Mục tiêu chung Thông qua nghiên cứu thực tế, học tập và trải nghiệm tại nông trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava, Israel của ông Ben David Boaz giúp người học tăng cường hiểu biết,
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ VĂN HIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
A
T^Ạ _ Xi*
Tên đề tài:
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
NÔNG TRẠI TRỒNG ỚT NGỌT SỐ 18, MOSHAV FARAN,
ARAVA,
ISRAEL CỦA ÔNG BEN DAVID BOAZ
Chính quy Hướng ứng dụng Kinh tế nông nghiệp Kinh tế và PTNT
2015 - 2019 ThS Nguyễn Thị Hiền Thương
Thái Nguyên, năm 2020
Hệ đào tạo Định hướng đề tài Chuyên ngành Khoa
Khóa học Giảng viên hướng dẫn
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại họcNông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Phòng Đàotạo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, nhữngngười đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập
Em xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Đào Tạo và phát triển quốc tếtrường Đại học Nông Lâm (ITC), trung tâm Arava International Center forAgriculture Training (AICAT) đã giúp đỡ em trong suốt quá trình em họctập và nghiên cứu để em hoàn thành đề tài
Em xin gửi lời cảm ơn đến ông chủ nông trại Ben David Boaz, côngnhân, những người bạn cùng nông trại và trên trường học đã giúp đỡ để emthực hiện tốt đề tài này
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hiền Thương, đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình để em hoàn thiện khóa
luận này
Do thời gian và năng lực còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót Em rất mong quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên có
những ý kiến đóng góp để đề tài hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 20
TÁC GIẢ
Vũ Văn Hiệp
MỤC LỤC
Trang bìa iLỜI CẢM ƠN ii
Trang 3MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vii
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện 4
1.3.1 Nội dung thực tập 4
1.3.2 Phương pháp thực hiện 4
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập 7
Phần 2: TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 8
2.1 Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập 8
2.1.1 Những thông tin khái quát về nông trại của ông Ben David Boaz 8
2.1.2 Mô hình tổ chức mô hình sản xuất kinh doanh của nông trại 8
2.2 Mô tả công việc tại nông trại nơi thực tập 10
2.3 Những quan sát, trải nghiệm được trong quá trình thực tập 12
2.3.1 Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại 12
2.3.2 Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại 16
2.3.3 Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của nông trại 20 2.3.4 Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt học được từ trải nghiệm tại nông trại 24
2.3.5 Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông trại 26
2.3.6 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại 28
2.3.6.1 Chi phí xây dựng và trang thiết bị cơ bản của nông trại: 28
Phần 3: Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP 33
3.1 Giá trị cốt lõi của ý tưởng 33
Trang 43.2 Khách hàng 33
3.3 Hoạt động chính 35
3.4 Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận 37
3.5 Phân tích thể mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ 41
3.6 Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro 42
3.7 Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện 43
Phần 4: KẾT LUẬN 45
4.1 Các chi tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ớt của nông trại ÔNG BEN DAVID BOAZ 45
4.2 Các kết quả dự kiến đạt được của dự án kinh doanh: 46
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nội dung công việc được giao tại nông trại nơi thực tập 11
Bảng 2.2 Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể của nông trại 17
Bảng 2.3 Chi phí xây dựng cơ bản của nông trại 28
Bảng 2.4 Chi phí hàng năm của nông trại 30
Bảng 2.5 Sản lượng và doanh thu của ớt 31
Bảng 2.6 Hiệu quả sản xuất ớt trên 1 ha của nông trại năm 2018- 2019 32
Bảng 3.1: Chi phí xây dựng cơ bản của chăn nuôi gà 38
Bảng 3.2: Chi phí xây dựng cơ bản của trồng chanh đào 38
Bảng 3.3 Chi phí dự tính giống gà ban đầu: 39
Bảng 3.4 Chi phí dự tính giống chanh đào ban đầu: 39
Bảng 3.5.Chi phí hàng năm cho chăn nuôi gà 39
Bảng 3.6 Doanh thu của nông trại từ chăn nuôi gà 40
Bảng 3.7 Chi phí hàng năm cho trồng chanh đào 40
