TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
Faran là một trong những moshav đi đầu trong sản xuất và xuất khẩu ớt chuông lớn nhất tại Israel, vì nơi đây có những điều kiện thuận lợi về thời tiết, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ ở đây Ngoài ra có rất ít một số trang trại bò, gà và cừu
Tên cơ sở thực tập: Farm ớt số 98, moshav Faran Địa chỉ: Farm ớt số 98, moshav Faran – Arava-Israel của ông Arale
Email: arale@arava.co.il
Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Nông trại trồng và kinh doanh các sản phẩm về ớt đỏ
Bộ máy tổ chức: 1 chủ trang trại, 5 lao động Thái Lan trong đó có một quản lý là Parabay và 2 sinh viên Việt Nam.
Mô tả công việc tại cơ sở thực tập
Thời gian học tập và trải nghiệm tại đất nước Israel từ ngày 28/07/2018 đến ngày 16/06/2019 được chia ra làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về đất nước và con người, về nông nghiệp của Israel:
+ Học tập trên lớp về lịch sử hình thành và phát triển đất nước Israel, về tổ chức quản lý kinh tế, về marketing, về kỷ luật lao động,…
+ Tham quan các địa danh nổi tiếng của đất nước Israel
+ Thăm quan các trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như: Trung tâm nghiên cứu giống mới, lai tạo giống cây trồng; trung tâm nghiên cứu công nghệ tưới tiết kiệm nước,… thăm quan một số nông trại công nghệ cao
+ Tiếp cận trao đổi học hỏi cùng với các Thầy cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý nông nghiệp
Giai đoạn 2: Học tập, trải nghiêm thực tế tại nông trại số 98, Movshav Faran, Arava, Israel Đây là giai đoạn thực tập sinh được trải nghiệm thông qua thực tế tham gia các hoạt động tại nông trại Trước khi tham gia thực hiện các công việc tại nông trại, các thực tập sinh được bố trí nơi ăn ở, giới thiệu về nông trại và hướng dẫn những kiến thức và kỹ năng cơ bản Công việc cụ thể tùy thuộc vào từng nông trại, vào sự phân công của người quản lý nông trại Công việc cụ thể tại nông trại số 98, Movshap Faran, Arava, Israel như sau:
+Tham gia các công việc làm đất, trải bạt ni lông để ủ đất, kiến thức mang lại như sau: biết được mục đích việc ủ bạt cho đất; chiều cao và kích thước luống ớt phù hợp Đồng thời được quan sát hoạt động của máy làm đất và cách vận hành
+ Tham gia lắp đặt ống tới nhỏ giọt, tạo lỗ và trồng ớt, qua đó giúp em hiểu được những kiến thức sau: biết về kích thước, khoảng cách của các lỗ tưới nhỏ giọt Nắm được mật độ ớt phù hợp, được giới thiệu về các giống ớt năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt đang trồng tại nông trại Bên cạnh đó là được tham gia thực hành các công việc chăm sóc ớt: buộc dây, làm cỏ, cắt hoa, tỉa cành, tưới nước, phân bón,…Và quan trọng hơn hết là học hỏi về kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, nhu cầu nước tưới và phân bón ở từng giai đoạn phát triển của cây ớt
+ Tham gia thực hành về kỹ thuật trồng và chăm sóc cho từng loại ớt giúp em có kiến thức về mật độ khoảng cách trồng, cách buộc dây níu giữ ớt hợp lý để cây ớt sinh trưởng và phát triển tốt nhất Đồng thời là hiểu biết được lý do và thời gian tỉa cành, tỉa hoa, loại bỏ bớt quả nhằm đảm bảo cho cây ớt cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao nhất
+ Tham gia thực hiện kỹ thuật sử dụng các côn trùng có ích (Bio) phục vụ sản xuất ớt qua đó nắm bắt được kỹ thuật sử dụng các loại côn trùng trong thụ phấn cho cây, trong việc phòng trừ sâu bệnh cho cây ớt
+ Tham gia vào việc thu hoạch ớt và phân loại đóng gói ớt: Được giới thiệu về thời điểm thu hoạch, sản lượng từng giai đoạn của mỗi loại ớt; các kỹ thuật thu hoạch vận chuyển ớt từ nông trại tới xưởng phân loại, đóng gói Cuối cùng là biết về nguyên lý hoạt động, cách vận hành và kỹ năng thao tác trên dây truyền và các thiết bị máy móc phân loại, đóng gói các loại ớt
