II. Mô hình kinh tế lượng về tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế
2. Chính sách tiền tệ
2.4 Điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái theo hướng linh hoạt:
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các chính sách nói chung và chính sách tỷ giá hối đoái nói riêng phải điều chỉnh linh hoạt, thích ứng với môi trường quốc tế thường xuyên thay đổi. Tính linh hoạt đòi hỏi việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái không thể rập khuôn kinh nghiệm nước ngoài hay áp dụng lý thuyết một cách cứng nhắc, mà phải cân nhắc phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ, hành vi của các tác nhân kinh tế, góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ.
Chính vì vậy, giải pháp điều hành chính sách tỷ giá hối đoái để góp phần kiềm chế lạm phát, cải thiện cán cân thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới đó là:
- Tiếp tục thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có sự điều tiết của nhà nước.
- Không nên tiếp tục phá giá đồng nội tệ mặc dù chính sách này có tác dụng cải thiện cán cân thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, song tác động này khá hạn chế trong điều kiện hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết xuất khẩu của ta đều là các sản phẩm thô còn nhập khẩu
lại tập trung vào máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và phụ tùng..Như vậy Việt Nam sẽ không được lợi nhiều từ giảm giá đồng nội tệ.
- Chế độ tỷ giá hối đoái neo đồng Việt Nam với đô la Mỹ không còn phù hợp nữa. Nên tiến hành đưa rỏ tiền tệ vào việc xác định tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam để hỗ trợ tích cực cho việc phòng tránh rủi ro do biến động tỷ giá.
- Chính phủ cần thực hiện hàng loạt các biện pháp, chính sách tài khóa và tiền tệ đồng bộ với nhau cùng chính sách tỷ giá hối đoái.
Kết luận
Lạm phát và tác động của nó tới tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất lớn và rất quan trọng trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô của đất nước, nên rất cần được xem xét, nghiên cứu một cách thật đầy đủ và sâu sắc.
Bài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam, phân tích diễn biến và những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 đến nay, đồng thời tập trung phân tích thực tiễn điều hành chính sách vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát của nước ta và đưa ra được những hàm ý điều chỉnh trong thời gian tới. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công, tôi đã hoàn thành bài chuyên đề với những nội dung cụ thể đạt được là:
- Tổng hợp một cách có hệ thống những lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ nhất định, xem xét những nguyên nhân gây ra lạm phát để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm duy trì mức lạm phát hợp lý để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Phân tích tình trạng thực tế ở Việt Nam về lạm phát và tăng trưởng qua các giai đoạn từ 1986 đến nay, và các chính sách đã thực hiện để kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.
- Ước lượng mô hình kinh tế lượng để tìm ra mức lạm phát tối ưu với số liệu theo năm của Việt Nam giai đoạn 1990-2007, từ đó ước lượng sự ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế.
- Đưa ra một số kiến nghị về chính sách vĩ mô nhằm xử lý lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Tuy nhiên vì một số nguyên nhân khách quan nên bài chuyên đề cũng còn một số hạn chế nhất định. Mong thầy cô giáo và bạn đọc sẽ góp ý để bài chuyên đề phát triển hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, Bộ môn KT Vĩ mô- ĐH KTQD
2. Phan Thị Hồng Hải, (2005), Lạm phát trong các nước chuyển đổi nền kinh tế và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Bộ giáo dục và đào tạo, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
3. TS. Lê Quốc Lý, Lạm phát- Hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính- Hà Nội, 2005.
4. TS. Châu Đình Phương, Bàn về quan hệ giữa lạm phát tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, Nghiên cứu- trao đổi, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 1/2006.
5. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính- Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê
6. TS. Hoàng Xuân Quế, Lạm phát ở Việt Nam- nguyên nhân và giải pháp, Tài chính- Tiền tệ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 319- tháng 12/2004.
7. Nguyễn Đại La, Những thành tựu và bất cập giữa chính sách tài khoá và tiền tệ tại Việt Nam trong 10 năm qua, Tạp chí Ngân hàng tháng 3/2006
8. Lạm phát thách thức lớn tại các nước đang phát triển,
http://cafe.vn
9. Tiếp tục nỗ lực phục hồi tăng trưởng kinh tế,
Mục lục