1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động thu thập chứng cứ của tòa án trong tố tụng dân sự việt nam

118 124 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Thu Thập Chứng Cứ Của Tòa Án Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam
Tác giả Dương Thị Thanh Thúy
Người hướng dẫn Thạc Sĩ Nguyễn Trần Bảo Uyên
Trường học Trường Đại Học Luật Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Khóa Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 18,89 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ THANH THÚY HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG – NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Phụ lục 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH Mẫu trang phụ bìa (Khổ 210 x 297 mm) DƯƠNG THỊ THANH THÚY HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM GVHD: THẠC SĨ NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG – NĂM 2021 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt xin cảm ơn Cô Nguyễn Trần Bảo Uyên – Giảng viên Khoa Luật Dân sự Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tận tình, thường xuyên động viên, khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu này Tác giả xin cảm ơn Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tác giả được tiếp cận với những tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích Tác giả xin cảm ơn anh/chị, bạn – những người đã động viên tác giả suốt thời gian hoàn thành Khóa luận vừa qua Khóa luận này là công trình nghiên cứu đầu tay tác giả, đó, không thể tránh khỏi những thiếu sót Do đó, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ Quý Thầy Cô để Khóa luận được hoàn thiện hơn Tác giả xin chân thành cảm ơn LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Khóa luận “Hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án tố tụng dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu thân tác giả Những luận điểm, ý tưởng, nhận xét, đánh giá cơ quan, tổ chức tác giả khác sử dụng bài viết đều đã được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng năm 2021 Tác giả Dương Thị Thanh Thúy DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT BLTTDS NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT Bộ luật Tố tụng dân sự Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 24/2004/QH11) ngày 15 tháng năm 2004 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 65/2011/QH12) ngày 29 tháng năm 2011 BLTTDS năm 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2015 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 Hội đồng Thẩm phán Nghị qút sớ 04/2012/NQ-HĐTP TTDS Tịa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh và chứng cứ” Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Tố tụng dân sự Tố tụng dân sự MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 Khái niệm hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án 1.2 Đặc điểm hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án .9 1.3 Ý nghĩa hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án 13 1.4 Pháp luật một số quốc gia về hoạt động thu thập chứng cứ Tịa án tớ tụng dân sự 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 20 CHƯƠNG HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 21 2.1 Các trường hợp Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ 21 2.2 Các biện pháp thu thập chứng cứ Tòa án 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 38 CHƯƠNG THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 39 3.1 Về trách nhiệm chủ động thu thập chứng cứ Tòa án xét thấy cần thiết 39 3.2 Về trường hợp Thẩm phán đã tiến hành thu thập chứng cứ nhưng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo luật định 45 3.3 Về một sớ biện pháp thu thập chứng cứ Tịa án 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 59 KẾT LUẬN 60 PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Trong suốt trình hình thành, tồn tại và phát triển pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam nói riêng, Nhà nước ta luôn hướng đến việc bảo vệ công lý và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp mọi chủ thể1 Theo đó, để đảm bảo những giá trị này, giải quyết bất kỳ vụ việc nào thì điều tiên quyết Tòa án phải làm được đó là tìm chất, hiểu rõ tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc, từ đó mới có cơ sở xác định phương hướng giải quyết đúng đắn Tòa án với vai trò “cầm cân nảy mực”, bảo vệ công lý và quyền người, không thể đưa phán quyết hay chấp bút cho một án, quyết định những luận điểm chủ quan mình mà phải dựa hệ thống chứng cứ phản ánh đúng bức tranh sự thật khách quan vụ việc Về nguyên tắc, chứng cứ này đương sự cung cấp để chứng