1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng một số vấn đề lý luận và thực tiễn

78 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,01 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm, đặc điểm công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống (8)
    • 1.1.1. Khái niệm công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng (8)
    • 1.1.2. Đặc điểm công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng (13)
  • 1.2. Cơ sở công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng (16)
    • 1.2.1. Cơ sở lý luận (16)
    • 1.2.2. Cơ sở thực tiễn (19)
    • 1.2.3. Cơ sở pháp lý quốc tế (21)
  • 1.3. Vai trò công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng (23)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN (28)
    • 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập (28)
      • 2.1.1 Chủ thể có nghĩa vụ công khai, minh bạch tài sản, thu nhập (28)
      • 2.1.2 Những tài sản, thu nhập là đối tượng kê khai (33)
      • 2.1.3 Phương thức, hình thức công khai, minh bạch tài sản, thu nhập (35)
      • 2.1.4 Kiểm tra, xác minh kê khai tài sản, thu nhập (38)
      • 2.1.5 Xử lý vi phạm trong việc kê khai tài sản, thu nhập (44)
    • 2.2. Thực tiễn việc thực hiện quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập (54)
      • 2.2.1. Tình hình thực hiện việc kê khai, công khai, xác minh tài sản, thu nhập tại một số địa phương (55)
      • 2.2.2. Tình hình vi phạm quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập (59)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ CÔNG KHAI, (64)

Nội dung

Khái niệm, đặc điểm công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống

Khái niệm công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là hành vi xã hội tiêu cực, nảy sinh khi xuất hiện nhà nước, có thể tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào và gây ra những hệ lụy xấu trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho tới an ninh, quốc phòng, đối ngoại Tệ nạn tham nhũng xảy ra ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, bất kể quốc gia đó giàu hay nghèo, đang ở trình độ phát triển kinh tế nào Tham nhũng phát triển thường xuyên, hàng ngày, len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và phạm vi tác hại của nó không bó hẹp với một chủ thể nào nhất định

Thuật ngữ “tham nhũng” vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu, nhiều cách định nghĩa khác nhau Ở nghĩa rộng, theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu dân hoặc để tham ô tài sản với giá trị lớn 3 Cách định nghĩa này chưa hoàn chỉnh, còn mơ hồ Theo cách hiểu này, ta lại đắn đo thêm: thế nào là nhũng nhiễu dân? Hoặc là, chỉ tham ô tài sản với giá trị lớn thì mới gọi là tham nhũng sao? Hoặc, với các hành vi khác cũng mang mục đích vụ lợi nhưng không nhũng nhiễu dân hay tham ô, như là sử dụng tài sản công trái phép; giả mạo trong công tác; không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ… thì có được xem là tham nhũng không?

Theo một cách định nghĩa hẹp hơn, tham nhũng có thể hiểu là hành vi của người được nhà nước giao nhiệm vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của mình để thực hiện mục đích vụ lợi 4 Cách định nghĩa này gần hơn với cách hiểu về tham nhũng theo pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, nó lại quá hẹp về mặt thực tiễn Với cách hiểu này, chỉ những ai mang nhiệm vụ, quyền hạn do Nhà nước giao phó thì mới là chủ thể của hành vi tham nhũng Nói cách khác, cách định nghĩa thể hiện tham nhũng chỉ là hiện tượng xảy ra trong khu vực công – khu vực mang quyền lực nhà nước, cơ quan công quyền Các cách định nghĩa trên đều chỉ giới hạn ở một khía cạnh của tham nhũng, tập trung vào khu vực công mà chưa đề cập gì đến tham nhũng ở khu vực tư Tuy nhiên,

3 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.835

4 Nguyễn Ngọc Long (2018), “Hậu quả của tham nhũng nhìn từ góc độ nhân quyền”, Luật sư Việt Nam, Số 5

(50), tr.02-03 thực tế cho thấy tham nhũng còn xảy ra ở những chủ thể tư, không mang quyền lực Nhà nước, xảy ra ở những doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, với các dạng hành vi như nhận hối lộ, tham ô tài sản, đưa hối lộ, môi giới hối lộ Với việc ghi nhận sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của tham nhũng, định nghĩa về tham nhũng cũng được đánh giá lại Hội đồng Châu Âu cùng Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế của Liên hợp quốc đã đưa ra một định nghĩa rộng hơn về tham nhũng Theo đó, “tham nhũng gồm các yếu tố cấu thành sau: Hành vi của những người được tin cậy giao phó nhiệm vụ công hoặc tư; Không tôn trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình; Nhằm đạt được các lợi ích không chính đáng” 5 Cách định nghĩa về tham nhũng ở đây đang thể hiện phạm vi tác động rộng lớn của các hành vi bị xem là tham nhũng Tham nhũng không chỉ diễn ra khi những chủ thể của nó được giao phó nhiệm vụ, quyền hạn công mà ngay cả đây là những nhiệm vụ mang tính chất tư thì vẫn là hành vi tham nhũng Với các hành vi tham nhũng xảy ra khi các chủ thể tham nhũng mang trên mình công vụ: vẫn giống với quan niệm truyền thống về tham nhũng, các chủ thể tham nhũng đều được trao trọng trách, nhiệm vụ bằng những chức danh, vị trí trong cơ quan công quyền rõ ràng bằng những công cụ quản lý nhà nước Với các hành vi tham nhũng ở những chủ thể không mang quyền lực nhà nước, việc đảm đương nhiệm vụ, quyền hạn là dựa trên “lòng tin”, sự tin cậy giao phó Do cách hiểu như vậy, phạm vi của những thuật ngữ mang ý nghĩa là “người được giao nhiệm vụ, quyền hạn”, sẽ được mở rộng hơn rất nhiều, chỉ cần là được tin tưởng giao phó, không nhất thiết phải được giao dựa trên sự quy định của pháp luật, từ các hoạt động công vụ chỉ có ở cơ quan công quyền như bổ nhiệm, bầu cử… đều được xem là chủ thể của hành vi tham nhũng

Từ lẽ đó, tham nhũng sẽ không còn bị hiểu bó hẹp chỉ xảy ra trong những khu vực mang quyền lực công như: cơ quan quản lý nhà nước, Toà án…

Từ những phân tích về thuật ngữ “tham nhũng” qua nhiều cách hiểu, tác giả đồng tình với cách xác định phạm vi tham nhũng không nên bị bó hẹp chỉ khi nhiệm vụ, quyền hạn chỉ xuất phát từ bản chất công vụ; chỉ xảy ra ở những khu vực mang có sự can thiệp của quyền lực nhà nước mà nên mở rộng phạm vi ảnh hưởng của hành vi tham nhũng bao trùm cả các lĩnh vực công, tư, bán công, thực tiễn lợi dụng nhiệm vụ được tin tưởng giao phó trong các quan hệ mang bản chất dân sự cũng như tham nhũng chính trị Bởi lẽ, không phải chỉ các chủ thể mang quyền lực nhà nước, được trao quyền hạn quản lý nhà nước (như cán bộ, công chức, viên chức, công an…) mới có nguy cơ tham nhũng Các chủ thể khác ngoài xã hội, trong những quan hệ, giao dịch chỉ mang tính dân sự, trao đổi lợi ích dựa trên thoả thuận, công bằng, trao quyền

5 Nguyễn Quốc Sửu (2013), Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.09 quyết định cho nhau dựa trên sự tin cậy vẫn có thừa khả năng thực hiện hành vi tham nhũng Xã hội ngày càng phát triển, thủ đoạn của những hành vi vi phạm pháp luật, làm sai lệch đi chuẩn mực xã hội ngày càng phát triển tinh vi, xảo huyệt hơn và hành vi tham nhũng cũng không nằm ngoài quy luật ấy Thực tế chứng minh: tham nhũng không còn là hành vi chỉ mang nguồn gốc từ cơ quan công quyền, từ hoạt động công vụ mà phạm vi tác động, ảnh hưởng và mục đích xâm hại của nó đã rộng ra xã hội của những hoạt động mang tính chất tư

*Khái niệm phòng, chống tham nhũng

Xét về mặt ngữ nghĩa, bản thân thuật ngữ “phòng, chống tham nhũng” đã bao hàm hai thuật ngữ riêng biệt bên trong, gồm “phòng tham nhũng” và “chống tham nhũng” “Phòng tham nhũng” tức đang đề cập đến những hoạt động mang tính phòng ngừa, ngăn chặn những tiền đề, động lực để tham nhũng có thể xảy ra Còn “chống tham nhũng” là đang nói đến những biện pháp nhằm phát hiện, xử lý những hành vi tham nhũng đã xảy ra Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, ý nghĩa của “phòng tham nhũng” và “chống tham nhũng” không thể tách rời nhau mà luôn gắn bó, tác động biện chứng với nhau Cụ thể, “phòng tham nhũng” thành công sẽ triệt tiêu tham nhũng ngay từ những mầm mống sơ khai, cơ bản nhất Khi tham nhũng đã không xảy ra thì sẽ đương nhiên không cần phải “chống tham nhũng” Ngược lại, các hoạt động

“chống tham nhũng” bằng các công cụ chế tài đủ hiệu quả, đủ hiệu ứng răn đe thì các chủ thể có nguy cơ vi phạm sẽ không sa lầy vào, từ đó thúc đẩy hoạt động “phòng tham nhũng” Chính vì lẽ đó, thuật ngữ “phòng, chống tham nhũng” xuất hiện và được sử dụng để khẳng định hoạt động “phòng” và “chống” đối với hành vi tham nhũng không bao giờ được tách rời nhau

Tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật và cũng sẽ trở thành tội phạm nếu hội tụ đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo pháp luật hình sự Bản chất của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật là hướng tới việc xoá bỏ, loại trừ các tiền đề, điều kiện cơ bản, nguyên nhân khách quan và chủ quan để ngăn chặn hành vi vi phạm xảy ra; đồng thời đẩy mạnh việc xử lý, chế tài để vừa nghiêm trị các chủ thể đã vi phạm, vừa tạo hiệu ứng răn đe các chủ thể có nguy cơ vi phạm Chính vì lẽ đó, công tác

“phòng, chống tham nhũng” có thể được hiểu là tổng thể các biện pháp tác động vào những nguyên nhân, điều kiện, tiền đề, mầm mống phát sinh tham nhũng cả ở phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, tư tưởng… để phòng ngừa hành vi tham nhũng xảy ra; đồng thời đề ra những công cụ chế tài, những biện pháp răn đe đủ mạnh, có hiệu quả trên thực tế với những chủ thể đã vi phạm để khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng đã gây ra