+ Tham gia thu dọn nông trại sau thu hoạch gồm các công việc đó là: thu dây, thu cọc và xếp gọn lại dung cho mùa vụ tiếp theo, sau đó là nhổ ớt và đặt lên luống và dùng máy cắt nhỏ cậy ớt lại sau đó lắp vòi tưới để tưới cho cây ớt hoai mục rồi sau đó cày lên và ủ làm phân
Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập
2.3.1 Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông trại, người chủ phải luôn biết cách quản lý tốt nhất các nguồn lực hiện có của mình một cách hợp lý nhất Sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để có thể phát huy được tất cả tiềm năng trong sản xuất kinh doanh Luôn biết cách tận dụng những lợi thế so sánh, những nguồn lực của xã hội, những hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước một cách triệt để:
Nguồn tài chính: Các nông trại quản lý tài chính của mình trong các ngân hàng và tiến hành trả tiền lương hay các giao dịch khác bằng hợp đồng chuyển tiền và kí những tờ séc Khi bắt đầu vụ sản xuất mới người chủ nông trại lên kế hoạch tài chính cụ thể để có thể tự chủ động dòng vốn của mình Quản lý và chi tiêu tài chính của nông trại bám sát vào kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đã được lập Ngoài nguồn vốn tự chủ của nông trại, Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng công sẽ cho họ vay vốn khởi nghiệp với các chính sách ưu đãi về lãi suất, thời gian chi trả Điều có thể học hỏi từ quản lý tài chính của nông trại đó là dòng tiền được thu chi dựa trên kế hoạch cụ thể được lập trước khi tiến hành sản xuất, mọi giao dịch tài chính đều thông qua các hợp đồng kinh tế, trả lương và các khoản chi nhỏ thông qua ký séc và thẻ, gần như không dùng tiền mặt Cách thức quản lý tài chính như trên giảm thiếu những thất thoát, rủi ro và có thể thực hiện nhanh chóng, thủ tục đơn giản
Về quản lý nguồn nhân lực: Trong mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp việc quản lý nguồn lao động rất quan trọng, bởi lao động có yếu tố quyết định nhất đến hiệu quả công việc Các hoạt động của nông trại đã được lên kế hoạch chi tiết, cụ thể Người chủ sẽ chọn ra một người có tiếng anh tốt và giỏi về chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ về các công việc của nông trại để làm quản lý điều hành mọi việc ở nông trại Những người lao động trong nông trại đều phải nắm bắt rõ kế hoạch sản xuất chung, biết rõ những công việc mình phải làm Trên cơ sở kế hoạch công việc, người quản lý sẽ hướng dẫn các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho từng người như: cách vận hành sử dụng máy móc thiết bị trong sản xuất của nông trại, các thao tác trong trồng, chăm sóc, thu hoạch và đóng gói sản phẩm Ngoài ra, trước mỗi ngày làm việc, người quản lý phân công và quán triệt công việc cụ thể cho từng lao động Người quản lý đồng thời là người chuyên chở các vật tư, giống cây trồng, vận hành hệ thống nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới và vận chuyển sản phẩm về xưởng sơ chế, đóng gói,…
Về nguồn năng lượng: Chủ yếu sử dụng nguồn năng lượng mặt trời quanh năm phục vụ cho sản xuất và các hoạt động tới tiêu, lắp hệ thống pin mặt trời trên khắp các mái nhà ở đây và chỉ sử dụng đến nguồn điện lưới khi năng lượng mặt trời yếu Họ luôn biết cách tận dụng nguồn năng lực xanh từ thiên nhiên một cách triệt để, hiệu quả nhất, biến sự nắng nóng thành lợi thế của mình Bên cạnh đó đường điện quốc gia cũng được xây dựng tới từng khu nông trại để đáp ứng năng lượng khi cần thiết
Quản lý đất đai: Sau mỗi vụ sản xuất của nông trại, công việc chủ yếu là tiến hành xử lí đất, ủ phân hữu cơ tạo dinh dưỡng cho đất chuẩn bị cho vụ trồng cấy mới Việc sử dụng ni lông phủ lên đất sẽ giúp diệt cỏ, hạn chế sâu bệnh có trong đất đồng thời là hạn chế đất bị thổi bay
