1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay

194 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Tác giả Nguyễn Văn Hiếu
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 1,59 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 T Ổ NG QUAN CÁC NGHIÊN C Ứ U D Ị CH V Ụ CÔNG TÁC XÃ (24)
    • 1.1. Những nghiên cứu về người cao tuổi và người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã (24)
    • 1.2. Nh ữ ng nghiên c ứ u v ề d ị ch v ụ công tác xã h ội đố i v ới ngườ i cao tu ổ i t ạ i các cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i (33)
  • Chương 2 CƠ SỞ LÝ LU Ậ N V Ề D Ị CH V Ụ CÔNG TÁC XÃ H Ộ I ĐỐ I V Ớ I NGƯỜ I CAO TU Ổ I T ẠI CƠ SỞ TR Ợ GIÚP XÃ H Ộ I (48)
    • 2.1. Cơ sở trợ giúp xã hội và người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội (48)
    • 2.2. Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội (61)
    • 2.3. Các lý thuy ế t ứ ng d ụ ng trong nghiên c ứ u d ị ch v ụ công tác xã h ội đố i v ớ i ngườ i cao tu ổ i t ại cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i (74)
    • 2.4. Lu ậ t pháp, chính sách v ề d ị ch v ụ công tác xã h ội đố i v ới ngườ i cao tu ổ i t ạ i cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i (76)
    • 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội (83)
  • Chương 3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI (88)
    • 3.1. Th ự c tr ạ ng s ứ c kh ỏ e th ể ch ấ t và tinh th ầ n c ủa ngườ i cao tu ổ i ở cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i (88)
    • 3.2. Nhu cầu trợ giúp của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội (93)
    • 3.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội (105)
    • 3.4. Th ự c tr ạ ng d ị ch v ụ công tác xã h ội đố i v ới ngườ i cao tu ổ i t ại cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i so sánh qua các bi ế n s ố (118)
    • 3.5. Th ự c tr ạ ng các y ế u t ố ảnh hưởng đế n d ị ch v ụ công tác xã h ộ i c ủa ngườ i cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội (125)
  • CHƯƠNG 4 GI Ả I PHÁP NÂNG CAO HI Ệ U QU Ả D Ị CH V Ụ CÔNG TÁC XÃ H Ộ I ĐỐ I V ỚI NGƯỜ I CAO TU Ổ I Ở VI Ệ T NAM (136)
    • 4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp (136)
    • 4.2. Các gi ả i pháp nâng cao ch ất lượ ng d ị ch v ụ công tác xã h ộ i cho n gườ i cao (137)
    • 4.3. Kh ả o nghi ệ m tính c ấ p thi ế t và kh ả thi c ủ a các gi ải pháp đề xu ấ t (145)
    • 4.4. Thử nghiệm giải pháp đề xuất (149)
      • 3.2.2.3. Nhu c ầ u v ề hình th ứ c tham v ấ n tâm lý c ủa ngườ i cao tu ổ i t ại cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i (99)

Nội dung

T Ổ NG QUAN CÁC NGHIÊN C Ứ U D Ị CH V Ụ CÔNG TÁC XÃ

Những nghiên cứu về người cao tuổi và người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã

1.1.1 Nh ữ ng nghiên c ứ u v ề ngườ i cao tu ổ i

Người cao tuổi là nhóm xã hội đặc biệt được quan tâm từgia đình đến phạm vi xã hội Đây không chỉ là trách nhiệm xã hội, mà còn là văn hóa dân tộc Ở tất cả các quốc gia, người cao tuổi đều được quan tâm chăm sóc Chính vì vậy, người cao tuổi cũng là đối tượng tìm hiểu, quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Có thể nêu ra một số nghiên cứu sau:

Các tác giả Brendan M Baird, Richard E Lucas, M Brent Donnellan (2010) đã nghiên cứu về sự hài lòng cuộc sống theo tuổi thọ Nghiên cứu thứ nhất được tiến hành với 40.000 người tham gia trên toàn nước Đức (Dự án GSOEP) Có 51% sốngười tham gia là phụ nữ Trong nghiên cứu này các tác giả muốn xem có sự khác biệt về hài lòng cuộc sống hay không ở những nhóm tuổi tác khác nhau Các tác giả cũng chỉ ra, hạnh phúc chủ quan, hạnh phúc của con người là kết quả trực tiếp nhất từ các hoàn cảnh khách quan của cuộc sống của họ Sự hài lòng trong cuộc sống của một người có thể xem xét qua các điều kiện khách quan của cuộc sống củacá nhân đó Sự khác biệt về độ tuổi có sự hài lòng cuộc sống khác nhau Về mức độ hài lòng trong cuộc sống thể hiện rõ nhất khi đối chiếu những người lớn tuổi nhất trong mẫu với các nhóm tuổi khác Nghiên cứu thứ hai (Dự án BHPS) được tiến hành ở Anh từ năm 1991 đến 2001, với mẫu là 24.000 người tham gia, có 53 người là phụ nữ Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng cuộc sống giảm dần theo nhóm tuổi Và sự hài lòng cuộc sống giảm nhẹ đối với nhóm tuổi người cao tuổi Kết quả của hai nghiên cứu này cho thấy mức độ hài lòng trong cuộc sống bắt đầu giảm sau giữa những năm 70 tuổi và những sự sụt giảm này có thể khá đáng kể.Những suy giảm này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe ngày càng giảm, mất hỗ trợ xã hội, hoặc thậm chí là cái chết sắp xảy ra Như vậy, sự hài lòng về cuộc sống giảm xuống vào cuối tuổi thọ, thời điểm mà nhiều hoàn cảnh kháchquan có thể trở nên tồi tệ hơn [71]

Nghiên cứu của Baltes và Mayer (1999) cho thấy khi sức khỏe thể chất, tình trạng tài chính hoặc các mối quan hệ xã hội của một cá nhân thay đổi theo thời gian, các đánh giá về

16 sự hài lòng trong cuộc sống của người đó cũng sẽ thay đổi Bởi vì sự già đi có xu hướng liên quan đến sức khỏe kém hơn, ít tiền hơn và ít giao tiếp xã hội hơn thì sự hài lòng cuộc sống cũng có thể giảm đi Nghiên cứu này cũng cho thấy nếu sự hài lòng trong cuộc sống bị ảnh hưởng bởi các khía cạnh tương đối ổn định là tính khí, thì mức độ hạnh phúc trung bình có thể duy trì ổn định trong suốt thời gian cuộc sống của cá nhân[dẫn theo 71]

Những nghiên cứu theo Lý thuyết chọn lọc xã hội cho rằng mọi người thực sự có thể trở nên hạnh phúc hơn và hài lòng hơn với cuộc sống của họ khi họ già đi.Tác giả Carstensen L.L (1991) cho rằng khi con người bước vào những năm cuối đời, họ ngày càng có ý thức về khoảng thời gian họ còn lại để sống Nhận thức về tỷ lệ tử vong sắp xảy ra này có thể khiến những người lớn tuổi tập trung vào các cách để làm cho những trải nghiệm còn lại của họ trở nên thú vị nhất có thể.Ví dụ, so với những người trẻ hơn, những người lớn tuổi có xu hướng chú trọng nhiều hơn đến các khía cạnh cảm xúc của các tương tác xã hội tiềm năng và có nhiều khả năng nhớnội dungcảm xúccủa trải nghiệm của họ hơn [77]

A.M White, G S Philogene, L Fine, and S Sinha (2009) đã nghiên cứu về hỗ trợ xã hội và tình trạng sức khỏe của những người lớn tuổi ở Hoa Kỳ Nghiên cứu được tiến hành ở 1.732 người cao tuổi Nghiên cứu cũng chỉ ra, sự cô lập với xã hội và thiếu sự hỗ trợ của xã hội có khả năng là những tác nhân gây căng thẳng cấp tính và mãn tính ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, trước hết là hành vi của người cao tuổi Sự hỗ trợ xã hội không đầy đủ và sự cô lập xã hội là những yếu tố gây căng thẳng có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, trao đổi chất và hệ thống tim mạch cũng như các hành vi liên quan đến sức khỏe người cao tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy có trong số hơn 7 triệu người cao tuổi, tức 17 dân số này, không hài lòng với mức độ hỗ trợ tinh thần dành cho họ Hơn 2 triệu người cao tuổi

(5 ) cho biết không có bất kỳ nguồn hỗ trợ tinh thần nào, trong đó phần lớn người cao tuổi (hơn 26,5 triệu, tương đương 59,6 ) chỉ nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ các thành viên trong gia đình.Đa số người cao tuổi cho biết họ có nhiều mối quan hệ xã hội gần gũi trong cuộc sống (27,6 triệu người, tương đương 62 );32 có ít nhất một số lượng bạn thân tối thiểu, nhưng 1,6 triệu (3,7 ) bị cô lập về mặt xã hội và không có bạn thân Những người cao tuổi có ít nhất 1 tình bạn thân thiết cho biết họ khỏe mạnh hơn những người không có tình bạn thân thiết Đại đa số, 78 , đã không chấp nhận hỗ trợ tài chính trong năm trước Kết quả của nghiên cứu này chứng minh rằng có vài triệu người cao tuổi sống trong

17 cộng đồng vẫn thiếu sự hỗ trợ đầy đủ về mặt tinh thần Yếu tố xã hội quan trọng quyết định đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người cao tuổi vẫn chưa được giải quyết đầy đủ

Có một số nghiên cứu về sự hỗ trợ xã hội đối với tâm lý và sinh lý người cao tuổi Đó là: Nghiên cứu của Cohen vềcác mô hình tâm lý xã hội đối với vai trò của hỗ trợ xã hội trong căn nguyên của bệnh thể chất [84] McEwen B.S tìm hiểu sự tác động trung tâm của yếu tố căng thẳng đối với sức khỏe và bệnh tật ở người cao tuổi Nghiên cứu chỉ ra tác dụng bảo vệ và tác hại của căng thẳng đối với sức khỏe người cao tuổi [dẫn theo 84] Tác giả Aggarwal BAF , Liao M , Mosca L nghiên cứu vấn đề hoạt động thể chất như một cơ chế tiềm năng của hỗ trợ xã hội làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch [55]

Tác giả Uchino B.N , Cacioppo J.T , Kiecolt-Glaser J.K (1966) tìm hiểu vềmối quan hệ giữa hỗ trợ xã hội và các quá trình sinh lý của người cao tuổi Nghiên cứu phân tích các cơ chế và tác động cơ bản của các mối quan hệ xã hội đối với sức khỏe người cao tuổi [135]

Tác giả Berkman L.F., Glass T., Brissette I., Seeman T.E (1984) tìm hiểu về tác động của hỗ trợ xã hội và mạng xã hội sức khỏe thể chất của người cao tuổi [65] Tác giả

Zhang X , Norris S , Gregg E.W , Beckles G (2007) phân tích về vấn đề hỗ trợ xã hội và tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi bị mắc bệnh đái tháo đường[140]

