Chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế (Trang 34)

II. Mô hình kinh tế lượng về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

1. Chính sách tài khóa

1.1 Đối với chính sách chi tiêu:

Trong những năm tới, Chính phủ nên điều chỉnh chính sách chi tiêu theo hướng thắt chặt một cách hợp lý để giảm tỷ lệ lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cần phải có các ưu tiên hợp lý hơn trong chi tiêu, đồng thời cần cơ cấu lại chi tiêu theo hướng kiên quyết loại bỏ những khoản chi không cần thiết, bao biện, tăng tỷ lệ chi đầu tư xây dựng cơ bản và có biện pháp hạn chế thất thoát, lãng phí. Việc đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hành chính đi đôi với sắp xếp và cơ cấu lại bộ máy tổ chức của nhà nước theo hướng gọn nhẹ hơn sẽ có tác động không nhỏ để giảm bớt gánh nặng chi tiêu công.

1.2 Về thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ:

Thâm hụt ngân sách là hiện tượng khá phổ biến ở tất cả nền kinh tế hiện đại. Bài học rút ra cả từ lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế là ngân sách chính phủ không nên thâm hụt quá lớn và kéo dài. Theo quan điểm tài chính hiện đại, điều quan trọng trong việc điều hành chính sách tài khóa là cần đảm bảo thâm hụt ngân sách trong phạm vi có thể quản lý được tức là ở mức có thể bù đắp được mà không gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong thời gian tới, Việt Nam vẫn cần duy trì chính sách tài khóa thận trọng. Tuy nhiên chính sách tài khóa không nên thắt chặt quá mức, bởi vì sẽ gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Phải quản lý chặt chẽ các khoản chi, chống tham nhũng một cách quyết liệt…Khống chế thâm hụt NSNN ở mức cho phép (4-5%), tài trợ thâm hụt thông qua đi vay chứ không bằng con đường phát hành tiền và tránh không gây thêm tác động đến tỷ lệ lãi suất trong nước và giảm các chi phí đi vay.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w