1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự việt nam

262 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Chối, Thay Đổi Người Tiến Hành Tố Tụng Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam
Tác giả Mai Ngọc Khương
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Quang Thuận
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Khóa Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 262
Dung lượng 17,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CĂN CỨ TỪ CHỐI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HOẶC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM (11)
    • 1.1 Khái niệm về từ chối tiến hành tố tụng, thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự (11)
    • 1.2 Các căn cứ từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng (14)
      • 1.2.1 Căn cứ chung từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng (14)
      • 1.2.2 Căn cứ từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự trong những trường hợp cụ thể (31)
    • 1.3 Thực trạng áp dụng pháp luật về căn cứ từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự (41)
  • CHƯƠNG 2: THỦ TỤC TỪ CHỐI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HOẶC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM . 46 (52)
    • 2.1 Quyền từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng (52)
    • 2.2 Chủ thể có thẩm quyền quyết định việc từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng (56)
    • 2.3 Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự (63)
  • KẾT LUẬN (51)

Nội dung

CĂN CỨ TỪ CHỐI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HOẶC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Khái niệm về từ chối tiến hành tố tụng, thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

Người tiến hành tố tụng

Về mặt ngôn ngữ phổ thông, cần phải cắt nghĩa của từng từ kết hợp thành cụm từ “người tiến hành tố tụng” để hình thành nên một khái niệm tương đối hoàn chỉnh Theo Từ điển Tiếng Việt, “tiến hành” là làm, thực hiện một cách chủ động việc gì đó đã được định trước 1 Còn “tố tụng” có thể được hiểu là trình tự, thủ tục được tiến hành theo quy định của pháp luật 2 Tuy nhiên, việc kết hợp hai từ trên với nhau chưa thể hiện được trọn vẹn hàm nghĩa của cả cụm từ “người tiến hành tố tụng” Chỉ có thể hình dung “người tiến hành tố tụng” là những người thực hiện các công việc của Tòa án theo các trình tự, thủ tục của pháp luật

Trước hết, cần phải xác định NTHTT trong tố tụng dân sự là những người thuộc cơ quan được phép tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật Hiện nay, theo BLTTDS năm 2015, các cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự bao gồm hai cơ quan là TAND và VKSND 3 TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các quyền tư pháp nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải 4 VKSND là cơ quan được phép thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ con người, bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa 5 Tuy nhiên, các cơ quan được trao quyền tiến hành tố tụng này không thể tự mình thực hiện các hoạt động tố tụng mà phải thông qua những con người cụ thể, những cá nhân độc lập nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, bổ trợ, thống nhất với nhau trong hoạt động, tổ chức

Trong tố tụng dân sự, BLTTDS năm 2015 không nêu khái niệm cụ thể thế nào là “người tiến hành tố tụng” nhưng chỉ sử dụng phương pháp liệt kê để đưa ra một số

1 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 986

2 Viện ngôn ngữ học (2003), tlđd (1), tr 1008

4 Điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

5 Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 chức danh tư pháp được gọi là “người tiến hành tố tụng” Những chức danh tư pháp đó bao gồm: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên 6 Do đó, cần phải có một khái niệm tương đối rõ ràng nhất để hình dung được những người nào được xem là “người tiến hành tố tụng”

Từ điển Luật học mặc dù không đề cập trực tiếp đến cách hiểu về thuật ngữ trên, nhưng đã đưa ra một khái niệm có nội hàm tương tự là “người có chức vụ” để chỉ về những người trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động mang tính chất pháp lý; là những người được bổ nhiệm hoặc bầu cử để có được những chức vụ mà từ đó có được những quyền hạn trong phạm vi cho phép theo quy định của pháp luật 7 Qua những phân tích trên, tác giả đưa ra một khái niệm khái quát về NTHTT trong tố tụng dân sự như sau:

Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự là những cá nhân được bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của pháp luật, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong việc giải quyết vụ việc dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật một cách chủ động, vô tư, khách quan, hiệu quả và chịu trách nhiệm trong các hoạt động tố tụng của mình

Từ chối tiến hành tố tụng

BLTTDS năm 2015 không đề cập đến như thế nào là “từ chối tiến hành tố tụng”, do đó, để hiểu rõ chính xác được ý nghĩa của cụm từ, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp cắt nghĩa từng từ cấu tạo nên nhằm tìm ra nội hàm của cả cụm từ trên Theo Từ điển Tiếng Việt, “từ chối” có nghĩa là chủ động không nhận cái được dành cho hoặc chủ động không nhận việc được yêu cầu làm 8 Thông qua các khái niệm trên, có thể kết luận rằng sự vật, hiện tượng tác động đến con người là phải một sự vật, hiện tượng xuất hiện trước khi có sự “từ chối” của một người Con người phải trải qua một quá trình tư duy để đánh giá về sự vật, hiện tượng mà từ đó đưa ra sự “từ

7 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp – Bộ Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa, tr 574

8 Viện ngôn ngữ học (2003), tlđd (1), tr 1072 chối” của mình Cho nên, có thể hình dung “từ chối” là một hành động của con người mang tính chủ động nhằm đưa ra ý chí của bản thân trong việc không nhận một thứ gì đó hoặc không làm một yêu cầu nào đó đã được đưa ra bởi chủ thể khác vì bất kỳ lý do nào