Michael Y.L , Berkman L.F , Colditz G.A , Holmes M.D , Kawachi (2002) nghiên cứu về mạng xã hội và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là vấn đề liên quan đến sức khỏe ở những người sống sót sau ung thư vú [118] Các tác giả Berkman LF , Leo- Summers L , Horwitz RI nghiên cứu vấn đềhỗ trợ cảm xúc cho người cao tuổi sau khi bị nhồi máu cơ tim Nghiên cứu chỉ ra vai trò của hộ trợ cảm xúc giúp người cao tuổi hồi phục sau khi bị nhồi máu cơ tim [66]

Mackenbach J.P , Simon J.G , Looman C.W.N , Joung I.M.A (2002) tìm hiểu về các yếu tố tâm lý xã hội để giải thích mối liên quan giữa tự đánh giá sức khỏe của người caotuổi và tỷ lệ tử vong ở họ [116]

Các tác giả Tiina-Mari Lyyra, Riitta-Liisa Heikkinen (2006) đã nghiên cứu vấn đề nhận thức về hỗ trợ xã hội và tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi Nghiên cứu này xem xét tác động của nhận thức về hỗ trợ xã hội của người cao tuổi đối với thực trạng tử vong do mọi nguyên nhân tại thời điểm cũng như các yếu tố trung gian hợp lý trong mối liên quan này

Thời gian theo dõi là 10 năm Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội (sự đảm bảo về giá trị, sự gần gũi về mặt tình cảm, cảm giác thân thuộc và cơ hội được nuôi dưỡng) và tỷ lệ tử vong ở phụ nữ Ở nam giới, không có mối liên hệ nào đáng kể giữa hỗ trợ xã hội với tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi Theo Tiina-Mari Lyyra, Riitta-Liisa Heikkinen có hai giả thuyết (mô hình) liên quan đến các mối liên hệ nhân quả giữa hỗ trợ xã hội và tỷ lệ tử vong Các hỗ trợ xã hội có thể thực hiện để giảm tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi Chúng được gọi là các mô hình ảnh hưởng trực tiếp và mô hình liên quan đến căng thẳng Mô hình liên quan đến căng thẳng cho rằng hỗ trợ xã hội là bảo vệ con người, vì nó làm giảm tác động có hại của căng thẳng trong cuộc sống của một người [132] Mô hình tác động trực tiếp lại hoạt động theo hai cách.Đầu tiên, môi trường được coi là có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi - bao gồm quy định về hành vi sức khỏe và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe - bằng cách cung cấp các nguồn thông tin liên quan

Nh ữ ng nghiên c ứ u v ề d ị ch v ụ công tác xã h ội đố i v ới ngườ i cao tu ổ i t ạ i các cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

1.2.1 Các nghiên c ứ u v ề công tác xã h ội đố i v ới ngườ i cao tu ổ i

Công tác xã hội đối với người cao tuổi đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu tính đến thời điểm hiện nay đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này,có thể nêu ra một số nghiên cứu sau:

Berkman,B (2006)là nhà công tác xã hội người Hoa Kỳ đã viết: “Tiến hành nghiên cứu với người cao tuổi sẽ tiếp tục bị thách thức bởi sựđa dạng phức tạp của những vấn đề mà họ phải đối mặt Vì họ có thểđồng thời đối đầu với các khiếm khuyết về sinh lý - tâm lý - xã hội”[64]

Tổng quan nghiên cứu về công tác xã hội với người cao tuổi cho thấy các nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đềnhư: những vấn đề chung về công tác xã hội với người cao tuổi;công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần; mô hình công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi Dưới đây là các nghiên cứu cụ thể theo những vấn đề trên

1.2.1.1.Các nghiên cứu chung về chính sách và các vấn đề liên quan tới việc thực hiện công tác xã hội với người cao tuổi Để có các chính sách xã hội hiệu quả với các nhóm người cao tuổi khác nhau cần các nhà hoạch định chính sách am hiểu về hệ thống đa tầng trong công tác xã hội với người cao tuổi Namkee Choi thống kê các chính sách, quy định vềngười cao tuổi ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi Các chính sách được xem xét bao gồm: chính sách thu nhập, chính sách lương hưu, chính sách chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm, chính sách bảo trợ xã hội, chính sách dịch vụ xã hội, nhà ởvà phương tiện giao thông, chính sách ảnh hưởng đến gia đình có người phụ thuộc là người cao tuổi, chính sách bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi Mỗi nhóm chính sách này đều được tác giả phân tích theo lịch sửra đời chính sách, đánh giá tình hình thực hiện chính sách, hiệu quả và hạn chế, và đề xuất các hướng thay đổi, điều chỉnh tiếp theo trong tương lai [81]

Nghiên cứu của Chương trình triển vọng dân số thế giới, Liên Hợp Quốc năm 2006 (World population projection program, United Nations, 2006) đánh giá: Già hóa dân sốđã và đang là vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới, đặc biệt do giảm sinh và tăng tuổi thọ nên ngày càng có nhiều nước dân số bị già hóa nhanh Giữa năm 2005 và 2050, một nửa sốdân tăng trên thế giới là do tăng dân sốởđộ tuổi 60 trở lên, trong khi đó số trẻ em (những người dưới 15 tuổi) sẽ giảm nhẹ Đáng chú ý, ở những khu vực phát triển hơn, dân số từ 60 tuổi trở lên dựtính tăng gần gấp đôi (từ 245 triệu năm 2005 lên đến 406 triệu vào năm 2050), trong khi dân số dưới 60 tuổi sẽ giảm (từ 971 triệu năm 2005 xuống còn 839 triệu năm 2050) [139]

Nghiên cứu của Chương trình Y tế toàn cầu và người cao tuổi, Tổ chức Y tế thế giới (Global health and Aging, World Health Organization) đánh giá: Số lượng người cao tuổi ngày một gia tăng nhanh chóng, năm 2010 có 524 triệu người ởđộ tuổi 65, chiếm 8% dân số của thế giới, đến năm 2050, con sốđó tăng lên gần 1,5 tỷ và chiếm 16% dân số thế giới Già hóa dân số phát triển nhanh ở các nước kém phát triển Sự gia tăng nhanh chóng về số

26 người cao tuổi đã ảnh hưởng đến các dịch vụ y tế, đặc biệt là chi phí cho y tế ngày một tăng cao, việc sử dụng các dịch vụchăm sóc y tế của người lớn tăng lên cùng với tuổi tác, mặc dù các yếu tố như thu nhập và công nghệ trong y học cũng phát triển Điều này đang đặt áp lực lên vai trò của Nhà nước và các tổ chức vì với mô hình gia đình hạt nhân, vai trò của gia đình đối với việc chăm sóc người cao tuổi đã bị thu hẹp đáng kể [97]

Trong công bố “Social Work with Older Adults in the United States” các tác giả Andrew, Scharlach (2015),đã tiến hành nghiên cứu lí luận và thực tiễn về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Hoa Kỳ và các tiểu bang khác được cung cấp, tài trợ thông qua một nền kinh tế hỗn hợp bao gồm: Chính phủ, khu vực tự nguyện và thị trường tư nhân Kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch vụ công tác xã hội ở đây chưa chất lượng, lí do chính là chất lượng và sốlượng nhân lực ngành công tác xã hội đối với người cao tuổi còn thiếu và yếu Nghiên cứu cũng đi sâu bàn luận về những nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên công tác xã hội làm việc với người cao tuổi, góp phần tăng sốlượng và chất lượng của đội ngũ này [59]

1.2.1.2.Các nghiên cứu về công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi

Các nghiên cứu về công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi được tiến hành khá nhiều trên thế giới cũng như Việt Nam Các nghiên cứu trên thế giới vềhướng này có thể kểđến là IASW (2011), Daniel Kaplan, Barbara Berkma (2015), Scharlach(2015),… Cụ thể như sau:

Tổ chức IASW (2011), trong báo cáo có tựa đề: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người cao tuổi” Báo cáo đã bàn luận sâu về những quan điểm lý thuyết công tác xã hội với người cao tuổi cũng như vai trò quan trọng của nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trợ giúp người cao tuổi trong các cơ quan, cơ sở trợ giúp xã hội, Bên cạnh đó, báo cáo cũng đã phân tích nhu cầu cảu người cao tuổi đối với các dịch vụ công tác xã hội, nhấn mạnh quyền lợi mà người cao tuổi được hưởng từ các hoạt động công tác xã hội Do vậy, báo cáo này là cơ sở khoa học và thực tiễn để các nghiên cứu tiếp theo đi theo hướng này có thể kế thừa [103]

Daniel Kaplan, Barbara Berkma (2015), trong công bố có tựa đề “Social Workin Health and Aging”.Các tác giả đã cho rằng, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang được chú trọng thực hiện Trong đó, việc tiến hành các hoạt động thực hành công tác xã hội

27 với người cao tuổi được quan tâm đặc biệt, và khẳng định rõ chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi phụ thuộc vào chất lượng thực hành công tác xã hội đối với người cao tuổi Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất các kiến nghị để nâng cao chất lượng thực hành công tác xã hội đối với người cao tuổi [92]

Các tác giả ByR Greene Robert, Galambos Colleen, L Cohen Harriet, Greene Nancy trong cuốn sách “Công tác xã hội với người cao tuổi tại gia đình”, đã trình bầy hệ thống lý thuyết cũng như hệ thống khái niệm liên quan đến vấn đềnày Trong đó, các khái niệm lão hóa thành công, tâm linh và khảnăng phục hồi đã được đề xuất Mô hình chức năng-tuổi (FAM) về đối xử giữa các thế hệ chính là một khung lý thuyết tích hợp cho nhân viên xã hội thực hành với người lớn tuổi tại gia đình của họ Các biện pháp can thiệp ở cấp độcá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng mà nhân viên công tác xã hội cần có để thực hiện nhiệm vụnày được thảo luận Có thể nói, các nội dung trong cuốn sách rất quan trọng và hữu ích cho những người đào tạo về thực hành công tác xã hội với người cao tuổi, hoặc những người hiện đang hành nghề [74]

Rizzo, V M., & Rowe, J M (2006) trong nghiên cứu của mình đã khẳng định: Dân số Mỹ từ 65 tuổi trởlên đang gia tăng nhanh chóng, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với việc sử dụng các dịch vụ công tác xã hội Do vậy, việc tiến hành các nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội trong tình trạng già hóa dân sốđã được tiến hành để: (a) Làm rõ kiến thức hiện tại về hiệu quả và hiệu quả chi phí của các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi, (b) Xác định những khoảng cách hiện tại về kiến thức, (c) Thúc đẩy một chương trình nghiên cứu để giải quyết các lỗ hổng và (e) đảm bảo rằng kiến thức được xác định giải quyết nhu cầu của người cao tuổi khi trả tiền để sử dụng các dịch vụ công tác xã hội Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng các dịch vụ công tác xã hội có thể có tác động tích cực đến chi phí chăm sóc sức khỏe, việc sử dụng các dịch vụchăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người Mỹ lớn tuổi [128]

Battle, M G (1989 đã phân tích sâu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần được cung cấp cho người cao tuổi ở các cơ sở trợ giúp xã hội bởi các nhân viên xã hội Tác giả đã sử dụng tiếp cận tâm lý xã hội để xác định nhu cầu và sự hài lòng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy, người cào tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội có nhu cầu cao trong việc sử dụng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần Tuy nhiên, mức độ hài lòng của họ khi sử dụng dịch vụ

