1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế

42 536 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 328 KB

Nội dung

Luận Văn: Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tăng trưởng bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp luôn là nhữngmục tiêu của điều tiết vĩ mô ở tất cả các nướcLạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến

sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, laođộng, việc làm, tiết kiệm cũng như đầu tư và phân phối lại thu nhập quốc dântrong nền kinh tế Vì vậy mà ảnh hưởng của lạm phát có sức bao trùm rất lớn,không chỉ đơn thuần là sự mất giá đồng tiền hay vấn đề tăng lên của mức giáchung mà sâu xa hơn nó còn là tiền đề cho bài toán tăng trưởng và phát triển bềnvững của nền kinh tế Các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc các giải phápkinh tế vĩ mô để kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triểnkinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết Không có gì đáng ngạc nhiênkhi câu hỏi về sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát và tăngtrưởng đã được các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và trởthành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách Mặc dù câu trả lời vềmối quan hệ chính xác giữa hai biến số này vẫn còn tiếp tục được tranh luận,song nhiều kết luận chung đã được đưa ra Phần lớn các nhà kinh tế đều tin rằng

ổn định lạm phát ở mức thấp là môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi để khuyếnkhích tiết kiệm, mở rộng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cả lạm phát quácao và lạm phát quá thấp đều có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.Điều quan trọng là cần phải ổn định lạm phát ở mức được coi là có lợi cho tăngtrưởng kinh tế dài hạn Trên cơ sở khung khổ lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế vàdiễn biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Việt nam sau đổi mới, nhiều họcgiả cho rằng mức lạm phát tối ưu đối với Việt nam có thể nằm trong khoảng 5-7% năm Tuy nhiên, đó mới chỉ là ước tính sơ bộ Để đưa ra một kết quả đáng tincậy, cần có một công trình nghiên cứu được đầu tư thoả đáng

Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Lạm phát ở Việt Nam:Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế” để làm chuyên đề tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đính nghiên cứu của đề tài này là làm rõ các vấn đề liên quan đếnlạm phát và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu diễn biến lạm phát ở Việt Nam vàbàn về các chính sách kiểm soát lạm phát sao cho có lợi cho tăng trưởng kinh tếdài hạn

Trang 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài chuyên đề là mối quan hệ giưã lạm phát vàtăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu là thực tiễn diễn biến lạmphát và tăng trưởng của nước ta trong giai đoạn từ 1986 đến nay, và phươnghướng sử dụng chính sách kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu,phân tích, xử lý và tìm ra những quy luật từ các số liệu thống kê như: tổng hợp,phân tích, hệ thống hóa, thống kê kết hợp và hồi quy ước lượng theo phươngpháp bình phương nhỏ nhất

Chương II: Thực trạng lạm phát và và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Chương III: Một số kiến nghị nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời

gian tới

6 Những đóng góp của chuyên đề

Kết quả của chuyên đề thu được là hiểu biết sâu hơn những vẫn đề lý luận

về lạm phát và tăng trưởng kinh tế, các biệm pháp kiềm chế lạm phát và diễnbiến thực tế ở Việt Nam, đề xuất một số kiến nghị trong việc kiểm soát lạm phát

để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rấtnhiều của các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế Học và Cơ quan thực tập:” Trungtâm nghiên cứu kinh tế và chính sách – Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia HàNội Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các cá nhân và tổchức trên, đồng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Công đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉbảo và hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận về tác động của lạm phát đến tăng

trưởng kinh tế và chính sách kiềm chế lạm phát

Theo quan điểm này, lạm phát không chỉ được nhìn nhận ở mặt biểu hiệncủa nó là sự tăng lên của mức giá chung, mà còn biểu hiện rõ yếu tố quyết địnhbản chất và tính đặc thù của lạm phát cũng như ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế

là tính chất nhanh, liên tục trong thời gian dài

Một định nghĩa nữa chung nhất về lạm phát do các nhà kinh tế học hiệnđại đưa ra và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường:

“Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian”

1.2 Phương pháp tính lạm phát

Vì lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung nên để đo lường mức độ lạmphát, người ta căn cứ vào mức độ tăng của mức giá chung

1.2.1 Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giá

Để đánh giá mức giá chung của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ trong xã hội, người

ta xây dựng hai chỉ số giá sau:

a Chỉ số giá tiêu dung ( CPI- Consumer Price Index)

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá cả bình quân của giỏ hàng hóa vàdịch vụ cụ thể được các hộ gia đình tiêu dùng

Để xác định CPI, người ta chọn một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu chonhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình trong một gian đoạn nhất định, đồng thờixác định mức độ quan trọng của từng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng hóa đó

Công thức tính CPI:

n

1

j pj j

p i xdI

Trang 4

Trong đó:

Ip: chỉ số giá tiêu dùng hay CPI

Ipj: chỉ số giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ thứ j

( được tính bằng cách lấy mức giá kỳ nghiên cứu chia cho mức giá kỳ gốcrồi nhân với 100)

dj: tỷ trọng mức tiêu dung của hàng hóa hoặc dịch vụ thứ j ( d 1

b Chỉ số giá sản xuất (PPI- Producer Price Index)

Chỉ số giá sản xuất đo lường mức giá cả đầu vào

Chỉ số giá sản xuất được xác định theo phương pháp gần tương tự như chỉ

số giá tiêu dùng:

n

1

j pj j

p i xdI

Trong đó:

Ip: chỉ số giá sản xuất PPI

ipj: Chỉ số giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ đầu vào thứ j (