Vì vậy, “từ chối tiến hành tố tụng” được hiểu là việc NTHTT, sau khi được phân công nhiệm vụ giải quyết VVDS hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật, tự nhận thấy họ thuộc vào những trường hợp do luật định nên chủ động tiến hành việc từ chối thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo sự vô tư, khách quan cho quá trình tố tụng dân sự

Thay đổi người tiến hành tố tụng

Thuật ngữ “thay đổi người tiến hành tố tụng” không được BLTTDS năm 2015 đưa ra định nghĩa giống như thuật ngữ “từ chối tiến hành tố tụng” Theo Từ điển Tiếng Việt, “thay đổi” là động từ mang hàm ý thay cái này bằng một cái khác hoặc đổi khác đi, trở nên khác trước 9 Tuy nhiên, cách hiểu này vẫn còn khá mơ hồ và khái quát, chưa định hình được cụ thể như thế nào được xem là “thay đổi” Do đó, cần phải tiến hành cắt nghĩa chi tiết hơn từng từ “thay” và “đổi” cấu thành nên cụm động từ trên

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “thay” có nghĩa là bỏ ra, dùng thay vào đó một cái khác, một người khác thực hiện cùng một chức năng, nhiệm vụ vốn được đảm nhiệm, thực hiện bởi vật khác, người khác nhưng thường mang tính chất tốt hơn, phù hợp hơn 10 “Đổi” là việc thay cái này bằng cái khác hoặc có nghĩa là sự biến chuyển từ trạng thái, tính chất này sang trạng thái, tính chất khác của sự vật, hiện tượng 11 Từ đó có thể rút ra được “thay đổi” có nghĩa là việc loại bỏ ra sự vật, hiện tượng này không còn phù hợp, thích hợp nữa và dùng sự vật, hiện tượng khác thay vào để thực hiện cùng một chức năng, nhiệm vụ vốn được đảm nhiệm bởi sự vật, hiện tượng bị bỏ ra nhưng phải mang một trạng thái, tính chất tốt hơn, phù hơn hơn sự vật, hiện tượng ban đầu

9 Viện ngôn ngữ học (2003), tlđd (1), tr 918

10 Viện ngôn ngữ học (2003), tlđd (1), tr 918

11 Viện ngôn ngữ học (2003), tlđd (1), tr 337

Do đó, trong tố tụng dân sự, “thay đổi người tiến hành tố tụng” được hiểu là việc loại bỏ NTHTT được phân công nhiệm vụ nhưng họ không phù hợp, không thích hợp theo những điều kiện do pháp luật quy định (những điều kiện ở đây liên quan đến việc đảm bảo sự vô tư, khách quan cho quá trình tố tụng) và đưa NTHTT khác phù hợp hơn, thích hợp hơn với yêu cầu đó vào thay để đảm nhiệm vai trò, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người bị thay đổi nhằm đảm bảo sự vô tư, khách quan cho quá trình tố tụng dân sự Khái niệm được đưa ra bên trên cũng tương đồng với cách hiểu của các tác giả tại Từ điển giải thích thuật ngữ luật học 12 Vì vậy, mục đích chính của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT chủ yếu nhằm phục vụ cho việc bảo vệ tính khách quan cho các hoạt động tố tụng trong tố tụng dân sự.

Các căn cứ từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

1.2.1 Căn cứ chung từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

Những căn cứ chung về từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT trong tố tụng dân sự được các nhà lập pháp xây dựng trong BLTTDS năm 2015 tại Điều 52 với ba căn cứ chính Các căn cứ quy định tại Điều này áp dụng cho tất cả những NTHTT trong tố tụng dân sự bao gồm Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Tựu chung, BLTTDS năm 2015 đặt ra các nguyên tắc cơ bản là một người không thể đồng thời có hai tư cách pháp lý trong cùng một vụ việc, không tham gia tiến hành tố tụng hai lần với một vụ việc, không tham gia tiến hành tố tụng nếu không đảm bảo sự vô tư khi làm nhiệm vụ,… 13

Thứ nhất, người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự

Theo Từ điển tiếng Việt, “đồng thời” có nghĩa là hai việc xảy ra hoặc hai tính chất cùng tồn tại trong cùng một thời gian 14 Do đó, có thể hiểu NTHTT không được

12 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an Nhân dân, tr

13 Trần Anh Tuấn (2017), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 2015, NXB Tư pháp, tr 163

14 Viện ngôn ngữ học (2003), tlđd (1), tr 344 phép tham gia giải quyết VVDS cùng một lúc với hai tư cách tố tụng khác nhau Theo BLTTDS năm 2015, NTHTT là chủ thể được phép tiến hành các hoạt động mang tính tố tụng nhằm giải quyết VVDS mà đương sự yêu cầu và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của quá trình tố tụng Đương sự là chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự để tìm kiếm sự bảo vệ cho các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc tham gia tố tụng vì việc giải quyết VVDS có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ sau khi Tòa án thụ lý VVDS Có thể thấy, hai tư cách tố tụng này là hoàn toàn khác nhau nhưng lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết Sự yêu cầu của đương sự là nguyên nhân chính làm phát sinh công việc của NTHTT và ngược lại NTHTT thực hiện công việc của mình nhằm giải quyết những yêu cầu của các đương sự Vì vậy, NTHTT không thể nào “tự mình” đi tìm kiếm sự thật khách quan, giải quyết một cách công tâm về vấn đề mà chính mình đặt ra