Bảng 3.8 Doanh thu của nông trại từ chanh đào 41
Bảng 3.9 Bảng phân tích SWOT 41
Bảng 3.10 Những rủi ro và biện pháp giảm thiểu rủi ro 42
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Tổ chức của nông trại 9
Sơ đồ 2.2 Dây chuyền phân loại bán tự động 22
Sơ đồ 2.3 Dây chuyền phân loại ớt tự động 22
Sơ đồ 2.4 Kênh tiêu thụ của nông trại 27
Trang 8Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp nhỏ bé, lạc hậu Saugần 30 năm đổi mới và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể Năm 2017, kinh tế Việt Nam đã có bước đột phá với mức tăng
trưởng GDP 6,81% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (Theo nguồn tapchicongsan.org.vn) Đóng góp vào sự thành công đó, ngành nông nghiệp
chiếm 15, 34% trong tổng GDP của cả nước, phát triển theo hướng của nền nôngnghiệp hàng hóa, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực Tuy nhiên,trong xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, mức độ hội nhập càng sâu, nếukhông có những bước tiến mới, nông nghiệp nước ta sẽ dễ dàng bộc lộ nhữngđiểm yếu trong sự cạnh tranh của thị trường Trong cơ cấu ngành nông nghiệp,mặc dù đã có sự chuyển dịch, song sự chuyển dịch còn chưa cao, ngành trồng trọtvẫn là ngành chủ đạo Bên cạnh đó, chăn nuôi mới chỉ chiếm khoảng hơn 1/4trong cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp vẫn còn khá yếu.Như vậy, có thể nhận thấy hạn chế lớn nhất của ngành nông nghiệp là việcchuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm, điều này phản ánh khả năng khai thác tàinguyên kết hợp với khoa học - công nghệ trong sản xuất còn hạn chế, khiến choGTSX của ngành còn thấp, chưa tạo nên bước đột phá trong sản xuất và xuấtkhẩu nông sản
Những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam cần có các giải pháp phù hợp
và được thực hiện đồng bộ để được khắc phục, và đặc biệt cần học hỏi kinhnghiệm của các các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến hàng đầu như khu vựcTrung Đông hay Tây Âu, phải kể đến đầu tiên đó là quốc gia Israel Đây là mộttrong những nước hàng đầu thế giới về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ caovào sản xuất nông nghiệp đáng học hỏi
Israel là một trong những quốc gia hạn hán, khô cằn nhất thế giới Israel
có diện tích khiêm tốn, chỉ 22.072 km2 tương đương với tỉnh Nghệ An của ViệtNam Bất chấp điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, Israel vẫn phát triển nông nghiệp
Trang 9một cách thần kỳ Quốc gia này dường như hội tụ tất cả những yếu tố bất lợi đểlàm nông nghiệp, xong Israel đã tự cung cấp cho mình đến 95% lượng lươngthực thực phẩm, và đóng góp không nhỏ vào GDP của đất nước này Điều kì diệu
ở đất nước này là khí hậu vô cùng khắc nghiệt, càng thiếu nước, Israel càng ứng
xử thông minh với nước Chính phủ xây dựng một bộ luật quản lý mức tiêu thụnước ngọt và đầu tư hệ thống xử lý nước thải thuộc hàng hiện đại nhất thế giớivới tỷ lệ tái chế lên tới 75% Trở thành một nước xuất khẩu lớn của thế giới vềnông sản và đứng hàng đầu về công nghệ cao trong nông nghiệp Mỗi năm, Israelxuất khẩu khoảng 3 tỷ USD nông sản Từ nhiều năm nay, Israel vững vàng ởngôi vị nhà cung cấp nông sản số một cho Liên minh châu Âu (EU)
Trong quá trình thực tập nghề nghiệp tại Israel, được tiếp cận và học hỏithực tế một nền nông nghiệp công nghệ cao từ nông trại trồng ớt số 18, MoshavFaran, Arava, Israel ông Ben David Boaz đã giúp em củng cố thêm về chuyênmôn và trưởng thành hơn về nhận thức Tuy nhiên, một vấn đề em rất muốn làm
rõ là ngoài công nghệ tiên tiến thì các yếu tố con người, cách thức tổ chức có ảnhhưởng như thế nào đến sự thành công trong sản xuất nông nghiệp tại nông trạitrồng ớt số 18, moshav Faran, Arava nói riêng và nên nông nghiệp Israel nóichung Xuất phát từ vấn đề quan tâm trên của bản thân và được sự nhất trí củakhoa KT&PTNT đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Nguyễn Thị
Hiền Thương, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt số 18, Moshav Faran, Arava, Israel của ông Ben David Boaz”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua nghiên cứu thực tế, học tập và trải nghiệm tại nông trại trồng ớt
số 18, moshav Faran, Arava, Israel của ông Ben David Boaz giúp người học tăng