*Khái niệm công khai, minh bạch

Dưới góc độ từ ngữ, ta có thể tách “công khai, minh bạch” làm hai nội dung, đó là “công khai” và “minh bạch” Hiện nay, hai khái niệm “công khai” và “minh bạch” vẫn còn sự nhầm lẫn, lẫn lộn nhau do nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về hai khái niệm này Nếu nghiên cứu kỹ hơn, ta nhận ra hai khái niệm này có sự khác nhau khá rõ ràng Cụ thể: Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông, “công khai” nghĩa là “không giữ kín, mà để cho mọi người đều có thể biết” 6 Nói đơn giản, công khai là tính chất sẵn sàng chia sẻ thông tin Còn “minh bạch” lại được định nghĩa đơn giản hơn “Minh bạch là rõ ràng, rành mạch.” 7 Ta có thể thấy, “minh bạch” là một khái niệm khá trừu tượng và rộng Minh bạch không chỉ đòi hỏi khả năng sẵn sàng chia sẻ thông tin như công khai mà còn là khả năng tiếp cận thông tin, sẵn sàng giải thích, trao đổi để làm rõ vấn đề

Dưới góc độ lý thuyết về quản trị nhà nước, các khái niệm công khai và minh bạch ngày càng được sử dụng rộng rãi và có nội hàm mở rộng hơn, không còn đơn thuần chỉ là sự thể hiện về mặt thông tin Theo đó, “công khai” không chỉ là sự cởi mở, dễ dàng tiếp cận về thông tin mà còn là sự “cởi mở” cho người dân được quyền tiếp cận các thông tin do Nhà nước cung cấp Cùng với “công khai”, nội hàm của

“minh bạch” cũng được mở rộng không kém “Minh bạch” vẫn mang ý nghĩa bao trùm tính chất dễ dàng tiếp cận thông tin của “công khai”, giờ đây còn thể hiện tính nhất quán, dễ hiểu, đáng tin cậy, không khuất tất, không tạo ra khó khăn và trở ngại trong quá trình cung cấp thông tin cho người dân Đặc biệt hơn, “minh bạch” được dùng trong khoa học pháp lý còn đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ với sự chịu trách nhiệm của người cung cấp thông tin Người cung cấp thông tin không chỉ phải sẵn sàng chia sẻ thông tin mà còn phải tạo các điều kiện cho người tiếp cận thông tin quyền được tham gia trao đổi, bàn luận và chịu trách nhiệm giải trình một cách thẳng thắn, trung thực về các vấn đề xung quanh thông tin đã cung cấp

Thuật ngữ công khai và minh bạch tuy về nội hàm ngữ nghĩa vẫn có sự khác biệt nhưng luôn được sử dụng song hành, gắn bó mật thiết với nhau Tích hợp hài hoà ý nghĩa của hai thuật ngữ này, “công khai, minh bạch” có thể được hiểu là việc cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm công bố, cung cấp thông tin chính thức về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; về các văn bản được ban hành; hoặc về các nội dung khác có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách một cách rõ ràng, ngay tình, trung thực

*Khái niệm công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng

6 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.189

7 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.569

Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, nếu hiểu tách biệt “công khai” và

Đặc điểm công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng

Tóm lại, dù về mặt thuật ngữ có sự thay đổi liên tục theo tư duy pháp lý trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, từ chỉ đơn thuần là “kê khai tài sản” rồi nâng lên

“minh bạch tài sản, thu nhập”, đến hiện nay đã trở thành “kiểm soát tài sản, thu nhập” cũng không làm thay đổi bản chất, mục đích và ý nghĩa của biện pháp phòng, chống tham nhũng này Theo đó, “công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng” có thể được hiểu là tổng thể các biện pháp, cách thức được Nhà nước sử dụng để thu thập, quản lý số lượng, nguồn gốc của các loại tài sản, thu nhập và giám sát sự biến động về tài sản, thu nhập của những người có chức vụ, quyền hạn nhằm phòng, chống tham nhũng

1.1.2 Đặc điểm công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng

Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm “công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng” ở phần trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm về hoạt động này như sau:

Thứ nhất, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Phòng ngừa tham nhũng tức là đang nói đến những hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn những yếu tố về động cơ, tiền đề, ngăn chặn hành vi tham nhũng xảy ra từ

10 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị những mầm mống sơ khai ban đầu Về bản chất, hoạt động công khai, minh bạch tài sản, thu nhập đang đánh vào lòng tham cố hữu luôn tồn tại bên trong mỗi con người Lòng tham chính là động cơ, động lực để phát sinh ra hành vi tham nhũng Mục đích mà tham nhũng muốn hướng tới suy cho cùng là lợi ích Lợi ích ở đây có thể hiểu theo nhiều dạng: có thể là lợi ích cá nhân hay lợi ích của nhóm, tập thể cá biệt; có thể là lợi ích vật chất hay lợi ích tinh thần Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một hoạt động đặc biệt, nó đưa tài sản, thu nhập – kết quả của quá trình tích luỹ “lợi ích” sau khi thực hiện hành vi tham nhũng cho mọi chủ thể trong xã hội được biết, giám sát và phản biện Chính vì tài sản, thu nhập không còn được giữ bí mật, các chủ thể đã tham nhũng sẽ run sợ mà e ngại tiếp tục; những người chỉ mới hình thành suy nghĩ sẽ tham nhũng sẽ “chùn chân”, không dám tham nhũng Đó chính là biểu hiện của phòng ngừa tham nhũng

Phòng ngừa tham nhũng được thể hiện qua việc xử lý các hành vi vi phạm về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập Theo đó, bên cạnh các hình thức xử lý mang tính nặng nề, đầy sức răn đe bằng các chế tài hình sự, thông thường, với các chủ thể vi phạm ở mức độ về kê khai (như kê khai thiếu trung thực, kê khai mà không giải trình hợp lý…) mà chưa có cơ sở xác định có tham nhũng thì chế tài cho họ chủ yếu là xử lý kỷ luật Mục đích chủ yếu của xử lý kỷ luật về cơ bản là hướng đến tạo điều kiện cho người vi phạm chấn chỉnh lại thái độ, nhận thức của mình để họ có thể rút kinh nghiệm cho bản thân Trên tinh thần đó, nếu một người đã từng vi phạm về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập và bị xử lý kỷ luật, ít nhiều trong tư duy của họ, sau khi đã được cho cơ hội chấn chỉnh, cũng hình thành tâm lý ăn năn và nghiêm chỉnh chấp hành hơn Chính vì vậy, tác dụng phòng ngừa cũng phần nào thể hiện ở góc độ này

Thứ hai, tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là công cụ được sử dụng để phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là một căn bệnh muôn đời rất dễ gặp phải của những chủ thể được trao gửi trọng trách thực thi một loại nhiệm vụ nào đó, mang trên mình chức vụ, quyền hạn nhất định Căn bệnh này có “tâm bệnh” chính là “sự tham lam” Như vừa đề cập ở trên, về cơ bản, “sự tham lam” chính là mong muốn có được những khoản lợi ích mà vốn chúng không thuộc về mình Và kết quả của một quá trình để “lòng tham dẫn dắt lý trí” sẽ hợp thành khối tài sản, thu nhập mà người đó sở hữu

Khác với các biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác đều tập trung “ngăn cản” các chủ thể có nguy cơ tham nhũng tiến gần hơn đến tham nhũng, hoạt động “công khai, minh bạch tài sản, thu nhập” chọn “tài sản, thu nhập” – thứ căn nguyên mà chủ thể có nguy cơ tham nhũng muốn đạt được làm chính công cụ để ngăn cản họ tham nhũng Với việc đưa những vấn đề về tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập ra công khai cho nhiều chủ thể khác được tiếp cận, theo dõi và giám sát, hoạt động này đang muốn làm cho “thứ mà họ muốn đạt được” trở thành “vũ khí” gây tổn thương cho họ

Thứ ba, việc hình thành một cơ quan chuyên trách thực hiện mang tính chất quyết định hiệu quả của biện pháp

Nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tham nhũng khác, tác giả nhận thấy rằng gần như các biện pháp không đặt quá nặng vai trò thành lập một cơ quan chuyên trách để đảm bảo thực hiện một cách thống nhất nội dung quy định Với các biện pháp khác, trách nhiệm thực thi có thể trao cho các cơ quan có trách nhiệm quản lý các chủ thể có nguy cơ tham nhũng – tức là nói, các biện pháp này có thể được trao quyền cho rải rác các chủ thể để áp dụng một cách linh hoạt

Tuy nhiên, hoạt động “công khai, minh bạch tài sản, thu nhập” lại hoàn toàn khác Chính vì đối tượng mà hoạt động này hướng đến là “tài sản, thu nhập”, đây là một vấn đề rất “nhạy cảm”, dễ bị luồng lách, trốn tránh mà vi phạm, việc hình thành một cơ quan chuyên trách để giám sát, thực hiện quy định một cách công bằng, nghiêm minh, khách quan là một yêu cầu tất yếu Nội dung này nếu quy định theo hướng giao cho cơ quan quản lý chủ thể có nguy cơ vi phạm thực hiện thì “khả năng” bao che, hỗ trợ nhau trốn tránh trách nhiệm là vô cùng lớn Do vậy, muốn đảm bảo hoạt động này không bị biến thành một quy định mang tính hình thức, việc thực hiện bị biến thành một “thủ tục vô nghĩa” thì cần phải có một cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện một cách thống nhất

Thứ tư, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập là một công tác phòng, chống tham nhũng mang tính định kỳ và đòi hỏi đảm bảo có sự phối hợp tốt giữa nhiều công đoạn

Tham nhũng không phải là một “thói xấu” chỉ làm một lần là có thể thoả mãn và từ bỏ ngay sau đó Thậm chí khi đã bị trừng phạt nhưng chưa đủ sức răn đe với người vi phạm thì nguy cơ tái phạm vẫn vô cùng lớn Với tư cách là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng, công khai, minh bạch tài sản phải được quy định thực hiện mang tính định kỳ, phải được tư duy theo hướng đây là “tiếng chuông báo thức” để cảnh tỉnh, nhắc nhở người có nguy cơ tham nhũng định kỳ phải nhìn nhận lại chính mình mà không vi phạm

Mặt khác, cùng những phân tích về thuật ngữ ở trên, thậm chí khi chỉ xét về tên gọi “công khai, minh bạch tài sản, thu nhập” cũng có thể nhận ra biện pháp này bao hàm việc thực hiện ở 2 mức độ, cả “công khai” và “minh bạch” Công khai là cung cấp thông tin một cách rõ ràng Ở phương diện này, biện pháp chỉ bao gồm hoạt động kê khai và công khai bản kê khai cho nhiều người cùng biết tới Sang đến mức độ cao hơn, tức là Minh bạch Minh bạch thì cần phải có tính chết hai chiều, vừa công khai vừa phải chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp Muốn làm được điều đó, nhất là khi hoạt động này lựa chọn đối tượng hướng đến là “tài sản, thu nhập” – một vấn đề rất “nhạy cảm”, nội dung này được phân chia thành nhiều hoạt động nhỏ bên trong và các hoạt động này phải được nỗ lực thực hiện bài bản, chỉn chu từng khâu thì hiệu quả thực thi mới đảm bảo được.

