Hồi quy tăng trưởng với mức lạm phát tối ưu

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế (Trang 31 - 34)

II. Mô hình kinh tế lượng về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

3. Hồi quy tăng trưởng với mức lạm phát tối ưu

Trong phần trước, chúng ta dùng hồi quy đơn giản làm khuôn khổ cơ bản cho việc xác định mức lạm phát tối ưu. Cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có thể biểu diễn bằng hình chữ "U" ngược. Điều đó hàm ý rằng ở mỗi nước đều tồn tại một phạm vi lạm phát "an toàn" khi lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều. Tiến hành hồi quy tăng trưởng với mức lạm phát tối ưu như sau:

LTTt = b1 + b2•LLPt + b3• LGIt +b4.LGLt + b5•dum[ LLPt –log( 3.5)]

Trong đó định nghĩa các biến đã được nêu trong phần trước, và chú ý rằng ngưỡng lạm phát được giữ ở mức tối ưu 3.5 phần trăm một năm.

Bảng 5

Dependent Variable: LTT Method: Least Squares Date: 01/13/10 Time: 14:13 Sample(adjusted): 1991 2007 Included observations: 16

Excluded observations: 1 after adjusting endpoints

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 1.031509 0.448795 2.298399 0.0422

LLP 0.072386 0.052506 1.378637 0.1954

LGI 0.015087 0.026553 0.56816 0.5813

LGL 0.048131 0.127631 0.377106 0.7133

DUM*(LLP-LOG(3.5)) -0.192693 0.087507 -2.202032 0.0499 R-squared 0.402888 Mean dependent var 0.884313 Adjusted R-squared 0.185756 S.D. dependent var 0.077221 S.E. of regression 0.069681 Akaike info criterion -2.239473 Sum squared resid 0.05341 Schwarz criterion -1.998039

Log likelihood 22.91578 Fstatistic 1.855498

Durbin-Watson stat 1.636704 Prob(F-statistic) 0.188629 Từ các kết quả ở bảng trên ta thấy các hệ số phản ánh quan hệ giữa tăng trưởng và các biến độc lập với mức ỹ nghĩa thống kê 5% là đúng với kỳ vọng nghiên cứu lạm phát và tăng trưởng, hệ số phản ánh quan hệ cho biết lạm phát trong kỳ có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Qua hệ số này chúng ta thấy nếu như tỉ lệ lạm phát tăng một điểm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế lập tức

tăng 0.072386 điểm phần trăm. Nhưng tác động này không có ỹ nghĩa thống kê tại mức 5% vì P-value = 0.1954 >0.05.

Chúng ta cũng thấy rằng tuy tốc độ tăng vốn đầu tư có tác động dương đến tăng trưởng, tốc độ tăng vốn đầu tư tăng một điểm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng 0.015087 điểm phần trăm., nhưng P-value = 0.5813 >0.05.

Tương tự, tốc độ tăng nguồn nhân lực cũng có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, nếu tốc độ tăng nguồn nhân lực tăng một điểm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng 0.048131 điểm phần trăm, nhưng tác động này không có ỹ nghĩa thống kê vì P-value = 0.7133.

Tiến hành kiểm định mô hình trên có tốt không, ở độ trễ 4, ta thấy mô hình không có hiện tượng tự tương quan vì P-value = 0. 470497 > 0.05.

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 0.498779 Probability 0.738475 Obs*R-squared 3.548801 Probability 0.470497 Tương tự, mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi vì P-value = 0.170974> 0.05

ARCH Test:

F-statistic 3.008194 Probability 0.196189 Obs*R-squared 6.403488 Probability 0.170974

Những kết luận rút ra từ nghiên cứu này là một cơ sở cho những ngụ ý điều chỉnh chính sách ổn định vĩ mô nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w