TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN SCM
Khái niệm
Chuỗi cung ứng của một tổ chức, doanh nghiệp là một mạng lưới các tổ chức và các quá trình kinh doanh từ mua sắm nguyên vật liệu, chuyển các nguyên vật liệu này vào các giai đoạn sản xuất thành các sản phẩm trung gian, sản phẩm cuối cùng và phân phối các sản phẩm hoàn chỉnh cho khách hàng Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng liên kết các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, trung tâm phân phối, cửa hàng bán lẻ và khách hàng để cung cấp hàng hóa và dịch vụ từ các nguồn thông qua quá trình tiêu thụ, các nguyên vật liệu, thông tin các khoản thanh toán lưu chuyển qua các chuỗi cung ứng ở cả hai hướng đi vào và đi ra trong hệ thống.
Một trong những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh là tổ chức các hoạt động về mua sắm, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân phối sản phẩm, phân bố sản xuất, kế hoạch quản lý kho bãi,…
1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng (SCM)
SCM (Supply Chain Management), hay Quản trị chuỗi cung ứng, là hệ thống cho phép kết nối kinh doanh vào sản xuất SCM quản lý các vấn đề của tổ chức, doanh nghiệp từ đơn đặt hàng của khách, nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, tìm kiếm các nhà cung cấp, quản lý quá trình sản xuất, những công đoạn đang tiến hành trong hoạt động bán hàng, giảm thiểu thời gian sản phẩm lưu kho, phân phối và điều phối máy móc trong thiết bị… hệ thống SCM giúp tối ưu hóa việc chế tạo, sản xuất, lưu chuyển sản phẩm cũng như quản lý các yếu tố đầu ra, đầu vào của quá trình sản xuất trong tổ chức.
Quản trị chuỗi cung ứng là một sự quản lý toàn bộ chuỗi giá trị thặng dư, từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất rồi tới các nhà bán buôn, bán lẻ và cuối cùng là tới khách hàng đầu cuối SCM có 3 mục tiêu chính:
- Thứ nhất là giảm hàng tồn kho
- Thứ hai là tăng lượng giao dịch thông qua việc đẩy mạnh trao đổi dữ liệu và thời gian thực.
- Thứ ba là tăng doanh thu bán hàng với việc triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả hơn.
SCM là sự phối kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/ dịch vụ, sau đó sản xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng Về cơ bản, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty
Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp cho các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng SCM tích hợp hệ thống cung ứng mở rộng và phát triển một môi trường sản xuất kinh doanh thực sự, cho phép công ty của bạn giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp ở cả hai phương diện mua bán và chia sẻ thông tin.
Các thành phần của SCM
Dây chuyền cung ứng được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung ứng:
- Sản xuất (Làm gì? Như thế nào? Khi nào?)
- Vận chuyển (Khi nào? Vận chuyển như thế nào?)
- Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ)
- Định vị (Nơi nào tốt nhất? Để làm cái gì?)
- Thông tin (Cơ sở để ra quyết định)
Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản phẩm.Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này.Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: Thị trường cần những sản phẩm gì? Sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất và khi nào được sản xuất? Để trả lời các câu hỏi đó thì hệ thống SCM hỗ trợ các hoạt động về sản xuất bao gồm việc tạo các kế hoạch sản xuất tổng thể có tính đến khả năng của các nhà máy, tính cân bằng tải công việc, điều khiển chất lượng và bảo trì các thiết bị.
1.2.2 Vận chuyển Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng Ở đây, sự cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:
- Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm giao nhận
- Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận
- Đường bộ: nhanh, thuận tiện
- Đường hàng không: nhanh, giá thành cao
- Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…)
- Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hóa (khi hàng hóa là chất lỏng, chất khí ) hàng tồn kho
Hàng tồn kho sẽ được vận chuyển như thế nào từ một điểm trong chuỗi cung ứng tới một điểm trong chuỗi cung ứng khác? Tiền cước phí vận chuyển bằng máy bay và vận chuyển bằng các xe tải thường là rất nhanh với độ tin cậy cao nhưng chi phí lại rất đắt Vận chuyển bằng đường biển hoặc đường sắt thường có chi phí rẻ hơn nhiều nhưng lại mất nhiều thời gian quá cảnh và độ tin cậy lại không cao Tình trạng không chắc chắn này phải được đề phòng bằng việc phải có các mức dự trữ tồn kho cao Như vậy là doanh nghiệp phải xác định chế độ vận chuyển nào cho hợp lý?
Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của công ty được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa Nhưng những thành phần kho nào nên lưu trong kho ở mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng? Lượng tồn kho về nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc sản phẩm nên là bao nhiêu thì hợp lý? Mục tiêu chính của hàng tồn kho là đóng vai trò hàng đợi dự trữ nhằm chuẩn bị cho những tình trạng không rõ ràng và không chắc chắn trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho có thể dẫn đến chi phí cao Vì vậy, việc tối ưu hóa lượng hàng tồn kho như làm sao để mức tồn kho là tối thiểu và đến mức nào thì nên đặt hàng?
Bạn tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Những địa điểm nào chúng ta nên đặt những phương tiện cho sản xuất và cho kho bãi? Địa điểm nào là hiệu quả nhất về mặt chi phí để sản xuất và đặt kho bãi? Có nên dùng chung các phương tiện hay xây dựng mới? Một khi tất cả những quyết định trên được thực hiện thì sẽ xác định được các con đường tốt nhất để sản phẩm có thể vận chuyển tới nơi tiêu thụ đầu cuối một cách nhanh chóng và hiệu quả Đây chính là những yếu tố quyết định sự thành công của dây chuyền cung ứng Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM Cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần thiết Doanh nghiệp thường đặt ra câu hỏi: Nên thu thập bao nhiêu dữ liệu và nên chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính xác và đúng thời điểm sẽ tạo cho doanh nghiệp những cam kết về sự phối hợp và đưa ra quyết định tốt hơn Với thông tin “tốt”, con người có thể đưa ra các quyết định một cách hiệu quả về những vấn đề như sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, nơi nào nên đặt kho hàng và vận chuyển như thế nào là tốt nhất Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng.