CƠ SỞ LÝ LU Ậ N V Ề D Ị CH V Ụ CÔNG TÁC XÃ H Ộ I ĐỐ I V Ớ I NGƯỜ I CAO TU Ổ I T ẠI CƠ SỞ TR Ợ GIÚP XÃ H Ộ I

Cơ sở trợ giúp xã hội và người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

2.1.1 Khái ni ệ m và các mô hình cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

2.1.1.1 Khái niệm cơ sở trợ giúp xã hội

Cơ sở trợ giúp xã hội là khái niệm chung của luận án dùng để chỉ các cơ sở trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi

Theo quy định tại Điều 2 Nghịđịnh 103/2017/NĐ-CP thì cơ sở trợ giúp xã hội hay còn được gọi là cơ sở trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi Theo đó cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập

–Cơ sở trợ giúp xã hội công lập được thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý và cung cấp nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội là từcơ quan nhà nước –Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước

2.1.1.2 Các mô hình cơ sở trợ giúp xã hội

Do nhu cầu ngày càng cao của chính người cao tuổi và gia đình của họ về hoạt động trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi nên hiện tại Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng việc triển khai các mô hình cơ sở trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi Đã có nhiều mô hình cơ sở trợ giúp xã hội đã được xem xét và đưa vào triển khai thực hiện, trong đó gồm cảcơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, cụ thể như sau:

-Cơ sở trợ giúp xã hội công lập:

Hiện nay, Trung tâm trợ giúp xã hội dành cho người cao tuổi công lập do Nhà nước giao cho ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý Trong đó chủ yếu vẫn là Trung tâm bảo trợ xã hội, các Trung tâm/khu dưỡng lão người có công, gia đình thuộc diện chính sách Các Trung tâm này không chỉ làm nhiệm vụchăm sóc người cao tuổi mà còn có nhiệm vụ trợ giúp xã hội đối với các nhóm xã hội yếu thế khác như trẻ em lang thang, cơ nhỡ, nhóm đối tượng xã hội,…

Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội Cơ sở có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo đúng chức năng và nhiệm vụđược giao Cơ chế quản lý của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập là dựa vào Quy định về hoạt động hành chính sự nghiệp của nhà nước, chịu sự quản lý trực tiếp của các Sở Lao động –Thương binh và Xã hội cấp Tỉnh, Thành phố Đội ngũ cán bộ công nhân viên tại các cơ sở trợ giúp xã hội công lập được quản lý và đãi ngộ theo quy định của Nhà nước, theo Pháp lệnh Công chức Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cũng dựa theo các quy chuẩn chung Các cán bộ quản lý, chăm sóc tại Trung tâm cũng thường xuyên được học tập, tham gia các lớp tập huấn đểnâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ

Hoạt động trợ giúp xã hội cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội công lập gồm các hoạt động sau:

“1) Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp: Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp;Đánh giá các nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an, tư pháp hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác; Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng như: Nơi cư trú tạm thời, thức ăn, quần áo và đi lại

2) Tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho đối tượng.

3) Tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác đểbảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc.

4) Xây dựng kế hoạch can thiệp và trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát lại các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch.

5) Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng.

6) Cung cấp dịch vụ điều trị y tế ban đầu

7) Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏecủa từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật.”

-Cơ sở trợ giúp xã hộingoài công lập:

“Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội.Cơ sở có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng

Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau: Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m 2 /đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m 2 /đối tượng ở khu vực thành thị.Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m 2 /đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m 2 /đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m 2 /đối tượng ở khu vực miền núi; Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m 2 /đối tượng Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m 2 /đối tượng Phòng ở phải đượctrang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng; Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộnhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện); Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện về nhân viên trợ giúp xã hội Có đội ngũ nhân viên trợ giúp xã hội bảo đảm đủ về số lượng, trình độ chuyên môn đạt tiêu chuẩn phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của cơ sở Nhân viên trợ giúp xã hội phải bảo đảm tiêu chuẩn sau đây: Có sức khỏe để thực hiện trợ giúp xã hội đối tượng; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án màchưa được xóa án tích;Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tượng

Hoạt động trợ giúp xã hội cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội dân lập gồm các hoạt động giống như các cơ sở trợ giúp xã hội công lập Tuy nhiên, các cơ sở trợ giúp xã hội dân lập do cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập thực hiện các hoạt động mang tính dịch vụ, thu tiền dịch vụ hàng tháng Các cơ sở trợ giúp xã hội dân lập thuộc các tổ chức tôn giáo như Phật giáo và đạo Công giáo thì việc thực hiện các hoạt động trợ giúp người cao tuổi mang tính chất từ thiện, vềcơ bản không thu tiền (có những trung tâm vừa hoạt động mang tính từ thiện theo tiêu chuẩn của trung tâm), vừa thu tiền cho những người cao tuổi không đủ tiêu chuẩn vào trung tâm, nhưng có nhu cầu sống ở trung tâm).”

Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thành lập cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, trợ giúp đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội trên lãnh thổ Việt Nam Cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của pháp luật.

Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là mô hình còn tương đối mới ở nước ta Do vậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của trung tâm phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân chủ đầu tư, đặc biệt là tình hình tài chính, năng lực cá nhân, quan niệm và định hướng phát triển trung tâm Về cơ chế hoạt động, xuất phát điểm là các mô hình do tư nhân quản lý nên sự phân bố các phòng ban của các Cơ sở trợ giúp xã hội tư nhân không giống nhau Mặt khác, cơ chế hoạt động và phương thức quản lý cũng mang tính đặc thù

2.1.2.Khái ni ệm và đặc điể m th ể ch ấ t, tâm lý c ủa ngườ i cao tu ổ i t ạ i cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

2.1.2.1 Khái niệm người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

Trước khi trình bầy khái niệm người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội, nghiên cứu đi sâu trình bày khái niệm người cao tuổi:

-Khái niệm người cao tuổi:

Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

2.2.1.1.Khái niệm công tác xã hội với người cao tuổi

Khái niệm công tác xã hội với người cao tuổi được tác giả Bùi ThịMai Đông đưa ra như sau: “Công tác xã hội với người cao tuổi là quá trình nhân viên xã hội sử dụng những

53 kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp vào trong quá trình trợ giúp người cao tuổi và gia đình họ nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu, tăng cường chức năng xã hội cho người cao tuổi đồng thời công tác xã hội còn thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giải quyết các vấn đề và nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, góp phần đảm bảo an sinh cho cộng đồng, xã hội” [6]

Như vậy, với khái niệm trên có thể thấy, nói tới công tác xã hội với người cao tuổi là nói tới quá trình tăng năng lực cho người cao tuổi, gia đình, cộng đồng và trong việc tổ chức các hoạt động cho người cao tuổi, nuôi dưỡng, chăm sóc, hỗ trợngười cao tuổi sống lâu, khỏe mạnh, có ý nghĩa với gia đình, xã hội Do vậy, trong nghiên cứu này xác định khái niệm công tác xã hội với người cao tuổi như sau:

Công tác xã hội với người cao tuổi là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người cao tuổi nhằm tăng cường hay khôi phục việc thực hiện chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người cao tuổi chăm sóc bản thân một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ và liên tục giúp cho có cuộc sống thoải mái, dễ chịu

2.2.1.2 Khái niệm dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi

Trước khi đi sâu vào phân tích khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi nghiên cứu này sẽxác định khái niệm dịch vụ xã hội, dịch vụ công tác xã hội để làm cơ sởđưa ra khái niệm dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi

- Khái niệm dịch vụ xã hội:

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), “Dịch vụ xã hội là các hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội”

Ngoài ra còn có một số cách hiểu khác về dịch vụ xã hội nhìn từ vai trò của người cung cấp dịch vụ và người tiếp nhận dịch vụ Theo cách nhìn này, dịch vụ xã hội là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khảnăng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế Dịch vụ xã hội là các sáng kiến can thiệp nhằm vào các nhu cầu và các vấn đề của các nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc phòng ngừa bạo lực, tan vỡgia đình, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợngười khuyết tật, trẻem và người già

Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012) cho rằng dịch vụ xã hội là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn và vì con người Dịch vụ xã hội là hoạt động mang bản chất kinh tế, xã hội do Nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không thuần công hay tư của từng lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và các trợ giúp xã hội khác [Dẫn theo 17]

Tác giả Nguyễn Thị Khoa xác định khái niệm dịch vụ xã hội như sau: “Dịch vụ xã hội là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao giá trị đạo lý, nhân văn, vì con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội; do nhà nước, thị trường hoặc xã hội dân sự cung ứng, tùy theo tính chất thuần công, là công hay tư của từng loại hình dịch vụ; bao gồm các lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao và các trợ giúp xã hội khác” [Dẫn theo 17]

Từ việc phân tích các khái niệm trên trên cho thấy khi nói tới khái niệm dịch vụ xã hội là nói tới các đặc điểm như:

Là loại dịch vụ nhằm mục tiêu phát triển xã hội và có tính chất xã hội; Do cơ quan nhà nước, thịtrường hoặc xã hội thực hiện; Luôn bịđiều tiết bởi giá trịđạo đức, giá trịvăn hóa, nhân sinh, trách nhiệm xã hội của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc tư nhân; Mọi người dân đều có quyền hưởng dịch vụ thiết yếu với người dân

Dịch vụ xã hội cơ bản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho người dân nhằm đáp ứng những nhu cầu cuộc sống Do vậy, dịch vụ xã hội gồm có các dịch vụ như: Dịch vụ đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản của con người như ăn, uống, mặc, vệ sinh, nhà ở; Dịch vụ y tế; Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ giải trí, tham gia thông tin

- Khái niệm dịch vụ công tác xã hội:

Bàn về khái niệm dịch vụ công tác xã hội các nhà công tác xã hội đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, cụ thểnhư sau:

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013): “Dịch vụ công tác xã hội có thể được coi là một loại hình dịch vụ xã hội được cung cấp, điều phối bởi các nhan viên công tác xã hội

Việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội không thể tách rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông và các dịch vụ khác Chính vì vậy, nhân viên công tác xã

55 hội hội phải có sự nối kết chặt chẽ với các dịch vụ xã hội khác trong quá trình thực hiện dịch vụ công tác xã hội” [17]

Tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2016) cũng đưa ra khái niệm dịch vụ công tác xã hội như sau: “Dịch vụ công tác xã hội là những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp với các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội nhằm giúp các đối tượng giải quyết những vấn đề của mình đảm bảo cuộc sống và môi trường phù hợp, đáp ứng lợi ích tốt nhất của thân chủ” [15]

Tác giả Trần ThịMinh Đức đưa ra khái niệm dịch vụ công tác xã hội như sau: “Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp, cung cấp các hoạt động hỗ trợ về tinh thần hay vật chất cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người già,người là nạn nhân…, hoặc những người có nhu cầu hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội, trợ giúp pháp lý nhằm giảm thiểu những rào cản, những bất công và bất bình đẳng trong xã hội” [dẫn theo 17]

Các lý thuy ế t ứ ng d ụ ng trong nghiên c ứ u d ị ch v ụ công tác xã h ội đố i v ớ i ngườ i cao tu ổ i t ại cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