Kĩ thuật công nghệ: Tất cả các hoạt động tưới nước, bón phấn đều tự động hóa bằng hệ thống tới nhỏ giọt dưới sự điều khiển của máy tính đã được lập trình sẵn Dù ở bất cứ đâu chỉ cần có mạng là họ sẽ kiểm tra được lượng nước, lượng phân bón đang được bón tại nông trại cũng như việc xảy ra hỏng lỗi
Trang thiết bị máy móc: Các hoạt động sản xuất đều có sự giúp đỡ của máy móc Nông trại có tất có các loại máy cơ giới: máy cày, máy làm đất, máy bơm… Trong phân loại nông sản có sử dụng dây chuyền phân loại tự động giúp cho công việc có tiến độ nhanh, chính xác
Hệ thống tưới tiêu: Ống dẫn cung cấp nước được xây dựng đến từng nông trại, đảm bảo nguồn nước được cung cấp đủ Các nông trại sẽ được chia ra từng khoảng thời gian để tới nước cho cây trồng khác nhau, tránh trường hợp lượng nước cung cấp không ổn định Những nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày, nước từ nhà phân loại nông sản đều được xử lý và tái sử dụng cho việc tới tiêu nông nghiệp Họ tận dụng tối đa việc xử lý nước bởi nước ở đây là được vận chuyển theo đường ống từ các khu dự trữ nước, hoặc lọc từ nước biển
Tận dụng được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Mỗi một nông trại khi tiến hành các hoạt động nông nghiệp sẽ được nhà nước hỗ trợ trong việc rà phá bom mìn, giải phóng mặt bằng: Đó là những công việc như đầm nền đất phần dưới và chở đất ở nơi khác về rải lên để làm đất trồng cây bởi phần lớn các loại đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, hầu như không có hàm lượng dinh dưỡng và nếu có thì cũng rất nhỏ Các nông trại sản xuất nông nghiệp sẽ được quy hoạch ở cùng một vùng đất tập trung, con đường đi lại được nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố hóa đến từng nông hộ
Khi nông trại hợp tác với công ty phân bón, họ sẽ định kì chở phân tới từng bể chứa của từng nông trại Các loại cây giống đều được cung cấp bởi công ty chuyên nghiên cứu cung cấp giống Mỗi năm họ đều không ngừng phát triển nghiên cứu giống mới và nông trại không phải chi trả một khoản phí nào cho nghiên cứu mà tất cả đều do nhà nước đặt hàng với các trung tâm nghiên cứu, phát triển giống
Từ cách thức tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ sản xuất tại nông trại nơi thực tập, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
+ Quản lý và sử dụng các nguồn lực của mỗi nông trại cho sản xuất phải cụ thể, chi tiết và bám sát vào quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn lực chung của nhà nước
+ Khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất đều được nhà nước tổ chức triển khai thực hiện hoặc hợp đồng đặt hàng với các công ty, các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học Các chủ nông trại được khuyến khích áp dụng và được chuyển giao khi có nhu cầu như: Giống mới, phân bón, công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới nhà kính, hệ thống tận dụng năng lượng mặt trời, công nghệ phòng trừ sâu bệnh hại, công nghệ làm đất, thu hoạch,…
+ Những khâu khó khăn bản thân nông trại khó thực hiện đều được nhà nước giúp đỡ như: Rà phá bom mìn, san đầm đất tạo mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở như đường điện, đường ống cấp nước, giao thông và vốn vay ưu đãi + Bản thân mỗi nông trại cần phải nỗ lực và có ý thức trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình và của quốc gia sao cho tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất
+ Trong sử dụng nguồn lực con người cần có kế hoạch công việc cụ thể, phân công, giao trách nhiệm và hướng dẫn chi tiết Có chế độ khuyến khích sự chăm chỉ, sáng tạo đi cùng với chế tài phạt tài chính khi không hoàn thành công việc do lỗi chủ quan của người lao động