1dn

dj: tỷ trọng đầu vào của hàng hóa hoặc dịch vụ thứ j

Tỷ lệ lạm phát được tính theo công thức:

G p= Ip/Ip-1 X 100%

Trong đó:

Gp: tỷ lệ lạm phát (%)

Ip: chỉ số giá ( tiêu dùng hoặc sản xuất) của thời kỳ hiện nay

Ip-1: chỉ số giá ( tiêu dùng hoặc sản xuất) của thời trước đó

Nhưng trong thực tế, việc thu thập số liệu và xác định tỷ trọng phức tạpnên rất ít quốc gia tính lạm phát theo chỉ số này

1.2.2 Phương pháp xác định dựa trên chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội

Chỉ số này đo lường mức giá bình quân của toàn bộ các loại hàng hóa vàdịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội Nó được xác định theo công thức sau:

Trang 5

Chỉ số giảm phát:

GDP=GDPdn/GDPtt x 100

Trong đó:

GDP danh nghĩa ( GDPdn) đo lường sản lượng theo giá hiện hành

GDP thực tế (GDPtt) đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm đượcchọn làm năm gốc

Tỷ lệ lạm phát sau đó được tính trên cơ sở các chỉ số giảm phát GDPtương tự như khi tính theo các chỉ số CPI, PPI trên

Do vậy giá trị tiền tệ tương đối ổn định, tạo thuận lợi cho môi trường kinh

tế xã hội Tác hại của loại lạm phát này là không đáng kể

2.2 Lạm phát phi mã

Mức giá tăng rất nhanh ở tỷ lệ hai hoặc ba con số, từ 20% đến 100% mộtnăm hoặc cao hơn nữa Mức lạm phát này gây biến động lớn về kinh tế, các hợpđồng được chỉ số hóa Lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất độngsản và chỉ gửi tiền khi lãi suất cao

Việc kiểm soát lạm phát lúc này đòi hỏi các biện pháp tài chính- tiền tệmạnh nếu không sẽ dẫn đến siêu lạm phát

2.3 Siêu lạm phát

Theo định nghĩa của Cagan (1956), siêu lạm phát được xác định khi tỷ lệlạm phát hàng tháng vượt quá 50% Đặc trưng đầu tiên của siêu lạm phát là sựphá vỡ hoàn toàn hệ thống tài chính tiền tệ Với tỷ lệ lạm phát hàng tháng lên tới

ba, bốn, năm con số Lúc này người ta sẽ rời bỏ đồng nội tệ để chuyển sang giữvàng, bạc, ngoại tệ hoặc hàng hóa Đặc trưng thứ hai là mức tài trợ cho thâm hụtngân sách nhà nước quá cao Trong thực tế, siêu lạm phát thường đi đôi với suythoái, thất nghiệp và tình trạng bất ổn xã hội nghiêm trọng

Trang 6

3 Các nhân tố ảnh hưởng

dự tính trong nền kinh tế sẽ tăng cao, những người công nhân đấu tranh đòi tănglương Ảnh hưởng của việc tăng lương ( cũng như ảnh hưởng của những cú sốccung tiêu cực) làm đường tổng cung AS1 dịch chuyển sang AS2

Đồ thị 1: Lạm phát chi phí đẩy

Nền kinh tế sẽ chuyển từ điểm 1 đến điểm 1’- giao điểm của đường tổngcung mới AS2 với đường tổng cầu AD1 Sản lượng đã giảm xuống dưới mức sảnlượng tự nhiên Y’ (Y’ < Yn) và tỉ lệ thất nghiệp cao hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiênđồng thời mức giá cả tăng lên đến P1’

Vì mục đích muốn duy trì một mức công ăn việc làm cao hơn hiện tại,chính phủ sẽ thực hiện các chính sách điều chỉnh linh hoạt nhằm tác động lêntổng cầu, làm tăng tổng cầu, lúc này đường tổng cầu AD1 dịch chuyển ra AD2,

AD3AD2

AD1 Tổng sản lượng

Trang 7

nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tự nhiên tại điểm cân bằng mới- điểm 2,mức giá cả tăng lên P2.

Tại mức giá cao hơn, các nguyên nhân làm tăng chi phí lại xuất hiện, quátrình điều chỉnh của tổng cung và sự đáp lại của tổng cầu được lặp lại, làm chogiá cả tiếp tục tăng trong khi mức sản xuất dao động dưới mức sản lượng tiềmnăng- điểm 2’, kết quả là đường tổng cung lại chuyển vào đến AS3, thất nghiệplại tăng lên mức cao hơn mức tự nhiên và chính phủ lại tiếp tục phải thực hiệncác chính sách điều chỉnh năng động làm dịch chuyển đường tổng cầu ra AD3 đểđưa nền kinh tế trở lại mức sản lượng tự nhiên và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, mứcgiá cả cũng tăng lên đến P3 Nếu quá trình này cứ tiếp diễn thì sẽ dẫn đến giá cảliên tục tăng và đây chính là tình trạng lạm phát chi phí đẩy

3.2 Lạm phát cầu kéo

Lạm phát cầu kéo là lạm phát do tổng cầu (AD)- tổng chi tiêu của xã hộităng lên, vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội, dẫn đến áp lực làm tănggiá cả Nói cách khác, bất kỳ lý do nào làm cho tổng cầu tăng lên đều dẫn đến sựtăng giá về mặt ngắn hạn

AD3 AD2AD1

P3P2P1

2’

1’

