Tập hợp chi phí sản xuất kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 29 - 39)

cuối kỳ

1.3.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (theo phương pháp kê khai thường xuyên).

a. Tổng hợp chi phí sản xuất

Các phần trên đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại chi phí sản xuất ( chi phí sản phẩm). Các chi phí sản xuất kể trên cuối cùng đều phải được tổng hợp vào bên Nợ tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ…của các bộ phận sản xuất – kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ ( kể cả thuê ngoài gia công chế biến). Nội dung phản ánh của tài khoản 154 như sau:

Bên Nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ ( chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung).

Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm

- Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.

Số dư Nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn thành.

Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất tiến hành như sau:

- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ( chi tiết theo từng đối tượng, từng phân xưởng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…)

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp ( chi tiết theo đối tượng): Nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Có TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp

- Phân bổ (hoặc kết chuyển) chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng).

Nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627 – chi phí sản xuất chung

- Giá trị ghi giảm chi phí + Giá trị phế liệu thu hồi. Nợ TK 152 – nguyên, vật liệu

Có TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

Nợ TK 138 (1381) – phải thu khác

Có TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

+ Giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt bất thường trong sản xuất: Nợ TK liên quan (138, 334…)

Có TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ hoàn thành:

Nợ TK 155 – Thành phẩm Nợ TK 157 – Hàng gửi bán

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và giá thành (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)

TK 621TK 154 TK 154 TK 152, 111… TK 621 TK 621 Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung Các khoản ghi giảm chi phí

TK 155, 152TK 157 TK 157 TK 632 Nhập kho Tiêu thụ Gửi bán Giá thành thực tế

b. Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang.

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang. Tuy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá sản phẩm dở dang sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản phẩm ước tính tương đương: dựa theo mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang để quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Để đảm bảo tính chính xác của việc tính giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các chi phí nguyên, vật liệu chính phải xác định theo số thực tế đã dùng.

Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang đang được tính như sau: - Phần chi phí NVL chính được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo số lượng sản phẩm dở dang thực tế:

= x

Phần chi phí chế biến của sản phẩm sản xuất ngoài chi phí NVL chính được tính theo số lượng sản phẩm dở dang quy đổi theo mức độ hoàn thành.

= x

Chi phí tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng (A + B).

Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: để đơn giản cho việc tính toán, đối với những loại chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.

Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hoặc theo chi phí vật liệu chính: theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở

dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính mà không tính đến các chi phí khác.

Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch: căn cứ vào định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.

Ngoài ra, trên thực tế, người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang v.v…

c. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh phụ.

- Sản xuất kinh doanh phụ là hoạt động sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp tổ chức ra nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính trong doanh nghiệp hoặc tận dụng năng lực thừa, tận dụng phế liệu, phế phẩm của hoạt động kinh doanh chính để tạo ra sản phẩm khác nhằm tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

Sản xuất kinh doanh phụ trong doanh nghiệp có thể bao gồm: hoạt động vận chuyển, hoạt động sửa chữa, hoạt động sản xuất điện, hoạt động sản xuất khuôn mẫu…do đó, trong tổ chức kế toán cần hạch toán riêng chi phí sản xuất cho từng hoạt động nhằm kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả hoạt động, tính giá thành và phân bổ chi phí sản xuất, kinh doanh phụ cho các đối tượng sử dụng khác nhau.

Tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh phụ có quan hệ khác nhau về cung cấp sản phẩm, lao vụ để vận dụng phương pháp tính toán thích hợp. Dưới đây giới thiệu một số trường hợp cụ thể:

Trường hợp giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ không có quan hệ cung cấp sản phẩm, lao vụ cho nhau.

Nếu sản xuất kinh doanh chỉ phục vụ cho các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp thì các đối tượng sử dụng sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được tính theo giá thành thực tế. Sau đó, xác định mức phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng kế toán ghi:

Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – chi phí bán hàng Nợ TK 642 – chi phí QLDN

Có TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – chi tiết SXKD phụ. Trường hợp giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ có quan hệ cung cấp sản phẩm, lao vụ cho nhau.

