Cải cách hệ thống ngân hàng:

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế (Trang 35 - 36)

II. Mô hình kinh tế lượng về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

2.3Cải cách hệ thống ngân hàng:

2. Chính sách tiền tệ

2.3Cải cách hệ thống ngân hàng:

Mô hình tổ chức của Ngân hàng nhà nước như hiện nay chưa đảm bảo tính độc lập của Ngân hàng nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ. Hoạt động của Ngân hàng nhà nước thường bị chi phối bởi các quyết định của chính phủ. Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi, Ngân hàng nhà nước đã và đang thực hiện đổi mới các công cụ điều hành và thực thi chính sách tiền tệ

theo định hướng thị trường. Do đó vấn đề đổi mới bộ máy tổ chức của hệ thống Ngân hàng nhà nước là yêu cầu cấp thiết. Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống Ngân hàng nhà nước là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, trong đó đặc biệt là cải thiện tính độc lập của ngân hàng nhà nước với các nội dung chủ yếu như nâng cao vị thế tương đối độc lập của Ngân hàng nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ và cả trong việc tổ chức.

Song song cải cách Ngân hàng nhà nước thì việc cải cách hệ thống Ngân hàng thương mại là yêu cầu rất cấp thiết trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Việc cải cách hệ thống Ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo để hệ thống này hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhằm đảm bảo chức năng trung gian tài chính của nó và cả vai trò là kênh truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước để đảm bảo Ngân hàng nhà nước có thể thực hiện tốt chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam Áp lực đối với tăng trưởng và các giải pháp kiềm chế (Trang 35 - 36)