+ Nhân sự trong nông trại được tổ chức thành từng nhóm, tự giám sát, hướng dẫn và giúp đỡ nhau trong công việc
2.3.2 Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại
Ý TƯỞNG KHỞI NGHIÊP
Giá trị cốt lõi của ý tưởng
Cung cấp cho thị trường các sản phẩm an toàn và đảm bảo chất lượng a Mục đích của ý tưởng
Với mục đích trồng chuối sẽ bổ sung một lượng thức ăn đáng kể cho gà, vịt và cá Tạo ra những mắt xích quan trọng kết nối với nhau trong mô hình Tạo dựng một cơ sở sản xuất các sản phẩm sạch hữu cơ đáp ứng nhu cầu của thị trường theo quy trình khép kín nhằm tạo thu nhập, việc làm cho bản thân, gia đình và một số lao động tại địa phương
Việc chăn nuôi kết hợp sẽ đa dạng hóa được nguồn thu nhập và tránh những rủi ro do thời tiết khắc nghiệt ở miền bắc b Điểm khác biệt của ý tưởng
- Việc chăn nuôi gà đồi kết hợp với trồng chuối, đào ao nuôi thêm cá tạo nên một mô hình khép kín Theo mô hình này các mảng khác nhau luôn hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và phát triển
- Gà và vịt chủ yếu là nuôi theo hướng cung cấp giống , do vậy, trang trại sẽ tự chế biến thức ăn chăn nuôi gà, vịt từ thân chuối và các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: ngô, thóc, rau, đậu, không sử dụng cám công nghiệp, không sử dụng bất kì loại hoocmon tăng trọng hay biến đổi gen nào Từ đó tạo được lòng tin đối với khách hàng.
Khách hàng
a Những sản phẩm cung cấp cho khách hàng:
+ Gà con giống,vịt giống
+ Trứng gà, vịt và gà thịt, vịt thịt
+ Cá chép, cá trắm cỏ, có rô phi b Khách hàng mục tiêu:
- Các hộ, trang trại tại địa phương có nhu cầu về giống gà, vịt con
- Các nhà hàng, quán ăn và siêu thị có nhu cầu gà thịt chất lượng, trứng gà, vịt
- Chuối được trồng chủ yếu để xuất khẩu sang Trung Quốc vì gần cửa khẩu Ma Lù Thàng ở huyện Phong Thổ
- Các khách hàng tại địa phương quanh trang trại có nhu cầu về gà thịt, vịt thịt và cá thịt c Kênh phân phối:
Cần đa dạng hóa trong phân phối các sản phẩm để hạn chế các rủi ro đem lại cho chăn nuôi, các kênh phân phối cung cấp sản phẩm của nông trại như sau:
Kênh phân phối 1: Theo đó các thương lái trực tiếp đến nông trại thu mua và thanh toán ngay tại nông trại, sau đó thương lái sẽ đi bán cho các khách hàng khác Đây là kênh phân phối chính của nông trại, vì kênh phân phối này sẽ bán được sản phẩm với số lượng lớn giúp xoay vòng vốn của nông trại nhanh
Kênh phân phối 2: Đi tìm các hợp đồng cung cấp các sản phẩm cho các hệ thống siêu thị, nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và ngoài tỉnh Kênh phân phối này lại sẽ đem lại mức giá cao và ổn định bởi sự an toàn trong sản phẩm Kênh tiêu thụ 3: Bán trực tiếp sản phẩm cho các cá nhân, các hộ gia đình tại địa phương d Quan hệ khách hàng:
Các phương tiện quảng cáo sản phẩm:
+ Giới thiệu về nông trại thông qua biển hiệu, tờ rơi: Cách quảng cáo này có ưu điểm là dễ thực hiện, không tốn quá nhiều chi phí
+ Quảng cáo online: Quảng cáo qua mạng Internet như: facebook, lập trang website riêng,… để giới thiệu chi tiết về từng sản phẩm của nông trại Cách này có ưu điểm là cung cấp thông tin đầy đủ về từng sản phẩm, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi khác nhau và phạm vi ảnh hưởng rộng
+ Quảng cáo dựa trên mối quan hệ cá nhân, trên bao gói của sản phẩm Chăm sóc khách hàng:
+ Phân loại khách hàng để có những chính sách ưu đãi phù hợp nhất: Đối với những khách hàng mua nhiều lần với số lượng lớn (các thương lái) ta có thể tri ân bằng cách giảm giá, tặng thêm sản phẩm Đối với khách hàng gần ta sẽ tiến hành giao hàng tận nhà giúp cho khách hàng thấy được sự thuận tiện khi muốn sử dụng các sản phẩm của nông trại Với các hộ chăn nuôi mua giống gà, giống vịt tại nông trại sẽ tiến hành hỗ trợ các kĩ thuật.