Nghề công tác xã hội có vai trò thúc đẩy thay đổi trong xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người và trao quyền,giải phóng của con người để có cuộc sống hạnh phúc hơn Với tính chất nghề nghiệp hướng tới thực hành/can thiệp để tạo ra sựthay đổi trong đời sống xã hội nói chung và với người cao tuổi nói riêng và vì vậy công tác xã hội ứng dụng khá rộng rãi các lý thuyết khác nhau từ nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau [16]

Hiện nay, một số lý thuyết được coi là nền tảng cho công tác xã hội, bao phủ các khía cạnh khác nhau của công tác xã hội như: Tâm động học (động năng tâm lý), tương tác, học hỏi, xung đột và hệ thống Các lý thuyết này có nguồn gốc từ tâm lý học, xã hội học, triết học, luật học Các quan điểm của Malcome Payne (2007) đã hệ thống các lý thuyết khác nhau được áp dụng trong công tác xã hội (với các lý luận từ góc độ cá nhân (tâm động học, nhận thức hành vi), đến nhóm và phát triển xã hội và phát triển cộng đồng) Đồng thời, cũng có nhiều quan điểm tranh luận cho rằng các lý thuyết như Payne có đề cập là những lý luận của khoa học xã hội dành cho công tác xã hội, còn lý thuyết công tác xã hội là lý luận phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp dựa trên lý luận về quan niệm công tác xã hội toàn cầu được đề ra từ 2012 tại Hội nghị quốc tế về công tác xã hội và phát triển xã hội tại Thuỵ Điển [17]

Có thể nói có nhiều lí thuyết có thể áp dụng để nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, tuy nhiên trong nghiên cứu này sẽ sử dụng lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết nhu cầu làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu

2.3.1 Lý thuy ế t h ệ th ố ng sinh thái Đại diện của thuyết hệ thống sinh thái là Hearn, Siporin, German & Gitterman và German Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh đến sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái của mình Lý thuyết hệ thống sinh thái cho rằng hành động của con người không diễn ra trong môi trường chân không mà chịu sự tác động qua lại lẫn nhau với các tiểu

66 hệ thống khác trong môi trường sinh thái của họ Do đó, nguyên tắc tiếp cận là cuộc sống của mỗi con người phụ thuộc vào môi trường xã hội mà họ sinh sống, trong đó có những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống Khi can thiệp vào bất cứ điểm nào trong hệ thống thì cũng sẽ tạo ra sựthay đổi trong toàn hệ thống Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cáchtổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau, và một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ với một người sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố xung quanh Vì thế, trong các hoạt động công tác xã hội, chúng ta phải nhìn vấn đề cần thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức độkhác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và thế giới

Việc ứng dụng lý thuyết hệ thống sinh thái trong nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi bởi các lí do như:

Vềphía người cao tuổi, thuyết giải thích sựtương tác giữa con người với môi trường sống Người cao tuổi sẽ gặp vấn đề nếu họtương tác không tốt với môi trường sống Như vậy có nhiều vấn đềđến với người cao tuổi là do môi trường sống đem lại chứ không phải do bản thân người cao tuổigây nên Điều này giúp cho nhân viên công tác xã hội tìm hiểu để rõ hơn về nguyên nhân của các vấn đề của người cao tuổi[3]

Về phía nhân viên công tác xã hội, người trực tiếp thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi sẽ giúp nhân viên công tác xã hội xem xét các vấn đề của đối tượng đến từ phía môi trường xã hội Trang bị cho nhân viên công tác xã hội một tầm nhìn, một phương pháp tiếp cận trong quá trình làm việc với đối tượng nói chung và người cao tuổi nói riêng Nhân viên công tác xã hội hiểu biết thuyết hệ thống sẽcó cơ hội lựa chọn dịch vụ không phải chỉ để hỗ trợ trực tiếp cho thân chủ mà còn để xác định sự đóng góp vào việc cung cấp các dịch vụ xã hội Ví dụ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có thể cung cấp những đánh giá ở cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng và tổ chức, trên cơ sởđó thúc đẩy sự hiểu biết về hệ thống tạo ra những thay đổi mà hệ thống có thểđạt được nhằm phục vụ tốt hơn cho thân chủ của mình

Lý thuyết nhu cầu được Abraham Maslow (1908- 1970), nhà tâm lí học người Mĩ xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ XX Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, trong đó các nhu cầu ở bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn

67 tại) thì xếp phía dưới, những nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi là quan trọng hơn, giá trịhơn được xếp ở các thang bậc trên cao Cụ thể gồm có các nhu cầu: nhu cầu thể chất – nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của cá nhân; nhu cầu an toàn, an ninh; nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc; nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu tự hoàn thiện –cơ hội thể hiện bản thân Trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó Nếu một nhu cầu không được đáp ứng (đầu tiên là nhu cầu tồn tại – nhu cầu thể chất), cá nhân sẽ gặp cản trở trong việc theo đổi những nhu cầu cao hơn (nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu hoàn thiện cá nhân)

Việc áp dụng lý thuyết nhu cầu trong nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi sẽ giúp cho nhân viên công tác xã hội khi thực hiện các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi nắm và hiểu rõ bậc thang nhu cầu cơ bản của người cao tuổi, nắm và hiểu rõ hiện tại người cao tuổi có nhu cầu nào đang là nhu cầu bức thiết nhất cần được thỏa mãn để từđó xây dựng chiến lược cung cấp các dịch vụ công tác xã hội phù hợp, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người cao tuổi

Thuyết cũng định hướng cho nhân viên công tác xã hội rất rõ ràng về cách hỗ trợ cho người cao tuổi khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho họ Ởđây nhân viên công tác xã hội sẽ biết được rằng với những nhu cầu đa dạng của người cao tuổi thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thểđáp ứng ngay được tất cả nhu cầu đo do nguồn lực còn hạn chế hoặc do năng lực của người cao tuổi còn hạn chế Thuyết nhu cầu chỉ ra cho nhân viên công tác xã hội thấy rằng con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản trước khi chuyển sang những nhu cầu ở bậc cao hơn Do đó nhân viên công tác xã hội khi thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công tác xã hội thì cần thảo luận đểđáp ứng những nhu cầu cơ bản của người cao tuổi trước sau đó mới chuyển sang nhu cầu bậc cao [2].

Lu ậ t pháp, chính sách v ề d ị ch v ụ công tác xã h ội đố i v ới ngườ i cao tu ổ i t ạ i cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

cơ sở trợ giúp xã hội

2.4.1.Các văn bả n pháp lu ậ t và chính sách liên quan đến ngườ i cao tu ổ i và d ị ch v ụ chăm sóc ngườ i cao tu ổ i a.Những chủtrương của Đảng đối với người cao tuổi

Chăm sóc đời sống người cao tuổi để đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần luôn là những định hướng chính sách mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện trong mọi giai đoạn phát triển đất nước Về định hướng chính sách chung cho người cao tuổi, Đảng và

Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách và mục tiêu thực hiện Điều 14 của Hiến pháp năm

1946 khẳng định rằng “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ” Điều 32 trong Hiến pháp năm 1959 nêu rõ: “Giúp đỡngười già, người đau yếu, tàn tật Mở rộng bảo hiểm xã hội,bảo hiểm sức khỏe và cứu trợ xã hội” Tiếp đó, Điều 64 trong

Hiến pháp năm 1992 nhấn mạnh rằng “… con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ” và Điều 87 thể hiện “người già là một trong các nhóm dân số mà Chính phủ và xã hội có trách nhiệm giúp đỡ”.

Ngày 27/9/1995, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị số 59-CT/TW, nhấn mạnh rằng “người cao tuổicó công sinh thành, nuôi dạy con cháu giữ gìn và phát triển giống nòi, giáo dục các thế hệ thanh niên Việt Nam về nhân cách, phẩm chất và lòng yêu nước; một bộ phận đông đảo người cao tuổi Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” nên việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đềchăm sóc người cao tuổi Những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật và bất hạnh, người già lang thang trên đường phố, ngõ xóm là những đối tượng cần được tập trung hỗ trợ, ưu tiên.

Ngày 28/4/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Người cao tuổi (số 23/2000/ PL-UBTVQH10) nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2000 trong việc quy định đối tượng người cao tuổi và trách nhiệm của các công dân, tổ chức trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi Sau gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh Người cao tuổi, ngày 23/11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Người cao tuổi và hiệu lực thi hành bắt đầu từ 1/7/2010 Luật gồm có 6 Chương với 31 Điều quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc phụng dưỡng, phát huy vai trò của người cao tuổi b.Luật pháp và chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi

Bên cạnh những định hướng chung này, hàng loạt các luật, chính sách được thông qua nhằm đảm bảo đời sống kinh tế, đời sống xã hội và sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng đã được ban hành và thực hiện

- Luật pháp liên quan đến người cao tuổi:

69 Điều 41 Luật Bảo vệ Sức khỏe Nhân dân quy định rõ: “Người cao tuổi được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi đểđóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình Bộ Y tế, Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn phương pháp rèn luyện thân thể, nghỉngơi và giải trí để phòng, chống bệnh tuổi già” Luật Hôn nhân và Gia đình quy định con cái có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà không còn con Luật Lao động quy định về lao động của người cao tuổi Luật Hình sựquy định tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ và có quy định hình thức giảm nhẹđối với tội phạm là người cao tuổi và tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội đối với người cao tuổi Mục tiêu số 9 của dự thảo Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011- 2020 nêu rõ “Tăng cường chăm sóc sức khỏengười cao tuổi; tăng tỷ lệcơ sở y tế tuyến huyện trởlên có điểm cung cấp dịch vụchăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi lên 20 vào năm 2015 và 50 vào năm 2020; tăng tỷ lệngười cao tuổi được tiếp cận dịch vụchăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng lên 20 vào năm 2015 và 50% năm 2020”, trong khi dự thảo Chiến lược An sinh Xã hội giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh vào việc hoàn thiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp cho người cao tuổinhằm giải quyết các rủi ro về kinh tế và sức khỏe

Từ ngày 1/7/2010, Luật Người cao tuổi có hiệu lực, Luật Người cao tuổi thể hiện rất rõ nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của xã hội ta Ngoài việc được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọtheo quy định, người cao tuổi sẽ được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kì khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ 80 tuổi trở lên Các bệnh viện sẽ thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một sốgiường đểđiều trịngười bệnh cao tuổi Người cao tuổiđược chăm sóc đầy đủhơn về đời sống tinh thần trong hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà nước và xã hội đầu tư Chính phủ sẽ ban hành danh mục dịch vụmà người cao tuổi sử dụng với mức miễn, giảm nhất định Mặc dù đất nước còn khó khăn nhưng Đảng, Chính phủ vẫn bố trí một phần ngân sách nhà nước để thực hiện bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, hộ có người cao tuổinghèo Theo luật mới ban hành, người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽđược trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết Các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất để người

70 cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình thông qua việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa học, sản xuất, kinh doanh…

- Các chính sách liên quan đến người cao tuổi: Ở Việt Nam, các chính sách liên quan đến người cao tuổi có thểđược tổng hợp thành