Theo Điều 68 BLTTDS năm 2015, đương sự trong VVDS bao gồm đương sự trong VADS và đương sự trong VDS Đương sự trong VADS là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Đương sự trong VDS là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết VDS và người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan 15 Vì vậy, pháp luật yêu cầu NTHTT không được thực hiện nhiệm vụ của mình trong trường hợp chính họ là đương sự trong VVDS đang được giải quyết Trên thực tế, trường hợp NTHTT chính là nguyên đơn, bị đơn trong VADS, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay là người yêu cầu giải quyết VDS, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết VDS là không phải không tồn tại Chẳng hạn, anh A được TAND X thụ lý đơn khởi kiện về việc yêu cầu chị V bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Anh A là Thư ký Tòa án đang làm việc tại cơ quan Tòa án trên Tuy nhiên, Chánh án Tòa án X lại phân công anh A phụ trách vụ án trên Do đó, dựa vào quy định pháp luật trên, anh A chủ động từ chối tiến hành tố tụng đến chủ thể có thẩm quyền Trong trường hợp này, nếu anh

A không chủ động từ chối tiến hành tố tụng và cũng không bị thay đổi bởi chủ thể có thẩm quyền thì chắc chắn việc giải quyết vụ án sẽ không đảm bảo tính khách quan vì anh A có thể tác động đến hoạt động tố tụng bằng những hành vi của mình nhằm tìm sự có lợi hơn so với đương sự còn lại Cho nên, pháp luật yêu cầu NTHTT không thể

15 Khoản 1 Điều 68 BLTTDS năm 2015 thực hiện nhiệm vụ của mình trong trường hợp họ chính là đương sự trong VVDS nhằm đảm bảo sự vô tư, khách quan cho hoạt động tố tụng

Bên cạnh đó, NTHTT không được thực hiện nhiệm vụ khi họ “đồng thời là người đại diện của đương sự” trong VVDS được phân công Trong tố tụng dân sự, người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền 16 Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự 17 Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là người được Bộ luật dân sự năm 2015 quy định 18 Đương sự và người đại diện của họ có mối quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau Xét về bản chất, người đại diện của đương sự khi tham gia vào quá trình tố tụng thực hiện những quyền tố tụng chính là những quyền của đương sự hoặc nói cách khác họ đang thay mặt cho đương sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự Giống như trường hợp đầu tiên, tư cách tố tụng “người đại diện của đương sự” và tư cách tố tụng “người tiến hành tố tụng” là những tư cách pháp lý khác biệt với nhau NTHTT không thể đại diện cho đương sự để giải quyết VVDS vì họ có thể không vô tư, khách quan để làm nhiệm vụ cũng như có thể tìm kiếm lợi ích nhiều hơn cho đương sự mình đang đại diện Việc thiên vị không những gây tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khác mà còn ảnh hưởng tính vô tư, khách quan và công bằng trong hoạt động tố tụng Vì vậy, pháp luật không cho phép NTHTT được đồng thời là người đại diện của đương sự trong VVDS đang giải quyết

Theo quan điểm của tác giả, phạm vi xác định của người đại diện trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật hiện nay gói gọn trong việc tham gia tố tụng của họ là đã đủ Những trường hợp đại diện khác theo quy định của Bộ luật Dân sự năm

2015 nếu có thể gây ảnh hưởng đến tính vô tư, khách quan của NTHTT thì sẽ được chuyển sang căn cứ tại khoản 3 của Điều này để xem xét Việc này không những giúp cho các quy định về “người đại diện” trong tố tụng dân sự được quy định tại Chương

IV đồng nhất với nội dung tại Chương VI quy định chi tiết về “người đại diện” mà còn làm gọn khối lượng nội dung cho Bộ luật

Tiếp theo, BLTTDS năm 2015 quy định trách nhiệm ràng buộc NTHTT trong tố tụng dân sự phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp họ là

“người thân thích” của đương sự Một lần nữa, BLTTDS năm 2015 không đề cập đến cách hiểu như thế nào được gọi là “người thân thích” với nhau Tham khảo quy định của pháp luật trước đây, BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 cũng không đề cập những người nào được xem là “người thân thích” của đương sự

Vấn đề này từng được HĐTPTANDTC giải thích tại Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP “Người thân thích” của đương sự được xác định là những người sau đây: Thứ nhất là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự; Thứ hai là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự; Thứ ba là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự; Và cuối cùng là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột 19 HĐTPTANDTC sử dụng phương pháp liệt kê để chỉ ra những đối tượng nào được xem là “người thân thích” của đương sự Bên cạnh ưu điểm về sự chi tiết, rõ ràng, phương pháp liệt kê thường mang cho mình nhiều nhược điểm như không khái quát, không xác định được hết những trường hợp có thể xảy ra Tựu chung, chúng ta có thể định hình nguyên tắc để xác định “người thân thích” của đương sự sẽ dựa vào các yếu tố như về quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng 20 Tuy nhiên, BLTTDS năm