Hoạt động chính
Những nguồn lực cần thiết để tạo ra sản phẩm:
+ Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên: đất đai, nguồn nước
+ Cơ sở vật chất, kĩ thuật: điện, chuồng trại, máy móc phục vụ cho chăn nuôi, chế biến sản phẩm
+ Vốn đầu tư cho dự án
+ Thuốc các loại như: thuốc sát trùng chuồng trại,
+ Nguồn thức ăn hữu cơ: ngô, thóc, rau
Những nguồn lực hiện có:
+ Có vị trí địa lý thuật lợi cho mua bán các sản phẩm do gần khu trung tâm và trục đường chính
+ Có đất để xây dựng chuồng trại
+ Điện, nước luôn được cung cấp ổn định
+ Chính sách hỗ trợ, ưu tiên về sản xuất hữu cơ của chính quyền địa phương + Vận dụng các kiến thức được học trong nhà trường vào phát triển, xây dựng nông trại chăn nuôi gà kết hợp
Những nguồn lực còn thiếu và cách huy động, khắc phục:
+ Thiếu vốn đầu tư trong việc xây dựng nông trại, cửa hàng phân phối, mua sắm những máy móc cần thiết cho chăn nuôi và chế biến Ta có thể khắc phục bằng cách là vay vốn ngân hàng chính sách với lãi suất ưu đãi cho phát triển nông nghiệp nông thôn hoặc có thể đi vay bạn bè, người thân
+ Kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi, trồng chuối chưa sâu rộng: cần trau dồi những kiến thức cần thiết cho chăm sóc, phòng bệnh trong chăn nuôi; nghiên cứu sâu trong việc cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho gà, vịt
Trước khi tiến hành chăn nuôi cần đi làm việc, tham quan những nông trại đã đạt được kết quả tốt để bổ sung kiến thức
+ Tìm hiểu kiến thức, nhu cầu của thị trường để đưa ra các phương án kinh doanh thích hợp b Hoạt động chính:
Xây dựng khu nông trại 1,5 ha
Bảng 3.1 Cơ cấu diện tích nuôi trồng
STT Khu vực Diện tích (m 2 )
+ Tìm khu vực hợp lý xây dựng chuồng gà và sân cho gà ăn (nền chuồng láng bằng xi măng): xây dựng 1 chuồng nuôi và 1 chuồng để úm gà cũng như sử dụng làm khu vực cách li đối với những con gà bị bệnh
+ Chuồng vịt sẽ làm đơn giản hơn, quan trọng là thiết kế máng ăn và máng uống sao cho hợp lý và dễ dàng vệ sinh trong quá trình chăm sóc
+ Tiến hành xây tường bao rộng và quây thêm lưới xung quanh sân chơi của gà và vịt để gà ,vịt không chạy ra ngoài dẫn tới bị thất thoát cũng như hạn chế các dịch bệnh từ bên ngoài
+ Lắp đặt hệ thống sưởi ấm; hệ thống máng ăn uống, các sàn đậu và khu chạy nhảy cho gà Khu của vịt sẽ thông với ao thả cá
+ Phát quang xung quanh núi để tiến hành trồng chuối
+ Tiến hành đào ao thả cá với diện tích là 200m 2 và sâu khoảng 1,3m gần ngay chuồng vịt
Nguồn thức ăn, nước uống cho gà, vịt và cá:
+ Xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp thức ăn hữu cơ cho chăn nuôi như: ngô; thóc; đậu; các loại cỏ voi, cỏ dược liệu; chuối Tất cả sẽ được nghiền nhỏ, trộn với nhau và dùng men vi sinh để lên men (men vi sinh giúp gà hấp thụ và tiêu hóa tốt thức ăn)