Mô hình SCM
Mô tả: Một công ty sản xuất sẽ nằm trong “mô hình đơn giản”, khi họ chỉ mua nguyên vật liệu từ một nhà cung cấp, sau đó tự làm ra sản phẩm của mình rồi bán hàng trực tiếp cho người sử dụng Ở đây, bạn chỉ phải xử lý việc mua nguyên vật liệu rồi sản xuất ra sản phẩm bằng một hoạt động và tại một địa điểm duy nhất (single-site) b Mô hình phức tạp
Mô tả: Trong mô hình phức tạp, doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp (đây cũng chính là thành phẩm của đơn vị này), từ các nhà phân phối và từ các nhà máy “chị em” (có điểm tương đồng với nhà sản xuất) Ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm, doanh nghiệp còn đón nhận nhiều nguồn cung cấp bổ trợ cho quá trình sản xuất từ các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất theo hợp đồng Trong mô hình phức tạp này, hệ thống SCM phải xử lý việc mua sản phẩm trực tiếp hoặc mua qua trung gian, làm ra sản phẩm hoàn thiện.
Các công ty sản xuất phức tạp sẽ bán và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến khách hàng hoặc thông qua nhiều kênh bán hàng khác, chẳng hạn như các nhà bán lẻ, các nhà phân phối và các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) Hoạt động này bao quát nhiều địa điểm với sản phẩm, hàng hóa tại các trung tâm phân phối được bổ sung từ các nhà máy sản xuất đơn đặt hàng có thể được chuyển từ các địa điểm xác định, đòi hỏi công ty phải có tầm nhìn về danh mục sản phẩm/ dịch vụ đang có trong toàn bộ hệ thống phân phối các sản phẩm có thể tiếp tục được phân bổ ra thị trường từ địa điểm nhà cung cấp và nhà thầu phụ Sự phát triển trong hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng đã tạo ra các yêu cầu mới cho các quy trình áp dụng SCM Chẳng hạn, một hệ thống SCM xử lý những sản phẩm được đặt tại các địa điểm của khách hàng và nguyên vật liệu của nhà cung cấp lại nằm tại công ty sản xuất. c Cấu trúc SCM
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm 3 yếu tố: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng.
- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Đơn vị sản xuất: là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Khách hàng: người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
Tầm quan trọng của SCM
Đối với các doanh nghiệp, SCM có vai trò rất to lớn, bởi SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả, nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp, mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Điểm đáng lưu ý nhất là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rặng hệ thống SCM hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của tổ chức, doanh nghiệp và tạo điều kiện cho Chiến lược thương mại điện tử phát triển, đây chính là chìa khóa thành công cho B2B Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khóa này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chứng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung ứng.
Trong một tổ chức, doanh nghiệp sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung ứng:
- Thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
- Thứ hai là bản thân chức năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình sản xuất.
- Thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu họ.
Trong dây chuyền cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất các nhà máy sản xuất trong tổ chức, doanh nghiệp cần phải là một môi Trường năng động, trong đó các nguyên vật liệu được chuyển hóa liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý tổ chức, doanh nghiệp để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác SCM cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch, nó cũng mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập được- và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp, hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất ( như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng.
ỨNG DỤNG SCM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Điều kiện để triển khai, ứng dụng SCM
Điều kiện về công nghệ thông tin
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đầu tư, luôn phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ của mình để đảm bảo hệ thống luôn được làm việc liên tục, không bị ngắt quãng và tránh lạc hậu:
- Hạ tầng Internet: kết nối, liên lạc, tìm kiếm nhà cung cấp, nhà nhập/xuất khẩu, kiểm soát quá trình hoạt động của chuỗi cung ứng.
- Hạ tầng thông tin doanh nghiệp (website, dây chuyền cung ứng, nhà cung cấp, nhà nhập/xuất khẩu, vận chuyển ).
- Hạ tầng công nghệ sản xuất (robot, máy móc, dây chuyền, ) hoặc nhân lực công nghệ thông tin để thống kê hoạt động, số lượng, quản lý sản phẩm.
Lựa chọn một hệ thống SCM tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách, các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng để tránh gây phá hủy hoạt động của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối.
Khi ứng dụng hệ thống SCM, nhà quản trị xuất nhập khẩu cần phát triển hệ thống bảo mật và quản trị rủi ro cho việc bảo mật thông tin Việc bảo mật thông tin rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng ngay tới việc giao dịch, quá trình hoạt động, thông tin nhà cung cấp, xuất nhập khẩu và ngay chính doanh nghiệp.
Sự liên kết và tín nhiệm của các nhà cung cấp, đối tác
Nhà cung cấp, đối tác xuất/nhập khẩu cũng tham gia và chấp nhận liên kết với phần mềm hệ thống thông tin SCM của mình Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần tạo sự tín nhiệm với họ để họ chấp nhận, thống kê, đào tạo nhân viên áp dụng, nhập vào phần mềm thì doanh nghiệp mới theo dõi, kiểm soát dòng vận chuyển của hàng hóa được.
Các hình thức hợp tác với các công ty, doanh nghiệp khác nằm trong chuỗi cung ứng phải chặt chẽ, tạo nên một kênh thông suốt giữa nhà cung ứng, nhà sản xuất và nhà xuất nhập khẩu Đối với các doanh nghiệp, yếu tố liên kết rất quan trọng Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự liên kết chặt chẽ để đảm bảo hàng hóa, thủ tục trong hoạt động kinh doanh luôn luôn được sẵn sàng, đảm bảo về chất lượng, số lượng, tính linh hoạt, nhanh chóng, sự liên kết chặt chẽ với đối tác trong mắt xích vận chuyển giao và nhập hàng đúng thời điểm, đúng tiến độ và đúng địa điểm Từ đó tạo được mối quan hệ cũng như niềm tin, tín nhiệm của nhà cung cấp, đối tác kinh doanh, đảm bảo đúng hợp đồng mà không bị trì hoãn.
Nội bộ doanh nghiệp Đòi hỏi nhân viên trong doanh nghiệp phải có trình độ và hiểu biết cao, ứng dụng phần mềm một cách trôi chảy, tránh sai sót Doanh nghiệp cần thuyết phục, huấn luyện, đào tạo cho nhân viên về cách thức sử dụng hệ thống SCM, thu thập, nhập, lưu trữ các thông tin chính xác, các chức năng của hệ thống và có trách nhiệm trong công việc để dây chuyền và tiến trình công việc trong tổ chức không bị giảm hay trễ.
Liên kết, thực hiện và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động cung ứng (khâu nguồn cung, sản xuất, dự trữ, vận chuyển) và hoạt động kinh doanh sao cho đúng địa điểm, đúng thời điểm, thời gian, đúng tiến độ làm việc đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi, tránh chậm trễ, ảnh hưởng tới hợp đồng, đối tác, và kinh doanh của doanh nghiệp Đối với một vài doanh nghiệp lớn, chuỗi cung ứng rộng gồm nhiều nhà cung ứng dẫn tới khối lượng thông tin lớn, nhà quản trị cần lên chiến lược chung quản lý tất cả các nguồn lực, phân chia 1 cách khoa học các thông tin và các ban ngành,phối hợp với nhau tránh nhầm lẫn, sai sót thông tin.