2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 không còn hiệu lực nữa nên Nghị quyết 03/2012/NQ- HĐTP cũng không còn giá trị pháp lý, đồng nghĩa với việc không có giá trị bắt buộc phải tuân theo

Hiện nay, pháp luật tố tụng dân sự vẫn còn bỏ ngỏ quy định về “người thân thích” để giúp xác định căn cứ phục vụ cho việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT NTHTT là người thay mặt cho Nhà nước thực hiện nhiệm vụ tố tụng nhằm giải quyết VVDS Tuy nhiên, họ cũng là một thành viên trong cộng đồng, họ cũng có gia đình, người thân, bạn bè, các mối quan hệ xã hội khác Vậy nên, trong mọi trường hợp, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đòi hỏi họ phải vững tâm mới vượt qua những cám dỗ vật chất, tình cảm của đời thường Nhưng không phải ai cũng

19 Khoản 2 Điều 13 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP

20 Nguyễn Thanh Hải, Châu Thanh Quyền (2020), Cẩm nang nghiệp vụ dành cho Thẩm phán, Kiểm sát viên,

Thực trạng áp dụng pháp luật về căn cứ từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

Hiện nay tại BLTTDS năm 2015, chế định về việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT được quy định trong chương IV của Bộ luật cùng với những quy định về cơ quan tiến hành tố tụng, NTHTT trong tố tụng dân sự

Có thể liên hệ pháp luật nước ngoài như trong BLTTDS năm 2005 Cộng hòa Liên bang Đức cũng có những quy định để xác định Thẩm phán, Thư ký phiên tòa

51 Theo Bản án số 132/2021/KDTM-PT ngày 29/6/2021 về việc tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội không đảm bảo sự công bằng Theo đó, về nguyên tắc, Thẩm phán sẽ bị mất tư cách tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật nếu không đảm bảo tính vô tư, khách quan và thể hiện sự thiên vị trong khi thực hiện nhiệm vụ 52 Trong pháp luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2021 cũng quy định trách nhiệm ràng buộc cán bộ tư pháp thực hiện nhiệm vụ trong tố tụng dân sự phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị các chủ thể yêu cầu thay đổi khi thuộc những trường hợp pháp luật cho rằng họ có thể không vô tư, công bằng khi thực hiện nhiệm vụ của mình 53 Tại BLTTDS năm 2022 của Canada, những quy định nhằm loại bỏ Thẩm phán không công bằng, thiên vị được quy định tại chương IV 54 Tựu chung, những quy định được đề cập tại các quốc gia trên đều nhằm loại bỏ người thực hiện nhiệm vụ xét xử tố tụng dân sự khi họ không đảm bảo được sự công bằng, chính xác hoặc thể hiện sự thiên vị đối với một bên tham gia tố tụng Qua đó có thể thấy, những quy định trên và quy định về việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT trong tố tụng dân sự Việt Nam đều có cùng mục đích và mang ý nghĩa tương tự nhau

Có thể thấy, rất nhiều NTHTT sau khi được phân công nhiệm vụ buộc phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi vì thuộc vào những trường hợp do pháp luật quy định Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định pháp luật về căn cứ từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT hiện nay đang không đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa của chế định này Hoặc có thể hiểu, những NTHTT tuy không thuộc vào các trường hợp không đảm bảo sự vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ nhưng vẫn áp dụng những quy định pháp luật về việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT để không phải thực hiện nhiệm vụ hoặc được các chủ thể có thẩm quyền chấp nhận thay đổi Để làm rõ vấn đề trên, tác giả xin đề cập đến một vài trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất 55 : Trong vụ việc “giải quyết tranh chấp chia tài sản chung và yêu cầu hủy quyết định cá biệt” giữa nguyên đơn ông P và bị đơn ông M, bà C do TAND cấp cao tại Đà Nẵng giải quyết theo thủ tục phúc thẩm Tại phiên tòa, ông B

52 Title 4 of Civil Procedure Code of Germany 2005: “Disqualification and recusal of court personnel” (https://www.gesetze-im-internet.de/englisch_zpo/index.html, ngày 06/5/2022)

53 Chapter II of Civil Procedure Law of the People's Republic of China as of 2021: “Withdrawal”

(https://www.court.gov.cn/jianshe-xiangqing-353651.html?fbclid=IwAR0GzbLRBfHwuEIYDkK- dvDerM4RQJenvApUoquTCRL7w6yinnUY7h9SaKw, ngày 06/5/2022)

54 Chapter IV of Code of Civil Procedure of Canada: “Recusation”

(https://www.canlii.org/en/qc/laws/stat/cqlr-c-c-25.01/latest/cqlr-c-c-25.01.html#document, ngày 06/5/2022)

55 Theo Bản án số 125/2018/DS-PT ngày 11/9/2018 về việc tranh chấp chia tài sản chung và yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