23

1

Yo Y1 Tổng sản lượng

Trang 8

vượt quá mức sản lượng tiềm năng Tuy nhiên điểm cân bằng này tồn tại khônglâu Do tỷ lệ thất nghiệp lúc này hơn mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên( nền kinh tếđạt mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tại mức sản lượng tiềm năng) nên áo lực tănglương xuất hiện, làm cho chi phí sản xuất tăng lên, đường tổng cung AS1 bắt đầudịch chuyển sang trái cho tới AS2 thì dừng lại, khi đó mức sản lượng quay vềmức sản lượng tiềm năng, giá cả tăng lên tới P2 Nếu tổng cầu tiếp tục tăng, điểmcân bằng mới của nền kinh tế lại được chuyển đến B khi tổng cầu dịch chuyển từAD2 tới AD3, mức giá cả và sản lượng thực tế tăng lên, vượt quá mức sản lượngtiềm năng Quá trình điều chỉnh lương được lặp lại đẩy AS2 tới AS3, mức giátiếp tục bị đẩy lên cao (P3) khi tổng cầu tiếp tục tăng nhưng sản lượng thực tếvẫn cố định ở mức sản lượng tiềm năng về mặt dài hạn.

Sự tác động qua lại của việc tăng tiền lương và tăng tổng cầu làm cho mức giá

cả bị đẩy lên trong khi mức sản lượng thực tế được duy trì ở mức sản lượng tiềmnăng chính là bản chất của lạm phát cầu kéo

3.3 Lạm phát tiền tệ

Theo trường phái tiền tệ, lạm phát là một hiện tượng thuần túy tiền tệ, giátăng lên ít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá mức cầu của nền kinh tế Với quanđiểm này thì lạm phát xuất hiện khi có một khối lượng tiền bơm vào lưu thônglớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông của thị trường

Theo nhà kinh tế học Milton Friedman: Lạm phát do cung tiền cao là hiệntượng xảy ra khi tăng cung tiền tệ cao hơn cung hàng hóa Trường hợp này xảy rakhi Ngân hàng trung ương cung ứng một lượng tiền vượt quá cầu tiền tệ của nềnkinh tế để bù đắp thâm hụt của Ngân sách nhà nước hoặc mở rộng tín dụng củacác Ngân hàng thương mại Khi lượng tiền quá lớn nằm trong tay người dân sẽdẫn đến việc tăng tổng cầu hàng hóa dịch vụ, mà tổng cung hàng hóa và dịch vụ

ở một thời điểm nhất định chưa kịp tăng, làm cho giá cả tăng lên

Các nhà theo quan điểm trường phái tiền tệ cũng không phản đối nhữngmất cân đối của nền kinh tế tác động làm cho giá tăng lên, nhưng họ lý giải rằng,chung quy vẫn là do lượng cung ứng tiền tệ vượt quá cầu Vì họ cho rằng nếucung tiền tệ không tăng thì cầu hàng hóa sẽ bị khống chế lại và giá cũng khôngthể tăng lên do đã tạo ra được một sự cân bằng thị trường mới ở mức cung cầutiền tệ và hàng hóa giới hạn

4 Chính sách kiềm chế lạm phát

Trang 9

Về mặt dài hạn, việc kiềm chế lạm phát, giữ giá trị tiền tệ ổn định sẽ tạođiều kiện tăng sản lượng thực tế và giảm thất nghiệp Vì thế duy trì sự ổn địnhtiền tệ là mục tiêu dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào Nhưng trong từng thời kỳviệc lựa chọn các giải pháp kiềm chế lạm phát cũng như liều lượng tác động của

nó phải phù hợp với yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phảigánh chịu

Việc đưa ra các giải pháp chống lạm phát thường xuất phát từ sự phân tíchđúng đắn nguyên nhân gây nên lạm phát Lạm phát xuất hiện khi mất cân đốigiữa tổng cung và tổng cầu hàng hóa cũng như mất cân đối giữa cung và cầu tiền

tệ Nguyên nhân của lạm phát bao gồm nhiều yếu tố thể hiện qua các hình thứcnhư lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát do mất cân đối cơ cấu kinh

tế, lạm phát do tình trạng thiếu ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội… Để giảiquyết những nguyên nhân này, chính phủ các nước sử dụng hệ thống các giảipháp nhằm làm giảm sự gia tăng của tổng cầu hoặc khắc phục các nguyên nhânlàm gia tăng chi phí

4.1 Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu

Trước hết là thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt do nguyên nhân cơ

bản của lạm phát cầu kéo là sự gia tăng của khối lượng tiền cung ứng Sự hạn chếcung ứng tiền sẽ có hiệu quả ngay đến sự giảm sút của nhu cầu có khả năngthanh toán của xã hội Một chính sách tiền tệ thắt chặt được bắt đầu bằng việckiểm soát và hạn chế cung ứng tiền cơ sở (MB), từ đó hạn chế khả năng mở rộngtín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Lãi suất tăng lên sẽ làm hạn chếnhu cầu tiêu dùng và đầu tư, làm giảm áp lực đối với hàng hóa và dịch vụ cungứng Cùng với việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt là sự kiểm soát gắt gaochất lượng tín dụng nhằm hạn chế khối lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo nguồntiền cung ứng được sử dụng một cách hiệu quả

Thứ hai, việc kiểm soát chi tiêu của ngân sách nhà nước từ trung ương

đến địa phương nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu ngân sách: ràsoát lại cơ cấu chi tiêu, cắt giảm các khoản đầu tư không có tính khả thi và cáckhoản chi phúc lợi vượt quá khả năng của nền kinh tế, cải tiến lại bộ máy quản lýnhà nước vốn cồng kềnh, không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách Khai thác cácnguồn thu, đặc biệt là thu thuế nhằm giảm mức bội chi, cổ phần hóa các doanhnghiệp nhà nước… Và cuối cùng là hạn chế phát hành tiền đủ bù đắp thiếu hụtngân sách

