Trình bày tổng quan về công ty
Sơ lược về công ty
Tên công ty : Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
- Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Website: https://www.vinamilk.com.vn/vi
- Email : vinamilk@vinamilk.com.vn
Lịch sử và phát triển của công ty
- Năm 1976: Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :
+ Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
+ Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
+ Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ).
- Năm 1995: Vinamilk chính thức khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.
- Từ năm 2001: Vinamilk liên tục khánh thành các nhà máy sữa như Cần Thơ, Bình Định, Sài Gòn, Nghệ An, Tiên Sơn…
- Năm 2006: Vinamilk khánh thành trang trại bò sữa đầu tiên tại Tuyên Quang.
- Năm 2008 – 2009: Vinamilk khánh thành 2 trang trại bò sữa tại Bình Định và Nghệ An.
- Năm 2010: Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bô }t sữa nguyên kem tại New Zealand dây chuyền công suất 32,000 tấn/năm Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao.
- Năm 2015: Vinamilk chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN.
- Năm 2016: Cột mốc đánh dấu hành trình 40 năm hình thành và phát triển của
Vinamilk (1976 – 2016) để hiện thực hóa "Giấc mơ sữa Việt” và khẳng định vị thế của sữa Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới Ra mắt Sữa tươi 100% Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.
- Năm 2020: Vinamilk chính thức sở hữu 75% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần GTNfoods, đồng nghĩa với việc Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu chính thức trở thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.
- Năm 2021: Kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ trở thành công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn xác lập vị thế vững chắc của một Thương hiệu Quốc gia trên bản đồ ngành sữa toàn cầu.
Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty
Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “.
- Chính trực : Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
- Tôn trọng : Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
- Công bằng : Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
- Đạo đức : Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.
- Tuân thủ : Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.
Sơ đồ tổ chức của công ty và nhiệm vụ chính của phòng Marketing
Sơ đồ tổ chức của công ty :
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của công ty Vinamilk
Nhiệm vụ chính của phòng Marketing:
1 Đề xuất các chiến lược Marketing ngắn hạn và dài hạn của ngành hàng và các nhãn hiệu phù hợp với chiến lược kinh doanh chung của công ty.
2 Đề xuất và tham gia xây dựng kế hoạch AOP hàng năm của ngành hàng: mục tiêu doanh thu, sản lượng, ngân sách, kế hoạch thực hiện, …
3 Đề xuất và cùng GĐ MKT ngành hàng xây dựng, phát triển chiến lược cấu trúc nhãn hiệu, định vị nhãn hiệu và nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới, bao bì mới, phục vụ mục tiêu kinh doanh của ngành hàng.
4 Xây dựng và phát triển chương trình quảng cáo truyền thông đại chúng phù hợp và hiệu quả nhất để đạt những mục tiêu của chiến lược marketing đã đề ra.
5 Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, giám sát việc triển khai các chương trình Marketing theo kế hoạch.
6 Tổ chức, phân công và chỉ đạo các Trưởng ban nhãn hiệu trong việc lên kế hoạch, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả của các chương trình marketing trong năm của từng nhãn hiệu trong ngành hàng phụ trách; đảm bảo đúng theo chiến lược phát triển chung đã đặt ra và đạt được các mục tiêu của ngành hàng và nhãn hiệu.
7 Theo dõi sát tình hình bán hàng, và dự báo sản lượng của nhóm ngành hàng, nhằm đề xuất những chương trình, phương án kịp thời để tối ưu hoá các nguồn lực và giải quyết tồn kho.
8 Thiết lập hệ thống các loại thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý; đảm bảo các thông tin, dữ liệu được nghiên cứu và phân tích triệt để, nhanh chóng phát hiện các vấn đề, tình hình đối thủ và có phản ứng kịp thời.
9 Phân bổ và quản lý hợp lý, hiệu quả nguồn ngân sách của ngành hàng và nhãn hiệu trong ngành hàng.
10.Quản lý và đánh giá các nhà cung cấp (NCC), đảm bảo các NCC đáp ứng đúng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Công ty và sử dụng hiệu quả các NCC.
11.Xây dựng, phát triển và đào tạo đội ngũ nhân viên Marketing trong ngành hàng mình quản lý.