Việc xác định giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ được thực hiện theo một trong các phương pháp sau:

+ Sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ cung cấp cho tất cả các đối tượng kể cả cung cấp lẫn cho nhau đều tính theo giá thành thực tế (phương pháp đại số): Để xác định được giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ cần phải đặt hệ phương trình mà giá thành thực tế đơn vị của từng loại sản phẩm, lao vụ là ẩn số cần phải tìm.

+ Sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ cung cấp lẫn nhau được tính theo giá thành kế hoạch không điều chỉnh, còn các đối tượng khác sử dụng sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ phải tính theo giá thành thực tế. Cách tính giá thành thực tế như sau:

=

Trị giá sản phẩm, lao vụ do SXKD phụ cung cấp lẫn nhau theo giá thành kế hoạch kê hoạch không điều chỉnh:

Nợ TK 154 – chi phí SXKD dở dang - chi tiết hoạt động SXKD phụ (nơi nhận) Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang – chi tiết hoạt động SXKD phụ (nơi cung cấp)

Trị giá sản phẩm, lao vụ cho SXKD phụ cung cấp cho các đối tượng khác theo giá thành thực tế.

Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung (hoạt động SXKD chính) Nợ TK 641 – chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – chi phí QLDN

Có TK 154 – chi phí SXKD dở dang – chi tiết SXKD phụ.

+ Sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ cung cấp lẫn nhau được tính theo giá thành ban đầu, còn các đối tượng khác sử dụng sản phẩm, lao vụ của SXKD phụ phải tính theo giá thành thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo phương pháp này cách tính như sau:

- Lần đầu tính giá thành thực tế (giá thành ban đầu) trên cơ sở chưa hạch toán phần giá trị sản phẩm, lao vụ cung cấp lẫn nhau, từ đó xác định gí trị phục vụ cung cấp lẫn nhau.

- Lần sau tính giá thành thực tế (giá thành thực tế mới) trên cơ sở đã hạch toán giá trị sản phẩm, lao vụ cung cấp lẫn nhau để phân bổ cho các đối tượng khác không phải trong nội bộ SXKD phụ.

Trình tự hạch toán tương tự như phương pháp phân bổ theo giá thành kế hoạch không điều chỉnh.

Sản xuất kinh doanh phụ được tổ chức ra nhằm tận dụng phế liệu, phế phẩm của SXKD chính để tạo ra các sản phẩm, lao vụ khác cung cấp cho thị trường (sản phẩm, hàng hoá) làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp thì nội dung và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành được thực hiện tương tự như đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

1.3.3.2. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 631 “giá thành sản xuất”. Tài khoản này được hạch toán chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Được hạch toán vào tài khoản 631 bao gồm 3 loại chi phí sau:

- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

* Nội dung phản ánh của tài khoản 631 – giá thành sản xuất.

Bên Nợ: phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Bên Có:

- Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào tài khoản 154. - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.

Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư. * Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư.

Bên Nợ: kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Bên Có: Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ. Số dư Nợ: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

Tài khoản này mở chi tiết đối tượng hạch toán chi phí. Cách thức hạch toán cụ thể như sau:

- Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang. Nợ TK 631 – giá thành sản xuất

Có TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

- Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…

+ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Nợ TK 631 – giá thành sản xuất

Có TK 627 – chi phí sản xuất chung

- Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, ghi bút toán kết chuyển.

Nợ TK 154 – chi phí SXKD dở dang Có TK 631 – giá thành sản xuất

- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 631 – Giá thành sản xuất.

Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên.

Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

TK 631TK 154 TK 154 TK 621 TK 622 TK 627

Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí sản xuất kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá TK 632

Giá trị sản phẩm; dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 29 - 39)