Trang 10

Thứ ba, thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng Lãi

suất danh nghĩa được nâng cao hơn tỷ lệ lạm phát để hấp dẫn tiền gửi Biện phápnày thường được sử dụng trong các trường hợp lạm phát cao và có tác động tứcthời Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần có sự điềuchỉnh linh hoạt cho phù hợp với mức độ biến động lạm phát và hạn chế hậu quảtiềm tàng cho các tổ chức nhận tiền gửi

Và trong điều kiện nền kinh tế mở, sự can thiệp vào tỷ giá nhằm điềuchỉnh tỷ giá tăng dần dần ( chứ không để tăng lên ngay) theo mức độ lạm phátcũng được sử dụng như một giải pháp nhằm giảm cầu do tỷ giá tăng khiến giáhàng xuất khẩu rẻ đi làm tăng nhu cầu xuất khẩu dẫn đến tăng tổng cầu và do đó

là tăng sức ép lên giá Mặt khác, việc điều chỉnh tỷ giá từ từ cũng sẽ làm cho giánội địa của hàng nhập khẩu không tăng nhanh quá, giảm bớt áp lực tăng mặtbằng giá trong nước Tuy nhiên hành động can thiệp này có thể làm cạn kiệtnguồn dự trữ ngoại tệ vì phải bán ra để kìm hãm tỷ giá tăng Chính vì thế việc sửdụng giải pháp này cũng cần cân nhắc đến khả năng dự trữ ngoại hối cũng nhưkhả năng phục hồi nguồn dự trữ của quốc gia

4.2 Nhóm giải pháp tác động vào tổng cung

Giải pháp quan trọng nhất là tác động vào mối quan hệ giữa mức tăng tiềnlương và mức tăng của năng suất lao động xã hội Thực chất là thiết lập một cơchế để đảm bảo mức chi trả tiền lương phù hợp với hiệu quả kinh doanh của từngdoanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Sự thành công của cơ chế này sẽ hạnchế những đòi hỏi tăng tiền lương (chi phí chủ yếu trong giá thành sản phẩm) bấthợp lý dẫn đến vòng luẩn quẩn: tăng lương tăng thu nhập tăng tiêu dùngtăng giá tăng lương…Việc thiết lập cơ chế tiền lương trong khuôn khổ hiệuquả kinh doanh được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau: có thể nhànước tham gia ấn định các mức thu nhập một cách đơn phương (Mỹ), có thể trên

cơ sở thỏa thuận giữa nhà nước, giới chủ và tổ chức công đoàn để xây dựng một

hệ thống các mức thu nhập (Thủy Điển, Úc) hoặc thỏa thuận tiền lương đượcthực hiện ngay tại cơ sở kinh doanh giữa giới chủ và đại diện công đoàn( PGS.TS Nguyễn Văn Tiến).Chính sách kiểm soát giá cả phải được tiến hànhđồng thời với cơ chế tiền lương nhằm hạn chế sự biến động của tiền lương thực

tế, tránh rơi vào vòng xoáy: lạm phát lương- giá- tiền

Và tiếp theo là các giải pháp tác động vào chi phí ngoài lương nhằm sửdụng tiết kiệm và hiệu quả như: xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu và kỷ

Trang 11

luật lao động nhằm tôn trọng định mức đó, hợp lý hóa nguồn khai thác, vậnchuyển và sử dụng nguyên liệu; hạn chế tối đa các chi phí trung gian làm tăng giánguyên liệu Trong trường hợp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại, cần quan tâm tớinhững ảnh hưởng bên ngoài đến giá xuất khẩu và có xu hướng tìm nguyên liệuthay thế nếu giá tăng quá cao, sự giúp sức của chính sách tỷ giá cũng như thuếnhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm giá nội địa nguyên liệunhập Ngoài ra, các chi phí dây chuyền công nghệ bất hợp lý cũng phải được xemxét và giảm thiểu tối đa.

Bên cạnh đó là các giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiềnhàng như nhập khẩu hàng hóa, nhất là các hàng hóa đang khan hiếm, góp phầnlàm giảm áp lực đối với giá cả Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy

cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt nguồn dự trữ quốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại

và đặc biệt làm giảm sức sản xuất trong nước

Tăng khả năng sản xuất trong nước được coi là giải pháp chiến lược cơbản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền tệ một cách vững chắc Thực chất đây là giảipháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội Đây là chiến lược dài hạntập trung vào việc khai thác triệt để năng lực sản xuất của xã hội, nâng cao trình

độ của lực lượng lao động, đổi mới thiết bị hiện đại hóa dây chuyền sản xuất vàquan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh vàhiệu quả

II Tăng trưởng

1 Khái niệm và đo lường

I.1 Khái niệm

Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tănglên hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhấtđịnh Hay nói một cách cụ thể hơn, tăng trưởng kinh tế là sự tăng thu nhập quốcdân và quốc dân đầu người

I.2 Đo lường

Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng cách so sánh quy mô sản lượnggiữa các thời kỳ

Tốc độ tăng trưởng (gt):

gt = (Yt –Yt-1)/Yt-1 x 100%

Trong đó: gt là tốc độ tăng trưởng thời kỳ t

Y là GDP thực tế của thời kỳ t

Trang 12

Thực chất, Y chính là tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) hay tổng sản phẩmquốc dân (GNP) Như chúng ta đã biết GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi

về mức sản lượng của một nền kinh tế Tất nhiên ở đây chúng ta nói đến GDPthực tế chứ không phải GDP danh nghĩa, tức là đã có sự loại bỏ sự biến động củagiá cả theo thời gian ( tỷ lệ lạm phát)

Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khiGDP thực tế lại tăng trưởng chậm Một định nghĩa khác có thể thích hợp hơn vềtăng trưởng kinh tế tính theo mức sản lượng bình quân đầu người được tính bằngtổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số.Chính vì vậy chỉ tiêu ý nghĩa hơn về tăng trưởng kinh tế được tính bằng phầntrăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu sovới thời kỳ trước- thông thường tính cho một năm

g t pc = (y t - y t-1 )/y t-1 x 100%

Trong đó: gt pc là tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thời kỳ t

y là GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ t

Có thể nói, tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về sức sản xuất của nềnkinh tế Càng ngày thì tăng trưởng kinh tế càng được gắn với yêu cầu tính bềnvững hay yêu cầu việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao Tức làtăng trưởng không những phải nhanh mà phải đảm bảo liên tục, quy mô hiệu quả

và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người cao Hơn thế nữa quá trình ấy phảiđược tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học công nghệ và vốnnhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý

2 Các nhân tố ảnh hưởng

- Lao động (L): Là một yếu tố đầu vào của sản xuất Trước đây chúng ta chỉquan niệm lao động là sự tăng trưởng về số lượng của nguồn lao động xuất hiện

do tăng dân số hay tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Những mô hình tăngtrưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến chất lượng của lao động gọi làvốn nhân lực (trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động), đó là các lao động có

kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp và có sángkiến, phương pháp mới trong hoạt động kinh tế

- Tư bản (K): Là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếpđến tăng trưởng kinh tế Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trựctiếp đến tăng trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phảidưới dạng tiền (giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền

Trang 13

kinh tế Nên đầu tư vào tư bản hiện vật như xây dựng nhà máy mới, mua sắmmáy móc thiết bị mới cũng như các phương tiện vận tải và viễn thông mới sẽthúc đẩy tăng trưởng đạt hiệu quả cao.

- Công nghệ kỹ thuật (T): Là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăngtrưởng trong điều kiện hiện đại Yếu tố này cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học,nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trìnhcông nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quảnghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ chung của sản xuất.Yếu tố công nghệ được hiểu theo nghĩa toàn vẹn như thế đã được K.Marx xemnhư là “chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội” Còn Solow thì chorằng “tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn đều thu được nhờtiến bộ kỹ thuật”, Kuznets và Samuelson đều khẳng định: công nghệ kỹ thuật làsợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững” Vì vậy luôn luônphải đổi mới công nghệ tạo ra những sản phẩm mới, các phương pháp sản xuấtmới, và hình thức tổ chức kinh doanh mới; và đầu tư vào tư bản con người thôngqua đào tạo hay tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công tác

III Tác động lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định.Tuy nhiên mức độ gắn kết như thế nào vẫn là vấn đề tranh cãi

Các nhà kinh tế theo trường phái cơ cấu lập luận cho rằng lạm phát và tăngtrưởng có mối quan hệ tỉ lệ thuận, nếu có tăng trưởng kinh tế tất có lạm phát Với

lý luận này, ở một số nước đang phát triển, lạm phát được coi là yếu tố tích cực

để đảy mạnh tăng trưởng kinh tế Bởi lẽ lạm phát sẽ làm tăng tiết kiệm và đầu tư

do chuyển thu nhập từ những người làm công ăn lương sang các chủ doanhnghiệp Và nếu giá tăng nhanh sẽ có xu hướng làm tăng khoản tiết kiệm từ lợinhuận cao hơn tăng khoản tiết kiệm từ lương Mức đầu tư và tiết kiệm thực tế sẽtăng lên, kết quả là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế Lạm phát cũng có thể làmphân phối lại thu nhập từ khu vực tư nhân sang khu vực nhà nước, thậm chí nếu

dự báo và điều chỉnh một cách hoàn toàn được lạm phát thì lạm phát giống tăngthuế đối với khu vực tư nhân để tăng thu nhập cho khu vực nhà nước, và tăng

Trang 14

nguồn cho đầu tư thực tế Kết quả là làm tăng tổng đầu tư và cuối cùng là tăngtrưởng kinh tế được tăng lên.

Tuy nhiên, lập luận trên không tránh bị phản đối Một số nhà kinh tế chorằng lạm phát làm mức lãi suất thực tế giảm, tạo ra mất cân bằng ở thị trườngvốn Điều này làm cho cung nguồn vốn đầu tư giảm, và kết quả là đầu tư tư nhân

bị hạn chế do cung nguồn vay bị giới hạn, nguồn lực từ khu vực tư nhân chuyểnsang khu vực nhà nước, từ đó đầu tư nhà nước có thể đẩy đầu tư tư nhân ra ngoài

Do đó, lạm phát đưa đến giảm lãi suất thực dương và mất cân bằng thị trườngvốn, kết quả là đầu tư và tăng trưởng kinh tế giảm Nếu lạm phát cao và luônluôn biến đổi thì đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh sẽ dồn sang đầu tư thu lợinhuận nhanh và giảm đầu tư dài hạn, do đó chất lượng đầu tư bị giảm sút Hơnnữa lạm phát cao thì vốn trong nước dư thừa và vốn ngoài nước sẽ khan hiếm donhiều nhà đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vào, bên cạnh đó tỉ giá hối đoáikhông phải là thả nổi mà hoàn toàn theo cơ chế thị trường, nên nhập khẩu tănglên và xuất khẩu giảm, cán cân thương mại bị thâm hụt trầm trọng, kết quả làmcho nền kinh tế khó khăn và tăng trưởng kinh tế giảm sút