cường hiểu biết, có kinh nghiệm về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh tại nôngtrại, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn và tăng cường ý thức kỷ luật trong laođộng Ngoài ra, người học còn đánh giá được những thành công và hạn chế củanông trại, phân tích để làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển
Trang 10kinh tế nông trại nơi thực tập Qua đó, có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đềxuất được các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nông trại tạiViệt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1 Về chuyên môn
- Đánh giá được thực trạng hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh từ thực
tế hoạt động của nông trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava
- Phân tích đánh giá được về thực trạng các nguồn lực cần thiết cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của nông trại
- Học tập được các kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc tại một nông trạicông nghệ cao của một đất nước có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh
từ thực tế trải nghiệm tại nông trại
- Đề xuất một được số giải pháp về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh quy
mô nông trại trong phát triển nông nghiệp tại Việt Nam những năm tới
1.2.2.2 Về thái độ
- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong nông trại
- Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trongnông trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng địnhđược năng lực của một thực tập sinh Việt Nam
1.2.2.3 Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác
- Giao tiếp ứng xử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêmnhường và cầu thị
Trang 11- Thông qua hoạt động thực tế tại nông trại tạo cho sinh viên tác phongnhanh nhẹn, tự chịu trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc.
- Học hỏi và thực hành tỉ mỉ các công việc kỹ thuật đã được giao, sinh viênnắm bắt được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các kỹ thuật trồng trọt nóichung và trồng ớt nói riêng tại nông trại
- Có khả năng quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả
1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1 Nội dung thực tập
- Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất của nông trại trồng ớt số 18, moshavFaran, Arava, Israel, của ông Ben David Boaz
- Tham gia vào hoạt động sản xuất tại nông trại
- Phân tích việc quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực cho sản xuất tạinông trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava, Israel
- Phân tích thuận lợi khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sảnxuất của nông trại
- Đánh giá việc ứng dụng những kỹ thuật công nghệ đã được áp dụngtrong sản xuất kinh doanh nông trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava, Israel
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trại trồng ớt số 18,moshav Faran, Arava, Israel và bước đầu phân tích thị trường đầu ra
- Bước đầu đề xuất một ý tưởng khởi nghiệp cho bản thân
Trang 12đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức trên các trang thông tinmạng, tài liệu học tập liên quan trong quá trình thực tập tại nông trại, thu thập sốliệu qua sách báo,
* Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ nông trại của ông Ben DavidBoaz trên địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn nông trại Đểthu thập số liệu sơ cấp, khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ nông trại:
Điều tra những thông tin công nhân tình hình cơ bản của nông trại như: Họtên, tuổi, giới tính, số điện thoại, diện tích, các loại cây trồng, sản lượng, Nhữngthông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại như: Tình hìnhcác khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị Các yếu tố sản xuất như:Vốn sản xuất, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:
Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của nông trại như: Dọn dẹp, làmđất, trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân loại và đóng gói sản phẩm Từ đó đánh giáđược những thuận lợi, khó khăn mà nông trại gặp phải trong quá trình phòngbệnh cho cây trồng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trại
+ Phương pháp quan sát:
Tiến hành quan sát trực tiếp nông trại, cách quản lý điều hành, kỹ thuật sảnxuất khi tham gia các hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch cây trồng của nôngtrại nhằm có cái nhìn tổng quát về nông trại, đồng thời cũng là những tư liệu đểkiểm tra chéo thông tin nhằm đảm bảo độ chính xác