minh cho yêu cầu mình là có cứ và hợp pháp Tuy nhiên, lúc nào chứng cứ mà đương sự giao nộp cho Tòa án đầy đủ để Tòa án xem xét, đánh giá và rút chất vụ việc Do đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã đặt vai trò thu thập chứng cứ Tòa án một số trường hợp và mục đích nó không nằm ngoài hỗ trợ đương sự và đảm bảo giải quyết vụ việc được toàn diện và khách quan3 Cụ thể, trường hợp đương sự gặp khó khăn thu thập chứng cứ và có yêu cầu hỗ trợ thì Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ Bên cạnh đó Tòa án xét thấy cần thiết, Tòa án có quyền chủ động thực hiện một số biện pháp thu thập chứng cứ luật định Các chứng cứ Tòa án thu thập được kết hợp với chứng cứ được cung cấp bởi chủ thể khác tạo thành một hệ thống chứng cứ đầy đủ, toàn diện, giúp chất vụ việc được phơi bày, sáng tỏ Trải qua trình tồn tại, phát triển, pháp luật tố tụng dân sự nói chung quy định về hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án nói riêng đã có những điều chỉnh theo hướng ngày càng tiến bộ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XIII, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 được xem Nguyễn Thị Thu Sương (2020), Nguyên tắc cung cấp chứng chứng minh tố tụng dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr Khoản Điều BLTTDS năm 2015 quy định: “Đương có quyền nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cho Tòa án chứng minh cho yêu cầu có hợp pháp” Khoản Điều 97 BLTTDS năm 2015 quy định: “Trong trường hợp Bộ luật quy định, Tòa án tiến hành biện pháp sau để thu thập tài liệu, chứng cứ” 1 như là một bước chuyển mình quan trọng pháp luật tố tụng dân sự nước nhà Qua hơn năm năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có những đóng góp quan trọng ở nhiều phương diện Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nói chung và một số quy định về hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án nói riêng nhiều vướng mắc Điển hình như chưa có cách hiểu thống nhất về trường hợp “xét thấy cần thiết” chủ động thu thập chứng cứ Tòa án, nhiều biện pháp thu thập chứng cứ Tòa án quy định chưa rõ ràng, dẫn đến khó khăn áp dụng thực tiễn Từ đó khiến cho nhiều vụ án bị xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm nhiều lần, gây mất thời gian, tốn chi phí cho Nhà nước, đương sự mà lý liên quan đến việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, có sai sót hoạt động thu thập chứng cứ Tịa án là một những lý khơng thể không nhắc đến Từ thực tế đó, việc nghiên cứu hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án tố tụng dân sự thời điểm hiện vẫn rất cần thiết nhằm hoàn thiện quy định hiện hành, khắc phục những vướng mắc cịn tờn đọng Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động thu thập chứng cứ Tịa án tớ tụng dân sự Việt Nam” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp mình Tình hình nghiên cứu đề tài Hoạt động thu thập chứng cứ nói chung và hoạt động thu thập chứng cứ Tịa án tớ tụng dân sự nói riêng là mảng đề tài đã được nhiều nhà khoa học, tác giả quan tâm, nghiên cứu theo nhiều góc độ và hình thức khác từ khái quát đến cụ thể Tác giả xin liệt kê một sớ công trình như sau: Dưới hình thức giáo trình, có số giáo trình nghiên cứu sau đây: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân Việt Nam, Nguyễn Thị Hoài Phương (chủ biên), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam; Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật Tố tụng dân Việt Nam, Mã Duy Quân (chủ biên), Nxb Công an nhân dân: Các giáo trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản, mang tính nền tảng về hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam nói chung nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu sinh viên Tuy nhiên vì là công trình nghiên cứu về pháp luật tố tụng dân sự nói chung như đối tượng tiếp cận là sinh viên nên công trình này chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận mang tính khái quát Trong đó, về hoạt động thu thập chứng cứ, mặc dù giáo trình dành một chương riêng để trình bày, nghiên cứu nhiên chưa sâu phân tích như chưa đưa điểm bất cập và hướng hoàn thiện đối với quy định hiện hành về hoạt động này Dưới hình thức sách chun khảo, có công trình nghiên cứu sau: - Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân năm 2015, Nxb Lao động: Tại công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp đã có những phân tích, đánh giá, bình luận dựa quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn xét xử liên quan đến việc áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đó có hoạt động thu thập chứng cứ - Nguyễn Thị Hoài Phương (2016), Bình luận khoa học những điểm