Cơ sở công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng

Cơ sở lý luận

Quan niệm cho rằng: “Việc lợi dụng quyền lực công để tư lợi là sai trái và gây phương hại đến hiệu quả quản lý nhà nước” không phải là một quan niệm mới Ta có thể nhận thấy tham nhũng là một “căn bệnh” xuất hiện từ khá sớm trong xã hội loài người Từ khi xã hội phân chia giai cấp và hình thành các tập đoàn quyền lực thì căn bệnh tham nhũng này đã manh nha hình thành Đây là căn bệnh đặc thù mà các nhà cầm quyền vô cùng dễ mắc phải

Nhìn lại lịch sử Việt Nam ta, suốt chiều dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta đã sớm nhận diện ra căn bệnh vô cùng nguy hiểm mang tên “tham nhũng” Trong các triều đại phong kiến của Việt Nam, mặc dù còn bị hạn chế bởi tư tưởng phong kiến trong quản lý và điều hành xã hội, nhưng các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây đều có ý thức chủ động phòng, chống tệ nạn tham nhũng, trong đó “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tăng cường các biện pháp phòng ngừa song hành với các chế tài khắc khe khi vi phạm được coi là một biện pháp khá hiệu quả Đề cập đến công tác phòng ngừa tham nhũng trong các triều đại phong kiến Việt Nam, sự nổi bật của Luật Hồi tỵ là điều không thể bỏ qua Luật Hồi tỵ ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ đời Hồng Đức (1460 – 1497), học tập những quy định có tính tương tự từ Trung Hoa vốn đã có từ triều đại nhà Tùy Luật Hồi tỵ có thể hiểu sơ lược là “luật về sự tránh né”, trong đó “hồi” nghĩa là trở về, “tỵ” là tránh đi Dưới triều Nguyễn, Nguyễn Sĩ Giác đã lý giải thuật ngữ “hồi tỵ” khá đơn giản rằng, “trong một nha môn hay một hạt, cha con anh em hay thân thích khác không được làm cùng một việc, nếu chánh phủ không biết mà bổ, thì các đương sự phải khai ra, để đổi một người đi nơi khác Nhất là các khoa thi các viên chức được sự chân khảo quan, nếu có anh em, con cháu dự kỳ thi đó, phải khai thực mà xin hồi tỵ, chứ không được nhận làm khảo quan” 11 Nói một cách đơn giản, Luật Hồi tỵ được thiết lập để ngăn chặn tình trạng những người thân thích với nhau làm việc trong cùng một cơ quan, tổ chức Luật Hồi tỵ không trực tiếp quy định vấn đề cần công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của quan lại phong kiến Tuy nhiên, Luật Hồi tỵ đang tạo ra một hành lang quy tắc để ngăn chặn tình trạng “xung đột lợi ích” giữa công quyền và lợi ích cá nhân Xung đột lợi ích có thể hiểu đơn giản là một tình huống mà khi đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của người thân thích với họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ Sự cố kết chặt chẽ của một cá nhân với người thân trong gia đình, họ hàng hay sự vị nể của thầy trò với nhau sẽ hình thành hiện tượng kéo bè kéo cánh, nâng đỡ, bao che cho nhau, cục bộ, lợi ích nhóm làm hạn chế tinh thần vì cộng đồng, lợi ích của gia đình sẽ bị đẩy lên trên lợi ích của nhân dân Việc cá nhân một viên quan lại giàu có bất thường bao giờ cũng dễ dàng xác định được hơn là việc một “đại gia đình quan lại” cùng giàu có bất thường Ở góc độ gián tiếp, Luật Hồi tỵ cũng đang đặt ra vấn đề tài sản, thu nhập của quan lại có minh bạch được hay không, có nguy cơ tham nhũng hay không chính là dựa vào việc quan lại đó có tách bạch được ra khỏi lợi ích tập thể với những người thân thích hay không

Trên con đường hoá độ đất nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, về nền tảng tư tưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:

“Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” 12 và nguyên tắc này vẫn được giữ nguyên đến ngày nay Trong công tác hình thành và phát triển của cơ chế phòng, chống tham nhũng nói chung và công khai, minh bạch tài sản, thu nhập nói riêng của pháp luật Việt Nam cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó Đầu tiên, phải nhận định rằng, lợi ích kinh tế là động lực cơ bản, là mục tiêu hoạt động của con người và là nguồn gốc của sự phát triển của xã hội, và đó cũng chính là mục tiêu của các hành vi của những kẻ cầm quyền “tha hoá” mà chúng ta gọi là “tham nhũng” Mác từng nói, “cội nguồn của sự phát triển xã hội không nằm trong quá trình nhận thức mà ở trong các quan hệ vật chất, tức là trong các lợi ích kinh tế của con người” 13 Xã hội càng phát triển, nhu cầu về lợi ích của con người ngày càng phức tạp hơn Thuở khó khăn, con người chỉ mong “đủ cơm ăn, đủ áo mặc” Ngày

11 Nguyễn Minh Tuấn, Trần Tuấn Kiệt (2020), “Luật Hồi tỵ triều Nguyễn và những giá trị tham khảo trong Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu Lập pháp, số 15(415), tr.09

12 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung- uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vii/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vii-cua-dang-17

13 Đinh Văn Minh (2019), Một số vấn đề về tham nhũng và những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Nxb Lao động, Hà Nội, tr.11 nay, khi cuộc sống đã sung túc hơn, nhu cầu cũng tăng lên theo sự phát triển của xã hội Giờ đây, không còn là “đủ ăn, đủ mặc” nữa mà đã nâng lên thành “cơm phải ngon, áo phải đẹp” Như C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “con người cũng có ý thức Song đó không phải là một ý thức bẩm sinh sinh ra đã là ý thức “thuần tuý”… Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại.” 14 Không nằm ngoài quy luật, tính chất và mức độ gây thiệt hại của tham nhũng cũng sẽ “phát triển” theo mức độ phát triển của xã hội Xã hội càng hiện đại, kinh tế càng phát triển thì công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng càng phải được chú trọng đẩy mạnh “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nguyên tắc này chưa từng sai Một khi “ý thức chẳng qua là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong nó” 15 thì việc phòng ngừa tham nhũng càng phải đánh mạnh vào yếu tố vật chất bên ngoài, từ đó cải biến vào ý thức của những chủ thể có nguy cơ vi phạm

Dưới phương diện tư tưởng Hồ Chí Minh, trong tác phẩm Đạo đức cách mạng, Bác từng nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí… Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những người này bất kỳ cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội.” 16 Mà muốn tiêu diệt một cách tận gốc thì bên cạnh công tác diệt trừ còn phải kết hợp với công tác phòng ngừa Phải “vừa phòng bệnh, vừa chữa bệnh” thì các “căn bệnh phái sinh” của chủ nghĩa cá nhân mới thu hẹp được phạm vi lan rộng

Bản chất của tham nhũng suy cho cùng là vì lòng tham mà chủ thể mang quyền lực lợi dụng quyền lực đó để mưu lợi cá nhân Trách nhiệm mà Nhà nước phân phó cho mỗi công chức, cán bộ là phải sử dụng công quyền để phục vụ cho lợi ích công đúng nghĩa, tức là lợi ích của người dân - những chủ thể đích thực đã trao quyền lực cho Nhà nước Thế mà, khi được trao quyền lực càng lớn, họ ấy lại lợi dụng nó mà gây phương hại đến lợi ích của người dân, của xã hội chỉ vì tư lợi cho bản thân mình Quyền lực càng lớn, lòng tham càng lớn, giá trị vật chất trao đổi được càng lớn, thiệt hại mà xã hội, nhân dân gánh chịu càng lớn Bởi vậy, kiểm soát tham nhũng phải đồng thời kiểm soát lòng tham của các chủ thể mang quyền lực

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát được nguy cơ nảy sinh lòng tham của các chủ thể này? Đứng trên góc độ đạo đức, tâm lý để nhận xét, nếu một chủ thể ở

14 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.34

15 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.23, tr.35

16 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, t.11, tr.611 một mình, không có ai giám sát, theo dõi, đánh giá thì họ sẽ tự do làm theo bản năng – để lòng tham tự do tung hoành Bởi vậy, muốn kiểm soát lòng tham này một cách hiểu quả triệt để thì phải có một cơ chế giám sát, quản lý, bắt họ phải luôn công khai trước công chúng, xã hội Bên cạnh phải công khai hoạt động công vụ, cơ chế công khai về tài sản, thu nhập cũng là một khía cạnh không thể bỏ qua Rõ ràng, công chức, cán bộ nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hội đều có quyền lao động để làm giàu Tuy nhiên, vì các chủ thể mang quyền lực công có nguy cơ sử dụng thứ quyền lực này để sai phạm nên phạm vi làm kinh tế của họ có bị giới hạn hơn một chút so với các chủ thể khác trong xã hội Kiểm soát tài sản, thu nhập hay đưa vấn đề tài sản, thu nhập ra công khai, minh bạch về bản chất chính là quản lý sự tích tụ tài sản, thu nhập của các chủ thể này có hợp lý hay không Trên thực tế, đồng lương của các quan chức nhà nước chỉ đủ để đảm bảo cho họ có mức sống khá giả, đầy đủ hơn so với mặt bằng chung của xã hội Nhưng nếu chỉ với mức lương thông thường mà họ giàu có, có “của ăn, của để” khiến ai cũng phải “ngước nhìn” thì đó là điều bất hợp lý và cần phải có cơ chế làm sáng tỏ.