Thuận lợi, khó khăn khi triển khai, ứng dụng SCM
Thứ nhất, tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp: Đầu tiên và quan trọng nhất, phần mềm quản lý chuỗi cung ứng được thiết kế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp, từ việc nhập và lưu trữ hàng tồn kho cho đến quản lý phân phối và vận chuyển Nhờ quy trình chuỗi cung ứng được tự động hóa hoàn toàn nên thời gian thực hiện nghiệp vụ logistics được cắt giảm một cách rõ rệt, sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng khăng khít hơn, qua đó giúp doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách hàng nhanh, chính xác hơn và giúp doanh nghiệp tăng tốc độ lưu chuyển tiền mặt.
Thứ hai, cắt giảm chi phí:
Khả năng dự báo chính xác nhu cầu thị trường cộng với hiệu suất tăng cao cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân công, tối thiểu chi phí tồn kho và tránh lãng phí thất thoát Ngoài ra, các tính năng thông minh của SCM giúp doanh nghiệp tìm ra các chi phí bất hợp lý để loại bỏ Cụ thể, phần mềm SCM cho phép nhà quản lý biết mua nguyên liệu của ai là rẻ nhất, tổ chức phối hợp vận chuyển thế nào để giảm chi phí vận tải, hoặc sắp xếp không gian kho hàng ra sao để thuận tiện cho việc sắp xếp nguyên liệu và tối đa hóa dung lượng lưu trữ
Thứ ba, hỗ trợ phân tích xu hướng thị trường và dữ liệu kinh doanh:
Các tính năng Business Intelligence, ngoài việc giúp kiểm soát chi phí, tối ưu hạn mức hàng tồn kho, có thể giúp tăng doanh thu bằng cách nhận diện được các sản phẩm có hiệu năng cao, hỗ trợ việc ra quyết kinh doanh theo hướng phân tích các thông tin từ thị trường cũng như trong nội bộ doanh nghiệp.
Thứ tư, tầm nhìn bao quát, kiểm soát hiệu quả:
Quản lý hiệu quả toàn bộ cũng như từng công đoạn của chuỗi cung ứng như các nhà cung cấp, các phân xưởng sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối, người tiêu dùng
Thứ nhất, mất thời gian và chi phí để triển khai hệ thống:
Việc áp dụng một phương thức làm việc hoàn toàn mới sẽ tốn chi phí khá lớn và thời gian để hoạt động doanh nghiệp đi vào ổn định lại Không phải chỉ mua phần mềm, cài đặt phần mềm là xong mà còn phải chuyển đổi dữ liệu cũ lên phần mềm và cần có thời gian ban đầu để làm quen với thao tác phần mềm nữa.
Thứ hai, khó khăn khi triển khai, thay đổi văn hóa làm việc truyền thống:
Việc cài đặt các phần mềm quản trị cung ứng cũng có thể gặp nhiều khó khăn ngay từ bên trong công ty Bởi không chỉ một cá nhân cần thay đổi cách thức làm việc mà là cả doanh nghiệp Khi mọi người đã quen với cách thức làm việc truyền thống như giao dịch bằng điện thoại, máy fax, cũng như bằng hàng tập chứng từ thì việc chuyển đổi sang một cách thức mới chính là thách thức mà không phải ai cũng nhanh chóng thích ứng được
Nếu không thể thuyết phục nhân viên rằng việc sử dụng phần mềm sẽ giúp họ tiết kiệm đáng kể thời gian, mọi người chắc chắn không chấp nhận thay đổi thói quen thường ngày Kết quả là không thể tách rời mọi người ra khỏi những chiếc máy điện thoại, máy fax, chỉ vì một phần mềm dây chuyền cung ứng Chính vì vậy, điều quan trọng là cần thuyết phục để mọi nhân viên hiểu tính năng và tác dụng của việc cài đặt phần mềm SCM
Thứ ba, phần mềm không có đầy đủ tính năng doanh nghiệp cần:
Những phần mềm SCM mà bạn đưa vào sẽ xử lý dữ liệu đúng theo những gì chúng được lập trình Các nhà dự báo và hoạch định chiến lược cần hiểu rằng, những thông tin ít ỏi ban đầu mà họ có được từ hệ thống này sẽ cần phải hiệu định và điều chỉnh thêm Nếu họ không lưu ý đến một vài thiếu sót, khiếm khuyết của hệ thống, họ sẽ cho rằng hệ thống này thật vô dụng Ví dụ, một nhà sản xuất và phân phối xe hơi lớn trên thị trường cài đặt một ứng dụng phần mềm dự đoán nhu cầu để phân tích trước khả năng cung ứng của một sản phẩm cụ thể Không lâu sau, có khách hàng đã cập nhật một đơn đặt hàng với số lượng sản phẩm lớn bất thường Chỉ dựa trên đơn hàng đó, hệ thống lập tức phản hồi với dự đoán rằng nhu cầu thị trường về sản phẩm này tăng vọt Giả sử công ty cứ máy móc làm theo kết quả do hệ thống đưa ra, họ sẽ gửi các đơn đặt hàng không chính xác tới các nhà cung cấp trong dây chuyền cung ứng để đặt mua nguyên vật liệu sản xuất.
Một số rủi ro khác:
- Nếu lựa chọn một hệ thống SCM sai có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, từ nguyên liệu sản xuất đến hệ thống phân phối.
- Hệ thống SCM không tương thích với các công cụ quản trị như hệ thống sổ sách, các phần mềm kinh doanh đang được sử dụng có thể dẫn đến việc phá hủy toàn bộ hoạt động kinh doanh.
- Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể dẫn tới sự xáo trộn không phân tích nổi
Trường hợp doanh nghiệp cần ứng dụng SCM
Các chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp, và kết quả là các doanh nghiệp sẽ gặp phải càng nhiều thách thức trong quá trình quản lý Bất kỳ nhà sản xuất nào với một chuỗi cung ứng đa dạng, nhiều thành phần của mình đều nhanh chóng nhận ra giá trị và các lợi ích thu được từ một giải pháp SCM SCM bôi trơn các hoạt động của chuỗi cung ứng thuận tiện hơn hơn, nhịp nhàng hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn bằng cách kết nối tất cả các nhà cung cấp, các đối tác thành một mạng lưới gắn kết chặt chẽ
Hiện nay, SCM không chỉ còn dành riêng cho các nhà máy, các đơn vị sản xuất nữa Các nhà bán lẻ trên toàn cầu cũng bắt đầu nhận thấy giải pháp SCM có thể thúc đẩy chuỗi cung ứng của họ trở nên hiệu quả hơn, giúp họ kiểm soát chặt chẽ hệ thống phân phối cũng như mức tồn kho tại các cửa hàng, đại lý Ngoài ra,rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực khác nhau cũng đang duy trì kênh phân phối phức tạp bao gồm một lượng lớn các đối tác Những nhà quản lý hoàn toàn có thể đạt được một tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư hiệu quả bằng cách ứng dụng giải pháp SCM.