+ Gà được thả trong trên bãi vườn chuối nên thức ăn thêm cho gà có thể là cỏ vườn, các loại côn trùng trong đất
+ Xây dựng hệ thống uống nước tự động cho gà, vịt (nguồn nước uống cho gà, vịt phải qua xử lý), đảm bảo vệ sinh
Nguồn nước, phân bón cho chuối:
+ Nguồn nước chủ yếu tận dụng nguồn nước mưa
+ Phân bón hầu như không phải dung đến nhiều vì đất khá màu mỡ và thỉnh thoảng bón một ít phân hữu cơ
+ Giống gà, vịt: Năm đầu tiên ta sẽ tiến hành nhập giống từ bên ngoài Đến khi gà, vịt đã cho trứng sẽ tiến hành ấp trứng bằng máy ấp để có thể tự chủ về giống cho nông trại hoặc cung cấp cho các hộ dân khác có nhu cầu + Giống chuối: Nhập giống từ cơ quan, công ty chất lượng giống tốt về tự ươm lấy giống trồng cho nông trại và sản xuất giống để bán
- Đi tiếp thị quảng, cáo sản phẩm cho khách hàng
- Lập trang website, facebook để giới thiệu và quảng cáo sản phẩm c Đối tác:
Hợp tác với các hệ thống siêu thị; các cửa hàng thực phẩm an toàn trong các khu đô thị; các quán ăn, nhà hàng và các nhà buôn để giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của nông trại khi chăn nuôi đã ổn định và tăng về số lượng đàn
Hợp tác với bác sĩ thú y để giải quyết dịch bệnh
Hợp tác với các hộ dân khác để mở rộng vùng nguyên liệu khi mở rộng quy mô chăn nuôi
Tìm kiếm và hợp tác với các công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm hữu cơ.
Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận
a Giai đoạn 1( năm thứ nhất): trồng chuối
- Với mục đích nuôi trồng kết hợp, thì cây chuối phải được trồng trước tiên vì sau khi cây lớn ta sẽ có nguồn thức ăn bổ sung cho gà, vịt và cả cá Vì là nuôi gà, vịt đẻ nên không cần chú trọng nhiều đến trọng lượng của gà, vịt nên chỉ thức ăn duy trì Đây là một nguồn bổ sung thức ăn cực kì lớn cho mô hình
- Mật độ trồng: Cứ 3m một cây, như vậy ta trồng được 1300 cây/1ha.+Chi phí cho trồng chuối như sau:
Tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có tại gia đình
Bảng 3.2: Chi phí trồng chuối
TT Khoản chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá
2 Giống chuối tiêu hồng cây 1000 25.000 25.000.000
5 Thuốc bảo vệ thực vật Lọ 10 98.000 980.000
(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)
+ Doanh thu từ trồng chuối
Bảng 3.3: Doanh thu từ trồng chuối
STT Các khoản thu ĐVT Số lượng
Khối lượng trung bình (kg/cây) Đơn giá(đ)
(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019) Như vậy từ chi phí và doanh thu trên ta tính được lợi nhuận từ trồng chuối là 136.520.000 (đ) Việc trồng chuối là khá hiệu quả vì chi phí thấp chỉ khoảng 45.480.000 (đ) mà cho doanh thu lên đến 182.000.000 (đ) b Giai đoạn 2: Nuôi gà