Cơ sở thực tiễn

Tham nhũng là hành vi xã hội tiêu cực, có thể tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào và gây ra những hệ lụy xấu trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cho tới an ninh, quốc phòng, đối ngoại… Ở Việt Nam, tham nhũng được xem là quốc nạn bởi hàng loạt các đại án tham nhũng lên tới ngàn tỷ đồng lần lượt được phanh phui và đưa ra ánh sáng

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế 17 , Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) năm 2021 của Việt Nam là 39/100 điểm 18 , xếp hạng 87 trên tổng số 180 nước thành viên tham gia xếp hạng CPI là chỉ số toàn cầu hàng đầu về tham nhũng trong khu vực công, cung cấp một cái nhìn tổng thể hàng năm về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ 19 Chỉ số CPI xếp hạng

180 quốc gia và vùng lãnh thổ theo mức độ nhận thức của họ về tham nhũng trong khu vực công trên thang điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 100 (rất minh bạch) Điểm số trên phần nào thể hiện tình trạng tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp, nằm ở mức trung bình thấp so với các nước tham gia xếp hạng mang thành tích

17 Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International, viết tắt là TI) là một phong trào toàn cầu của xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng Tổ chức này được luật sư Peter Eigen, một cựu giám đốc ngân hàng thế giới cho Đông Phi, và những người cùng ý tưởng thành lập Trụ sở của TI đặt ở thủ đô Berlin, Đức Ngoài Đức, TI còn có chi nhánh tại hơn 100 quốc gia khác Ở Việt Nam, cơ quan đầu mối quốc gia của TI là tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency, gọi tắt là TT)

18 Xem chi tiết về Chỉ số CPI của Việt Nam tại: https://www.transparency.org/en/cpi/2021/index/vnm

19 Hoài Phương (2021), Những điểm nổi bật của Chỉ số Cảm nhận tham nhũng 2020, Trang Thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương, nguồn: https://noichinh.vn/tin-quoc-te/202102/nhung-diem-noi-bat-cua- chi-so-cam-nhan-tham-nhung-2020-309148/ (truy cập ngày 13/04/2022) cao như Đan Mạch, Phần Lan, New Zealand, Na Uy, Singapo… Năm 2020, Việt Nam đạt 36/100 điểm, xếp vị trí 104/180 Cho thấy rằng Việt Nam đã tăng 3 điểm vào năm

2021 so với năm 2020 Việc Việt Nam tăng điểm trên bảng xếp hạng CPI cho thấy tổng quan tình trạng tham nhũng của nước ta có chuyển biến theo hướng tích cực hơn Tuy nhiên, chỉ số CPI “chỉ để tham khảo là chính” bởi nó không phản ánh một cách chính xác, sâu sắc được tình hình tham nhũng tại Việt Nam Điểm qua vài số liệu theo Báo cáo phòng, chống tham nhũng 2021 của Chính phủ, ta sẽ thấy rõ hơn tình hình tham nhũng tại Việt Nam vẫn còn phức tạp và khôn lường thế nào

Qua thanh tra, đã chấn chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 61.846 tỷ đồng, 7.200 ha đất; kiến nghị thu hồi 16.775 tỷ đồng và 3.497 ha đất; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 245 vụ, 182 đối tượng (tăng 58% số vụ)… Riêng Thanh tra Chính phủ ban hành 14 kết luận thanh tra, phát hiện vi phạm về kinh tế 4.967 tỷ đồng, 2.960 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 1.773 tỷ đồng, 573 ha đất… Các cơ quan điều tra trong công an nhân dân đã thụ lý điều tra 582 vụ án, 1.262 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó khởi tố mới 310 vụ, 665 bị can (tăng 20 vụ,

49 bị can so với kỳ báo cáo năm trước) Đã kết luận điều tra và đề nghị truy tố 305 vụ, 804 bị can; tạm đình chỉ điều tra 37 vụ, 58 bị can… 20

Trong phạm vi hẹp hơn, qua nhiều năm lĩnh vực phòng, chống tham nhũng được luật hoá, nội dung về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập được quy định cụ thể, thực tiễn xuất hiện nhiều vấn đề còn nan giải Phải khẳng định trong công tác công khai, minh bạch tài sản, thu nhập thì từ khâu kê khai tài sản, thu nhập đã phát sinh vấn đề Các thông tin, số liệu kê khai còn mang tính một chiều, phần lớn là dựa vào ý thức tự giác của người kê khai Trong hàng ngàn bản kê khai tuân thủ đúng quy định về thủ tục, hình thức, chỉ phát hiện số lượng rất ít bản kê khai sai về tính chính xác nội dung Không thể không hoài nghi tính trung thực của các bản kê khai còn lại, bởi nhìn nhận từ các vụ án, trường hợp cán bộ, đảng viên, thậm chí là quan chức cấp cao của Đảng, nhà nước bị xử lý về tham nhũng đều có dấu hiệu vi phạm về tính trung thực trong khâu kê khai tài sản, thu nhập

Có không ít trường hợp, khi một vụ án tham nhũng bị đưa ra ánh sáng, dư luận lại xôn xao về khối tài sản hàng chục, hàng trăm tỷ đồng của người vi phạm Câu hỏi

20 Hà Văn (2022), Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng trong khối cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương, Báo điện tử Chính phủ, nguồn: https://baochinhphu.vn/day-manh-phong-chong-tham-nhung- trong-khoi-co-quan-thuoc-chinh-phu-va-chinh-quyen-dia-phuong-102220113090746359.htm (truy cập ngày 03/05/2022) mà ai cũng thắc mắc là tại sao một công chức, cán bộ mà lại có thể sở hữu khối tài sản “khổng lồ” như vậy? Điển hình như trường hợp của ông Chu Ngọc Anh - cựu Chủ tịch TP Hà Nội Trong thời gian bị bắt tạm giam về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, dư luận ngỡ ngàng về

“căn biệt thự “khủng” của gia đình ông này nằm trong Khu đô thị Vinhomes Gardenia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) Giới buôn bán bất động sản ước tính giá trị căn biệt thự hiện nay vào khoảng 80-100 tỷ đồng Đã có nhiều ý kiến thắc mắc: Ông Chu Ngọc Anh có kê khai căn biệt thự “khủng” trong bản kê khai tài sản của mình, công khai tại cơ quan công tác?” 21 Để hạn chế tình trạng “rúng động dư luận” khi một vụ án tham nhũng nghiêm trọng bị phanh phui, gây thất thoát của Nhà nước hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, ngay từ khâu kiểm tra sơ bộ, các quy định về kê khai, công khai bản kê khai cần được nghiên cứu thật chặt chẽ, hạn chế kẽ hở, các chế tài xử lý vi phạm khi kê khai thiếu trung thực phải đủ mạnh để tạo tâm lý e sợ, không dám vi phạm cho các chủ thể.

Cơ sở pháp lý quốc tế

Tham nhũng không phải là vấn đề của riêng một quốc gia nào hay một khu vực nào Đây là vấn đề mang tính toàn cầu Không một quốc gia nào là không có tham nhũng, xã hội càng phát triển thì hành vi tham nhũng càng tinh vi Tài sản, thu nhập không cần công khai, không cần xác minh, kiểm soát, đây là động lực để các chủ thể mang nhiệm vụ, quyền hạn tha hồ lợi dụng để làm giàu bất chính Ở phạm vi điều ước quốc tế, nội dung về công khai, minh bạch tài sản có thể điểm qua vài văn bản nổi bật sau:

- Công ước chống tham nhũng liên Mỹ 22 được các nước thành viên của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ 23 thông qua vào năm 1996 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1997 là công ước quốc tế đầu tiên đề cập tới vấn đề kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Cụ thể tại Điều III khoản 4 của Công ước có đề cập đến việc yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét các biện pháp nhằm “thiết lập, duy trì và củng cố các hệ thống báo cáo về tài sản, thu nhập và trách nhiệm của những người giữ các chức vụ nhất định theo quy định của pháp luật và khi phù hợp, công khai các thông tin kê khai đó.” 24

21 Thế Kha (2022), Ai được xem bản kê khai tài sản của ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long?, https://dantri.com.vn/xa-hoi/ai-duoc-xem-ban-ke-khai-tai-san-cua-ong-chu-ngoc-anh-nguyen-thanh-long-202 20609104924618.htm (ngày truy cập: 10/05/2022)

22 Công ước chống tham nhũng liên Mỹ tiếng Anh là Inter-American Convention Against Corruption, viết tắt là IACAC

23 Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (tiếng Anh là Organization of American States, viết tắt là OAS), là tổ chức liên chính phủ khu vực Mỹ Latinh có trụ sở đặt ở Washington, DC, Hoa Kỳ, gồm 34 thành viên là các quốc gia độc lập ở châu Mỹ

24 Xem toàn văn Công ước tại: https://www.congress.gov/105/cdoc/tdoc39/CDOC-105tdoc39.pdf

- Công ước của Liên minh Châu Phi về Phòng chống tham nhũng (AUCC) được thông qua vào năm 2003 cũng đề ra những quy định nhằm bảo đảm việc tiếp cận thông tin, minh bạch về thu nhập, tài sản Cụ thể, tại Điều 7 Công ước quy định: Để phòng, chống tham nhũng và những vi phạm liên quan trong bộ máy nhà nước, các quốc gia thành viên cam kết: 1 Yêu cầu toàn bộ hay một số đối tượng công chức cụ thể phải thực hiện kê khai tài sản tại thời điểm nhậm chức, trong và sau thời gian công tác; 2 Thành lập ban nội bộ hay cơ quan tương ứng với trách nhiệm xây dựng bộ quy tắc ứng xử và giám sát việc triển khai bộ quy tắc, đồng thời tuyên truyền, tập huấn công chức về các vấn đề đạo đức; 3 Xây dựng các biện pháp kỷ luật và quy trình thẩm tra đối với tham nhũng và các vi phạm liên quan theo hướng áp dụng công nghệ mới và nâng cao hiệu quả của những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm về vấn đề này.” 25 Điều ước quốc tế được xem là quan trọng nhất hiện nay về chống tham nhũng là Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống tham nhũng 26 cũng nhấn mạnh vai trò của công tác kiểm soát tài sản trong phòng ngừa tham nhũng Theo đó, tại khoản 5 Điều

8 Công ước quy định: “Khi thích hợp và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên nỗ lực thiết lập các biện pháp và cơ chế yêu cầu công chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề có liên quan trong đó có những hoạt động công việc, các khoản đầu tư bên ngoài hay tài sản hoặc quà tặng giá trị lớn, những thứ mà có thể gây xung đột lợi ích khi họ thực hiện công vụ” Sau đó, tại khoản 5 Điều 52 Công ước cũng nhấn mạnh thêm: “Mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét việc thiết lập, căn cứ vào pháp luật quốc gia, hệ thống công khai tài chính hiệu quả đối với nhóm công chức nhất định, và quy định chế tài thích hợp đối với việc không chấp hành.”