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG SCM CỦA TẬP ĐOÀN WALMART 14 3.1 Giới thiệu về Walmart
Lịch sử hình thành và phát triển
Walmart là tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới hiện nay được thành lập vào năm 1962 tại Bentonville, bang Arkansas, Mỹ bởi Sam Watson Walmart đã trở thành nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Mỹ, với khoảng 20% doanh thu hàng tiêu dùng và tạp phẩm Ngoài ra, đây cũng là công ty bán đồ chơi lớn nhất nước Mỹ với khoảng 45% doanh số tiêu thụ đồ chơi Không chịu gò bó trong phạm vi chật hẹp của nước Mỹ, Wal-Mart luôn tìm cách mở rộng thị trường của mình sang nhiều quốc gia khác trên thế giới và đạt được những thành tựu khá ấn tượng
Walmart đã tạo thành một đế chế bán lẻ tại nhiều nước như: Nhật Bản, Mexico, Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức, Anh, Hiện nay, Walmart sử dụng 2,2 triệu nhân sự trên toàn thế giới, phục vụ 200 triệu khách hàng mỗi tuần tại hơn 10.000 cửa hàng ở 27 quốc gia bên ngoài nước Mỹ Sản phẩm của Walmart được bán bởi các chuỗi cửa hàng giảm giá, đại siêu thị và các thị trường lân cận, các sản phẩm bao gồm sản phẩm tiêu dùng, đồ ăn thức uống, các hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và giải trí,… Walmart trở thành tập đoàn có doanh thu lớn nhất thế giới, vượt xa tập đoàn bán lẻ đứng thứ hai thế giới là Carrefour của Pháp Doanh thu của Carrefour chỉ gần bằng một nửa của Walmart Walmart bước vào thế kỷ 21 với những thay đổi về cách thức tiếp cận khách hàng và các hình thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin, với hình thức mua bán online.
- Năm 2000, trang walmart.com được thành lập cho phép khách hàng mua sắm trực tuyến Walmart sử dụng hơn 1,1 triệu liên kết trong tổng số 3.989 cửa hàng và câu lạc bộ trên toàn thế giới.
- Năm 2002, Walmart đứng đầu bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất của Mỹ do tạp chí Fortune bình chọn Walmart bước vào thị trường Nhật Bản thông qua việc đầu tư vào hệ thống siêu thị Seiyu.
- Năm 2005, Walmart là nhà viện trợ chính cho nạn nhân của bão Katrina và Rita.
- Năm 2007, trang walmart.com cho phép khách hàng thực hiện mua hàng trực tuyến và nhận hàng hóa tại tất cả các cửa hàng có sự hiện diện của Walmart trên toàn thế giới.
- Năm 2009, lần đầu tiên Walmart đạt doanh thu hơn 400 tỷ USD.
- Năm 2010, Walmart liên doanh với Bharti Enterprises - một công ty chuyên bán lẻ lớn nhất Ấn Độ.
- Năm 2011, Walmart đã có hơn 10.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới,sau khi mua lại công ty Massmart ở Nam Phi Hai cửa hàng nhỏ Walmart Express đầu tiên đã được mở cửa ở Arkansas và WalmartLabs (phòng nghiên cứu của Walmart) cũng được ra đời.
- Năm 2012, Walmart kỷ niệm 50 năm thành lập.
- Năm 2017, doanh thu của Walmart đạt hơn 500 tỷ USD, lợi nhuận ròng đạt9,8 tỷ USD Công ty này hiện sử dụng hơn 2,1 triệu lao động, có 8.500 cửa hàng trên khắp thế giới và hơn 200 triệu khách mua sắm ở các cửa hàng mỗi tuần.
Cơ cấu tổ chức
Chủ tịch và giám đốc điều hành là vị trí lãnh đạo cấp cao của tập đoàn, phát triển đội ngũ lãnh đạo luôn được xem là phần không thể thiếu trong chiến lược quản lý nhân tài ở Walmart Họ đang áp dụng các chuẩn mực quốc tế về phát triển lãnh đạo cho ngành bán lẻ ở châu Á, thành lập các viện nghiên cứu cung cấp các chương trình phát triển lãnh đạo, trong đó có Viện Walton – một môi trường nghiên cứu mang tính hàn lâm để các nhà quản lý có thể theo đuổi các chương trình bổ sung kiến thức.
Dưới lãnh đạo cấp cao, hệ thống nhân sự của Walmart được phân chia về các phòng ban đảm nhiệm các chức năng riêng như tài chính, nhân sự, Marketing, đứng đầu sẽ là các Phó chủ tịch, Phó tổng giám đốc, Giám đốc,
Chiến lược phát triển kinh doanh
Với chiến lược kinh doanh giá rẻ nhất có thể, hướng về thị trường nông thôn, từ tiệm tạp hóa nhỏ, Sam Walton xây dựng thành công hệ thống siêu thị Walmart lừng danh Khi mở tiệm tạp hóa nhỏ vào năm 1945 tại thị trấn Newport, một khu vực hẻo lánh của nước Mỹ, Sam Walton đã mang trong mình khát vọng chinh phục thị trường nông thôn, nơi nhiều “ông lớn” lĩnh vực bán lẻ lúc đó bỏ quên
Chiến lược bán hàng giá thấp
Tiết kiệm chi phí tối đa đã đưa ông trở thành tỷ phú và đặt nền tảng cho đế chế siêu thị hàng đầu Walmart vươn ra toàn nước Mỹ, chinh phục thị trường thế giới “Trong lĩnh vực bán lẻ, điều đó có nghĩa là bạn hạ giá nhưng lại kiếm nhiều hơn nhờ số lượng bán ra”, Walton chia sẻ Ông tin rằng, cửa hàng giảm giá sẽ có sức sống lâu bền ở những thị trấn nhỏ, nơi dân số khoảng tầm 5.000 người hay thậm chí ít hơn. Điều này xuất phát từ đối tượng mà cửa hàng của ông muốn hướng đến Đó là tầng lớp lao động bình dân, trung lưu, những người ít khi để tâm đến thương hiệu mà chỉ cốt yếu tìm mua nhu yếu phẩm giá rẻ.