Lĩnh vực hoạt động của công ty
- Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác
- Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành và nước giải khát
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và nguyên liệu
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Phân tích môi trường marketing của công ty
Môi trường bên trong
- Năm 2019, thương vụ M&A giúp điều hành, quản trị MCM của Vinamilk là Top
10 các thương vụ M&A của năm, nhưng từ nhiều năm trước, Vinamilk đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám và nhìn lại, đều đang gặt hái các hiệu quả về hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn cử là Mua nhà máy sữa Driftwood tại Mỹ hay đầu tư sở hữu 65% cổ phần của Công ty TNHH đường Khánh Hòa và thành lập Công ty cổ phần Đường Việt Nam Vietsugar.
- Sở hữu 65% cổ phần của công ty TNHH đường Khánh Hòa đã đưa Vinamilk
"bước chân" vào lĩnh vực mía đường dần hoàn thiện chuỗi cung ứng và chủ động nguyên liệu
- Có thể nói, đàm phán mua lại các công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực, nhưng hoạt động chưa hiệu quả, sinh lời do vấn đề quản lý quản trị, tài chính và công nghệ, trong khi là những thế mạnh của Vinamilk Cải tổ, tái cấu trúc và có chiến lược về quản lý, đầu tư công nghệ đúng, các công ty con này đều đang cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt
- Năm 2013, Vinamilk chi 10 triệu USD mua lại nhà máy sữa tại Mỹ là Driftwood Nhà máy thành lập năm 1920 và đến nay đã có lịch sử lâu đời 100 năm tại bang California và là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học Nam California hơn 50 năm qua Đến năm 2016 chính thức sở hữu 100% Sau khi Vinamilk tham gia, tình hình sản xuất kinh doanh đã có sự chuyển biến, ghi nhận doanh thu hơn 100 triệu USD Năm 2019, Vinamilk tăng gấp đôi vốn đầu tư lên 20 triệu USD cho công ty này Bất chấp các biến động lớn tại thị trường Mỹ, ghi nhận doanh thu 2019 là 114 triệu USD.
- Có cùng công thức M&A tương tự Driftwood, Vinamilk chính thức tiếp quản và tham gia điều hành Vietsugar vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018 Ngay khi hoàn tất thương vụ Vietsugar, chính thức “bước chân” vào lĩnh vực mía đường,
Vinamilk đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản trị công ty từ quản lý tập trung theo định hướng cá nhân sang quản trị công ty theo các nguyên tắc quản trị công ty tốt nhất dựa trên các giá trị đã được xác định trước.
- Năm 2013, Vinamilk tiến hành M&A Driftwood và đến 2016 chính thức sở hữu 100%, đạt doanh thu 119 triệu USD vào năm 2019.
- Vinamilk đã triển khai và đưa vào vận hành hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP cho Vietsugar từ ngày 01/04/2018 nhằm quản lý và kiểm soát công tác kế toán tài chính, quản lý hàng tồn kho, quản lý sản xuất… tốt hơn, đồng thời tích hợp vào hệ thống ERP của tập đoàn.
- Đồng thời, Vinamilk đã hoàn thiện các quy trình quản lý tài chính mà Vinamilk đã áp dụng thành công nhiều năm qua, gồm: quản lý tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý công nợ phải thu/ phải trả và quan trọng nhất là xử lý dứt điểm các tồn tại trước đây của Vietsugar như khói thải, xả thải gây ô nhiễm môi trường đối với dân cư trong địa bàn, đưa Vietsugar đi vào hoạt động bình thường và không để xảy ra các sự cố tương tự như trước đây Được UBND Tỉnh Khánh Hòa đánh giá cao về sự thay đổi rất nhanh bộ mặt của Công ty Đường Khánh Hòa cũ đảm bảo tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội, đóng góp cho địa phương.
- Ngoài ra, Vinamilk còn đồng hành cùng bà con nông dân, chính sách tam nông & góp phần ổn định an sinh xã hội của địa phương Bằng các giải pháp quyết liệt trên cơ sở đồng thuận, Vinamilk đã đưa doanh thu tăng gấp 3 lần, lợi nhuận từ con số âm đã có lãi, và lợi nhuận 2019 tăng hơn 200% so với 2018 Đối với công ty mẹ, Vietsugar giúp Vinamilk dần hoàn thiện chuỗi cung ứng và chủ động nguyên liệu.
- Đặc biệt đối với VietSugar, Vinamilk còn có kinh nghiệm làm với người Nông dân chăn nuôi bò sữa nên tiến tới áp dụng với bà con trồng mía, xây dựng vùng nguyên liệu mía đường chất lượng, chính sách tam nông, phát triển bền vững.