Về mặt thời gian, đối chiếu với các văn bản pháp lý quốc tế này về vấn đề công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng, có thể thấy pháp luật của Việt Nam có nhận thức về vai trò của nội dung này không trễ hơn so với ý tưởng của thế giới Nếu Công ước chống tham nhũng liên Mỹ được thông qua vào năm 1996 thì Pháp lệnh chống tham nhũng của Việt Nam được ban hành năm 1998 cũng đã có quy định về vấn đề này Với việc nhiều Công ước quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng nói chung có sự ưu ái dành cho nội dung này, có thể thấy

25 Xem toàn văn Công ước tại: https://au.int/sites/default/files/treaties/36382-treaty-0028_- _african_union_convention_on_preventing_and_combating_corruption_e.pdf

26 Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống tham nhũng (United Nations Convention against Corruption; viết tắt: UNCAC) Công ước đã được thông qua tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 31/10/2003 Ngày 14/12/2005, Công ước có hiệu lực thi hành Ngày 18/9/2009, Công ước này có hiệu lực thi hành đối với Việt Nam được tầm quan trọng, sự cần thiết nghiên cứu, phát triển nội dung này cả trong quy định của pháp luật và thực thi trên thực tế.

Vai trò công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng

Phòng, chống nạn tham nhũng là một yêu cầu tất yếu của quá trình xây dựng và phát triển vững mạnh Nhà nước Tham nhũng nếu nhìn một cách giản lược nhất, đó là hành vi của các chủ thể lợi dụng nhiệm vụ được giao được giao để tư lợi cá nhân Nếu được nghiên cứu và áp dụng một cách chặt chẽ, nghiêm minh, công cụ này sẽ có vai trò, vị trí rất to lớn trong công cuộc phòng, chống tham nhũng

Thứ nhất, chế định công khai, minh bạch tài sản, thu nhập sẽ giúp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong xã hội

Có một bất cập đang tồn tại và gây ra nhiều tranh cãi ở vấn đề này, đó là: việc công khai tài sản, thu nhập của các chủ thể có nghĩa vụ kê khai đang xâm phạm nghiêm trọng quyền bí mật thông tin về tài sản của người đó Phần lớn, ít ai thích phải đem tài sản, thu nhập cá nhân của bản thân công khai cho nhiều người biết, trừ những kẻ ba hoa Và tư duy đó không phải mới đây mà đã có từ lâu đời Tuy nhiên,

“theo thời gian, người ta hiểu rằng của cải không phải từ trên trời rơi xuống, mà do xã hội tạo ra từ lao động có tổ chức của con người; vậy thì không có lý do gì xã hội lại không có quyền biết nó đang ở đâu, trong tay ai.” 27 Thậm chí, ngày nay, việc tổng số tài sản của những người giàu có được đem ra xếp hạng công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng không còn là điều xa lạ Bởi vậy, theo tác giả, thông tin về tài sản, thu nhập không nhất thiết được xem là thông tin mật, bất khả xâm phạm Ở phương diện phòng, chống tham nhũng, các chủ thể thuộc diện phải công khai, minh bạch tài sản có điểm chung là họ đều mang quyền lực, nhiệm vụ nhất định và khả năng rất lớn là họ sẽ lợi dụng chúng để tư lợi cá nhân Dù thực hiện hành vi tham nhũng dưới hình thức nào, suy cho cùng hậu quả của tham nhũng đều là xâm hại trực tiếp tới tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân Bởi vậy, việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của các chủ thể này đóng vai trò là một công cụ để đảm bảo họ không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong xã hội

Thứ hai, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn các hành vi làm giàu bất chính, hành vi xung đột lợi ích trong quản lý nhà nước

* Đối với hành vi xung đột lợi ích trong quản lý nhà nước:

27 Phan Trung Hiền (chủ biên) (2020), Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.72

Xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ được định nghĩa là tình huống phát sinh khi việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức bị tác động tiêu cực hoặc sẽ bị tác động tiêu cực bởi lợi ích cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức đó 28 Theo đó, hiểu một cách khái quát, bản chất của xung đột lợi ích là sự mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức (người mang công vụ nói chung) và lợi ích của Nhà nước, của xã hội Điều 29 Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng xác định người có chức vụ, quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp được liệt kê Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập sẽ giúp thu thập thông tin về các nguồn thu nhập, tư cách thành viên, quyền sở hữu vốn, những lợi ích tài chính khác của chủ thể kê khai trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác Thông qua đó, có thể theo dõi và phát hiện những trường hợp đang xảy ra xung đột lợi ích mà tiềm tàng nguy cơ tham nhũng hoặc đang tham nhũng dựa trên các trường hợp xung đột lợi ích

* Đối với hành vi làm giàu bất chính:

Việc đặt ra yêu cầu phải công khai, minh bạch tài sản và tăng cường trách nhiệm giải trình sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện các hành vi làm giàu bất chính Việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập sẽ là nguồn thu thập thông tin, tạo điều kiện giám sát và phát hiện những tài sản, thu nhập bất thường không bắt nguồn từ lương hay các nguồn thu nhập hợp pháp khác Việc giám sát được thực hiện bằng cách đặt ra câu hỏi đối với sự thay đổi lớn trong tài sản, thu nhập của chủ thể có nghĩa vụ kê khai mà không giải trình, chứng minh được bằng thu nhập hợp pháp Những sai lệch được phát hiện này sẽ là cơ sở để tiến hành áp dụng các hoạt động xác minh, áp dụng các chế tài vi phạm Từ đó, tình trạng làm giàu bất chính thông qua tham nhũng cũng góp phần được đẩy lùi Ở góc độ tích cực hơn, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập cũng góp phần hình thành và phát triển tư tưởng làm giàu chân chính bên cạnh hoàn thành các nhiệm vụ, chức trách được giao Nghiên cứu pháp luật hiện hành, từ pháp luật về chủ thể kinh doanh cho đến pháp luật về phòng, chống tham nhũng đều không “cấm cửa” các chủ thể mang quyền lực công được phép làm kinh tế, chỉ là giới hạn lại ở mức độ vừa phải, tránh tình trạng lạm dụng mà gây xung đột lợi ích Theo đó, nếu chế định công

28 Trần Thị Thu Hà (2021), Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ để phòng ngừa tham nhũng ở

Việt Nam, Trang thông tin điện tử Trường Cán bộ thanh tra, nguồn: https://truongcanbothanhtra.gov.vn/kiem- soat-xung-dot-loi-ich-trong-hoat-dong-cong-vu-de-phong-ngua-tham-nhung-o-viet-nam/ (truy cập ngày 25/05/2022) khai, minh bạch tài sản, thu nhập đủ sức răn đe, thay vì tham nhũng làm giàu bất chính để rồi gánh nhiều hậu quả tiêu cực, các chủ thể mang nhiệm vụ, quyền hạn đang được đề cập tới này có thể làm giàu bằng chính tài năng kinh tế của mình trong phạm vi pháp luật cho phép song song với việc hoàn thành chức trách, công vụ được giao

Thứ ba, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập góp phần hỗ trợ phát hiện các hành vi rửa tiền, đặc biệt là nguồn tài sản, thu nhập xuất phát từ tham nhũng

Một khi đã có hành vi tham nhũng trên thực tế, chắc chắn tài sản, thu nhập có được từ hành vi tham nhũng sẽ bị xem là bất chính và có khả năng bị tịch thu nếu không có biện pháp tẩu tán nhanh Bởi vậy, các chủ thể tham nhũng đương nhiên sẽ tìm mọi cách để hợp pháp hoá những tài sản, thu nhập đó, đưa chúng từ bất hợp pháp thành hợp pháp, hay nói cách khác, họ sẽ “rửa sạch đồng tiền tham nhũng” Rửa tiền được định nghĩa là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có 29 Theo đó, việc phải công khai, minh bạch nguồn tài sản, thu nhập đồng thời cũng sẽ kiểm soát luôn các dấu hiệu bất thường trong sự biến động tài sản của chủ thể kê khai Khi phát hiện các dấu hiệu có nghi vấn trong quá trình tích tụ tài sản, thu nhập của chủ thể kê khai, các hoạt động xác minh, điều tra về sau sẽ đồng thời là hoạt động phanh phui hành vi rửa tiền, cụ thể đây là nguồn thu nhập, tài sản có được từ tham nhũng Nếu kịp thời phát hiện và giải quyết triệt để bằng các biện pháp tịch thu tài sản sẽ góp phần khắc phục một phần hoặc toàn bộ thiệt hại mà hành vi tham nhũng đã gây ra cho các các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác

Thứ tư, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập sẽ tạo điều kiện ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, từ đó thanh lọc bộ máy nhà nước, xây dựng môi trường làm việc trong sạch, vững mạnh

Không phải tự nhiên mà công tác công khai, minh bạch tài sản được xác định là một vũ khí “sắc bén” trong phòng, chống tham nhũng Muốn công khai, minh bạch, trước tiên là phải tiến hành công đoạn kê khai tài sản, thu nhập Đây là khâu mở đầu rất quan trọng và đồng thời là “phép thử độ trong sạch” đối với các chủ thể có nghĩa vụ kê khai Dưới áp lực phải kê khai trung thực, rõ ràng, đầy đủ, chính xác nội dung kê khai, ngòi bút của các chủ thể kê khai từng chữ đều thể hiện kết quả của sự đấu tranh nội tâm không hề đơn giản Sẽ không có gì quá khó khăn đối với những chủ thể hoàn toàn trong sạch, không có nhiều biến động về tài sản, thu nhập trong thời gian cần kê khai, họ chỉ đơn thuần là cầm bút để liệt kê Nhưng đối với những “bàn tay đã

29 Khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 bám bẩn”, áp lực đang đối diện là gấp nhiều lần Từng loại, số lượng tài sản được kê khai, biến động tài sản bao nhiêu, thu nhập từ các nguồn nào… tất cả đều đối diện với áp lực là sẽ phải giải trình như thế nào, có đủ thuyết phục hay không Với áp lực đó, các chủ thể kê khai không thể làm tuỳ tiện, làm cho có lệ, mà phải làm trên tinh thần đầy đủ, chính xác, trung thực ngay từ những nét bút ban đầu, để không đối mặt những rắc rối về sau