Lựa chọn những địa điểm mở cửa hàng trên toàn quốc
Với những thành công bước đầu, ước muốn mở rộng thị trường càng thôi thúc Walton Ông cùng em trai mình đi nhiều nơi để tìm địa điểm mở các cửa hiệu tạp hóa tiếp theo Họ thậm chí đã mua lại một chiếc máy bay cũ để mở rộng việc tìm kiếm.
Vào năm 1954, ở tuổi 36, ông thành lập một cửa hàng tại bang Missouri, khởi đầu cho chiến lược mở rộng ra toàn quốc Để những người quản lý cửa hàng toàn tâm toàn lực với kế hoạch kinh doanh tham vọng của mình, ông cũng hứa để họ mua lại cổ phần công ty Walton đã sở hữu 16 cửa hàng tại ba tiểu bang, 15 trong số đó mang thương hiệu Ben Franklin Lúc này, ông nhận thấy cơ hội mở rộng tại những khu vực xa xôi khi kinh tế đang ngày càng khá lên và tỷ lệ dân số cũng ngày một đông.
Cắt giảm chi phí tối đa vì khách hàng
Vào tháng 7/1962, cửa hàng Walmart đầu tiên được mở cửa tại thành phố nhỏ Ozarks, bang Arkansas Bởi bán hàng giá rẻ trong những thị trường nhỏ, việc cắt giảm chi phí ở nhiều khâu là điều cực kỳ thiết “Bạn có thể phạm rất nhiều lỗi lầm và vẫn đứng lên được nếu bạn vận hành một hệ thống kinh doanh hiệu quả. Hoặc bạn có thể rất thông minh nhưng vẫn phá sản bởi hệ thống đó năng suất quá kém”, Sam Walton chia sẻ về triết lý kinh doanh của mình.
Một trong những chi phí đắt đỏ nhất cho hệ thống của ông là việc vận chuyển Khi Walmart phát triển, ông vạch ra tuyến đường đi tiết kiệm, đảm bảo tất cả cửa hàng cách nhà kho chứa hàng tối đa một ngày lái xe Ông còn tự xây dựng đội xe tải vận chuyển để tiết kiệm tiền thuê mướn vốn dĩ đắt đỏ Càng có nhiều cửa hàng, ông càng tận dụng uy tín của mình để thương lượng giá cả với nhà sản xuất và đặt mua số lượng lớn để hàng hóa luôn bán ra với mức rẻ nhất.
Phương châm và cũng là kim chỉ nam của Walmart cho đến tận bây giờ mà Walton xây dựng là “Save money Live better”, có nghĩa là tiết kiệm tiền để có cuộc sống tốt hơn.
Tập trung sự quyết định bảo vệ triết lý kinh doanh
Chính những điều này đã đem lại sự thành công vượt bậc cho Walmart khi chỉ 7 năm sau ngày thành lập, Sam Walton sở hữu 38 cửa hàng với doanh thu hơn
44 triệu USD Năm 1970, công ty chính thức bước lên sàn chứng khoán Thế nhưng, cổ phiếu mà Walton và gia đình sở hữu vẫn luôn cố định không hề bị chia nhỏ ra, bởi ông muốn giữ mối quan hệ mật thiết với bố vợ cũng là người hướng dẫn mình, ông Leland Stanford Robson.
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn Walmart
Hệ thống SCM này không hề hoạt động riêng rẽ với các hệ thống khác củaWalmart mà chúng hoạt động tương tác với nhau, tạo nên một hệ thống thông tin hoàn chỉnh Thông tin này được lưu trữ, gửi đi và sử dụng để tạo nên giá trị đích thực, tạo nên mục đích cuối cùng của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, đó là giảm chi phí Tất cả hoạt động của chuỗi cung ứng đều nhằm mục đích giảm chi phí, để nhờ đó mà Walmart có thể trở thành một trong những nhà bán lẻ lớn mạnh nhất thế giới Quản trị hệ thống thông tin có thể xem như trái tim của hoạt động chuỗi cung ứng, là quản lý cả dòng vật chất lẫn dòng thông tin Nếu thiếu một trong hai thì hoạt động đó chưa phải là hoạt động chuỗi cung ứng thật sự
Walmart xây dựng nhiều kênh thông tin với khách hàng thông qua facebook, twitter và điện thoại di động, các ứng dụng email trao đổi điện tử giúp cho việc trao đổi thông tin giữa Walmart và khách hàng, giữa Walmart và các nhà cung cấp nhanh chóng, tiết kiệm hơn, chuẩn xác hơn bằng việc đầu tư hơn 100 triệu đô la vào các trang web bán hàng trực tuyến, Walmart không chỉ xây dựng cho mình một trang web đầy đủ tiện ích mà còn có chế độ bảo mật tốt, tạo niềm tin cho khách hàng khi thanh toán bằng cổng điện tử. Để phát triển hệ thống thông tin nhằm tối ưu hóa và cắt giảm chi phí hàng tồn kho, Walmart xây dựng hệ thống thông tin tích hợp, nó là việc sử dụng một phần mềm hệ thống để thực hiện việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận liên quan lẫn nhau trong hoạt động của chuỗi cung ứng
Hệ thống này bao gồm “4 liên kết" là:
- Trụ sở công ty Walmart
Walmart kết nối thông tin giữa các cửa hàng với trụ sở công ty và trung tâm Walmart để xác định lượng hàng tồn kho Sau đó, Walmart cho phép nhà cung cấp tiếp cận hệ thống mạng ngoại vi của họ để theo dõi việc bán hàng Từ đó, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất sản phẩm sao cho hợp lý
Walmart có hơn 60.000 nhà cung cấp nếu chỉ tính riêng trong nước Mỹ, có thể giữ cho mọi thành viên am hiểu thông tin là rất khó Công ty phải làm xuyên suốt từng mắt xích của hệ thống bán lẻ, nơi mà các nhà cung cấp có thể kết nối thông tin trong một hệ thống internet bảo mật Họ có thể kiểm tra độ lưu kho và khả năng bán hàng của từng cấp độ các cửa hàng cá biệt Có một mối liên hệ trực tiếp giữa kiểm kê và thông tin, và khi một công ty càng có nhiều thông tin về nhà cung cấp và khách hàng của nó thì càng có thể làm tốt hơn, vượt kế hoạch Một sự hiểu biết lớn hơn về mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng còn có thể nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Chiến lược thông tin của Walmart liên quan đến cách tiếp cận tìm cách tập trung nhiều hoạt động trên toàn thế giới để tạo ra một sơ đồ thực hành chung có thể được nhân bản và sử dụng hiệu quả tại các cửa hàng trên toàn cầu Công nghệ gắn liền với hầu hết mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của Walmart từ việc tích lũy hàng tồn kho ban đầu từ các nhà cung cấp đến các nỗ lực quan hệ khách hàng mà nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã được biết đến.