Theo quan điểm triết chung, một số nghiên cứu theo lối kinh nghiệm chothấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt quamột ngưỡng nhất định Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là phituyến tính( hình chữ U)

Nhiều mô hình kinh tế lượng đã được xây dựng để khảo sát phải chăng cótồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng dài hạn và phải chăng mối quan

hệ đó có dạng phi tuyến, tức là khi lạm phát ở mức thấp thì mối quan hệ này cóthể là thuận chiều - lạm phát thấp đi kèm với tăng trưởng thấp, nhưng khi lạmphát vượt qua một ngưỡng nào đó mối quan hệ này trở thành ngược chiều - lạmphát cao sẽ có ảnh hưởng bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế

Năm 1959, Tun Wai khi nghiên cứu số liệu của 31 nước đang phát triểntrong giai đoạn 1938-54 dã phát hiện một mối quan hệ dương giữa lạm phát vàtăng trưởng kinh tế đến một tỷ lệ lạm phát nhất định, sau đó tăng trưởng giảm rõrệt Tỷ lệ lạm phát cho phép tối đa hoá tốc độ tăng trưởng trong mô hình của ông

là 12,8%

Trang 15

Năm 1966, với số liệu của 48 nớc trong giai đoạn 1953-61, Dorrance đã tìmthấy một số sự kiện chứng tỏ lạm phát thấp và giảm phát đi kèm với tăng trưởngthấp và lạm phát vừa phải có thể có ảnh hưởng khuyến khích đến tăng trưởng.Khi lạm phát vượt quá một giới hạn nào đó lạm phát có xu hướng không có lợicho phát triển và đặc biệt là lạm phát quá cao sẽ cản trở nghiêm trọng tăngtrưởng kinh tế

Thirlwall (1974) bằng mẫu số liệu của 15 nước Mỹ La tinh cho giai đoạn1958-68 đã khẳng định tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệdương ở những mức lạm phát thấp Khi lạm phát vượt quá 10% tăng trưởng kinh

tế giảm Ông kết luận rằng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế cóthể được biểu diễn bằng hình chữ U ngược và đưa ra một tỉ lệ lạm phát "tối ưu"

là dưới 10%

Fischer (1993) đã nghiên cứu vấn đề này với kết luận, khi lạm phát tăng ởmức độ thấp mối quan hệ này có thể không tồn tại , hoặc thậm trí mang tính đồngbiến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến

Năm 1996, Sarel kiểm định về sự tồn tại của một ngưỡng mang tính cơ cấu

về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng Ông đã phát hiện những bằngchứng thực nghiệm về mức ngưỡng của tỷ lệ lạm phát là 8% năm Dưới tỷ lệ đó,lạm phát ảnh hưởng không đáng kể đến tăng trưởng, hoặc có thể ảnh hưởngdương nhẹ đến tăng trưởng Với tỷ lệ lạm phát cao hơn 8%, ảnh hưởng này làngược chiều và quan trọng Theo ông, nếu bỏ qua thực tế quan trọng này chắcchắn chúng ta sẽ đưa ra những kết luận lệch lạc về ảnh hưởng của lạm phát đếntăng trưởng kinh tế

Một số các nhà Nghiên cứu sau này như Shan và Senhadji(2001), ngưỡnglạm phát cho các nước đang phát triển là 7- 11%, các nước công nghiệp khoảng1-3% Các tác giả đã sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại nhất để kiểm địnhmối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng Công trình của các ông bao quát sốliệu của 140 nước (trong đó có cả các nước đang phát triển và các nước đã côngnghiệp hoá) trong giai đoạn 1960-98 Một lần nữa kết quả cho thấy có tồn tại mộtmức ngưỡng (threshold) mà dưới đó lạm phát và tăng trưởng có mối tương quandương và trên đó lạm phát gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng Một pháthiện rất thú vị của các tác giả là mức ngưỡng đó khác nhau giữa các khối nước

Trang 16

Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Khan( 2005) đã tập trung nghiên cứuxác định mức lạm phát tối ưu Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đốivới các nước vùng trung đông và trung Á là khoảng 3.2%.Và một số các nhànghiên cứu khác đã cố gằng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạmphát và tăng trưởng kinh tế Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra mộtngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác độngtiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng Vậy chúng ta thấy mối quan hệgiữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có thể biểu diễn bằng hình chữ “U” ngược.Trong chiến lược phát triển của mình, hầu hết các nước trên thế giới đềutheo đuổi hai mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu là tăng trưởng cao và lạmphát thấp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, “khống chế” lẫn nhau.

Muốn tăng trưởng cao hơn thì phải tăng đầu tư, tăng chi ngân sách, hạ lãisuất cho vay, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu … nhưngnếu làm như vậy thì lạm phát sẽ tăng Đó là chưa kể các yếu tố tác động bênngoài như giá nhập khẩu tăng làm tăng chi phí đầu vào; hay các yếu tố thiên tai,dịch bệnh như đại hạn, bão lụt, dịch cúm gia cầm… vừa làm tăng chi phí đầuvào, vừa làm giảm nguồn cung, tăng chi ngân sách…