(người đại diện của nguyên đơn) yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm hoãn phiên tòa xét xử vì Chánh án TAND cấp cao tại Đà Nẵng và Viện trưởng VKSND cấp cao tại Đà Nẵng liên tục thay đổi Thẩm phán, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phúc thẩm là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì các thành viên này không phải là những NTHTT dự khuyết trong vụ án Tuy nhiên, HĐXX cho rằng việc thay đổi Thẩm phán, Kiểm sát viên là phù hợp theo “tình hình hoạt động thực tế của cơ quan TAND cấp cao tại Đà Nẵng” vì lý do địa bàn phụ trách của đơn vị này không chỉ tại Đà Nẵng mà còn trải dài các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Trong trường hợp này, Thẩm phán, Kiểm sát viên tiến hành tố tụng bị thay đổi do tình hình hoạt động của đơn vị mà không dựa vào các căn cứ được quy định về thay đổi NTHTT tại Điều 52, Điều 53 và Điều 60 BLTTDS năm 2015 Chính các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động thực hiện việc thay đổi Thẩm phán, Kiểm sát viên chứ không dựa vào yêu cầu từ các chủ thể có quyền

Trường hợp thứ hai 56 : Trong vụ án “tranh chấp hợp đồng đặt cọc” giữa nguyên đơn bà H và bị đơn ông T được TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm Tại Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, thành phần HĐXX bao gồm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ông D và các Hội thẩm nhân dân ông T3 và ông G Tuy nhiên Ông G vì lý do “bận công tác đột xuất” nên không thể tiếp tục tham gia giải quyết vụ án, do đó Chánh án Tòa án huyện Đ ra Quyết định thay đổi NTHTT để thay đổi ông G bằng Hội thẩm nhân dân ông Thạch N1 tham gia tố tụng Giống như trường hợp trên, căn cứ để Chánh án TAND huyện Đ thay đổi Hội thẩm nhân dân không căn cứ vào các trường hợp không đảm bảo sự vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ mà căn cứ vào một lý do khác ngoài những căn cứ luật định

Trường hợp thứ ba 57 : Trong vụ án “tranh chấp Ca tài sản sau khi ly hôn và cấp dưỡng nuôi con” giữa nguyên đơn anh T và bị đơn chị C được Tòa án nhân dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thụ lý xét xử sơ thẩm Thư ký Tòa án phụ trách nhiệm vụ là ông Đ theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ngày 16/8/2021 Ông Đ tham gia tố tụng đến khi phiên tòa xét xử sơ thẩm bị hoãn vào ngày 10/9/2021 Tuy nhiên, Thư ký Tòa án Đ vì “bận công tác đột xuất” nên ông T được thay thế để làm Thư ký

56 Theo Bản án số 34/2018/DS-PT ngày 18/4/2018 về việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước

57 Theo Bản án số 80/2021/HNGĐ-ST ngày 11/10/2021 về việc tranh chấp Ca tài sản khi ly hôn và cấp dưỡng nuôi con của Tòa án nhân dân huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp phiên tòa vào ngày 11/10/2021 Trong trường hợp này, lý do “bận công tác đột xuất” một lần nữa được sử dụng để làm căn cứ thay đổi Thư ký Tòa án

Trường hợp thứ tư 58 : Trong vụ án tranh chấp ly hôn giữa bà N và ông X được TAND huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang thụ lý xét xử sơ thẩm Viện trưởng VKSND huyện Châu Thành phân công Kiểm sát viên bà M tham gia phiên tòa xét xử theo Quyết định phân công nhiệm vụ vào ngày 24/3/2020 Tuy nhiên, vì lý do bà M

“bận công tác đột xuất, không thể tham gia phiên tòa”, Viện trưởng VKSND huyện Châu Thành tiến hành việc thay đổi Kiểm sát viên M bằng Kiểm sát viên bà K tham gia tố tụng theo Quyết định thay đổi Kiểm sát viên ngày 03/9/2020 Trong trường hợp này, việc thay đổi Kiểm sát viên được Viện trưởng VKSND căn cứ vào lý do “bận công tác đột xuất” chứ không các căn cứ vào quy định tại Điều 52 và Điều 60 BLTTDS năm 2015

Qua các minh chứng trong việc áp dụng các quy định về căn cứ từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT tại các cơ quan TAND, VKSND trên cả nước hiện nay, tác giả cho rằng những trường hợp từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT trên đều không đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa, bản chất của chế định về từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT được quy định trong BLTTDS năm

2015 Có thể thấy rằng, các lý do như “tình hình hoạt động thực tế của cơ quan”, “bận công tác đột xuất”, “không thể tham gia phiên tòa” hay “không chịu được áp lực dư luận” 59 , “bị bệnh” 60 ,… đang được các cơ quan TAND chấp nhận trong việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT Theo tác giả, việc những NTHTT từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp trên thực chất chỉ là việc “thay thế” NTHTT không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình chứ không phải bị “thay đổi” do không đảm bảo sự vô tư, khách quan theo quy định của pháp luật Cho nên, phải áp dụng những quy định pháp luật về việc “thay thế người tiến hành tố tụng” chứ không phải áp dụng các quy định pháp luật về việc “thay đổi người tiến hành tố tụng” Vì vậy, thực tiễn hoạt động tại các cơ quan TAND, VKSND này đang không