- Với các dự án M&A khác, sau khi Vinamilk tham gia điều hành, quản trị cũng đang ghi nhận tin tức cực Sau khi hoàn tất mua 75% vốn tại GTNfoods thì đơn vị đã cơ cấu xong nhân sự, tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thông qua các vấn đề quan trọng tại thành viên mới này.
- Trong nhiều năm nay, biên lợi nhuận gộp của GTNfoods khoảng 15% Quý đầu tiên về chung nhà với Vinamilk, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk đã cải thiện đáng kể lên 26,3% Lợi nhuận sau thuế quý I đạt 40 tỉ đồng cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái Về “chung nhà” với Vinamilk, Vilico (VLC) báo lãi quý I/2020 tăng 30% (Vilico hiện là công ty con của CTCP GTNfoods (mã GTN) do đó cũng thuộc sở hữu của VNM) Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ công ty con là Mộc Châu Milk với việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tối ưu bán hàng và tiết giảm chi phí hoạt động.
- Những bước đi chiến lược M&A đã đưa Vinamilk lọt Top 10 công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất thập kỷ 2009 – 2018.
- Tính tới thời điểm nay, Vinamilk đang có thấy sự chắc chắn của mình trong M&A. M&A cũng là một chiến lược chủ chốt được công ty xác định để đưa Vinamilk vào Top 30 công ty sữa lớn nhất Thế giới về doanh thu.
(Nguồn 6: amp-baodautu-vn.cdn.ampproject.org, 20/01/2022)
- Công ty có một đội ngũ nhiệt tình và giàu kinh nghiệm trong ngành
- Chủ tịch Mai Kiều Liên có 30 năm kinh nghiệm trong ngành sữa tại công ty và giữ một vai trò chủ chốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của công ty Các thành viên quản lý cấp cao khác có trung bình 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và bán sản phẩm sữa
- Bên cạnh đó, công ty có một đội ngũ quản lý bậc trung vững mạnh được trang bị tốt nhằm hỗ trợ cho quản lý cấp cao đồng thời tiếp thêm sức trẻ và lòng nhiệt tình vào sự nghiệp phát triển của công ty Công ty cũng đào tạo được một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích, xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng Chẳng hạn, sự am hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã giúp Vinamilk đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk Kid vào tháng 5/2007 Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt hàng sữa bán chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào tháng 12/2007 Vinamilk còn có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật Các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu dùng Chính vì vậy mà công ty đã có khả năng phát triển sản phẩm mới dựa trên thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng Công ty cũng đã chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu các xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng cũng như các phương tiện truyền thông có liên quan đến vấn đề thực phẩm và thức uống
- Về công tác nguồn nhân lực, trong những năm qua:
+ Công ty luôn đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày càng cải thiện như duy trì mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 20,3% Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thu nhập từ lợi nhuận được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong công ty nếu công ty làm ăn có lãi
Môi trường bên ngoài
- Khách hàng mục tiêu của Vinamilk được phân thành khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
- Khách hàng mục tiêu cá nhân : là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty Đa số ở độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên là 2 độ tuổi tiêu thụ các sản phẩm về sữa lớn nhất Tiếp theo đó là người già và trẻ sơ sinh.
- Các ông bố bà mẹ có con có cha mẹ người thân nằm trong nhóm khách hàng trên sẽ là người trực tiếp chi tiền để mua sản phẩm sản phẩm Không chỉ cần đạt yêu cầu về hương vị, mà còn phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng mang lại đạt chuẩn chất lượng tốt Thêm vào đó sản phẩm của Vinamilk nằm ở phân khúc giá tầm trung phần lớn các hộ gia đình đều có thể mua và sử dụng.
- Khách hàng mục tiêu doanh nghiệp : Vinamilk cung cấp sản phẩm cho những cửa hàng tạp hóa, đại lý tạp hóa, siêu thị phân phối các sản phẩm chế phẩm từ sữa của Vinamilk Nhưng so với nhóm khách hàng tiêu thụ thì nhóm khách hàng này Vinamilk có những cam kết hợp đồng về giá bán, phần trăm lời lãi, thưởng doanh số, thưởng hoa hồng,
- Ngoài ra, còn có những tổ chức tiêu thụ sử dụng sản phẩm Vinamilk như: các trường, các nhà ăn tập thể, các cửa hàng kinh doanh đồ ăn, đồ uống, tiệm bánh, Tiêu thụ sản phẩm của Vinamilk trong các bữa ăn, trong tiệc chế biến, mức giá những đơn vị này nhận được cũng sẽ “mềm” hơn so với các khách hàng cá nhân.