Việc phải kê khai tài sản, thu nhập không phải là chuyện làm một lần rồi thôi Đây là công tác định kỳ, thường xuyên, liên tục đối với những chủ thể phải kê khai Khi chế định công khai, minh bạch tài sản đủ chặt chẽ, chế tài đủ sức răn đe sẽ là động lực để các chủ thể kê khai thường xuyên nhắc nhở bản thân rèn luyện lối sống trong sạch, không tha hoá, tham nhũng Tư tưởng, lối sống, thói quen không thể được hình thành chỉ trong một sớm một chiều mà cần thời gian dài tôi luyện, hun đúc Nhưng muốn tôi luyện, rèn giũa lâu dài thì cần một động lực rất lớn và đôi khi cần vài lời nhắc nhở, động viên tiếp tục cố gắng Việc phải đối diện với việc kê khai tài sản như là những tiếng chuông báo thức có tính định kỳ, nhắc nhở các chủ thể phải luôn sống và làm việc minh bạch, cụ thể ở đây là phải minh bạch về tài sản, thu nhập, để không “bút sa gà chết”, đối diện với những hậu quả nặng nề về sau Một vài cá nhân trong sạch không thể hiện một tập thể cũng trong sạch mà cần tất cả thành viên trong tập thể cùng đồng lòng nỗ lực, cùng “gạn đục khơi trong” Đó là tiền đề, động lực để dần thanh lọc hoá bộ máy nhà nước, loại đi những nhân tố kém chất lượng ngay từ những công tác đơn giản, sơ khai nhất Từ đó kiến tạo và duy trì môi trường công vụ văn minh, trong sạch và vững mạnh

Thứ năm, công khai, minh bạch tài sản, thu nhập sẽ giúp nâng cao lòng tin của công chúng vào sự trong sạch của hệ thống chính trị

Có một sự thật cần khẳng định: “không ai bắt cán bộ phải nghèo, không ai cấm cán bộ phải giàu” Việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của chủ thể kê khai không phải hướng đến mục tiêu bắt chẹt những đối tượng có nhiều tài sản, thu nhập Điều mà chế định quan tâm là sự giàu có của họ có thể lý giải được hay không; tài sản, thu nhập của họ có chân chính hay không Có rất nhiều tấm gương cán bộ, công chức tài giỏi, vừa hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, vừa tăng gia sản xuất, nâng cao thu nhập, giàu có từ chính sức lao động của chính mình Đó là những tấm gương sáng, tốt đẹp, được nhiều người ca ngợi và noi theo Không ai lại chê trách hay soi mói những tấm gương đấy cả Cái mà dư luận lên án chính là sự gian dối, không trung thực của những chủ thể phải kê khai tài sản nhằm che giấu những khối tài sản, thu nhập không minh bạch Việc công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của các chủ thể kê khai sẽ đặt tình hình tài chính của các chủ thể này dưới sự giám sát của các chủ thể có thẩm quyền, của nhân dân Công tác thực thi chế định càng tốt sẽ càng khơi dậy và xây dựng trong nhân dân lòng tin rằng vấn đề “mang việc công nhưng thu lợi tư” sẽ được giám sát, xử lý một cách nghiêm minh Từ đó, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào sự trong sạch của toàn hệ thống chính trị

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG KHAI, MINH BẠCH TÀI SẢN PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN

Thực trạng quy định pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập

2.1.1 Chủ thể có nghĩa vụ công khai, minh bạch tài sản, thu nhập

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành, các nhóm chủ thể sau đây có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập:

− Cán bộ, công chức Nhóm chủ thể đầu tiên được Luật Phòng, chống tham nhũng quy định rất ngắn gọn, chỉ có “cán bộ” và “công chức” Tuy nhiên, sự ngắn gọn này lại cho thấy số lượng người thuộc nhóm đối tượng này là vô cùng lớn

Về mặt khái niệm: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 30 Cán bộ được đề cập ở quy định này bao gồm cán bộ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện 31 Còn đối với cấp xã, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội 32

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 33 Còn đối với cấp xã, công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 34

30 Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

31 Khoản 1 Điều 21 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

32 Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

33 Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

34 Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

Sau khi đối chiếu với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, ta có thể thấy, với cách quy định chủ thể có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập ở nhóm đầu tiên như thế này sẽ dẫn đến phạm vi, số lượng chủ thể phải kê khai vô cùng lớn Theo Báo cáo của Bộ Nội vụ, chưa tính đến số lượng cán bộ và số lượng cán bộ, công chức cấp xã thì biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước năm 2021 đã là 247.344 biên chế 35 Hiện nay, chưa có số liệu tách bạch chi tiết, nhưng nếu tham khảo qua số lượng cán bộ, công chức cấp xã và số người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo Báo cáo trên của Bộ Nội vụ thì số lượng cũng lên đến 1.031.851 người Từ đó, ta có thể hình dung sơ lược số lượng bản kê khai ở nhóm đối tượng này sẽ nhiều thế nào

Quy định cán bộ, công chức nói chung là chủ thể phải kê khai tài sản, thu nhập là một điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 so với Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 trước đây Theo tác giả, việc mở rộng hơn chủ thể phải kê khai tài sản, thu nhập là thích hợp Vẫn biết rằng: việc quy định đại trà như thế này sẽ dẫn đến tình trạng số lượng bản kê khai trong nhóm chủ thể “cán bộ, công chức” là rất lớn Tuy nhiên, nếu điểm qua vài số liệu dưới góc độ “tham nhũng vặt” – một loại hình tham nhũng không hiếm thấy trong các hoạt động hành chính, dịch vụ công thì sẽ thấy việc buộc toàn bộ công chức, cán bộ phải kê khai tài sản, thu nhập không phải vô cớ

Theo kết quả khảo sát SIPAS 2020, ở 63 tỉnh, vẫn còn tình trạng người dân bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình cung ứng dịch vụ công, với tỉ lệ ghi nhận 1,23% Tình trạng người dân, tổ chức bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu xảy ra ở 57/63 tỉnh, thành phố Con số đáng lưu ý trong báo cáo SIPAS 2020 là có 0,59% người dân, tổ chức được khảo sát cho biết phải trả tiền ngoài phí/lệ phí, tức tiền “bôi trơn” khi thực hiện dịch vụ công, tăng 0,12% Có 48/63 tỉnh để xảy ra tình trạng người dân phải trả phí “bôi trơn” khi thực hiện dịch vụ công, tăng 2 tỉnh so với năm 2019 36

Theo kết quả khảo sát SIPAS 2021, dưới tác động của đại dịch COVID-19, Việt Nam ghi nhận được: Có 0,45% người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu, 0,14% phản ánh phải nộp thêm tiền ngoài phí/lệ phí trong quá trình giao dịch dịch vụ công Có 46/63 tỉnh,

35 Theo Báo cáo số 135/BC-BNV ngày 11/01/2021 của Bộ Nội vụ tổng kết công tác giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021 ngành Nội vụ

36 Trung Anh (2021), Chống “tham nhũng vặt”: Không “lót tay”, không “phong bì”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn: https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/chong-tham-nhung-vat-khong-lot-tay-khong- phong-bi-584330.html (truy cập ngày: 08/06/2022) thành phố có người dân, tổ chức phản ánh bị công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 22/63 tỉnh, thành phố có phản ánh phải trả thêm tiền ngoài phí/lệ phí 37

Theo Tổ chức minh bạch quốc tế, “tham nhũng vặt” là hành vi “lạm dụng quyền lực được giao của các cán bộ, công chức cấp thấp và cấp trung trong tương tác hàng ngày với người dân, thường khi người dân có nhu cầu tiếp cận với hàng hoá hoặc dịch vụ cơ bản như bệnh viện, trường học, cảnh sát và các cơ quan khác” 38 Định nghĩa trên thể hiện rõ ràng bản chất khác biệt của “tham nhũng vặt” so với các hành vi tham nhũng lớn mà hầu như chỉ có các quan chức cấp cao mới có cơ hội tham nhũng Trong công tác công khai, minh bạch tài sản, thu nhập theo pháp luật hiện hành, sự tồn tại của hình thức “tham nhũng vặt” sẽ là một “mối lo ngại” không thể bỏ qua, tạo kẽ hở để các chủ thể phải kê khai tài sản, thu nhập không có chức danh quản lý có cơ hội trốn tránh quy định về kê khai bổ sung, xác minh kê khai tài sản, thu nhập mà ở phần sau tác giả sẽ phân tích kỹ hơn

− Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp Về mặt khái niệm, ta có thể hiểu về nhóm chủ thể này như sau:

+ Sĩ quan Công an nhân dân là những người phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, thường có các chức vụ cơ bản, ở cấp lãnh đạo như: Bộ trưởng Bộ Công an; Cục trưởng, Tư lệnh; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng; Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng; Đại đội trưởng; Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng 39

+ Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng 40

+ Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp 41

37 Công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2021, Cổng thông tin điện tử Uỷ ban dân tộc, nguồn: http://ubdt.gov.vn/tin-tuc/tin-hoat-dong/cai-cach-hanh-chinh/cong-bo-chi-so-cai-cach-hanh-chinh-nam- 2021.htm (truy cập ngày: 08/06/2022)

38 Vũ Công Giao (2020), Tham nhũng vặt và Phòng, chống tham nhũng vặt, Nghiên cứu lập pháp, số 14(414), tr.07

39 Khoản 1 Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018

40 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2014, 2020)

41 Khoản 1 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015

Xét về việc được ghi nhận với hình thức là quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, nhóm chủ thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân này được xem là một điểm được bổ sung mới hoàn toàn của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 so với nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 Dù vậy, về thực tế, nhóm chủ thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân này đã được ghi nhận tại Thông tư số 08/2013/TT- TTCP để hướng dẫn cho Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 Thực tiễn cho thấy trong lực lượng vũ trang nhân dân xảy ra không ít tình trạng tham nhũng, thậm chí đã có những án về tham nhũng xảy ra, có thể kể đến các vụ án của cựu Thượng tá Đinh Ngọc Hệ (còn gọi là Út Trọc); vụ án của Nguyên thượng tá, Phó phòng thuộc Tổng cục Tình báo Bộ Công an Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”)… gây nhiều xôn xao trong dư luận Việc Luật Phòng, chống tham nhũng - văn bản pháp luật chuyên ngành cao nhất trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng đến nay mới ghi nhận những cán bộ, quan chức thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thuộc “tầm ngắm” để phòng ngừa tham nhũng ngay từ những bước đầu là khá trễ Điểm khác biệt lớn nhất trong cách quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng với nhóm chủ thể này so với nhóm “cán bộ, công chức” ở trên đó là việc giới hạn hẹp lại phạm vi đối tượng cần kê khai tài sản, thu nhập Theo đó, điểm chung rõ ràng nhất đối với các chủ thể ở nhóm này là đều nằm ở cấp lãnh đạo, quản lý Cách quy định như thế này cho thấy Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đang đi theo hướng: các quan chức có vị trí lãnh đạo sẽ có nhiều cơ hội và động lực để tham nhũng hơn nên cần phải tập trung vào những chủ thể này hơn Việc quy định mang tính giới hạn như thế này của Luật Phòng, chống tham nhũng là hợp lý Bởi lẽ: Các chủ thể là hạ sĩ quan thông thường không có chức vụ, quyền hạn quan trọng, có thời gian phục vụ và thăng cấp bậc hàm ngắn… thể hiện họ ít có nguy cơ tham nhũng Đặc biệt, lực lượng vũ trang nhân dân có số lượng rất đông đảo, không thể bắt buộc rộng khắp tất cả họ phải tiến hành kê khai Nếu quy định quá đại trà với nhóm chủ thể này sẽ gây nên tình trạng “mất định hướng”, lan man trong việc xác định đối tượng “trọng tâm” của quy định