58 Theo Bản án số 53/2020/HNGĐ-ST ngày 24/9/2020 về việc tranh chấp ly hôn của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang

59 Nhẫn Nam, “Vụ kiện của ca sĩ Nhật Kim Anh: Thẩm phán rút lui do áp lực”, https://plo.vn/vu-kien-cua-ca- si-nhat-kim-anh-tham-phan-rut-lui-do-ap-luc-post561731.html, ngày 18/5/2022

THỦ TỤC TỪ CHỐI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HOẶC THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 46

Quyền từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng

Theo BLTTDS năm 2015, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT trong tố tụng dân sự sẽ được thực hiện thông qua hai cách: (i) NTHTT từ chối tiến hành tố tụng và (ii) người có quyền yêu cầu thay đổi NTHTT Vì vậy, để làm rõ các quy định của pháp luật, tác giả tiến hành việc phân tích những nội dung như sau:

Thứ nhất, quyền từ chối tiến hành tố tụng của người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

Theo những quy định tại BLTTDS năm 2015, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc phải bị thay đổi trong những trường hợp luật định Từ các quy định trên, chúng ta có thể hình dung việc “từ chối” tiến hành tố tụng của các chức danh tư pháp trên là một nghĩa vụ “phải” thực hiện khi họ thuộc vào những trường hợp không được phép tiến hành nhiệm vụ để đảm bảo tính vô tư, khách quan cho hoạt động tố tụng trước khi “bị thay đổi” bởi các chủ thể có thẩm quyền

Theo tác giả, việc từ chối tiến hành tố tụng của NTHTT nên được xem là một trong những quyền tố tụng của họ Quyền từ chối tiến hành tố tụng như một “cơ hội” để NTHTT chủ động rút lui khỏi hoạt động tố tụng đối với VVDS được phân công Chính họ là những người biết rõ nhất liệu rằng mình có đảm bảo được sự vô tư, khách quan, công bằng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên hay không Cho nên NTHTT có thể thực hiện hoặc không thực hiện việc từ chối của mình Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã quy định trách nhiệm pháp lý “phải bị thay đổi” trong trường hợp họ không thực hiện việc từ chối Do đó, NTHTT không nhất thiết phải thực hiện việc từ chối tiến hành tố tụng khi gặp phải những căn cứ theo quy định của pháp luật Nếu thuộc vào những trường hợp luật định buộc phải từ chối nhưng không thực hiện thì họ sẽ “phải bị thay đổi” theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định Hơn nữa, cụm từ “phải bị thay đổi” còn thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm đối với chủ thể có thẩm quyền Chủ thể có thẩm quyền “phải” chủ động trong việc xem xét “thay đổi” họ một cách kịp thời, đúng luật để đảm bảo tính khách quan cho quá trình giải quyết VVDS khi có yêu cầu Đối chiếu với các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của những NTHTT, có thể thấy, nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể này chủ yếu nhằm phục vụ cho công việc giải quyết VVDS và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự Vậy nên, quyền “người tiến hành tố tụng được phép từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật” nên được đưa vào một trong những nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của họ trong việc giải quyết VVDS Điều này không những làm nổi bật mong muốn hoạt động tố tụng phải đảm bảo sự khách quan, đúng luật mà còn giúp các chủ thể xác định rõ hơn các quyền của mình Trong thực tiễn, có rất nhiều trường hợp NTHTT dù đã biết mình thuộc trường hợp không được tiến hành tố tụng nhưng vẫn tiếp tục tiến hành nhiệm vụ và sau đó bị thay đổi bởi những chủ thể có thẩm quyền Có thể thấy, quy định pháp luật hiện hành về việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT được đảm bảo bằng cơ chế hai lớp: Thứ nhất, “chủ động” từ NTHTT bằng cách NTHTT chủ động thực hiện việc từ chối tiến hành tố tụng đến chủ thể có thẩm quyền; Thứ hai, “bị động” từ chủ thể có thẩm quyền quyết định việc thay đổi NTHTT khi có yêu cầu từ người có quyền yêu cầu thay đổi NTHTT

Thứ hai, quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

Pháp luật quy định về các trường hợp thay đổi NTHTT trong tố tụng dân sự là nhằm đảm bảo sự vô tư của NTHTT, để VVDS được giải quyết một cách khách quan, đúng luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự Khác với quyền từ chối tiến hành tố tụng của NTHTT, quyền yêu cầu thay đổi NTHTT trong tố tụng dân sự được BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể trong những quy định về quyền của các chủ thể này Theo đó, ba chủ thể có quyền được yêu cầu thay đổi NTHTT bao gồm:

Thứ nhất, đương sự Như tác giả đã phân tích, đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm đương sự trong VADS và đương sự trong VDS Cụ thể hơn trong VADS, đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; Trong VDS, đương sự bao gồm người yêu cầu giải quyết VDS và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 64 Khi những người này tham gia tố tụng nếu họ nhận thấy rằng bất kỳ NTHTT nào đang tham gia giải quyết VVDS có dấu hiệu không vô tư, không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của mình thì có quyền “yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng” theo quy định của BLTTDS năm