- Trong nhiều năm qua, Dutch Lady liên tục tung ra những chiến lược cạnh tranh mới nhằm khiêu chiến với đối thủ Vinamilk Trong chiến lược sản phẩm, hãng này tập trung xây dựng “hệ sinh thái” phong phú với đa dạng sản phẩm Ngoài sữa tươi cô gái Hà Lan “huyền thoại”, Dutch Lady có nhiều dòng sản phẩm khác đang dần chiếm lĩnh thị trường như: Sữa Yomost, Ovaltine, Sữa chua thanh trùng Dutch Lady,Sữa bột Dutch Lady, Với việc tung ra danh mục sản phẩm phong phú, Dutch Lady đã thẳng thắn khẳng định muốn nhắm đến đối thủ là Vinamilk Vinamilk có mặt hàng nào, Dutch Lady ngay lập tức có mặt hàng đó Trong đó, sữa tươi uống là phân khúc cạnh tranh nhất giữa Dutch Lady và Vinamilk.
- Trong các đối thủ cạnh tranh của Vinamilk, TH True Milk được đánh giá là một đối thủ bạo dạn và nhiều tham vọng Ngay từ khi mới thành lập, thương hiệu này đã đặt mục tiêu chiếm lĩnh 50% thị phần sữa Việt Nam vào 2020 Tập đoàn này đã rút 1,2 tỷ USD (tương đương 24.000 tỷ đồng) cho dự án trang trại chăn nuôi bò sữa lớn nhất châu Á và nhà máy chế biến sữa lớn nhất Đông Nam Á Hiện nay, doanh nghiệp này sở hữu hơn 8100 ha trang trại với đàn bò lên đến 150.000 con Đã có hơn 250 cửa hàng TH True Mart hoạt động trên toàn quốc TH True Milk được định vị là thương hiệu sữa sạch Đồng thời đánh vào điểm yếu của Vinamilk là chưa thể tự chủ được nguyên liệu chế biến sữa trong nước Đây chẳng khác nào đòn phủ đầu đe dọa lớn tới thị phần sữa tươi của Vinamilk.
- Nếu như Dutch Lady 1 đấu 1 với các sản phẩm của Vinamilk, TH True Milk lại quyết chiến trên phân khúc sữa tươi thì Nutifood là đối thủ số 1 của Vinamilk trong phân khúc sữa bột Nutifood thành danh ở mảng sữa bột pha sẵn, đặc biệt là sữa bột công thức dành các nhóm đối tượng cụ thể như trẻ em thấp còi và người già Thương hiệu này đã có nhiều năm liền đứng top thị phần sữa bột trong thị trường Việt Đáng nói hơn, Nutifood có giá thành vô cùng phải chăng, thấp hơn 10-15% so với Vinamilk Để cạnh tranh với Vinamilk và TH True Milk trong phân khúc sữa nước, Nutifood đã triển khai nhiều kế hoạch táo bạo Trong đó đáng nói nhất là cái bắt tay với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) để xây dựng vùng nguyên liệu sữa tươi nguyên chất với gần 120.000 con bò sữa, cung cấp hơn 1,2 triệu lít sữa/ngày Mới đây, Nutifood còn nhập thêm hơn 3.300 bò sữa thuần chủng Mỹ để tiếp tục nâng công suất vùng nguyên liệu của mình Mặc dù quy mô trang trại của Nutifood thua kém so với Vinamilk và mới “chân ướt chân ráo” vào thị phần sữa nước, nhưng với những nỗ lực của mình, Nutifood hứa hẹn sẽ bắt kịp đàn anh trong tương lai không xa.
Hình 2.10: Một số đối thủ cạnh tranh của Vinamilk
Ngoài những đối thủ mạnh như Dutch Lady, TH true Milk, Nutifood… đối thủ cạnh tranh của Vinamilk còn có Nestle, Abbott Hoa Kỳ, CTCP Sữa Quốc tế (IDP), Frieslandcampina, Mead Johnson… Các hàng này đều có năng lực tốt về marketing và nghiên cứu, phát triển sản phẩm Do vậy luôn luôn là nguy cơ cạnh tranh với Vinamilk.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu
- Về sữa bột: Vinamilk nhập khẩu bột từ các công ty hàng đầu thế giới : Fonterta là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thẻ giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa
- Hoogwegt International đóng vai trò quan trên thị trường sữa thế giới và được đánh giá là một đó lác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung
- Về sữa tươi: Vinamilk tự chủ trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ thuộc vào nước ngoài, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại đang hoạt động, đều có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand Hệ thống trang trại Vinamilk trải dài khắp Việt Nam tự hào là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.)
