Xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế (Trang 30 - 31)

II. Mô hình kinh tế lượng về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

2.Xây dựng mô hình

Từ những nghiên cứu ở trên, tôi tiến hành sử dụng phương pháp “quét” để chọn ra mức lạm phát tối ưu (opi). Tiêu chí lựa chọn trong phương pháp này là hệ số xác định của hồi quy tuyến tính đơn giản.

Ở đây tôi sử dụng mô hình hồi quy bội theo phương pháp bình phương nhỏ nhất(OLS) để đo lường tác động của các cú sốc tới những dao động của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1990-2007. Hàm hồi quy cho ta biết sự phụ thuộc của tốc độ tăng trưởng kinh tế (LTT) vào các nhân tố ảnh hưởng tới nó.

LTTt = b1 + b2•LLPt + b3• LGIt +b4.LGLt + b5•dum[ LLPt –log( opi)]

Trong đó các biến số được tóm tắt như sau : LLP = Log( lạm phát)

LTT = Log( tăng trưởng)

LGI = Log( GI) trong đó GI là tốc độ tăng vốn đầu tư năm này so với năm trước đó LGL = Log( GL) trong đó GL là tốc độ tăng nguồn lao động năm này so với năm trước đó.

Dum*(LLP- log(opi))

Dum=1 nếu πt>opi, còn lại = 0 ( biến vượt ngưỡng)

Toàn bộ số liệu được tính theo năm ở giai đoạn 1990-2007 cụ thể như sau :

- Để đo lường mức giá chung, tỉ lệ lạm phát tính trung bình năm từ CPI theo quý, với quý 4 năm 1994 =100.

- Tốc độ tăng vốn đầu tư năm này so với năm trước được tính theo giá so sánh năm 1994.

- Tốc độ tăng nguồn lao động năm này so với năm trước cũng được tính theo giá so sánh năm 1994

Chúng ta cho biến ngưỡng lạm phát chạy từ 0,5 phần trăm đến 20 phần trăm, với bước nhảy 0.5 phần trăm một năm, và ghi lại hệ số xác định (R2). Mức lạm phát tối ưu được xác định tương ứng với hồi quy có hệ số xác định lớn nhất.

Đồ thị 7 : Hệ số xác định của hồi quy với các ngưỡng lạm phát khác nhau

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 1.5 2.5 3.5 4.5 5.5 6.5 7.5 8.5 9.5 10.5 11.5 12.5 13.5 14.5 15.5 16.5 17.5 18.5 19.5 Series1

Chú ý: ngưỡng lạm phát (%) trên trục hoành, hệ số xác định (R2) của hồi quy trên trục tung.

Nguồn: Niên giám Thống Kê, Tổng cục Thống Kê Việt Nam.

Từ hình vẽ trên, chúng ta chọn mức lạm phát tối ưu là 3.5 phần trăm một năm trong giai đoạn 1990-2007, có nghĩa là lạm phát có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế trong ngưỡng 3.5% một năm, vượt quá ngưỡng này lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng.

Mục tiêu ổn định lạm phát là kiểm soát được lạm phát và duy trì được lạm phát dao động trong một phạm vi an toàn, hỗ trợ cho việc ổn định nền tài chính- tiền tệ quốc gia thúc đẩy sản xuất phát triển có lợi cho tăng trưởng dài hạn.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế (Trang 30 - 31)