Bước đầu hạn chế về vốn và kỹ thuật, nông trại tập chung vào nuôi số lượng gà là 2.600 con Số lượng này có thể tăng dần qua các năm Chi phí giống năm đầu tiên:
Bảng 3.4 Chi phí giống chăn nuôi ban đầu:
STT Loại giống ĐVT Số lượng Đơn giá
(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)
Tổng chi phí giống năm đầu tiên là 50.800.000 đồng
Chi phí hàng năm của nông trại:
Bảng 3.5.Chi phí hàng năm cho chăn nuôi
TT Khoản chi phí ĐVT Số lượng Đơn giá Trung bình năm (đ)
1 Chi phí thức ăn tinh Kg 3.500 7.000 24.500.000
2 Chi phí thức ăn xanh Kg 8.000 2.000 16.000.000
5 Khấu hao tài sản cố định (xây dựng) 7.500.000
6 Khấu hao máy móc, thiết bị 3.410.000
7 Chi phí thuốc thú ý: thuốc sát trùng 1.000.000 12.000.000
(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)
Do gia đình có đủ nguồn lao động nên trong năm đầu tiên chưa có chi phí lao động trong bảng chi phí hàng năm ở trên bảng này
Tổng chi phí hàng năm của chăn nuôi là 126.590.000 đồng Bên cạnh đó để giảm được chi phí chăn nuôi ta có thể tận dụng các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp của gia đình
Doanh thu năm đầu tiên của nông trại chủ yếu là từ chăn nuôi:
Bảng 3.6 Doanh thu của nông trại
STT Các khoản thu ĐVT Số lượng
Khối lượng trung bình (con/kg) Đơn giá
(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)
Tổng doanh thu của trang trại là 550.800.000 đồng
Lợi nhuận: Trong năm đầu tiên lợi nhuận của nông trại là 373.410.000 đồng (tổng doanh thu – tổng chi phí hàng năm – tổng chi phí giống) c Giai đoạn 3 :Nuôi cá
+ Chi phí nuôi cá như sau:
Bảng 3.7: Chi phí nuôi cá
STT Các khoản chi ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)
(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)
Chi phí nuôi cá là 18.000.000 (đ), rất ít khoản chi trong nuôi cá vì đây chỉ là mảng phụ góp phần bổ trợ cho các mảng khác
+ Doanh thu từ nuôi cá
Bảng 3.8: Doanh thu từ nuôi cá
STT Các khoản thu ĐVT Số lượng
Khối lượng TB(kg/con) Đơn giá Thành tiền
(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)
Ta có lợi nhuận từ nuôi cá là 38.000.000 (đồng) Là mảng có doanh thu thấp nhất nhưng lại rất quan trọng trong cả mô hình vì nó cung cấp nước và chỗ tắm cho vịt d Giai đoạn 4: Nuôi vịt
+ Chi phí cho nuôi vịt như sau:
Bảng 3.9: Chi phí nuôi vịt
STT Các khoản chi ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)
+ Doanh thu từ nuôi vịt
Bảng 3.10: Doanh thu từ nuôi vịt
STT Các khoản thu ĐVT Số lượng
TB (kg/con) Đơn giá(đ)
(Nguồn: Số liệu tham khảo 2019)
Như vậy lợi nhuận từ nuôi vịt là 132.700.000(đ) Với chi phí là 77.500.000 (đ) thì việc nuôi vịt có doanh thu lên đến 210.000.000 (đ)
Tổng lợi nhuận của toàn bộ mô hình là:680.630.000 (đ).