Walmart đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và hệ thống thông tin nhằm theo dõi được doanh số và thống kê hàng hóa trong những cửa hàng của mình xuyên suốt đất nước một cách hiệu quả Sở hữu một hệ thống thông tin tốt là điều thiết yếu đối với Walmart trong việc mở rộng số lượng cửa hàng một cách nhanh chóng trên toàn đất Mỹ Chính điều đó mà Walmart đã thiết lập hệ thống thông tin vệ tinh cho riêng mình vào năm 1983. Đối với Walmart thì kỹ thuật và quản trị công nghệ thông tin được coi là yếu tố then chốt tạo ra sự hiệu quả và liên tục trong toàn hệ thống chuỗi cung ứng của họ Walmart đã xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm hệ thống các điểm bán hàng cấp độ cửa hàng và mạng vệ tinh rất sớm từ giữa những năm 1980 Họ ứng dụng lần đầu tiên công nghệ mã vạch UPC vào ngành công nghiệp bán lẻ, nên thông tin ở cấp độ cửa hàng có thể thu thập ngay lập tức và phân tích Thông qua việc kết hợp dữ liệu bán hàng với các thông tin bên ngoài, Walmart có thể hỗ trợ đội mua hàng, cải thiện tính chính xác của các dự báo nhu cầu Mạng lưới vệ tinh của Walmart ngoài việc nhận và truyền dữ liệu về các điểm bán hàng con giúp các nhà quản lý trong công ty lắm bắt tình hình, quản lý hiệu quả hơn rất nhiều.
Hoạt động quản trị vật tư là việc làm sao cho các hoạt động trong một chuỗi cung ứng vật tư được diễn ra một cách suôn sẻ bằng việc kiểm tra, giám sát, lựa chọn hàng hóa, quản lý hàng hóa khi bán, trong kho và khi lưu chuyển, sử dụng các công cụ chuyên môn để quản lý hàng hóa cũng như nhân viên của mình một cách có hiệu quả.
Walmart tổ chức bộ máy quản trị vật tư theo nguyên tắc mặt hàng Theo nguyên tắc này tổ chức bộ máy quản trị vật tư được thành lập theo nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận phụ trách một nhóm mặt hàng vật tư chủ yếu của doanh nghiệp.
Sơ đồ tổ chức phòng vật tư theo nguyên tắc mặt hàng
Quản lý vật tư hàng hóa là giúp nhà quản trị kiểm soát hiệu quả việc sử dụng các vật tư đồng thời cũng giúp các nhân viên kho làm việc hiệu quả.
Sử dụng mô hình EDI để lưu trữ thông tin hàng hóa: Để quản lý hiệu quả siêu thị tường thông tin này sử dụng mô hình EDI (trao đổi dữ liệu điện tử), về cơ bản nó là một hệ thống dựa trên máy tính của Walmart trong hệ thống này các máy tính của các nhà cung cấp và đại lý được kết nối với Walmart EDI cho phép nhà cung cấp tải xuống đơn đặt hàng cùng với cửa hàng để lưu trữ thông tin bán hàng liên quan đến sản phẩm của họ như không có sản phẩm đã bán, không của sản phẩm nhận được Khi nhà cung cấp nhận được thông tin về việc bán các sản phẩm khác nhau, nhà cung cấp đã vận chuyển hàng hóa cần thiết đến các trung tâm phân phối Walmart khác nhau Về cơ bản, nó là một hệ thống tích hợp tốc độ cao giữa nhà cung cấp và Walmart và rất hữu ích trong việc thực hiện quy trình nhanh chóng và hiệu quả.
Walmart cũng kết nối mạng với các nhà cung cấp thông qua hệ thống máy tính Công ty này đã hợp tác với P&G trong việc duy trì lượng hàng hóa dự trữ trong các cửa hàng của nó đồng thời xây dựng một hệ thống tái đặt hàng với P&G, điều này được thực hiện thông qua việc nối các máy vi tính của P&G và các cửa hàng hoặc các trung tâm phân phối của Walmart Hệ thống máy tính tại các cửa hàng Walmart xác nhận một mặt hàng đang có lượng dự trữ ở mức thấp và gửi tín hiệu báo cho P&G biết Sau đó hệ thống gửi một đơn đặt hàng đến nhà máy gần nhất của P&G thông qua hệ thống thông tin vệ tinh P&G giao mặt hàng đó đến cho các trung tâm phân phối của Walmart hay trực tiếp đến cho cửa hàng đang thiếu mặt hàng trên Việc hợp tác giữa Walmart và P&G là một thỏa thuận có lợi cho đôi bên bởi Walmart có thể kiểm soát được mức độ dự trữ hàng hóa của mình tại các cửa hàng thường xuyên và cũng có thể xác định được mặt hàng nào đang hút trên thị trường Đồng thời P&G cũng có thể giảm được chi phí và chuyển sang cho Walmart khoản tiết kiệm nhờ vào sự hợp tác gắn bó hơn
Nhân viên tại cửa hàng Walmart có một “Đũa phép” (Magic wand), đó là một máy tính cầm tay có thể nối kết đến các trạm dự trữ nhờ vào mạng lưới làm việc tần số radio (radio frequency network) Điều này có thể giúp họ kiểm soát được lượng hàng dự trữ trong các cửa hàng, việc giao hàng và lượng hàng dự phòng trong kho tại các trung tâm phân phối Việc quản lý các đơn đặt hàng và lấp đầy hàng hóa đến các cửa hàng được điều hành hoàn toàn nhờ vào sự trợ giúp của máy tính thông qua hệ thống POS (Point-of-Sales) Thông qua hệ thống này mọi việc có thể được kiểm soát và theo dõi được doanh thu và mức hàng hóa đang còn nằm trên kệ của các cửa hàng
Walmart cũng đã ứng dụng hệ thống thuật toán phức hợp mà nó có thể dự đoán được chính xác số lượng mỗi mặt hàng được giao dựa trên việc kiểm kê hàng hóa tại mỗi cửa hàng Khi có dữ liệu chính xác, thậm chí các mặt hàng cồng kềnh được gỡ ra và cung cấp đến cho các cửa hàng Hệ thống này cũng cho nhân viên biết được liệu hàng hóa đã được đưa đến các trung tâm phân phối chưa hay vẫn đang trên đường vận chuyển Một khi có một loại hàng hóa nào mà chưa được chất đầy tại cửa hàng, cửa hàng được cung cấp đầy đủ lượng hàng dự trữ của bất kỳ mặt hàng nào và hệ thống dữ liệu hàng dự trữ lập tức được cập nhật ngay.