2015 65 Việc thực hiện quyền yêu cầu thay đổi NTHTT này không được thực hiện một cách tùy ý mà còn phải đảm bảo về mặt pháp lý trong yêu cầu của mình Thông thường, yêu cầu này đòi hỏi phải đảm bảo yếu tố về cơ sở, phải có chứng cứ chứng minh

Thứ hai, người đại diện của đương sự Người đại diện của đương sự tham gia vào tố tụng để thay mặt cho đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trước cơ quan Tòa án 66 Vì vậy, trong những trường hợp cần thiết, người đại diện cũng có thể thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện trong đó bao gồm cả quyền yêu cầu thay đổi NTHTT 67 Những yêu cầu đối với việc thực hiện quyền về vấn đề yêu cầu thay đổi NTHTT của người đại diện cũng như những đòi hỏi đối với đương sự đã được phân tích tại nội dung trên

Thứ ba, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia vào quá trình giải quyết VVDS khi được đương sự nhờ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và được Tòa án chấp nhận 68 Bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ nhận biết được khi nào quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự mà mình đại diện đang bị xâm hại bởi những NTHTT Bên cạnh đó, họ có khả năng nhận thức được tính không vô tư, bất công trong hoạt động tố tụng hơn đương sự mà họ đang bảo vệ Vì vậy, để đảm bảo tính vô tư, khách quan, BLTTDS năm 2015 bên cạnh quy định quyền được yêu cầu thay đổi NTHTT cho đương sự, người đại diện của đương sự mà còn quy định cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp

66 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam (Tái bản lần thứ 17 có sửa đổi), TS Nguyễn Công Bình, NXB Công an nhân dân, tr 115

67 Khoản 14 Điều 70 và Điều 86 BLTTDS năm 2015

68 Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Phương, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 93 pháp của đương sự quyền được “thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng” 69

Pháp luật đã trao cho những chủ thể trên quyền được yêu cầu thay đổi NTHTT khi nhận thấy yếu tố vô tư, khách quan của những NTHTT đó không đảm bảo cho quá trình giải quyết VVDS Vì vậy, nếu những chủ thể trên có yêu cầu thay đổi NTHTT thì yêu cầu đó cần phải được xem xét bởi các chủ thể có thẩm quyền và ra một trong các quyết định chấp nhận hay quyết định không chấp nhận yêu cầu một cách kịp thời Trường hợp không chấp nhận yêu cầu thay đổi NTHTT thì chủ thể có thẩm quyền quyết định phải nêu rõ lý do không chấp nhận trong quyết định của mình

Theo quy định của pháp luật, NTHTT có thể thực hiện quyền từ chối tiến hành tố tụng hoặc chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi NTHTT bằng các phương thức sau:

Trước khi mở phiên tòa, phiên họp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 1 Điều 61 BLTTDS năm 2015, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa giải quyết VADS, phiên họp giải quyết VDS phải được lập thành văn bản và phải nêu rõ lý do, căn cứ pháp lý của việc từ chối hoặc yêu cầu thay đổi NTHTT Văn bản này sẽ được gửi đến chủ thể có thẩm quyền để xem xét, chấp nhận việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT

Tại phiên tòa, phiên họp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 55 và khoản 2 Điều 61 BLTTDS năm 2015, việc từ chối tiến hành tố tụng hay yêu cầu thay đổi NTHTT tại phiên tòa xét xử VADS, phiên họp giải quyết VDS phải được thể hiện trong biên bản thông qua hoạt động ghi chép của Thư ký Tòa án

Chủ thể có thẩm quyền quyết định việc từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

Theo quy định pháp luật, quá trình giải quyết VADS và quá trình giải quyết VDS có sự khác nhau về việc xác định chủ thể có thẩm quyền quyết định việc từ chối hoặc thay đổi NTHTT

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

Trước khi mở phiên tòa Đối với những NTHTT thuộc cơ quan TAND: Theo quy định tại khoản 1 Điều

56 BLTTDS năm 2015, Chánh án Tòa án sẽ có thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án Đối với Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi sẽ thuộc về Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định việc thay đổi Đối với những NTHTT thuộc cơ quan VKSND: Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 BLTTDS năm 2015, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan TAND có thẩm quyền quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Trong trường hợp, Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì việc quyết định việc thay đổi sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thực hiện

Tại phiên tòa xét xử VADS, HĐXX là chủ thể có thẩm quyền xem xét, quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xét xử trong đó bao gồm cả việc quyết định thay đổi NTHTT Tất cả những NTHTT tham gia vào phiên tòa xét xử như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên đều sẽ do HĐXX thảo luận, quyết định có thay đổi hay không Sau khi lắng nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi, HĐXX sẽ tiến hành việc thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo nguyên tắc đa số

Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên thì HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa Đối với người bị thay đổi là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Chánh án Tòa án sẽ quyết định cử NTHTT khác cùng chức danh thay vào để tiếp tục tham gia vào việc giải quyết vụ án Trong trường hợp người bị thay đổi là Chánh án Tòa án đang tham gia giải quyết vụ án, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp sẽ quyết định việc cử Thẩm phán khác thay vào để tham gia tố tụng 70 Đối với trường bị thay đổi là Kiểm sát viên, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với TAND sẽ quyết định cử Kiểm sát viên khác thay vào để tiếp tục tiến hành tố tụng Tương tự Chánh án Tòa án, nếu người bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát đang tham gia giải quyết vụ án, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp sẽ quyết định việc cử NTHTT khác thay vào để tham gia tố tụng 71

Trong quá trình giải quyết việc dân sự

Trước khi mở phiên họp Đối với những NTHTT thuộc cơ quan TAND: Theo quy định tại khoản 1 Điều

368 BLTTDS năm 2015, Chánh án Tòa án sẽ có thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án Đối với Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi sẽ thuộc về Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định việc thay đổi Đối với những NTHTT thuộc cơ quan VKSND: Theo quy định tại khoản 3 Điều 368 BLTTDS năm 2015, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan TAND có thẩm quyền quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên Trong trường hợp, Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì việc quyết định việc thay đổi sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp thực hiện

Tại phiên họp Đối với những NTHTT thuộc cơ quan TAND: Trong trường hợp VDS do một Thẩm phán giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của Chánh án Tòa án đang giải quyết VDS đó Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp sẽ có thẩm quyền quyết định Trong trường hợp VDS do HĐGQVDS gồm ba Thẩm phán giải

71 Điều 62 BLTTDS năm 2015 quyết thì HĐGQVDS sẽ có thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp đó Đối với những NTHTT thuộc cơ quan VKSND: Tại phiên họp, HĐGQVDS sẽ có thẩm quyền quyết định việc thay đổi Kiểm sát viên Trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi, Thẩm phán, HĐGQVDS phải ra quyết định hoãn phiên họp và thông báo đến cơ quan Viện kiểm sát Việc cử Kiểm sát viên khác thay cho người bị thay đổi sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan TAND đang giải quyết VDS quyết định Trường hợp người bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp sẽ quyết định việc cử người khác thay vào để tiếp tục hoạt động tố tụng

Qua những phân tích trên, BLTTDS năm 2015 đã quy định chi tiết về chủ thể có thẩm quyền ra quyết định việc thay đổi NTHTT Điều này cũng nhằm đòi hỏi các chủ thể phải nghiêm chỉnh tuân theo nếu không sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi tác động đến quyền, lợi ích của các chủ thể khác tham gia tố tụng Trong thực tiễn xét xử, đã có trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án TAND tự ý ra quyết định phân công Thẩm phán khác thay cho chính mình tiến hành tố tụng được xem là vi phạm nghiêm trọng tố tụng khiến cho Bản án bị hủy để xét xử lại Cụ thể, trong vụ án “yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” 72 giữa nguyên đơn anh N và bị đơn VKSND huyện

C Tại giai đoạn xét xử sơ thẩm, Chánh án TAND huyện C ra Quyết định phân công NTHTT phân công thẩm phán A và Thư ký B tiến hành tố tụng đối với vụ án Do Thẩm phán A là Chánh án TAND huyện C, nên nếu thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, thì phải do Chánh án TAND tỉnh Gia Lai quyết định Tuy nhiên, Chánh án TAND huyện C đã tự ra Quyết định phân công NTHTT Thẩm phán khác thay vào cho mình tiến hành tố tụng Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án, HĐXX cho rằng việc làm trên của Thẩm phán A là trái với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 và quyết định hủy Bản án sơ thẩm để xét xử lại

Qua trường hợp trên, việc nghiêm chỉnh thực hiện các quy định pháp luật về việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi NTHTT một lần nữa lại phải được đảm

72 Theo Bản án số 39/2018/DS-PT ngày 7/11/2018 về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai bảo bởi các chủ thể tiến hành tố tụng Việc giải quyết lại vụ việc không những gây tốn kém thời gian, tiền bạc, công sức mà còn ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự

Bất cập trong việc xác định thời điểm chủ thể có thẩm quyền quyết định việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

Tình huống pháp lý 73 : TAND huyện C, tỉnh T đang thụ lý giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông C và bị đơn là ông T Trong quá trình trình thụ lý giải quyết vụ án nêu trên thì đến ngày 29/11/2019, HĐXX đã quyết định tạm ngừng phiên tòa vì ông T đang khởi kiện đối với Công văn của Ủy ban nhân dân huyện C về việc cung cấp thông tin về nguồn gốc đất đang tranh chấp giữa hai bên

Ngày 04/12/2019, ông T nộp đơn yêu cầu thay đổi Thẩm phán đang trực tiếp giải quyết vụ án với lý do Thẩm phán D (Thẩm phán này không có chức danh lãnh đạo tại Tòa án), không vô tư khách quan khi giải quyết vụ án, đã tạm ngừng phiên tòa không đúng quy định, lý do tạm ngừng phiên tòa là sai

Từ tình huống pháp lý trên, xuất hiện hai quan điểm khác nhau về thời điểm xác định chủ thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi NTHTT trong tố tụng dân sự như sau:

Ngày đăng: 05/12/2022, 23:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w