trái quy định pháp luật không?” 60

60 Trương Thị Diễm My (2021), “Vướng mắc trong việc xét kháng cáo quá hạn theo Điều 275 của BLTTDS”, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-y-kien/vuong-mac-trong-viec-xet-khang-cao-qua-han-theo-dieu-275- cua-blttds, truy cập ngày 15/6/2022

Trên thực tế, nhiều trường hợp khoảng thời gian từ lúc nhận được đơn kháng cáo quá hạn đến thời điểm mở phiên họp có thể kéo dài rất lâu, thậm chí là đến vài năm Đơn cử như trường hợp tại quyết định số 09/2022/QĐ-PT về không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn ngày 15/04/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh: Ngày 02/10/2020 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận được đơn kháng cáo của ông Khâu Văn S là đại diện ủy quyền của bị đơn bà Girard M và bà Phạm Buchheit Ngọc K kháng cáo yêu cầu Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố

Hồ Chí Minh sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 1100/2020/DS-ST ngày 29/7/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nhưng mãi đến ngày 15/4/2022 Tòa án mới mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn 61

Ngoài ra, khoản 2 Điều 275 BLTTDS năm 2015 còn quy định: “Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn” Có thể hiểu việc phải có mặt của người kháng cáo quá hạn nghĩa là phải triệu tập hợp lệ người kháng cáo quá hạn theo quy định về tống đạt, niêm yết văn bản tố tụng của Tòa án của BLTTDS năm 2015 Căn cứ vào quy định tại khoản 5 Điều 177 BLTTDS năm 2015, trong trường hợp người kháng cáo quá hạn vắng mặt ở nơi cư trú mà không rõ thời điểm trở về hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới của họ thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt Mà thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS năm 2015 là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết Do đó, thời hạn chuẩn bị xem xét đơn kháng cáo quá hạn chỉ có 10 ngày như quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đã mâu thuẫn với quy định về thời hạn niêm yết văn bản tố tụng của Tòa án 15 ngày

Từ những lẽ đó, tác giả kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 275 BLTTDS năm 2015 theo hướng quy định thêm thời gian để Tòa án chuẩn bị mở phiên họp, đồng thời trong thời gian này cho phép người kháng cáo quá hạn được bổ sung tài liệu, chứng cứ để củng cố lý do kháng cáo quá hạn của mình Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người

61 Quyết định số 09/2022/QĐ-PT về không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn ngày 15/04/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta917348t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 08/6/2022 kháng cáo quá hạn Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp Tuy nhiên, cần có quy định nếu Kiểm sát viên không tham gia phiên họp được thì phải có văn bản trình bày quan điểm của Viện kiểm sát, gửi đến Tòa án cấp phúc thẩm Theo đó, khoản 1 và khoản 2 Điều 275 BLTTDS năm

2015 được viết lại như sau:

“1 Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm

2 Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.Nếu Kiểm sát viên không tham gia phiên họp được thì phải có văn bản trình bày quan điểm của Viện kiểm sát, gửi đến Tòa án cấp phúc thẩm trước thời điểm mở phiên họp ít nhất 01 ngày làm việc

Trước thời điểm mở phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn, người kháng cáo có thể bổ sung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến kháng cáo quá hạn của mình, việc bổ sung này phải được lập thành biên bản.”

Về hệ quả khi người kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn

Về mặt lý luận, sau khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý việc xét kháng cáo quá hạn của người kháng cáo quá hạn, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có thẩm quyền ra một trong hai loại quyết định tố tụnglà Quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn 62 hoặc Quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn 63 “Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp sau khi có quyết định mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn, người gửi đơn kháng cáo quá hạn có thể rút đơn kháng cáo quá hạn, không yêu cầu Hội đồng xét kháng cáo quá hạn xem xét lý do kháng cáo quá hạn nữa Đây là quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự - một trong những quyền “tối thượng” của

62 Theo mẫu số 59-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

63 Theo Mẫu số 60-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đương sự, bởi nó không chỉ là quyền cơ bản của đương sự trong tố tụng dân sự mà nó còn được cụ thể hóa thành một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại

Bộ luật tố tụng dân sự (Chương II)” 64 Trong trường hợp người kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn thì Hội đồng xét kháng cáo quá hạn phải tôn trọng quyết định của họ Điều này đồng nghĩa với việc Hội đồng phiên họp xét kháng cáo quá hạn sẽ không thực hiện việc xét đơn kháng cáo quá hạn nữa nhưng vấn đề đặt ra là lúc này Hội đồng xét kháng cáo quá hạn sẽ phải ra loại văn bản nào? Hiện nay, nhiều Tòa án gặp lúng túng trong việc ban hành văn bản khi thuộc trường hợp người kháng cáo rút đơn kháng cáo quá hạn do BLTTDS 2015 chưa quy định Tòa án sẽ sử dụng loại văn bản gì cũng như Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 13/01/2017 về ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự cũng không ban hành mẫu nào để áp dụng đối với trường hợp này

Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, mỗi hội đồng xét xử sẽ vận dụng linh hoạt quy định pháp luật để giải quyết trường hợp người kháng cáo quá hạn rút kháng cáo quá hạn Có trường hợp chủ trì phiên họp xét kháng cáo quá hạn đã ra “Thông báo về việc rút đơn kháng cáo quá hạn” và xem đó là văn bản có ý nghĩa chấm dứt việc xét kháng cáo quá hạn của đương sự 65 , có trường hợp thẩm phán lại ra “Quyết định đình chỉ giải quyết kháng cáo quá hạn”, có trường hợp thẩm phán hoặc hội đồng xem xét kháng cáo quá hạn lại ra “Quyết định đình chỉ xét kháng cáo quá hạn” Ở đây, có sự không thống nhất trong chủ thể ban hành văn bản tố tụng cũng như tên gọi của các văn bản Để làm rõ vấn đề này tác giả dẫn một số tình huống thực tế như sau:

Tình huống 1:Trong quá trình giải quyết hồ sơ kháng cáo quá hạn thụ lý ngày 11/06/2019 của bà Bùi Thị A; địa chỉ: Tiểu khu 5, xã T, huyện C, tỉnh Sơn La Ngày 17/6/2019 trước khi mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn, bà Bùi Thị A có đơn xin rút toàn bộ đơn kháng cáo Thẩm phán đã ra quyết định “Đình chỉ giải quyết kháng cáo quá hạn” của bà Bùi Thị A 66

64 Đào Thị Ngọc Thuận (2017), “Vướng mắc khi giải quyết việc xét kháng cáo quá hạn theo quy định của BLTTDS 2015”, http://vkskh.gov.vn/vuong-mac-khi-giai-quyet-viec-xet-khang-cao-qua-han-theo-quy-dinh- cua-blttds-2015_1115_0_2_a.html, truy cập ngày 07/6/2022

65 Đào Thị Ngọc Thuận (2017), “Vướng mắc khi giải quyết việc xét kháng cáo quá hạn theo quy định của BLTTDS 2015”, http://vkskh.gov.vn/vuong-mac-khi-giai-quyet-viec-xet-khang-cao-qua-han-theo-quy-dinh- cua-blttds-2015_1115_0_2_a.html, truy cập ngày 07/6/2022

66 Quyết định số 01/2019/QĐĐC-DS về đình chỉ giải quyết kháng cáo quá hạn ngày 17/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La, http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta308356t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 07/6/2022

Tình huống 2: Ngày 06/4/2018, anh Nguyễn Văn Th có Đơn kháng cáo bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 16/2018/HNGĐ-ST ngày 21/3/2018 của Tòa án nhân dân huyện An Dương, thành phố Hải Phòng Ngày 04/5/2018, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ xét kháng cáo quá hạn số 12/2018/TLPT-HNGĐ Trong thời hạn chuẩn bị xét kháng cáo quá hạn, anh Nguyễn Văn Th có đơn xin rút toàn bộ nội dung kháng cáo Thẩm phán đã ra quyết định “Đình chỉ xét kháng cáo quá hạn” vụ án hôn nhân gia đình thụ lý số 12/2018/TLPT-HNGĐ ngày 04/5/2018 67

Tình huống 3: Ngày 11/5/2018, chị Trần Thị H kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm số 31/2017/HNGĐ-ST ngày 14/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng Ngày 23/5/2018, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ xét kháng cáo quá hạn số 85/2018/TLPT-HNGĐ Ngày 01/6/2018, chị Trần Thị H có đơn xin rút toàn bộ nội dung kháng cáo Hội đồng xét kháng cáo quá hạn đã ra quyết định “Đình chỉ xét kháng cáo quá hạn” 68

Cần xem xét, bổ sung trường hợp người kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn cũng như bổ sung biểu mẫu dân sự cụ thể đối với trường hợp nêu trên Theo đó, cần thiết kế điều luật riêng quy định về hướng xử lý đối với trường hợp rút đơn kháng cáo quá hạn như sau:

“Điều … về rút đơn kháng cáo quá hạn

1 Việc rút kháng cáo quá hạn trước khi mở phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc rút kháng cáo quá hạn và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc rút kháng cáo quá hạn

Việc rút kháng cáo quá hạn tại phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải được ghi vào biên bản phiên họp

2 Trước phiên họp xét kháng cáo quá hạn, nếu người kháng cáo quá hạn rút đơn kháng cáo quá hạn thì Thẩm phán chủ trì phiên họp xét kháng cáo quá hạn ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết việc kháng cáo quá hạn Tại phiên họp xét kháng cáo

67 Quyết định số 01/2018/QĐ-PT về đình chỉ xét kháng cáo quá hạn ngày 09/5/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta103481t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 07/06/2022

68 Quyết định số 01/2018/QĐ-PT về đình chỉ xét kháng cáo quá hạn ngày 04/06/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta179372t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 07/6/2022.

Ngày đăng: 05/12/2022, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w