Walmart cũng sự dụng công nghệ vi mạch nhận biết tần số radio trong việc quản trị hàng dự trữ của nó Việc sử dụng hệ thống vi mạch nhận biết tần số radio và đầu đọc chuyển sóng vô tuyến, hàng hóa có thể được vận chuyển trực tiếp đến kho phù hợp nhất ngay lúc mà hàng hóa được xếp lên các xe tải để vận chuyển. Công nghệ vi mạch nhận biết tần số radio này có thể giúp trong việc chất xếp, nhận hàng hóa và kiểm soát được lượng hàng dự trữ hợp lý với những mặt hàng phù hợp Nó cũng có thể làm cho việc tổ chức đóng gói và đếm hàng hóa dự trữ hiệu quả hơn.
Bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ mã vạch, tổ chức có thể theo dõi xu hướng bán hàng tại bất kỳ thời điểm nào bằng cách xác định từng mặt hàng là một thực thể riêng lẻ với các đặc điểm riêng biệt Khi một mặt hàng đã được mua, Walmart có quyền truy cập ngay lập tức vào thông tin liên quan đến việc bán hàng bao gồm loại sản phẩm, giá cả, v.v
Đánh giá thực trạng ứng dụng hệ thống SCM của Walmart
Với hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) khổng lồ, toàn diện, phức tạp, áp dụng đa dạng một cách tối ưu các loại công nghệ trong vận hành, Walmart đã mang lại được một lợi thế cạnh tranh to lớn về phía mình Ứng dụng hệ thống thông tin hiệu quả giúp nới rộng khoảng cách giữa Walmart và các đối thủ cạnh tranh.
Walmart luôn nỗ lực đầu tư cho mỗi cơ hội tiết kiệm chi phí, một chuỗi cung ứng hiệu quả cho phép điều đó Thành công mang lại chính là Walmart được hưởng lợi từ chi phí vận chuyển thấp bởi vì có hệ thống vận tải riêng có thể trợ giúp trong việc phân phối hàng đến các cửa hàng trong vòng (hoặc thấp hơn) 48 giờ Chi phí vận tải của Walmart được ước lượng xấp xỉ 3% tổng chi phí so với 5% của các đối thủ cạnh tranh Với việc có hệ thống vận tải riêng cho phép.
Walmart có thể bổ sung hàng nhanh hơn gấp 4 lần so với các đối thủ cạnh tranh Walmart định giá hàng hóa một cách kinh tế, tiết kiệm và giá cả khác biệt mỗi ngày Công ty có một lợi thế mặc cả khi mua hàng với số lượng lớn từ các nhà cung cấp Điều này cho phép Walmart định giá sản phẩm một cách cạnh tranh và chuyển lợi ích đến cho khách hàng của mình Walmart đã đưa ra mức giảm giá cao hơn bất kỳ nhà bán lẻ nào khác và họ kiếm được lợi nhuận nhờ vào bán hàng với số lượng lớn.
Quản lý tốt hàng tồn kho
Thành công của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả còn bao gồm việc giảm thiểu thời gian thực hiện đơn hàng, vòng quay tồn kho nhanh hơn, dự đoán chính xác mức tồn kho, gia tăng không gian nhà kho, giảm thiểu mức tồn kho an toàn và sử dụng nguồn vốn một cách tốt hơn Nó cũng giúp giảm thiểu việc phụ thuộc vào nhân lực quản lý trung tâm phân phối dẫn đến tối thiểu hóa chi phí đào tạo và sai sót thấp nhất.
Quản lý thông tin hiệu quả
Bên cạnh đó, hệ thống cũng rất nhạy cảm với các tình huống thực tế, đem lại được các thông tin quan trọng cho hoạt động kinh doanh Nguyên do bởi hệ thống là một tập hợp nhiều hệ thống khác nhau, đồng bộ và liên kết chặt chẽ với nhau. Thông tin của hệ thống này được hệ thống khác sử dụng, việc hoạt động của hệ thống này cũng dựa nhiều vào hệ thống khác; cùng tương tác với nhau, tạo ra một hệ thống thông tin hoàn chỉnh Thông tin được lưu trữ, gửi đi và sử dụng để tạo nên giá trị đích thực Nhờ hệ thống thông tin mà Walmart hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và đem lại cơ hội hợp tác, làm việc nhuẫn nhuyễn giữa các nhân viên trong công ty Công nghệ giúp cho các nhân viên làm việc hiệu quả hơn nhờ việc giảm thời gian thực hiện công việc và mang lại sự chính xác cho từng công việc
Các nhà cung cấp của Wal-mart cũng được hưởng lợi khi mà họ có được dữ liệu quan trọng về việc bán hàng của siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới Từ đó họ có thể tham khảo và đưa ra quyết định chính xác hơn về sản xuất cho từng thời kỳ.
Một số nét nổi bật của Walmart có thể kể đến:
- Ứng dụng tiên phong, thành công công nghệ thông tin như: công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI, công nghệ nhận dạng tần số radio RFID, vệ tinh nhân tạo, giải pháp CPFR; kết hợp với hệ thống kết nối bán lẻ đã tạo tiền đề cho một chuỗi cung ứng hiệu quả.
- Tiên phong xây dựng hệ thống các nhà kho đa chức năng “Cross – docking” thành công; đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng (đáp ứng được 85% nhu cầu hàng hoá so với 50-60% của đối thủ cạnh tranh) và tạo ra các giá trị tăng thêm cho hàng hoá.
- Dựa trên nền tảng công nghệ để tăng tính hiệu quả của hoạt động vận tải, mức độ đáp ứng của các trung tâm phân phối, tiết giảm tồn kho bằng hệ thống Just in time,…
- Chiến lược mua hàng hiệu quả tạo lợi thế cạnh tranh về giá.
- Năm 1990, Walmart vượt qua Target và Kmart trở thành công ty bán lẻ lớn nhất nước Mỹ.