Thực tiễn việc thực hiện quy định về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập

Nhằm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Công văn số 252/TTCP-C.IV về kiểm soát tài sản, thu nhập Công văn yêu cầu việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu tại các địa phương phải hoàn thành trước ngày 31/3/2021 Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai bàn giao 01 bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Phòng, chống tham nhũng, hoàn thành trước ngày 30/4/2021 Đồng thời, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2020 Vì lẽ đó, các địa phương phải gấp rút triển khai việc kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập cho kịp tiến độ Theo Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021, đã có hơn 1,28 triệu người kê khai tài sản, thu nhập Số bản kê khai đã hoàn thành công khai đạt 99% số đã kê khai 58

Chỉ tính riêng việc thực hiện trong cơ quan, đơn vị của ngành thanh tra, theo Thông cáo báo chí ngày 01/11/2021 của Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra 9 tháng đầu năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ công tác những tháng

58 Bích Ngọc (2021), Cần đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ rệt hơn trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở các bộ, ngành, địa phương, Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam, nguồn: https://quochoi.vn/ tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemIDX498 (truy cập ngày 24/06/2022) cuối năm 2021, công tác phòng, chống tham nhũng bằng việc thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập cũng có nhiều kết quả:

- Số người đã thực hiện kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ là 542.111 người ;

- Số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập là 13.595 người ;

- Số người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là 01 người ;

- Đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai tài sản, thu nhập tại

Với những số liệu ghi nhận được, bước đầu, ta chỉ có thể nhận định việc triển khai kê khai tài sản, thu nhập được tuân thủ đầy đủ, đúng hình thức, chưa thể khẳng định tính có hiệu quả của quy định Đây là những số liệu đầu tiên ghi nhận được kể từ khi Nghị định số 130/2020/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực, là cơ sở để nhận xét, đánh giá các hoạt động xác minh, xử lý vi phạm về sau

2.2.1 Tình hình thực hiện việc kê khai, công khai, xác minh tài sản, thu nhập tại một số địa phương

Cùng với việc quy định pháp luật về hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập đã gần như hoàn thiện, việc triển khai các hoạt động kê khai, công khai bản kê khai, xác minh tài sản, thu nhập tại các địa phương đều được thực hiện gần như đồng bộ, tuy nhiên, vẫn chưa toàn diện

Cụ thể, để đảm bảo thực hiện tốt Công văn số 252/TTCP-C.IV về kiểm soát tài sản, thu nhập của Thanh tra Chính phủ, năm 2021, phần lớn các địa phương chỉ mới tiến hành tổ chức kê khai lần đầu và công khai bản kê khai, còn hoạt động xác minh tài sản, thu nhập phần lớn các địa phương đều chưa thực hiện

Về công tác kê khai và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định, các địa phương đều thực hiện rất nghiêm chỉnh Cơ bản, với hình thức kê khai lần đầu và công khai bản kê khai của quy định hiện hành không khác nhiều so với quy định theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và các văn bản hướng dẫn trước kia nên việc triển khai không gặp nhiều khó khăn Về số liệu thực tế, ta có thể hình dung qua các tỉnh Long An, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên như sau:

Số người kê khai (người) Tỷ lệ đạt (%)

Số bản kê khai đã công khai (bản)

59 Báo cáo số 4137/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An ngày 20/12/2021 về Tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021

Thái Nguyên 61 7164/7164 100 7164/7164 100 Đến năm 2022 , việc triển khai các hoạt động cụ thể trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập được các địa phương thực hiện nhất quán và đi vào nề nếp hơn:

- Về công tác kê khai tài sản, thu nhập: Sau khi đã tiến hành kê khai tài sản, thu nhập lần đầu cho toàn thể các đối tượng phải kê khai vào năm 2021, vào năm 2022, các địa phương chỉ còn ghi nhận các trường hợp người phải kê khai hàng năm, kê khai bổ sung, kê khai phục vụ công tác cán bộ với số lượng ít hơn so với năm 2021 rất nhiều

Ví dụ: tỉnh Lạng Sơn: năm 2021 ghi nhận tổng số người phải kê khai là 10.212 người 62 Đến năm 2022, số lượng người phải kê khai chỉ còn 4.371 người 63

- Việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập được triển khai đồng bộ ở các địa phương Như đã phân tích ở phần trên, nội dung về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập trong pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện hành không có nhiều bước tiến nổi bật, quy định gần như tương đồng với các quy định trước kia, vẫn là công khai theo hình thức niêm yết hoặc công bố tại cuộc họp Do đó, việc triển khai thực hiện cũng không có chuyển biến gì nổi bật

Số bản kê khai đã công khai (bản)

Công khai bằng niêm yết

Công khai tại cuộc họp

Tỷ lệ (%) Lạng Sơn 4371/4371 100 Hai tỉnh này không báo cáo cụ thể số liệu từng hình thức

60 Báo cáo số 616/BC-TTr về công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 Lưu ý: số liệu trong Báo cáo này là kết quả của việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2021

61 Báo cáo số 203/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ngày 27/09/2021 về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng 09 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2021

62 Báo cáo số 402/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ngày 23/09/2021 về kết quả công tác Phòng, chống tham nhũng 9 tháng đầu năm 2021

63 Báo cáo số 270/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ngày 22/06/2022 về kết quả công tác Phòng, chống tham nhũng Quý II và Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2022

64 Báo cáo số 89/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 27/05/2022 về kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng 06 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

65 Báo cáo số 131/BC-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ngày 15/06/2022 về công tác phòng, chống tham nhũng 06 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2022

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ CÔNG KHAI,

3.1 Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, đối với phạm vi chủ thể phải kê khai tài sản, thu nhập bên cạnh bản thân người có nghĩa vụ kê khai Như đề cập ở phần trên, việc pháp luật hiện hành chỉ đưa “vợ hoặc chồng, con chưa thành niên” của người kê khai vào diện phải kê khai song hành cùng người kê khai là chưa thích hợp Tuy nhiên, nếu mở rộng quy định một cách rộng khắp, đại trà với tư duy “chỉ cần chủ thể tham nhũng có động cơ tẩu tán tài sản thì bất kỳ ai cũng có thể trở thành chủ thể được sử dụng” cũng không phải sự lựa chọn thích hợp, chẳng những hiệu quả áp dụng cũng thể không cao mà còn gây lãng phí, tốn công sức Thiết nghĩ, việc mở rộng nội dung này cũng cần đánh giá theo nguy cơ tham nhũng của người kê khai “chính” theo chức danh, vị trí công tác, lĩnh vực công tác của họ Với nhóm chủ thể có nghĩa vụ kê khai có nguy cơ tham nhũng thấp, việc kê khai cho người thân của họ có thể giữ nguyên quy định hiện hành, chỉ kê khai thêm cho “vợ hoặc chồng, con chưa thành niên” Còn đối với nhóm chủ thể có nguy cơ tham nhũng cao – những chức danh quản lý, lãnh đạo, hay công tác trong những lĩnh vực “nhạy cảm” thì cần mở rộng phạm vi người thân phải kê khai cùng với họ Mặt khác, việc xác định đâu là giới hạn rộng nhất cho quy định này cũng cần tính toán, bởi quan hệ xã hội của một người là rất rộng, khó thể lường trước hết được Để tránh gây sức ép, quá tải cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, tác giả thiết nghĩ tối đa của nội dung này cũng chỉ mở rộng đến hàng thừa kế thứ hai theo pháp luật dân sự Theo đó, nội dung này “tối đa” cũng sẽ chỉ mở rộng cho: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi (hàng thừa kế thứ nhất); ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cháu ruột của người kê khai chính mà gọi người này là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (hàng thừa kế thứ hai) 71

Thứ hai, đối với nội dung về tài sản, thu nhập phải kê khai, với những thiếu sót, hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau:

Một là, pháp luật phải bổ sung quy định hoặc hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập phải bao gồm các tài sản hình thành trong tương lai, các giá trị lợi ích khác mà người kê khai đang hoặc sẽ thụ hưởng trong tương lai bằng các giao dịch, hợp đồng, như: hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bồi thường thiệt hại… Việc xác định được các nguồn tài sản, khoản lợi ích mà người kê khai có thể nhận được trong tương lai

71 Xem Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 sẽ góp phần nhận diện nguồn gốc của quá trình phát sinh biến động bất ngờ về tài sản, thu nhập của họ Tài sản tham nhũng có thể được hình thành và đi vào lưu thông, sử dụng bằng rất nhiều hình thức rửa tiền tinh vi Trong đó, không loại trừ khả năng chúng “ẩn nấp” dưới dạng tài sản hình thành trong tương lai bằng những loại hợp đồng tưởng chừng là hợp pháp Do đó, việc sớm ghi nhận và phanh phui các khoản này sẽ góp ngăn ngừa việc đưa tài sản tham nhũng vào lưu thông

Hai là, quy định về tài sản là bất động sản thuộc diện phải kê khai, cần thay đổi cách sắp xếp từ ngữ “Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng” như hiện tại để tránh nhầm lẫn trong cách hiểu, áp dụng không chính xác Tác giả đề xuất sau cụm từ “quyền sử dụng đất” thêm một dấu chấm phẩy và bổ sung vế sau thành “quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng” Cụ thể, sau khi sửa đổi, quy định này sẽ thành: “Quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng”

Thứ ba, đối với nhóm chủ thể chỉ tiến hành kê khai lần đầu và không thuộc nhóm đối tượng phải kê khai hàng năm Như đã đề cập ở phần trên, đối với nhóm chủ thể này, hầu như “tham nhũng vặt” là có khả năng xảy ra và cũng khó khống chế nhất Một lần “tham nhũng vặt” không thu về nhiều tài sản, nhưng không ai dám khẳng định nhiều lần “vặt” như vậy thì tổng số tài sản còn nhỏ nữa hay không Cùng với đánh giá về giá trị tài sản tham nhũng từ loại “tham nhũng vặt” này, cần nhấn mạnh rằng đây là dạng hành vi dễ làm mất lòng tin của người dân vào hệ thống chính trị nhất Tuy nhiên, để tránh “đi vào vết xe đổ” của quy định trước đây, việc tăng cường sự kiểm soát đối với nhóm chủ thể này, tác giả đề xuất hai giải pháp sau:

Giải pháp 1: Bổ sung thêm phương thức kê khai tài sản, thu nhập vào cuối nhiệm kỳ công tác của họ, nhất là phải áp dụng cho các đối tượng sắp về hưu Biện pháp này sẽ “cảnh cáo” họ rằng: dù là về hưu thì vẫn chưa thể xem là “đã hạ cánh an toàn” nên trong suốt quá trình ngồi tại vị trí cuối cùng này cũng đừng tham nhũng Bản kê khai của đối tượng này cần được ưu tiên xác minh về sau để nhanh chóng làm rõ, phát hiện có sự tồn tại của tham nhũng và có tài sản tham nhũng bị kê khai thiếu trung thực hay không Biện pháp này sẽ không tạo thêm nhiều áp lực cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập do hàng năm số lượng người về hưu trên thực tế không quá lớn Tuy nhiên, giải pháp này vẫn còn kẽ hở với nhóm chủ thể chỉ là cán bộ, công chức thông thường, pháp luật phòng, chống tham nhũng không đặt ra cơ chế luân chuyển vị trí công tác định kỳ

Giải pháp 2: Bổ sung một tỷ lệ các chủ thể không thuộc diện phải kê khai hàng năm vào công tác xác minh tài sản, thu nhập hàng năm bằng phương thức chọn ngẫu nhiên Như đã phân tích, trừ các chủ thể có nghĩa vụ kê khai thuộc diện có nguy cơ bị xác minh tài sản, thu nhập hàng năm, các chủ thể có nghĩa vụ kê khai khác sau khi kê khai lần đầu, nếu không thay đổi vị trí công tác hay có biến động lớn về tài sản cần kê khai bổ sung thì chẳng những không cần kê khai lại mà cũng không thuộc diện phải xác minh tài sản, thu nhập nếu không “xui rủi” rơi vào một trong ba căn cứ xác minh tài sản, thu nhập còn lại Bởi vậy, việc bổ sung một tỷ lệ tầm 5% đến 10%, dù chắc chắn cũng khó mà bao quát hết tất cả những chủ thể này nhưng cũng tạo cho họ tâm lý: mình cũng có nguy cơ bị xác minh hàng năm nên cần phải đừng “dại dột” mà tham nhũng, kê khai thiếu trung thực, để rồi lãnh hậu quả

Thứ tư, đối với vấn đề công khai bản kê khai tài sản, thu nhập Theo tác giả, việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập để tăng cường quyền giám sát của người dân, góp phần phát hiện và đẩy lùi tình trạng tham nhũng là một điều cần thiết Tuy nhiên, việc công khai một cách rộng rãi, đại trà các bản kê khai tài sản, thu nhập của các chủ thể kê khai cũng không phải là một giải pháp tối ưu

Như đã đề cập ở phần trên, theo tác giả, thông tin về tài sản, thu nhập không cần được xem là thông tin mật, bất khả xâm phạm Tuy nhiên, không bảo mật hoàn toàn cũng không đồng nghĩa với nếu để lộ nhiều thông tin về tài sản, thu nhập sẽ không gây ra nguy hiểm cho những chủ thể kê khai Trong thời buổi tình hình an ninh trật tự còn phức tạp như hiện nay, việc để lộ nhiều thông tin cá nhân rất dễ bị những chủ thể có âm mưu xấu lợi dụng để làm hại đến người có nghĩa vụ kê khai Sự xâm hại này không chỉ gói gọn trong xâm phạm quyền sở hữu về tài sản mà nhiều trường hợp còn có nguy cơ làm hại đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm của người kê khai

Chính vì thế, song hành cùng định hướng: “các chủ thể có nghĩa vụ kê khai được quy định rất rộng, nhưng vẫn có trọng tâm, trọng điểm trong các quy định về chủ thể có nghĩa vụ kê khai hàng năm, về phương thức xác minh hàng năm bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên”, tác giả cho rằng: việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập cũng cần được thực hiện có trọng tâm, tránh thực hiện đại trà rồi dẫn đến chỉ còn là “hình thức” mà hiệu quả không cao Việc công khai bản kê khai cho truyền thông, báo chí, người dân có nhiều cơ hội tiếp cận chỉ nên áp dụng đối với những chủ thể thuộc diện kê khai hàng năm – bởi đây là những chủ thể được đánh giá là có nguy cơ tham nhũng cao, cần tập trung theo dõi Còn đối với những chủ thể có nghĩa vụ kê khai có nguy cơ tham nhũng thấp hơn, việc công khai bản kê khai có thể duy trì hình thức niêm yết tại nơi công tác hoặc tại cuộc họp như hiện nay Tuy nhiên, cùng với đó, tác giả kiến nghị sửa đổi “khẩn” nội dung về thời gian niêm yết bản kê khai qua việc bổ sung từ

“liên tục” để tránh các chủ thể có chức vụ, quyền hạn dựa vào đó mà cản trở công tác công khai bản kê khai

Song hành cùng ý kiến công khai bản kê khai của người có nguy cơ tham nhũng cao một cách rộng rãi hơn, phải khẳng định vấn đề đáng quan ngại nhất lúc này là việc bảo vệ những thông tin cá nhân của người kê khai, tránh những hậu quả đáng tiếc của việc bị đánh cắp thông tin rồi gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của họ và người thân họ Trong xã hội hiện đại ngày nay, hầu như việc tiếp cận thông tin thông qua internet không còn là chuyện mới mẻ nữa Đối với việc công khai bản kê khai, chúng ta có thể tranh thủ việc thịnh hành của internet mà khai thác một cách hợp lý, vừa tránh đụng chạm khi phải xem trực tiếp qua việc niêm yết, vừa bảo vệ được thông tin của người kê khai Cụ thể, hầu như hiện nay các cơ quan, tổ chức, đơn vị đều xây dựng cho mình một Trang thông tin điện tử dành cho mình để mọi người có thể liên hệ, tìm hiểu thông tin có liên quan đến cơ quan, tổ chức, đơn vị đó một cách dễ dàng Theo tác giả, việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập có thể thực hiện thông qua các trang thông tin chính thống này Việc những người dân có nhu cầu, có quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng, muốn góp sức vào công tác này sẽ vào các trang thông tin chính thống này để xem xét, góp ý một cách dễ dàng, thuận tiện mà có thể tránh việc e dè, động chạm trực tiếp với người kê khai Ngoài ra, chính vì đây là những trang thông tin chính thống của cơ quan, tổ chức, đơn vị nên sẽ không xảy ra những tình huống nhầm thông tin một cách hy hữu như: nhầm bà A cũng là công chức nhưng thuộc cơ quan B thành bà A1 (trùng tên, tuổi tác…) của cơ quan C rồi gây ra hiểu lầm không đáng có Bên cạnh đó, đối với vấn đề bảo vệ những thông tin cá nhân của người kê khai, việc đưa bản kê khai lên Trang thông tin cũng phải chú ý tới việc lược bỏ những thông tin cá nhân của người kê khai, như là các thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng nước ngoài, thông tin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Thứ năm , trong vấn đề về thẩm quyền xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm, tác giả đề xuất bổ sung thẩm quyền này cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập để đơn giản hoá trình tự, thủ tục ban hành quyết định Việc trao thêm thẩm quyền xây dựng kế hoạch xác minh cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có chăng sẽ gây tranh cãi về tính khách quan của kế hoạch xác minh do cùng một cơ quan vừa xây dựng vừa phê duyệt, ban hành Tuy nhiên, tác giả cho rằng vấn đề này sẽ không khó giải quyết nếu Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập sớm được triển khai “Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập phải được cập nhật, lưu trữ, bảo mật và quản lý theo quy định, bảo đảm an toàn thông tin quốc gia; các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được cấp quyền khai thác theo quy định của pháp luật; được kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia ở các lĩnh vực khác góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số.” 72 Xem xét quy định tại Điều 19 Nghị định 130/2020/NĐ-CP, có thể thấy Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có vai trò rất quan trọng trong việc khai thác, cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu, có vị trí thuận lợi hơn rất nhiều so với các chủ thể khác trong việc đánh giá tình hình tham nhũng, cân nhắc lựa chọn những cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Bởi đây là hệ thống cơ quan đầu mối về kiểm soát tài sản, thu nhập, theo dõi sát sao và được quy định khá chuyên trách về vấn đề này Nếu giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác đảm nhận việc xây dựng kế hoạch xác minh hàng năm rồi Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập mới phê duyệt sẽ gây nên sự phức tạp, cồng kềnh không cần thiết Về việc giải quyết yếu tố “khách quan”, tránh việc thiên vị, thiếu công bằng trong việc ban hành kế hoạch, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khi cần có thể công khai giải thích về bản kế hoạch của mình Việc giải thích này sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc tiến hành xác minh về sau, bởi các bản kê khai hàng năm đều phải được hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước đó

Cuối cùng, về việc bổ sung quy định về xử lý tài sản bất minh Trong nội dung này, tác giả sẽ không kiến nghị một phương án mới mà chỉ nêu ý kiến về các phương án được xã hội quan tâm Bởi lẽ, tác giả nhận thấy đây là một vấn đề rất phức tạp và một đề xuất trong nội dung này được đưa ra cần một công trình nghiên cứu lớn hơn để lý giải đủ thuyết phục phương án được đưa ra

Trong thời gian dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 được trình Quốc hội, vấn đề được bàn tán “không hồi kết” và dẫn đến “bế tắt” trong Nghị trường Quốc hội lúc bấy giờ chính là vấn đề làm thế nào để xử lý phần “tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc và cơ quan nhà nước cũng chưa chứng minh được do vi phạm pháp luật, do phạm tội mà có” Có hai phương án mà tác giả nhận thấy đáng lưu tâm:

Ngày đăng: 05/12/2022, 23:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

60 Báo cáo số 616/BC-TTr về cơng tác phịng, chống tham nhũn g6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 - Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng một số vấn đề lý luận và thực tiễn
60 Báo cáo số 616/BC-TTr về cơng tác phịng, chống tham nhũn g6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 (Trang 56)
số liệu từng hình thức - Công khai, minh bạch tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng một số vấn đề lý luận và thực tiễn
s ố liệu từng hình thức (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w