Muốn lạm phát thấp, thì phải thắt chặt chi ngân sách, thắt chặt đầu tư, tiêudùng, tăng lãi suất cho vay, tăng dự trữ bắt buộc, giảm thuế suất thuế nhậpkhẩu… nhưng như thế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao Chính vì mối quan

hệ này, trong khi không thể cùng thực hiện cả hai mục tiêu, muốn ưu tiên mụctiêu nào, các chuyên gia đã dùng các cụm từ “hy sinh mục tiêu tăng trưởng chomục tiêu kiềm chế lạm phát” hay “hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mụctiêu tăng trưởng” để nói về chính sách kinh tế - tài chính của một nước

Sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, một số nước đã

sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nhiều nhànghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh,nhưng kém bền vững

Hay còn nói đó là giải pháp tăng trưởng “ bong bóng” Xu hướng các nướcphát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó là dựa trên cơ sở giá

cả ổn định ở mức thấp Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trong nền kinh tế

Trang 17

thị trường, lạm phát ổn định thì tính dự báo được nâng cao Điều đó giúp các nhàđầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả Đối với người tiêudùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thaythế do giá tăng Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thựcchất Hiện nay các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu chotăng trưởng Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủcho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề củaChính phủ trong việc phát triển nguồn lực,vốn và công nghệ kỹ thuật

Trang 18

Chương 2: Thực trạng lạm phát và và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

I Diễn biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam qua các thời kỳ

1 Giai đoạn từ 1986-1991

Bắt đầu từ thời kỳ nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có những dấu hiệu khác biệtmột cách nhanh chóng: vào những năm 1984 và 1985 tỷ lệ lạm phát ở mức164.9% và 191.6%… thì năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất là 557% và sau

đó có xu hướng giảm Như vậy mức lạm phát cao và không ổn định, song vấn đềlạm phát chưa được thừa nhận trong các văn kiện chính thức Vấn đề này chỉđược xử lý các khía cạnh “giá- lương- tiền”, mà chủ yếu bằng các giải pháp hànhchính, như xem xét và điều chỉnh giá cả trong khu vực thị trường có tổ chức nhưnăm 1987, và “bù vào giá lương” đổi tiền năm 1985… Đây là thời kỳ xuất hiệnsiêu lạm phát với ba chữ số kéo dài suốt ba năm 1986- 1988

Sau năm 1988, mọi nỗ lực của chính phủ được tập trung vào kiềm chế, đẩylùi lạm phát từ mức ba chữ số xuống còn một chữ số Đây là kết quả của quátrình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam Trong khi lạm phát được kéoxuống thì kinh tế vẫn tăng trưởng cao và khá ổn định, bình quân hàng năm tăng7- 8%

Bảng 1: Lạm phát và tăng trưởng thời kỳ 1986- 1991

Trang 19

Lạm phát

Đây là thời kỳ lạm phát quá cao và tăng trưởng thấp(chỉ đạt 4.7% )

Công cuộc chống lạm phát ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào những vấnđề: Nới lỏng cơ chế kiểm soát giá cả, phi tập trung hóa tiến trình ra các quyếtđịnh về kinh tế, thống nhất điều hành tỷ giá theo quan hệ cung cầu ngoại tệ,khuyến khích xuất khẩu đồng thời thi hành một chính sách lãi suất thực dương,kết hợp thắt chặt đúng mức việc cung ứng tiền Các giải pháp lúc đầu được tiếpnối với sử dụng từng bước có hiệu quả các công cụ tài chính đã nhanh chóng đemlại nhiều thành quả đáng khích lệ trong điều kiện kiểm soát được lạm phát Cụthể như sau:

- Giai đoạn 1986- 1988, việc thực hiện chính sách lãi suất thực dương, điềuhành phù hợp sự biến động của chỉ số giá đã làm khôi phục niềm tin người dânvới đồng nội tệ, hấp dẫn người dân gửi tiền vào ngân hàng, giảm áp lực cung cấptín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước của hệ thống ngân hàng, từ đó đã chặnđứng mức siêu lạm phát

- Năm 1988, Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách cung ứng tiền tệ vàphối hợp chính sách tài khóa cùng các chính sách kinh tế vĩ mô khác: Ban hành

Trang 20

tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới: tăng số lần tính dự trữ bắt buộc hàng tháng, loại bỏ dầntín phiếu kho bạc vào một thời kỳ không kỳ hạn chung Điều này cho phép điềuchỉnh linh hoạt hơn dự trữ các ngân hàng thương mại tại ngân hàng nhà nước,khống chế lãi suất thị trường và khối lượng tín dụng

- Đến năm 1989, chính sách tài khóa thắt chặt đã góp phần kiềm chế lạmphát Cải cách thuế bước một năm 1990 nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sáchđáp ứng được yêu cầu chi ngân sách, mặt khác tạo cơ sở bình đẳng cho cácdoanh nghiệp phát triển, khuyến khích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, lành mạnh hóa hoạt động ngân sách, đóng góp tích cực vào quá trìnhchống lạm phát

2 Giai đoạn 1992- 1998

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1992-1995 là 8.2% và cókhả năng tiếp tục tăng mạnh khi năm 1995 đạt tỷ lệ tăng trưởng 9.5% đã khiếncác nhà hoạch định chính sách nghĩ đến việc phải kiềm chế tốc độ tăng trưởngcao và đề ra những giải pháp cấp bách để kiềm chế lạm phát Tuy nhiên từ năm

1996, cụ thể từ 1997, xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũngnhư mức lạm phát của Việt Nam đã liên tục giảm Đáng lưu ý là đã có mầmmống xuất hiện hiện tượng giảm phát ở một vài tháng trong năm 1996,1997 Tuynhiên xét về trung và dài hạn, tuy tốc độ tăng trưởng có giảm sút song nền kinh tếnước ta vẫn chủ yếu có tỷ lệ lạm phát với mức độ vừa phải , bình quân 6% /năm

kể từ 1995- 1998

Giai đoạn 1992-1998 lạm phát được giảm dần đi cùng với tăng trưởngcao(7.3%)