3 nhóm chính sau đây: 1) Nhóm chính sách an sinh xã hội (nhằm đảm bảo an ninh thu nhập);

2) Nhóm chính sách dịch vụ chăm sóc người cao tuổi(để đảm bảo sức khỏe và tinh thần); và

3) Nhóm chính sách thể chế (nhằm tăng cường sự tham gia cộng đồng của người cao tuổi)

1) Nhóm chính sách an sinh xã hội (nhằm đảm bảo an ninh thu nhập):

Mục tiêu chính của chính sách an sinh xã hội liên quan đến người cao tuổi là giảm thiểu rủi ro kinh tế và sức khỏe, đảm bảo mức sống và và chống đói nghèo cho người cao tuổi Các chính sách bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp xã hội

+Đối với bảo hiểm xã hội: Đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành cho các chế độ bảo hiểm xã hội nhưng văn bản cao nhất là Luật Bảo hiểm Xã hội đã được Quốc hội thông qua ngày 26/9/2006 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007 Sau khi có sựra đời của

Luật bảo hiểm xã hội, hàng loạt các văn bản khác cũng được ban hành để triển khai thực hiện

Luật, nhằm đảm bảo hiệu quả thực thi các chếđộ bảo hiểm xã hộicho các đối tượng, trong đó người cao tuổi, như Nghị định 68/2007/ NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều Luật bảo hiểm xã hội; Nghịđịnh số184/2007/ NĐ-

CP ngày 17/12/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hộivà trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31/07/2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hộiđối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định… Tất cả những chính sách đó nhằm khuyến khích sự tham gia của người lao động đối với hệ thống bảo hiểm xã hộivà đảm bảo đời sống cho các đối tượng thụhưởng, trong đó có người cao tuổi Tại khoản 2, Điều 17 và khoản 1, Điều 18, Luật Người cao tuổi, những người từ 80 tuổi trởlên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hằng tháng thì được mua thẻ bảo hiểm y tế từngân sách nhà nước Với điều luật này, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cho đến nay, tỷ lệ người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế ngày một tăng… Luật Bảo hiểm Y tế - là văn bản pháp luật cao nhất về bảo hiểm y tế - được

Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008 có quy định một sốđiều liên quan đến các đối tượng ưu tiên bảo hiểm y tế, trong đó có người cao tuổi

+Đối với trợ cấp xã hội:Cho đến nay, chính sách tập trung nhiều về người cao tuổilà nghị định 20/2021/NĐ-CP

Các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

cơ sở trợ giúp xã hội

2.5.1 Cơ chế chính sách, pháp lu ậ t c ủa Nhà nướ c

Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội Sựảnh hưởng này thể hiện ở chỗ Các cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước là cơ sở, là định hưỡng cho hoạt động dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước tác động dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội gồm: Luật người cao tuổi; các Nghị định, Quyết định của Chính phủ về người cao tuổi; các Thông tư của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội về người cao tuổi

- Trong cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước thì Luật Người cao tuổi (2009) là văn bản pháp quy có tác động mạnh nhất đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội Bởi vì trong luật này quy định những điều quan trọng sau đối với người cao tuổi:

+ Nhà nước bốtrí ngân sách hàng năm cho việc chăm sóc người cao tuổi; Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi (Điều 4)

+ Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản vềăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu vềvui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi (Điều 10, chương II)

+ Người cao tuổi được quan tâm và ưu tiên khám chữa bệnh (Điều 12)

+ Người cao tuổi được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, được chăm sóc tại cộng đồng, được chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi…(Điều 18; 19).

Những qui định trên của Luật người cao tuổi tác động lớn đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội Vì nó qui định về tài chính, cách tiếp cận, yêu cầu và các hình thức chăm sóc người cao tuổi

- Các Thông tư, quyết định của BộLao động, thương binh và xã hội, của Bộ Y tế tác động trực tiếp đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội: + Thông tư 34/2010/ TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ liên quan đến từng chức danh công tác xã hội

+ Thông tư 08/2010/TT-BNV và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức xã hội

+ Thông tư 08/2010/TT-BNV quy định mã nghề công tác xã hội

2.5.2 Yếu tố năng lực quản lý của người lãnh đạo các trung tâm bảo trợ xã hội

Năng lực quản lý của người lãnh đạo các trung tâm bảo trợ xã hội tác động trực tiếp đến thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Khi người lãnh đạo các cơ sở trợ giúp xã hội có năng lực quản lý tốt thì họ sẽ quan tâm và chỉđạo thực hiện tốt dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi (lập kế hoạch về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi; tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi)

- Khi người lãnh đạo các cơ sở trợ giúp xã hội có năng lực quản lý tốt thì họ sẽ quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đểnâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên công tác xã hội tại trung tâm

- Khi người lãnh đạo các cơ sở trợ giúp xã hội có năng lực quản lý tốt thì họ sẽđánh giá chính xác, động viên kịp thời các nhân viên công tác xã hội tại trung tâm, từđó nâng cao hiệu quả dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi

- Khi người lãnh đạo các cơ sở trợ giúp xã hội có năng lực quản lý tốt thì họ sẽ kết nối được hoạt động của nhân viên công tác xã hội với các bộ phận y tế, cấp dưỡng, phục vụ hành chính trong việc chăm sóc người cao tuổi, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi

2.5 3 ếu tố tài chính củ a trung tâm b ả o tr ợ xã h ộ i

Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố tài chính của cơ sở trợ giúp xã hội Điều này thể hiện rõ nhất trong các cơ sở trợ giúp xã hội nhà nước

- Yếu tố tài chính quyết định đến chất lượng bữa ăn hàng ngày của người cao tuổi tại trung tâm

- Yếu tố tài chính quyết định điều kiện ngủ, nghỉ ngơi của người cao tuổi tại trung tâm -Yếu tố tài chính quyết định sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người cao tuổi tại trung tâm (xem tivi, đọc sách báo, xem ca nhạc )

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI

Th ự c tr ạ ng s ứ c kh ỏ e th ể ch ấ t và tinh th ầ n c ủa ngườ i cao tu ổ i ở cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

3.1.1.Th ự c tr ạ ng s ứ c kh ỏ e th ể ch ấ t c ủa ngườ i cao tu ổ i

Kết quả khảo sát về thực trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Đánh giá thực trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi

TT Các loại bệnh Có (%) Không (%)

1 Viêm khớp, đau dây thần kinh hoặc thấp khớp 76,2 23,8

4 Gãy xương hông, đùi, xương chậu, gãy xương khác 10,4 89,6

6 Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim 7,1 92,9

11 Bệnh thận hoặc đường tiết niệu 93,8 6,3

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Kết quả khảo sát trên cho thấy 100% sốngười cao tuổi sống trong cơ sở trợ giúp xã hội mắc các bệnh vềđường tiêu hóa Có 97% mắc các bệnh vềrăng miệng Những người mắc các bệnh về huyết áp, hô hấp, đường tiết niệu, đĩa đệm chiếm từ 90 – 93% Sốngười mắc các bệnh đau lưng mạn tính, viêm khớp, loãng xương, chiếm từ 76 – 81 Như vậy, có hơn 90% sốngười cao tuổi được khảo sát mắc từ 3 bệnh trở lên

Nghiên cứu này, có tương đồng về các bệnh thường mắc phải của người cao tuổi so với nghiên cứu “tình trạng sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam” năm 2020 của Chen

Tuo-Yu và Saito Yasuhiko; nhưng về tình trạng mỗi loại bệnh thì cao hơn rõ rệt (viêm khớp 45.8%; cao huyết áp 40.9%; tiểu đường 9.1% )[145] Điều đó cho thấy tỷ lệngười cao tuổi sống trong cơ sở trợ giúp xã hội mắc nhiều bệnh nền hơn so với tỷ lệ chung người cao tuổi ở Việt Nam

Cụ ông V.T.H 60 tuổi ở trung tâm Nhân Ái cho biết “Tôi mắc nhiều bệnh nền lắm, còn bị tai biến mấy lần, gia đình còn hai bố con, vợ thì mất sớm, có mỗi đứa con gái thì nó phải đi làm suốt, họ hàng anh em thì không thể chăm sóc mình được nên đành phải vào trung tâm, tôi thì có lương mất sức, con gái cũng chi trảthêm để tôi đủ chi phí sinh hoạt Lúc mới vào thì con gái tuần đến thăm một lần, giờ thì có khi cả tháng mới vào thăm tôi, nó còn gia đình của nó, gia đình bên chồng, công việc nên tôi cũng không trách gì Trong này tôi cũng chẳng hợp với ai, chủ yếu trao đổi chuyện trò với các cô các chú ởđây, số mình khổnên đành chấp nhận thôi”

3.1.2 Th ự c tr ạ ng s ứ c kh ỏ e tinh th ầ n và các v ấn đề xã h ộ i c ủa ngườ i cao tu ổ i t ạ i cơ s ở tr ợ giúp xã h ộ i

Việc nghiên cứu thực trạng sức khỏe tinh thần và các vấn đề xã hội của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được xem xét qua các khía cạnh biểu hiện mức độ xuất hiện các cảm xúc âm tính cũng như trạng thái người cao tuổi cảm thấy bị cô lập xã hội từ phía gia đình hay bạn bè không Kết quả nghiên cứu được phân tích cụ thểdưới đây:

3.1.2.1 Cảm xúc âm tính ởngười cao tuổi

Kết quả khảo sát về thực trạng sức khỏe tinh thần của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng cảm xúc âm tính của người cao tuổi

Hiếm khi Thỉnh thoảng Khá thường xuyên

9.Các cảm xúc âm tính khác 17,3 7,1 10,7 53,9 11,0 3,34 1,276 ĐTB chung 3,68 0,379

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Với ĐTB = 3,68 cho thấy những người cao tuổi sống trong các cơ sở trợ giúp xã hội được hỏi có cảm xúc âm tính ở mức khá thường xuyên Điều này có nghĩa là những người cao tuổi thường hay có những cảm xúc âm tính Đây là biểu hiện không tốt của chất lượng sống ởngười cao tuổi

Cảm xúc âm tính thường gặp nhiều nhất là buồn, tiếp đến là lo âu, bị cô lập, cô đơn, các cảm xúc này xuất hiện khá thường xuyên Các cảm xúc âm tính khác như chán nản, tuyệt vọng, tự ti, bất lực tuy có ĐTB thấp hơn các cảm xúc âm tính nêu trên nhưng đều ở mức khá thường xuyên Có nhiều lí do có thể giải thích cho kết quả nghiên cứu này, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng tại cơ sở trợ giúp xã hội có khá nhiều người cao tuổi chưa từng có gia đình riêng (chưa có vợ/chồng) hoặc đã có nay không còn nữa; không có con cái Những người còn vợ/chồng hay con cháu thì vẫn cô đơn vì con cháu, vợ hoặc chồng rất ít khi vào thăm Chính vì vậy, nỗi buôn và cô đơn là trạng thái tâm lý biểu hiện khá thường xuyên ởngười cao tuổi trong cơ sở trợ giúp xã hội, mặt khác hoạt động thăm hỏi, giao tiếp với bạn bè, người thân trực tiếp hay gián tiếp cũng không thường xuyên nên người cao tuổi có những cảm xúc âm tính xuất hiện phổ biến Nhiều người cao tuổi khi tiến hành phỏng vấn sâu đều chia sẻnhư vậy, dưới đây là một vài chia sẻ:

Cụ ông Tr.T.N, 74 tuổi chia sẻ: "Đến cảnăm nay tôi không vềthăm quê, do không có điều kiện kinh tếvà cũng không còn anh em ruột thân thích, các cháu chắt cũng ít quan tâm và mời về"

-Trạng thái cô lập xã hội:

Bảng 3.3: Thực trạng cô lập xã hội đối với người cao tuổi từ phía người thân

Thỉnh thoảng Khá thường xuyên

1.Không gặp hoặc không nghe thông tin từ người thân ít nhất một lần trong tháng 3,9 21,4 8,3 49,7 16,7 3,53 1,116

2.Người cao tuổi cảm thấy không thoải mái khi nói với người thân về các vấn đềriêng tư 15,8 10,1 27,7 38,7 7,7 3,12 1,190 3.Không cảm thấy gần gũi để nhờ người thân giúp đỡ 3,9 5,7 17,9 61,6 11,0 3,70 0,881 4.Chưa bao giờ nghe hoặc nghe tin tức từ những người thân mà người cao tuổi liên hệ nhiều nhất 0 2,1 14,3 67,0 16,7 3,98 0,627 5.Chưa bao giờ có một người thân đưa ra một quyết định quan trọng mà nói chuyện này với người cao tuổi

6.Người cao tuổi có người thân chưa bao giờ sẵn sàng nói chuyện với người cao tuổi khi người cao tuổi có quyết định quan trọng

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Trạng thái cô lập xã hội của người cao tuổi do xa cách người thân là nguyên nhân của trạng các trạng thái cảm xúc âm tính đã phân tích ở trên Trạng thái cô lập xã hội từ phía người thân của người cao tuổi ở mức độkhá thường xuyên với ĐTB = 3,68, y kiến này khá thống nhất ởngười cao tuổi khi ĐLC = 0,37

Biểu hiện cô lập xã hội thể hiện nhiều nhất là “Chưa bao giờ nghe hoặc nghe tin tức từ những người thân mà người cao tuổi liên hệ nhiều nhất” (ĐTB = 3,98) Tiếp đến là

“Người cao tuổi có người thân chưa bao giờ sẵn sàng nói chuyện với người cao tuổi khi người cao tuổi có quyết định quan trọng” (ĐTB = 3,88) Tại sao người cao tuổi lại cảm thấy bị cô lập? Kết quả nghiên cứu từ phương pháp phỏng vấn sâu đã lí giải rõ hơn kết quả nghiên cứu định lượng này, dưới đây là một số chia sẻ:

Cụ bà Ng.T.Th., 76 tuổi chia sẻ: "Tôi được Nhà nước đưa vào đây chăm sóc nuôi dưỡng, tôi vui quá rồi, cảđời còn lại nhờNhà nước hết, các con cháu ruột thịt không có, chỉ có mấy đứa cháu họxa nên ít khi được các cháu hỏi thăm, quan tâm, đến cả năm nay tôi không đi ra ngoài, vềthăm quê, hay con cháu không ai gọi điện hay tới thăm tôi"

Nhu cầu trợ giúp của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

3.2.1 Nhu c ầ u tr ợ giúp v ề chăm sóc nuôi dưỡ ng c ủa ngườ i cao tu ổ i t ạ i cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

3.2.1.1.Nhu cầu của người cao tuổi về nội dung trợgiúp chăm sóc nuôi dưỡng

Kết quả khảo sát về thực trạng nhu cầu về nội dung trợgiúp chăm sóc nuôi dưỡng của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 3.5: Thực trạng nhu cầu về nội dung trợ giúp chăm sóc nuôi dưỡng của người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội

Mong muốn ở mức trung bình

Mong muốn ở mức độ khá

1.Chăm sóc dinh dưỡng 0,6 2,1 6,5 23,5 67,3 4,54 0,759 2.Chăm sóc sức khỏe ban đầu 5,4 3,3 4,2 77,7 9,5 3,82 0,849

3.Hỗ trợ luyện tập, phục hồi chức năng 0 5,4 8,6 65,5 20,5 4,01 0,712

4.Vui chơi, giải trí 0,6 1,2 4,5 70,8 22,9 4,14 0,596 ĐTB chung 4,13 0,415

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Thực trạng nhu cầu về nội dung trợ giúp chăm sóc nuôi dưỡng của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội ở mức độ khá, với ĐTB = 4,13 và ĐLC = 0,415 Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, người cao tuổi có nhu cầu lớn về chăm sóc sức nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội Điều này là dễ hiểu, vì người cao tuổi chỉ vào ở cơ sở trợ giúp xã hội khi sức khỏe khá yếu, nhiều bệnh tật, và không có người chăm sóc, nuôi dưỡng (có ít nhất 3 bệnh)

Nhu cầu về trợ giúp chăm sóc nuôi dưỡng của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội thể hiện nhiều nhất ở nhu cầu chăm sóc về mặt dinh dưỡng (ĐTB = 4,54, nhu cầu ở mức độ cao) Khi phỏng vấn sâu người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội cho thấy rõ hơn những mong muốn ở mức độ cao sự trợ giúp của người cao tuổi về vấn đề này Sau đây là một số mong muốn của người cao tuổi:

Cụ ông Ph.V.Đ, 76 tuổi chia sẻ: “Tôi rất cần hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe thể chất, nhất là mong muốn được tư vấn về chếđộ ăn uống lành mạnh, phù hợp với bản thân, giờ nhiều tuổi rồi ăn sao cho không bị bệnh tật, rồi việc cần phải tự chăm sóc, giữ gìn sức khỏe như thế nào nữa”

Cụ bà L.M.H mong muốn: “Tôi có mong muốn tại trung tâm của mình có các trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết,…”.

Cụ ông PH.V.D mong muốn: “Trung tâm cần hỗ trợ người cao tuổi có sổ theo dõi sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ6 tháng và hàng năm,…”

Các nhu cầu khác như nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, vui chơi giải trí của người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội được khảo sát cũng đều ở mức khá cao

3.2.1.2 Nhu cầu của người cao tuổi vềngười thực hiện trợ giúp chăm sóc nuôi dưỡng

Bên cạnh việc tìm hiểu mong muốn của người cao tuổi về trợ giúp chăm sóc sức khỏe thể chất thì nghiên cứu này còn tìm hiểu mong muốn của người cao tuổi vềngười thực hiện trợ giúp chăm sóc sức khỏe thể chất cho người cao tuổi Kết quả nghiên cứu về vấn đề này được tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.6: Nhu cầu về người thực hiện trợgiúp chăm sóc sức khỏe thể chất cho người cao tuổi ởcơ sở trợ giúp xã hội

Người thực hiện trợ giúp chăm sóc sức khỏe thể chất

Mong muốn ở mức trung bình

1.Nhân viên công tác xã hội 0 3,0 7,7 68,8 20,5 4,06 0,631

3.Nhân viên cơ sở trợ giúp xã hội 0 4,2 6,5 67,9 21,4 4,06 0,665

4.Cộng tác viên xã hội 0 0 23,5 56,8 19,6 3,96 0,656

5.Lực lượng khác 92,9 0 0,9 4,2 2,1 1,22 0,833 ĐTB chung 3,49 0,317

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Nhu cầu vềngười thực hiện trợgiúp chăm sóc nuôi dưỡng của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội ở mức khá (ĐTB = 3,49) Trước hết, người cao tuổi mong muốn được nhân

86 viên y tế thực hiện trợ giúp chăm sóc nuôi dưỡng cho mình nhiều nhất (ĐTB = 4,14) Nhu cầu này ởngười cao tuổi là hoàn toàn chính đáng, bởi lẽ nhân viên y tế là những người được đào tạo bài bản, chuyên sâu trợ giúp con người về sức khỏe thể chất, từ chăm sóc dinh dưỡng, thăm khám ban đầu hay chữa bệnh,…

Người cao tuổi được hỏi cũng có nhu cầu khá cao được nhân viên công tác xã hội và nhân viên phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội, cộng tác viên xã hội trợ giúp chăm sóc nuôi dưỡng cho mình (ĐTB từ3,96 đến 4,06) Điểm đáng chú ý là nhân viên công tác xã hội được người cao tuổi tín nhiệm trong thực hiện trợgiúp chăm sóc nuôi dưỡng Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều cơ sở trợ giúp xã hội đã tuyển nhân viên công tác xã hội để chăm sóc người cao tuổi, những người này có chuyên môn về hỗ trợ các nhóm yếu thế, vì vậy, họđem lại sự hài lòng cho người cao tuổi

3.2.1.3 Nhu cầu của người cao tuổi vềđiều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội

Bảng 3.7: Nhu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng ở cơ sở trợ giúp xã hội

Mong muốn ở mức trung bình

1.Phòng ởđủ rộng, đủ ánh sáng, thông thoáng, đủ các đồ dùng cần thiết và có nhà vệ sinh khép kín

2 Nhà ăn và bếp ăn đủ rộng, đủ ánh sáng, thông thoáng, sạch sẽ đủ các đồ dùng cần thiết 0 0 11,9 63,4 24,7 4,12 0,592

3 Phòng tập thể dục và vận động đủ đồ tập, sạch sẽ, thoáng mát

4.Phòng sinh hoạt tập thể đủ rộng, đủ ánh sáng, thông thoáng, đủcác đồ dùng cần thiết

5.Phòng phục hồi chức năng đủ rộng, đủ ánh sáng, thông thoáng, đủcác đồ dùng cần thiết

6.Có thư viện gồm các loại báo, sách, liên quan đến những vấn đềngười cao tuổi quan tâm 0 0 11,0 68,8 20,2 4,09 0,552

7 Có phòng Y tế đủ rộng, đủ ánh sáng, thông thoáng, đủ các đồ dùng cần thiết 0 0 10,1 81,0 8,9 3,98 0,436

8.Có điện thoại để giao tiếp với bạn bè và người thân 0 0 9,5 24,7 65,8 4,56 0,661

9.Có ti vi với các kênh truyền hình đa dạng 0 0 8,9 83,9 7,1 3,98 0,401

10.Có máy tính kết nối mạng internet 0 0 21,7 50,9 27,4 4,05 0,699

11.Có hệ thống mạng Internet 0 0 25,0 41,1 33,9 4,08 0,763 12.Có không gian thư giãn 0 0 26,2 45,2 28,6 4,02 0,740 ĐTB chung 4,11 0,205

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội có mong muốn được đáp ứng các nhu cầu vềđiều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng cho họ ở mức khá (ĐTB = 4,11) Mong muốn lớn nhất của người cao tuổi là được sử dụng điện thoại để giao tiếp với người thân và bạn bè (ĐTB = 4,56), mức độ cao Tại các cơ sở trợ giúp xã hội mà chúng tôi khảo sát người cao tuổi không được sử dung điện thoại di động, nếu muốn nhắn gì cho người thân thì phải nhờ nhân viên phục vụ Ở đây có những nguyên nhân sau: Các trung tâm không cho người cao tuổi sử dụng điện thoại di động và nếu có cho phép thì đa số người cao tuổi không có khảnăng mua điện thoại và trả tiền điện thoại di động hàng tháng Điều này làm tăng thêm sự cô lập xã hội của người cao tuổi, làm cho họ thiếu các thông tin vềgia đình, người thân và bạn bè và họ cũng không thể nhận được sự tư vấn hay trợ giúp về những vấn đề liên quan tới chế độdinh dưỡng, hay các vấn đề khác từ bạn bè và người thân