Bộ luật Tố tụng dân năm 2015, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Công trình nghiên cứu đã đưa một nhìn tổng quát về một số điểm mới Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 Trong đó có bình luận điểm mới về chứng cứ và chứng minh, về hoạt động thu thập chứng cứ Có thể thấy hai công trình đều có những nội dung liên quan đến hoạt động thu thập chứng cứ tố tụng dân sự Tuy nhiên, với vai trò là một công trình nghiên cứu, bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự nên không thể sâu phân tích về hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án mà có thể đưa những phân tích, đánh giá một cách khái quát nhất những điểm nổi bật hoạt động này Dưới hình thức báo khoa học, viết đăng Tạp chí chuyên ngành, kể đến viết như: Nguyễn Thị Linh Trang (2020), “Kinh nghiệm kiểm sát việc thu thập chứng cứ Tịa án”, Tạp chí Kiểm sát, sớ 09; Thái Chí Bình (2019), “Ủy thác thu thập chứng cứ tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 19 (395); Phan Thị Thu Hà (2018), “Những khó khăn, vướng mắc thực hiện quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về chứng cứ, chứng minh và một số đề xuất, kiến nghị”, Tạp chí Tịa án nhân dân Tối cao, sớ 08; Ngô Vĩnh Bạch Dương (2015), “Nghĩa vụ chứng minh tố tụng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, sớ 07 (287); Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2015), “Thu thập chứng cứ giải quyết vụ việc dân sự - những khó khăn vướng mắc và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Tịa án nhân dân, sớ 01; Hà Thái Thơ (2013), “Một số ý kiến về trách nhiệm thu thập chứng cứ Tịa án tớ tụng dân sự”, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số 05 Các bài viết nêu đã phân tích được một số vấn đề cơ về chứng cứ, chứng minh và hoạt động thu thập chứng cứ, cụ thể như: Trách nhiệm và một số biện pháp thu thập chứng cứ Tòa án; Vướng mắc Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ; Hoạt động kiểm sát việc thu thập chứng cứ Tòa án Tuy nhiên, với vai trò là những bài viết ngắn đăng tạp chí chuyên ngành nên có thể đề cập đến một số khía cạnh về hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án, chưa sâu phân tích một cách toàn diện về hoạt động Dưới hình thức Luận văn Thạc sĩ Luật học, có công trình nghiên cứu: - Hờ Qút Tiến (2015), Quyền nghĩa vụ Tòa án giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Công trình tập trung nghiên cứu về quyền, nghĩa vụ Tòa án giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nói chung Do đó, công trình dành một phần để đề cập, phân tích, làm rõ một số vấn đề liên quan đến hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án giai đoạn xét xử sơ thẩm như quyền thu thập chứng cứ Tòa án, quy định biện pháp ủy thác thu thập chứng cứ Tòa án giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự - Trương Việt Hồng (2015), Hoạt động thu thập chứng Tịa án sơ thẩm q trình giải vụ án dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Hiểu (2015), Hoạt động thu thập chứng Tịa án phúc thẩm q trình giải vụ án dân sự, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Tại hai công trình này, tác giả đã nghiên cứu quy định pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm thực hiện giải quyết vụ án dân sự, nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự một số quốc gia về hoạt động này để tham khảo Qua đó đã một số bất cập, như: cách hiểu như thế nào là trường hợp Tòa án thu thập chứng cứ chưa thống nhất; trách nhiệm thu thập chứng cứ Tòa án chưa được quy định rõ ràng Như vậy, hoạt động thu thập chứng cứ Tịa án tớ tụng dân sự đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm và tác giả lại chọn cho mình một hướng tiếp cận riêng Song tác giả chủ yếu nghiên cứu về hoạt động thu thập chứng cứ nói chung chủ thể có quyền thu thập chứng cứ tố tụng dân sự và đó có Tòa án, hoặc là nghiên cứu chung về quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, đó có hoạt động thu thập chứng cứ Tịa án Các cơng trình nghiên cứu riêng về hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án vẫn ít, ... thu thập chứng cứ Tịa án tớ tụng dân sự Việt Nam CHƯƠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 Khái niệm hoạt động thu thập chứng Tòa án. .. Tịa án tớ tụng dân sự 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 20 CHƯƠNG HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 21 2.1 Các trường hợp Tòa án tiến... 20 CHƯƠNG HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Pháp luật TTDS Việt Nam hiện đã có những quy định điều chỉnh hoạt động thu thập chứng cứ Tòa án trình

Ngày đăng: 29/04/2022, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w