Phân tích thể mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
Khi mới bước vào chăn nuôi ta cần xác định rõ những điểm mạnh, cơ hội để tận dụng và phát huy; bên cạnh đó là phải tìm kiếm giải pháp khắc phục cho những điểm yếu và thách thức của thị trường, dịch bệnh mang lại:
Bảng 3.11: Bảng phân tích SWOT Điểm mạnh:
+ Diện tích đất nông nghiệp khá lớn nên có thể tự xây dựng được nguồn thức ăn hữu cơ cho gà, vịt cũng như phát triển thêm quy mô của nông trại
+ Nguồn lao động dồi dào ( 4 nhân công trong gia đình)
+ Được đã tham gia học về kiến thức chăn nuôi, được học về quản lý, marketing trong nông nghiệp
+ Chăm chỉ trong công việc, nhiệt huyết và đam mê với các sản phẩm hữu cơ Điểm yếu:
+ Xuất phát điểm thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm sâu rộng về chăn nuôi,vịt và trồng chuối
+ Hiểu biết và ứng dụng kĩ thuật công nghệ vào chăn nuôi và sản xuất còn thấp
+ Chất lượng lao động còn thấp + Hiểu biết thị trường về các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt chưa có
+ Giá cả của các sản phẩm hữu cơ bao giờ cũng có giá cao và ổn định hơn các sản phẩm công nghiệp
+ Sức mua của thị trường với giống gà ri thuần chủng đang ngày càng tăng lên Nhu cầu về giống gà, vịt và thịt cá, gà, vịt sạch đang trở thành vấn đề được chú trọng
+ Chính sách hỗ trợ phát triển KTTT (NQ
+ Hệ thống thông tin phát triển, tiếp cận khoa học kỹ thuật thuận lợi
+ Thị trường được mở rộng và phát triển
+ Nhiều doanh nghiệp hỗ trợ giống cũng như thu mua sản phấm của nông dân
+ Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa/người ngày càng tăng nhanh ở các nước đang phát triển
+ Tăng trưởng kinh tế và thu nhập ngày càng cao ở các nước phát triển đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt Đây là cơ hội cho sản xuất hữu cơ phát triển
+ Phụ thuộc nhiều vào thời tiết
+ Dịch bệnh diễn biến phức tạp + Giá vật tư, con giống phục vụ sản xuất cao
+ Thiếu vốn sản xuất, thủ tục vay còn rườm rà
+ Quy hoạch còn mang tính tự phát, khó khăn cho phát triển
+ Quỹ đất cho phát triển nông nghiệp ngày càng thu hẹp
+ Cạnh tranh với các sản phẩm giả mạo, thâm nhập thị trường còn nhiều khó khăn
+ Việc cung cấp chứng chỉ chăn nuôi hữu cơ còn nhiều bất cập, chưa được rõ ràng.
Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro
Bảng 3.12: Những rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro
Những rủi ro khi thực hiện ý tưởng Biện phát giảm thiểu rủi ro
+ Sự giả mạo của các sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà giá lại còn rẻ hơn gây mất niềm tin của khách hàng vào các sản phẩm chăn nuôi và chuối
+ Phát triển quảng bá, thiết kế bao bì riêng cho các sản phẩm của mình + Xây dựng được các chứng chỉ về chứng nhận chăn nuôi hữu cơ
+ Trực tiếp phân phối sản phẩm của mình tới những bữa cơm của các hộ gia đình
+ Sản xuất ra sản phẩm nhưng không được thị trường biết tới đó có phải là hữu cơ, an toàn không
+ Xây dựng được các chứng chỉ về chứng nhận chăn nuôi hữu cơ
+ Quảng cáo cho các sản phẩm hữu cơ của nông trại thông qua các cửa hàng trừng bày sản phẩm sạch tại địa phương
+ Hợp tác với các sản phẩm hữu cơ khác thành một chuỗi phân phối hữu cơ: quả, thịt trứng, sữa
+ Không kịp xuất bán khi gà,vịt đang có trọng lượng cao nhất
+ Khi xảy ra hiện tượng này ta sẽ chuyền dần sang chế biến sấy khô và đóng gói cho sản phẩm.
Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện
a Đối với chính quyền địa phương Đơn giản hóa các thủ tục trong việc cấp chứng nhận cho các nông trại chăn nuôi hữu cơ, đồng thời có những ưu đãi về chính sách cũng như thị trường đối với các sản phẩm hữu cơ
Chính quyền địa phương các cấp cần tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận kinh tế nông trại cho các gia đình, cá nhân có đủ tiêu chí nông trại để giúp họ được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định Địa phương cần xây dựng cửa hàng trưng bày sản phẩm để quảng cáo các sản phẩm an toàn đến người dân b Đối với các chủ nông trại chăn nuôi hữu cơ:
Không ngừng học tập nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, về tiếp cận với thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, cách xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Các nông trại sản xuất hữu cơ nên xây dựng các mô hình liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: liên kết với nhau trong việc bán các sản phẩm, hỗ trợ và giới thiệu các nông trại về sản xuất hữu cơ cho khách hàng khi nhu cầu tăng vượt quá cung, hợp tác với nhau để hình thành một chuỗi kênh phân phối trực tiếp tới từng người tiêu dùng hạn chế các sản phẩm giả mạo
Các chủ nông trại cần mạnh dạn hơn trong khai thác, huy động vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên môi trường.