Người cao tuổi có nhu cầu về phòng ở mức độ khá cao Ở các cơ sở trợ giúp xã hội của nhà nước thì mỗi phòng ở khoảng 20 m2 có 8 người cao tuổi sống trên 4 cái giường tầng Ngủ trên giường tầng có cái bất lợi cho người cao tuổi vì đêm muốn đi vệ sinh thì phải leo xuống và dễ bị ngã dẫn tới chấn thương Ở một phòng 8 người khi một người ốm yếu kêu la, ho hay gáy to sẽ làm cho những người khác khó ngủ Đó là chưa kểđến khi mọi người khác biệt khá lớn về tính cách thì dễ dẫn tới xung đột với nhau và điều này đã xảy ra ở nhiều phòng ở của cơ sở trợ giúp xã hội

Anh N.T.P nhân viên công tác xã hội cho biết:“Người cao tuổi sống tại trung tâm đa số là người già cô đơn không nơi nương tựa, khoảng 70% các cụ đã sống ở trung tâm trên 5 năm nên về giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi của các cụ tương đối đúng giờ theo quy định, nhưng còn có một số cụ thường xuyên không tuân thủ và gây mất trật tự như bật tivi to tiếng, vẫn bật đèn sau 21h tối gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, đôi khi dẫn tới xung đột cãi nhau Vì thế nhân viên công tác xã hội luôn phải nhắc nhở kịp thời, do vậy, người cao tuổi rất có mong muốn về phòng ở sao cho đủ diện tích và có không gian riêng tư”.

Bên cạnh các nhu cầu về sử dụng điện thoại di động, nhu cầu về phòng ở như đã phân tích ở trên, người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội còn có mong muốn khá cao về nhà ăn, nhà bếp, phòng thư giãn hay không gian để sinh hoạt chung Những nhu cầu và mong muốn này là hết sức bình thường, nhất là đối với những người cao tuổi có điều kiện kinh tế, ở dịch vụ tại trung tâm họ đều mong muốn được đáp ứng nhu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ở, sinh hoạt, không gian nghỉ ngơi, giải trí phù hợp với mức kinh phí đã đóng góp cho trung tâm

3.2.2 Nhu c ầ u tham v ấ n tâm lý c ủa ngườ i cao tu ổ i t ạ i cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

3.2.2.1.Nhu cầu về nội dung tham vấn tâm lý của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

Kết quả khảo sát về thực trạng nhu cầu về nội dung tham vấn tâm lý của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 3.7: Nhu cầu về nội dung tham vấn tâm lý của người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội

Mong muốn ở mức trung bình

1.Tham vấn tâm lý về sức khỏe thể chất 0 0 28,9 42,9 28,3 3,99 0,757

2.Tham vấn tâm lý về những thay đổi trong cuộc sống 0 0 25,6 45,8 28,6 4,02 0,736

3.Tham vấn tâm lý giải 0 0 27,1 45,5 27,4 4,00 0,739

89 tỏa những cảm xúc âm tính (cô đơn, buồn, tự ti, chán nản, bị cô lập,…)

Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội

3.3.1 Hi ể u bi ế t c ủa ngườ i cao tu ổ i v ề d ị ch v ụ công tác xã h ộ i và m ức độ s ử d ụ ng d ị ch v ụ công tác xã h ộ i c ủa ngườ i cao tu ổ i t ạ i cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

3.3.1.1 Hiểu biết của người cao tuổi về dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

Kết quả khảo sát về thực trạng hiểu biết của người cao tuổi về dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội được thể hiện qua các bảng số liệu sau:

Bảng 3.14: Thực trạng hiểu biết của người cao tuổi về dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội

Nội dung Tỉ lệ % ĐTB ĐLC

Không biết Biết phmột ần nhỏ

Biết ở mức độ trung bình

3.Giáo dục – truyền thông - - 20,8 44,9 34,2 4,13 0,730 ĐTB chung 4,17 0,713

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Những người cao tuổi ởcơ sở trợ giúp xã hội được khảo sát có nhận thức khá tốt về các dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội họở, khi ĐTB = 4,17, đạt ở mức khá, tiệm cận với mức độ cao Nhận thức tốt nhất của người cao tuổi về các dịch vụ công tác xã hội đó là dịch vụchăm sóc nuôi dưỡng, có 84,8% sốngười được hỏi cho rằng họ biết khá nhiều và biết nhiều về dịch vụnày Điều này có thể lý giải như sau: Chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi là công việc hàng ngày của cơ sở trợ giúp xã hội, là công việc quan trọng nhất của trung tâm Mặt khác, dịch vụ này liên quan trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi Do vậy, những người cao tuổi có hiểu biết khá tốt về dịch vụ này

97 Ông T.H.Đ, một người cao tuổi sống trung tâm bảo trợ xã hội số IV Hà Nội được

20 tháng chia sẻ: “Tôi có lương hưu gần 8 triệu một tháng nhưng chỉ phải đóng cho trung tâm 5 triệu nên vẫn còn dư, con cái tôi đều định cư ở nước ngoài Được tiếp nhận vào đây, giờ có người chăm lo cả ngày, tôi bị tiểu đường nên ở đây đã có chế độ dinh dưỡng riêng cho những người tiểu đường Vào đây tôi được kiểm tra sức khỏe như kiểm tra huyết áp, chỉ số tiểu đường vào mỗi buổi sáng, tôi thì chưa bị bệnh nặng nên chỉ điều trị tại trung tâm, còn một số cụ có bệnh nặng thì được chuyển qua bệnh viện, khi đi thì được cán bộ ở trung tâm đưa đi và hỗ trợ chăm sóc ở ngoài đó“

Dịch vụ tham vấn tâm lý cũng được người cao tuổi nhận thức ở mức khá, với ĐTB 4,18 Trong điều kiện sống bị cô lập với người thân, bạn bè, người cao tuổi thường có trạng thái cô đơn, lo lắng thì dịch vụ tham vấn tâm lý để đưa họ về trạng thái tâm lý cân bằng là điều dễ hiểu Các dịch vụ còn lại như giáo dục - truyền thông cũng được người cao tuổi nhận thức khá tốt

3.3.1.2 Thực trạng mức độ sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

Bảng 3.15: Thực trạng mức độ sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

Thỉnh thoảng Khá thường xuyên Thường xuyên

3.Giáo dục – truyền thông - - 21,1 44,0 34,8 4,13 0,736 ĐTB chung 4,11 0,752

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Những người cao tuổi ởcơ sở trợ giúp xã hội được khảo sát sử dụng các dịch vụ công tác xã hội ở mức khá thường xuyên (với ĐTB = 4,11) Trong đó, dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng được người cao tuổi sử dụng nhiều nhất Điều này là tất yếu, vì đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của các cơ sở trợ giúp xã hội Có 76,5% sốngười được hỏi cho rằng họ sử dụng dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ở mức khá thường xuyên đến thường xuyên Dịch vụ giáo dục – truyền thông cũng được sử dụng nhiều với ĐTB = 4,13

3.3.2 Th ự c tr ạ ng các d ị ch v ụ công tác xã h ộ i c ụ th ể đố i v ới ngườ i cao tu ổ i t ạ i cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i

3.3.2.1 Thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

1)Thực trạng mức độ sử dụng dịch vụchăm sóc, nuôi dưỡng của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội

Kết quả khảo sát về thực trạng mức độ sử dụng dịch vụchăm sóc nuôi dưỡng của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.16: Thực trạng mức độ sử dụng dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng của người cao tuổi

Các dịch vụ Tỉ lệ % ĐTB ĐLC

Hiếm khi Thỉnh thoảng Khá thường xuyên

1.Dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng - - 25,3 40,8 33,9 4,08 0,765 2.Dịch vụ chăm sóc sức khỏe - - 18,8 46,7 34,5 4,15 0,713

3.Dịch vụ hỗ trợ luyện tập, phục hồi chức năng 3,3 35,7 15,8 25,0 20,2 3,23 1,224 4.Dịch vụ vui chơi, giải trí 0 0 30,7 41,7 27,7 3,97 0,764 ĐTB chung 3,86 0,412

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Thực trạng mức độ sử dụng dịch vụchăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được đánh giá ở mức khá, với ĐTB = 3,86 Điều này cho thấy người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng các dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng khá thường xuyên và thường xuyên Ở đây, người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng nhiều nhất là là dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chăm sóc dinh dưỡng (ĐTB = 4,15 và 4,08) Dich vụ giải trí cũng được hưởng với mức khá cao (ĐTB 3,97) Dịch vụ luyện tập, phục hồi chức năng người cao tuổi được hưởng ít hơn các dịch vụ còn lại

Sau đây là ý kiến cụ thể của người cao tuổi: Ông Nguyễn Văn T đang sinh sống tại Trung tâm tư nhân Thiên Đức được 3 năm cho biết : “Các bữa ăn hàng ngày tại trung tâm tương đối phù hợp với tôi, cách chế biến món ăn hợp khẩu vị với người cao tuổi, thực đơn luôn được thay đổi trong ngày, có những cụ bị bệnh tiểu đường thì món ăn sẽ nấu nhạt hơn, các món ăn chủ yếu được nấu nhừ vì chúng tôi răng kém rồi, tuy nhiên có những cụ răng tuy kém nhưng vẫn đòi ăn cơm cháy cơ đấy (cười), một ngày chúng tôi được ăn 3 bữa chính và một bữa phụvà được phục vụ tận phòng ở nếu không thích ăn ở nhà ăn chung, nói chung là được phục vụ như khách sạn chắc họthuê đầu bếp xịn lắm (cười)”

Anh N.V.H nhân viên công tác xã hội ở trung tâm Thiên Đức : “nhu cầu về khẩu phần ăn của các cụ ở đây rất đa dạng có người ăn cơm khô, có người ăn cơm nát…các món ăn đều phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đảm bảo an toàn thực vệ sinh thực phẩm Để đáp ứng được nhu cầu của từng cụchúng tôi thường xuyên phải ghi nhận ý kiến để đề xuất với lãnh đạo trung tâm ngay và kịp thời Nếu không sẽ bị các cụ mắng ngay (cười)” Như vậy việc chăm sóc đời sống vật chất được người cao tuổi sống tại trung tâm Thiên Đức đánh giá rất tốt và nhân viên công tác xã hội ở đây đã có kỹ năng lắng nghe và ghi nhận thông tin để kịp thời báo cáo với lãnh đạo trung tâm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người cao tuổi Ý kiến của cụ Trần Thị N sống tại trung tâm bảo trợ xã hội IV được 28 tháng cho biết:“Khẩu phần ăn của chúng tôi đầy đủ, chế biến món ăn sạch sẽ nhưng chưa đa dạng, thỉnh thoảng có đoàn thiện nguyện đến thì chúng tôi có bữa được cải thiện hơn và ngon miệng, chỉ có ít các cụ khó tính là hay đòi hỏi thôi, chứ tôi cảm thầy như vậy là tốt rồi”

Anh N.V.H nhân viên công tác xã hội ở trung tâm bảo trợ xã hội IV cho biết “

Do mức hỗ trợ cho người cao tuổi sống trong trung tâm bảo trợ xã hội thấp nên khẩu phần bữa ăn chưa được đa dạng lắm, chúng tôi luôn cố gắng thay đổi thực đơn cho phù hợp nhưng thỉnh thoảng vẫn bị một số cụphàn nàn”.