Trang 21

Bảng 2: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1992-1998

để bù đắp thâm hụt ngân sách và thay thế bằng ODA, viện trợ không hoàn lại vàmột số ít bằng vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu kho bạc;chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm cho tốc độ tăng tổng các phương tiện thanhtoán( cung tiền M2) giảm nhanh chóng( từ 53.1% năm 1990 xuống còn 27.7%năm 1995); và chính sách lãi suất dương cũng có hiệu quả tốt

Và trong năm 1997, công tác điều hành chống lạm phát đã được chuẩn bịchu đáo, chỉ đạo sát sao nên lạm phát đã giảm ở mức 3.5%, nhưng tốc độ tăngtrưởng cũng có dấu hiệu thụt lùi còn 8.8%, mối quan hệ này không phản ánh mộtquy luật nào rõ nét Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh mức lãi suất trần đối vớitất cả các loại cho vay phù hợp với chỉ số lạm phát của năm trước và khuyếnkhích các doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh; chính sách tài khóa thựchiện thuế VAT nhằm tránh tình trạng đánh thuế nhiều lần, thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu nhờ cơ chế khấu trừ thuế đầu vào và áp dụng thuế suất 0% cho xuấtkhẩu

Ngày đăng: 11/12/2012, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, Bộ môn KT Vĩ mô- ĐH KTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
2. Phan Thị Hồng Hải, (2005), Lạm phát trong các nước chuyển đổi nền kinh tế và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Bộ giáo dục và đào tạo, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát trong các nước chuyển đổi nền kinh tế và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Hồng Hải
Năm: 2005
3. TS. Lê Quốc Lý, Lạm phát- Hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính- Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát- Hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính- Hà Nội
4. TS. Châu Đình Phương, Bàn về quan hệ giữa lạm phát tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, Nghiên cứu- trao đổi, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 1/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về quan hệ giữa lạm phát tiền tệ và tăng trưởng kinh tế
5. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính- Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính- Tiền tệ Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
6. TS. Hoàng Xuân Quế, Lạm phát ở Việt Nam- nguyên nhân và giải pháp, Tài chính- Tiền tệ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 319- tháng 12/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lạm phát ở Việt Nam- nguyên nhân và giải pháp
7. Nguyễn Đại La, Những thành tựu và bất cập giữa chính sách tài khoá và tiền tệ tại Việt Nam trong 10 năm qua, Tạp chí Ngân hàng tháng 3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tựu và bất cập giữa chính sách tài khoá và tiền tệ tại Việt Nam trong 10 năm qua
9. Tiếp tục nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&amp;idmid=2&amp;ItemID=9319 Link
8. Lạm phát thách thức lớn tại các nước đang phát triển, http://cafe.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 1: Lạm phát chi phí đẩy - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
th ị 1: Lạm phát chi phí đẩy (Trang 6)
Bảng 1: Lạm phát và tăng trưởng thời kỳ 1986-1991 - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
Bảng 1 Lạm phát và tăng trưởng thời kỳ 1986-1991 (Trang 18)
Đồ thị 3: - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
th ị 3: (Trang 19)
Đầu năm 1997, tình hình Quốc tế và thị trường thế giới không có những biến động và đột biến lớn, xu thế hợp tác trong khu vực và toàn cầu tăng lên cũng tác  động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
u năm 1997, tình hình Quốc tế và thị trường thế giới không có những biến động và đột biến lớn, xu thế hợp tác trong khu vực và toàn cầu tăng lên cũng tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta (Trang 21)
tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều biến động đã tạo ra một tình hình bất lợi cho nền kinh tế nước ta - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
t ình hình thế giới và khu vực đã có nhiều biến động đã tạo ra một tình hình bất lợi cho nền kinh tế nước ta (Trang 22)
Đồ thị 4: - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
th ị 4: (Trang 22)
Tình hình thiểu phát thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực tiền tệ. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế bị giảm sút, tăng 21.44% so với năm  - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
nh hình thiểu phát thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực tiền tệ. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế bị giảm sút, tăng 21.44% so với năm (Trang 23)
Bảng 3: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1999-2003 - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
Bảng 3 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1999-2003 (Trang 23)
Đồ thị 5: - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
th ị 5: (Trang 23)
Bảng 3: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1999- 2003 - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
Bảng 3 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1999- 2003 (Trang 23)
Bảng 4: Lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 2004-2008 - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
Bảng 4 Lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 2004-2008 (Trang 27)
Từ hình vẽ trên, chúng ta chọn mức lạm phát tối ưu là 3.5 phần trăm một năm trong giai đoạn 1990-2007, có nghĩa là lạm phát có tác động dương đến tăng  trưởng kinh tế trong ngưỡng 3.5% một năm, vượt quá ngưỡng này lạm phát có ảnh  hưởng tiêu cực đến tăng  - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
h ình vẽ trên, chúng ta chọn mức lạm phát tối ưu là 3.5 phần trăm một năm trong giai đoạn 1990-2007, có nghĩa là lạm phát có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế trong ngưỡng 3.5% một năm, vượt quá ngưỡng này lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng (Trang 31)
Đồ thị 7 : Hệ số xác định của hồi quy với các ngưỡng lạm phát khác nhau - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
th ị 7 : Hệ số xác định của hồi quy với các ngưỡng lạm phát khác nhau (Trang 31)
Bảng 5 - Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế
Bảng 5 (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w