Hệ thống phân phối trung gian:
- Các trung gian phân phối sản phẩm : các nhà buôn (bán sỉ và lẻ), đại lý, môi giới Các trung gian phân phối tạo nên sự tiện lợi về địa điểm (tồn trữ sản phẩm gần nơi khách hàng cư trú tạo nên sự sẵn có cho việc mua sắm), tiện lợi về thời gian (bằng cách mở cửa nhiều giờ hơn để khách hàng mua thuận tiện), tiện lợi về chủng loại (chuyên môn hóa cửa hàng hay sắp xếp, bố trí các quầy bày sản phẩm tiện cho việc lựa chọn của người mua), tiện lợi về sở hữu (bằng cách chuyển sản phẩm đến khách hàng theo các hình thức thanh toán dễ dàng như trả bằng thẻ tín dụng).
- Sử dụng trung gian phân phối có thể đem lại những tiết kiệm khá lớn cho doanh nghiệp.
- Vinamilk hiện có 220 nhà phân phối độc lập và hơn 140000 điểm bán lẻ, thực hiện phân phối hơn 80%sản lượng của công ty Công ty mở 14 phòng trưng bày tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ để quảng cáo về sản phẩm.
- Hiện nay, hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức, thậm chí có tỉnh có tới 7 đại lý chính thức Hệ thống nhân viên khảo sát đại lý được thiết lập có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin và hàng đến các đại lý tại mỗi khu vực, đồng thời nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ đối với từng mặt hàng tại các khu vực này
- Vinamilk xây dựng hệ thống các nhà máy sữa trải dài tại các địa phương trong cả nước với 5000 đại lý, 1400 đại lý cấp 1 và hơn 140000 trường học, bệnh viện, siêu thị (Metro, BigC,…)
Phân tích SWOT
- Thương hiệu mạnh: Thương hiệu sữa Vinamilk với hơn 40 năm xây dựng và phát triển lớn mạnh, ngày càng khẳng định vị trí là thương hiệu sữa tươi số 1 Việt Nam, với các sản phẩm sữa tươi không chỉ được người dùng trong nước tin tưởng mà còn xuất khẩu sang những thị trường nước ngoài khó tính nhất.
Vinamilk được người tiêu dùng bình chọn “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 – 2009.
Hình 2.11: Thương hiệu chính là điểm mạnh của công ty Vinamilk
- Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chất lượng cao nhưng giá thấp hơn sản phẩm nhập ngoại cùng loại và sở hữu thị phần lớn nhất Việt Nam trong số các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại Sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng Với giá thành phù hợp với người tiêu dùng của từng phân khúc.
Hình 2.12: Một số sản phẩm của công ty Vinamilk
- Mạng lưới phân phối phủ rộng: Mạng lưới phân phối sản phẩm sữa Vinamilk trải dài khắp cả nước và còn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền thống Vinamilk hiện đã phủ rộng mạng lưới phân phối khắp 64 tỉnh thành, hơn 250 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc Với mạng lưới rộng lớn này giúp Vinamilk chiếm lĩnh được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước.
Hình 2.13: Mạng lưới phân phối của Vinamilk
- Đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại, chất lượng cao: Tất cả các nhà may sản xuất sữa của Vinamilk đều được đầu tư công nghệ hiện đại và tân tiến, nhập khẩu từ các nước châu Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, đảm bảo sản phẩm sữa chất lượng đến với người tiêu dùng.
Hình 2.14: Trang thiết bị hiện đại là lợi thế của Vinamilk
- Nguồn sữa tự nhiên chất lượng, trang trại đạt chuẩn quốc tế: Công ty đầu tư xây dựng những trang trại bò sữa Organic theo tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ người dân nuôi bò sữa nhằm chủ động về nguyên liệu đầu vào Các nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại, cho phép Vinamilk ngoài việc duy trì và đẩy mạnh quan hệ với nhà cung cấp còn đảm bảo thu mua được sữa tươi với chất lượng tốt.