- Đến năm 2006, doanh thu của Walmart đã vượt xa tất cả các đối thủ khác trên thị trường bán lẻ
Thực tiễn quản trị chuỗi cung ứng của Walmart cho thấy hiệu quả trong việc điều hành và dịch vụ khách hàng tốt hơn, loại bỏ được các loại hàng cũ và duy trì chất lượng hàng hóa Kho đa năng (cross docking) cũng giúp Walmart giảm thiểu chi phí tồn kho, đồng thời cũng giúp cắt giảm lao động và các chi phí làm hàng liên quan đến việc bốc và dỡ hàng hóa Việc sở hữu một trong những chuỗi cung ứng tốt nhất thế giới hiện nay dựa vào việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và quản trị chuỗi cung ứng khoa học đã mang lại thành công cho Walmart trong các chiến lược bán lẻ.
Rủi ro về áp dụng công nghệ mới
Hệ thống thông tin của Walmart luôn phải chấp nhận rủi ro về áp dụng công nghệ mới, đặc biệt nhất hiện nay là hệ thống RFID Hệ thống RFID chưa được thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu, trong khi Walmart lại là một công ty toàn cầu Hệ thống RFID mang lại cho Walmart lợi thế cạnh tranh rất lớn nhưng nó cũng mang đến một loạt vấn đề và một vài vấn đề kĩ thuật cũng đã được một số nhà nghiên cứu tìm thấy trong hệ thống RFID Hiệu suất của thẻ đôi khi cũng gặp những vấn đề; theo khảo sát, tỷ lệ thẻ bị lỗi trung bình là 20% Hơn nữa, đối với các hàng hóa như kim loại và chất lỏng, tỉ lệ đọc chính xác của thẻ giảm xuống đặc biệt thấp. Nhiều vấn đề nhỏ như vậy gộp lại tạo nên vấn đề lớn và lâu dài đối với Walmart.
Chi phí vận hành công nghệ mới cao
Tiếp đến là vấn đề chi phí trong việc giới thiệu và vận hành công nghệ mới. Walmart đã dành ra một số tiền khổng lồ tiền để thực hiện công nghệ RFID Giá thành của mỗi thẻ RFID là $0.3, và chúng được đem nhân với số lượng hàng hóa khổng lồ mà một trong những công ty bán lẻ lớn nhất thế giới bán ra Như vậy chi phí cũng sẽ tăng lên và chắc chắn rằng sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Nếu như thẻ bị hỏng, một loại chi phí khác lại phát sinh Vấn đề Walmart phải đối mặt ở đây là họ thực hiện chuỗi cung ứng một cách thông minh cùng với một hệ thống thông tin để tối ưu hoạt động và giảm chi phí, nhưng lại có một loại chi phí khác phát sinh đáng kể xuất hiện ngay trong công nghệ để thực hiện chuỗi cung ứng
Hệ thống thông tin phức tạp
Hệ thống thông tin phức tạp của Walmart cũng là một điều đáng lo ngại Họ có cả một hệ thống thông tin khổng lồ, toàn diện, gắn kết chặt chẽ với nhau, giải quyết được mọi vấn đề về thông tin Thế nhưng, việc có quá nhiều hệ thống liên kết với nhau tạo nên sự phức tạp mà không một công ty nào muốn có Thêm nữa, các hệ thống hoạt động chặt chẽ với nhau, đó là một điều tốt; nhưng nhìn theo một hướng khác, với hiệu ứng Bullwhip, một lỗi nhỏ xảy ra ở hệ thống này có thể gây ra một lỗi lớn hơn ở hệ thống khác Và đối với cả hệ thống thông tin thì nó sẽ trở thành một lỗi cực kỳ nghiêm trọng Khi mọi thứ quá hoàn hảo, thì chỉ cần một sự không hoàn hảo rất nhỏ cũng phá vỡ thế hoàn hảo đó.
Như vậy có thể nhìn thấy rõ ở đây về rào cản của hệ thống RFID chính là các chi phí phát sinh và thiếu các chuẩn mực chung được tất cả các ngành công nghiệp chấp nhận.
Đề xuất giải pháp cho hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Walmart
Hệ thống RFID trong chuỗi cung ứng của Walmart về cơ bản thì vẫn đang hoạt động rất hiệu quả Nhưng đối với một công ty toàn cầu, Walmart cần đưa ra kế hoạch để tạo nên một tiêu chuẩn hóa cho hệ thống RFID, như thế mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn cầu của mình.
Vấn đề chi phí của RFID nhìn chung không quá đáng lo ngại khi mà chi phí có thể chuyển vào sản phẩm, và giá thành sẽ không chênh lên quá nhiều; nhưng vấn đề này vẫn nên được giải quyết Biện pháp tốt nhất để giảm chi phí sử dụng RFID đó là làm cho hệ thống này phổ biến trên toàn cầu, trên toàn bộ các ngành sản xuất hàng hóa Khi mà hệ thống RFID được áp dụng rộng rãi thì sẽ trở nên phổ biến, phương pháp làm ra RFID sẽ được công nghiệp hóa hơn Như vậy giá thành của mỗi thẻ RFID và của hệ thống RFID sẽ giảm đi.
Vấn đề về hệ thống thông tin, Walmart có thể triển khai giải pháp CPFR. Giải pháp CPFR (Collaborative planning , forecasting, and replenishment), là một kế hoạch, trong đó các nhà cung cấp và Walmart kết hợp với nhau, dự báo nhu cầu khách hàng để từ đó tối ưu hoạt động cung ứng CPFR sẽ cung cấp một một kế hợp tác, gồm:
- Cải thiện hoạt động dự báo cho tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng và thực hiện việc chia sẻ thông tin này.
- Sau đó Walmart và các nhà cung cấp thực hiện việc điều phối (điều chỉnh) các hoạt động logistics có liên quan.
Các bộ phận của giải pháp CPFR:
- CRM (Customer relationship management) - là giải pháp phần mềm giúp Walmart quản lý mối quan hệ khách hàng hiệu quả hơn thông qua những kênh trực tiếp hoặc gián tiếp mà khách hàng lựa chọn sử dụng Với CRM, Walmart có thể lựa chọn một giải pháp quan hệ khách hàng hợp lý dựa trên tiêu chí đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, quan tâm tới nhu cầu của khách hàng nhằm đạt được mục đích là duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và đạt được lợi nhuận tối trong kinh doanh.
- ASP (Advanced planning and scheduling) - là chương trình dùng thuật toán để tìm ra các giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp của kế hoạch.
- ERP (Enterprise resources Planning) - Hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ các ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất nhằm tự động hoá các quy trình quản lý Với ERP, mọi hoạt động của công ty, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất ERP được xem là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới hiện nay Nếu triển khai thành côngERP, sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.