2)Thực trạng mức độ hài lòng của người cao tuổi đối với điều kiện cơ sở vật chất thực hiện dịch vụchăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội

Bảng 3.17:Thực trạng mức độ hài lòng với điều kiện cơ sở vật chất thực hiện dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi

Hài lòng ở mức rất thấp

Hài lòng ở mức bình thường

2 Nhà ăn và bếp ăn 0 0 38,7 36,9 24,4 3,05 0,782

3 Phòng tập thể dục và vận động 0 0 44,3 32,4 23,2 3,78 0,795

4.Phòng sinh hoạt tập thể 1,2 12,5 62,8 15,2 8,3 3,16 0,794

5.Phòng phục hồi chức năng 8,0 71,4 9,8 6,5 4,2 2,27 0,861

12.Không gian thư giãn 0,9 17,9 51,5 14,9 14,9 3,25 0,947 ĐTB chung 2,46 0,192

(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giảnăm 2020)

Thực trạng mức độ hài lòng với điều kiện cơ sở vật chất thực hiện dịch vụchăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội được đánh giá ở mức độ mức thấp, với ĐTB = 2,46 Điều này có nghĩa là điều kiện cơ sở vật chất thực hiện dịch vụ chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi chưa đáp ứng tốt các mong muốn của người cao tuổi

Thực tế khảo sát tại các cơ sở trợ giúp xã hội đã cho chúng tôi câu trả lời để lý giải cho thực trạng này Tại các cơ sở trợ giúp xã hội nhà nước, những cơ sở vật chất để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội như máy tính, internet, điện thoại hầu như không có, người cao tuổi cũng không được sử dụng internet, điện thoại Điều này làm cho người cao tuổi thiếu thông tin về gia đình, người thân, bạn bè, họ bị cô lập với người thân Ở các cơ sở trợ giúp xã hội tivi chỉ mở theo giờ nhất định, nên người cao tuổi không được xem

101 thường xuyên, người cao tuổi ít được đọc sách báo, vì không có thư viện, sách báo cũng rất ít ỏi, chí có một vài tờ báo hay tập san

Về phòng ở, phòng ăn, phòng tập luyện cũng không được người cao tuổi cho rằng thỏa mãn nhu cầu của họ, đặc biệt là đối với các cơ sở trợ giúp xã hội tư nhân, người cao tuổi khi được hỏi đều cho rằng họ không cảm thấy hài lòng Phỏng vấn sâu người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội tư nhân cho thấy như sau:

Th ự c tr ạ ng d ị ch v ụ công tác xã h ội đố i v ới ngườ i cao tu ổ i t ại cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i so sánh qua các bi ế n s ố

3.4.1 So sánh qua bi ế n s ố cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i nhà nướ c và cơ sở tr ợ giúp xã h ộ i tư nh n

1)Sự khác biệt về mức độ sử dụng các dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội theo loại trung tâm

Bảng 3.26: Sự khác biệt về mức độ sử dụng các dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội theo loại trung tâm

Nội dung Loại trung tâm N M SD t p

1.Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc, nuôi dưỡng

2.Sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý Nhà nước 185 3,58 0,324

Tư nhân 151 3,56 0,315 3.Sử dụng các dịch vụ giáo dục – truyền thông

Số liệu cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh mức độ sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi ởcơ sở trợ giúp xã hội do nhà nước quản lý hay do tư nhân quản lý (p>0.05) Người cao tuổi dù sống trong cơ sở trợ giúp xã hội tư nhân hay cơ sở trợ giúp xã hội nhà nước thì họ đều giống nhau trong việc sử dụng các loại hình dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội như dịch vụchăm sóc, nuôi dưỡng; dịch vụ tham vấn tâm lý và dịch vụ giáo dục truyền thông

Thực tế cũng cho thấy, đã là người cao tuổi sống tại cơ sở trợ giúp xã hội thì họ đều là những con người như nhau, có nhu cầu sử dụng các dịch vụcơ bản tại cơ sở trợ giúp xã hội như nhau, họđều cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, họ cần được tham vấn tâm lý khi có vấn đề và họcũng cần được cung cấp kiến thức và kĩ năng để tự phục vụ, tựchăm sóc sức khỏe, tự giải tỏa và thích ứng được những cảm xúc âm tính của mình

2) Sự khác biệt về mức độ hài lòng với điều kiện vềcơ sở vật chất thực hiện dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi ởcơ sở trợ giúp xã hội theo loại trung tâm:

Bảng 3.27: Sự khác biệt về mức độ hài lòng với điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi ở cơ sở trợ giúp xã hội theo loại trung tâm

1.Hài lòng về điều kiện

CSVT phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng

2.Hài lòng về điều kiện

CSVT, phương tiện kĩ thuật phục vụ thực hiện dịch vụ tham vấn tâm lý

3.Hài lòng về điều kiện

CSVT, phương tiện kĩ thuật trong dịch vụ giáo dục – truyền thông

Số liệu bảng trên cho phép ta đưa ra những nhận định như sau: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh mức độ hài lòng của người cao tuổi ởcơ sở trợ giúp xã hội nhà nước và cơ sở trợ giúp xã hội tư nhân vềđiều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịkĩ thuật thực hiện dịch vụ công tác xã hội(p

Ngày đăng: 03/12/2022, 05:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Đánh giá thực trạng cảm xúc âm tính của người cao tuổi T ỉ lệ %  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.2 Đánh giá thực trạng cảm xúc âm tính của người cao tuổi T ỉ lệ % (Trang 89)
(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
t quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) (Trang 91)
Bảng 3.4: Thực trạng cô lập xã hộiđối với người cao tuổi từ phía bạn bè  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.4 Thực trạng cô lập xã hộiđối với người cao tuổi từ phía bạn bè (Trang 92)
Bảng 3.7: Nhu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.7 Nhu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc (Trang 95)
hình đa dạng 00 8,9 83,9 7,1 3,98 0,401 10.Có  máy  tính  k ết  nối  mạng  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
h ình đa dạng 00 8,9 83,9 7,1 3,98 0,401 10.Có máy tính k ết nối mạng (Trang 96)
(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
t quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) (Trang 98)
Bảng 3.8: Nhu cầu về người thực hiện tham vấn tâm lý - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.8 Nhu cầu về người thực hiện tham vấn tâm lý (Trang 99)
(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
t quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) (Trang 101)
(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
t quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) (Trang 102)
Bảng 3.13: Nhu cầu về hình thức thực hiện các hoạt động giáo dục- truyền thông - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.13 Nhu cầu về hình thức thực hiện các hoạt động giáo dục- truyền thông (Trang 104)
Bảng 3.19: Thực trạng mức độ sử dụng dịch vụ về nội dung tham vấn tâm lý c ủa người cao tuổi  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.19 Thực trạng mức độ sử dụng dịch vụ về nội dung tham vấn tâm lý c ủa người cao tuổi (Trang 111)
3)Thực trạng mức độ hài lòng về hình thức thực hiện dịch vụ giáo dục- truyền thông cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
3 Thực trạng mức độ hài lòng về hình thức thực hiện dịch vụ giáo dục- truyền thông cho người cao tuổi tại cơ sở trợ giúp xã hội (Trang 117)
Bảng 3.27: Sự khác biệt về mức độ hài lòng với điều kiện về cơ sở vật chất thực - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.27 Sự khác biệt về mức độ hài lòng với điều kiện về cơ sở vật chất thực (Trang 119)
Bảng 3.29: Sự khác biệt về mức độ sử dụng các dịch vụ công tác xã hội của - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.29 Sự khác biệt về mức độ sử dụng các dịch vụ công tác xã hội của (Trang 122)
Bảng 3.30: Sự khác biệt về mức độ hài lòng với các điều kiện về cơ sở vật chất - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.30 Sự khác biệt về mức độ hài lòng với các điều kiện về cơ sở vật chất (Trang 123)
Bảng 3.33: Sự khác biệt trong cảm nhận của người cao tuổi về thái độ phục vụ của lực lượng thực hiện dịch vụ công tác xã hội ở cơ sở trợ giúp xã hội theo hoàn  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.33 Sự khác biệt trong cảm nhận của người cao tuổi về thái độ phục vụ của lực lượng thực hiện dịch vụ công tác xã hội ở cơ sở trợ giúp xã hội theo hoàn (Trang 125)
(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
t quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) (Trang 125)
(Kết quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
t quả từ khảo sát bằng bảng hỏi của tác giả năm 2020) (Trang 126)
Bảng 3.36: Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công tác xã hội  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.36 Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên công tác xã hội (Trang 128)
Bảng 3.37: Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố gia đình của người cao tuổi - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.37 Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố gia đình của người cao tuổi (Trang 129)
Bảng 3.39: Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến mức độ hài lòng về cơ sở vật chất trong dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 3.39 Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến mức độ hài lòng về cơ sở vật chất trong dịch vụ công tác xã hội của người cao tuổi (Trang 132)
4.3.2. Kết quả khảo nghiệm - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
4.3.2. Kết quả khảo nghiệm (Trang 146)
Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất (Trang 147)
Bảng 4.3: Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 4.3 Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi (Trang 148)
1393. B ồi dưỡng nâng cao năng lự c, phát tri ể n  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
1393. B ồi dưỡng nâng cao năng lự c, phát tri ể n (Trang 148)
4.4.2. Kết quả thử nghiệm - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
4.4.2. Kết quả thử nghiệm (Trang 153)
Bảng 4.5. Khảo sát kỹ năng tham vấn của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
Bảng 4.5. Khảo sát kỹ năng tham vấn của nhân viên cung cấp dịch vụ công tác xã (Trang 154)
168r ộng,  đủ   ánh  sáng,  thơng  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
168r ộng, đủ ánh sáng, thơng (Trang 177)
hình đa dạng 123 45 - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
h ình đa dạng 123 45 (Trang 177)
Câu 27: Xinơng/bà vui lịng cho biết mức độ hài lòng với các hình thức thực hiện dịch v ụ giáo dục truyền thông tại cơ sở trợ giúp  xã hội? Xin ông  bà khoanh trong vào  số tương ứng với ý kiến của ông bà?  - (LUẬN án TIẾN sĩ) dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay
u 27: Xinơng/bà vui lịng cho biết mức độ hài lòng với các hình thức thực hiện dịch v ụ giáo dục truyền thông tại cơ sở trợ giúp xã hội? Xin ông bà khoanh trong vào số tương ứng với ý kiến của ông bà? (Trang 186)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w