Hình 2.15: Nguồn sữa tự nhiên, trang trại quốc tế của Vinamilk
- Chiến lược marketing bài bản, chuyên nghiệp: Vinamilk rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị hiếu người dùng, cũng như các hoạt động bán hàng của các nhà phân phối, lắng nghe phản hồi của người tiêu dùng trên nhiều phương diện, tận dụng tốt phương tiện truyền thông mạng xã hội để làm thương hiệu và cũng nhờ đó, Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa tốt và phù hợp nhất cho người tiêu dùng.
- Tài chính mạnh: Trong khi nhiều doanh nghiệp đang khó khăn vì lãi suất vay thì Vinamilk có cơ cấu vốn khá an toàn, khả năng tự chủ tài chính tốt Thêm nữa, việc gián tiếp thâu tóm sữa Mộc Châu cũng góp phần nâng cao và mở rộng vốn tài chính của hãng.
- Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu: Do nhu cầu sữa tươi của người dùng ngày càng tăng cao, nguồn nguyên liệu của trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản.
- Thị phần sữa bột chưa cao: Với sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu sữa ngoại, nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Hà Lan… khiến sữa Vinamilk không còn nắm vị trí độc quyền thị trường sữa Theo một báo cáo cho thấy, tại thị trường Việt Nam sữa nhập khẩu chiếm 65%, Vinamilk chiếm 16% và Dutch Lady chiếm 20%.
- Nguồn nguyên liệu cung cấp đang được hỗ trợ từ chính phủ, nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm: Hiện Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam nhằm thúc đẩy thị trường sữa trong nước phát triển Tăng cường việc cạnh tranh giá với hàng ngoại nhập Thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa tại Việt Nam đang thấp hơn theo cam kết với WTO Đây là một cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất Vì hiện tại nguồn nguyên liệu bột sữa nhập khẩu chiếm 75% lượng sữa thô tại Việt Nam.
- Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn: Trung bình mỗi năm, mức tiêu thụ sữa của 1 người là 14 lít/năm Đây được xem là cơ hội và tiềm năng lớn để Vinamilk vươn xa trong ngành sữa Thêm vào đó, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nên nhu cầu sữa là rất lớn,.Vinamilk hiện là thương hiệu sữa tươi số 1 Việt Nam nên sẽ có nhiều cơ hội để tăng trưởng và mở rộng thị phần.
- Đối thủ cạnh tranh đang dần suy yếu và tư duy sử dụng sữa của người Việt đang dần thay đổi: Thị trường sữa Việt Nam chứng kiến sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, có nhiều thương hiệu sữa Việt sản xuất sữa tươi ra thị trường, tạo sự đa dạng và cạnh tranh sản phẩm Nhưng cũng chính vì thế mà đã xảy ra nhiều sự việc về an toàn thực phẩm, sản phẩm kém chất lượng gây mất uy tín với người tiêu dùng khiến họ quay về sử dụng những thương hiệu sữa nhập ngoại xách tay hay thương hiệu sữa tươi tên tuổi trong nước như Vinamilk.
- Sự tham gia thị trường của nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh: Thách thức đầu tiên phải kể đến đó là sự cạnh tranh ngày một gay gắt với những thương hiệu sữa trong nước và thế giới Người tiêu dùng Việt ngày càng có nhiều sự lựa chọn về các sản phẩm sữa khi những thương hiệu lớn như: Nestle, Dutch Lady, Abbott,…
“đổ bộ” vào Việt Nam.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định: Mặc dù đầu tư nhiều trang trại nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng nguồn nguyên liệu chính của hãng vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài Chưa kể, người nông dân chăn nuôi bò sữa không còn mặn mà với công việc hiện tại do lợi nhuận thu về không cao, bị người thu mua bò sữa thô ép giá khiến nguồn nguyên liệu sữa trong nước giảm đáng kể Điều này buộc Vinamilk phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp thu mua nguyên liệu sữa trung gian khác.
- Khách hàng: Thị trường xuất khẩu có nhiều rủi ro, tâm lý thích dùng sữa ngoại của khách hàng Hơn 90% lợi nhuận từ xuất khẩu của Vinamilk đến từ việc xuất khẩu sang thị trường Iraq Tuy nhiên, đây lại là một trong những khu vực bất ổn định nhất trên thế giới vì vậy lợi nhuận xuất khẩu của hãng sang thị trường này không nhiều như mong đợi Mặt khác, sản phẩm kinh doanh chủ yếu của