+ Phương pháp thảo luận:
Cùng với chủ nông trại, người quản lý thảo luận về những vấn đề phátsinh, những điểm chưa rõ trong quá trình sản xuất của nông trại Ngoài ra, việcthảo luận để học hỏi, chia sẻ giữa những người lao động tại nông trại giúp gắn kết
và tăng hiểu biết về nhau và về nông trại
1.3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được
Trang 13tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel Việc xử lý thôngtin là cơ sở cho việc phân tích
* Phương pháp phân tích thông tin: Toàn bộ số liệu thu thập được tổng
hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kếtquả sản xuất kinh doanh của nông trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý).Hạch toán các khoản chi, các khoản thu của nông trại làm cơ sở cho việc đưa ranhững nhận định, kết luận, bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của kinh tếnông trại
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của nông trại như: giá trịsản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:
+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sảnxuất ra ở nông trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thịtrường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm Được tính bằng sản lượngcủa từng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm Chỉ tiêu này được tính như sau:
GO = z Pi.QiTrong đó:
GO: giá trị sản xuất
Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi: lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vậtchất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê ngoài.Chỉ tiêu này được tính như sau:
IC = z CijTrong đó:
IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j
+ Giá trị gia tăng (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ chocác ngành sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
VA = GO - IC
Trang 14Trong đó:
VA : giá trị gia tăng
GO: giá trị sản xuất
IC : chi phí trung gian
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ GO/IC+ VA/IC + VA/GO
* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng:
+ Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trìnhsản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm vàđược xác định theo công thức
Nguyên giá tài sản cố địnhMức trích khấu hao hàng năm = -■' -
Thời gian trích khấu hao
1.4 Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 25/07/2018 đến ngày 18/06/2019
- Địa điểm: Nông trại trồng ớt số 18, moshav Faran, Arava, Israel, Israelcủa ông Ben David Boaz
Trang 15Phần 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1 Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập
2.1.1 Những thông tin khái quát về nông trại của ông Ben David Boaz
- Tên cơ sở thực tập: Nông trại số 18, Movshap Paran, Arava, Israel
- Địa chỉ: Nông trại số 18, Movshap Paran, Arava, Israel
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Nông trại trồng và kinh doanh các sản phẩm
về ớt đỏ
- Bộ máy tổ chức: Người chủ nông trại, 2 người quản lý và 12 công nhân
2.1.2 Mô hình tổ chức mô hình sản xuất kinh doanh của nông trại
Trong sản xuất kinh doanh cần xây dựng rõ được mô hình tổ chức sao cho phù hợp nhất, để mỗi bộ phận của tổ chức phát huy tốt trách nhiệm của mình trong công việc Trong một tổ chức mọi công việc cần được phân công rõ ràng, cụ thể để khi tiến hành công việc sẽ đạt hiệu quả cao tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm trong nội bộ
Tại nông trại của ông Ben David Boaz gồm 14 nhân sự trong đó có 2 người
quản lý, 12 công nhân (05 công nhân Thái Lan, 03 sinh viên Myanmar và 04 sinh viên thực tập của Việt Nam) Cách thức tổ chức tại nông trại theo sơ đồ sau:
Trang 16Sơ đồ 2.1 Tổ chức của nông trại
- Người chủ nông trại: Là nhà đầu tư, người lãnh, chỉ đạo và giám sát mọi
hoạt động của nông trại Chủ nông trại bàn bạc kế hoạch công việc tại nông trại vớinhững người quản lý, không trực tiếp hướng dẫn công việc cho từng người côngnhân Chủ nông trại chủ động đi tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng giao dịchmua bán với các công ty, các siêu thị bán lẻ hoặc hợp tác với các chủ nông trại khácthành một nhóm để cùng nhau bán nông sản
- Người quản lý: Có trình độ ngoại ngữ tốt, trung thực; có hiểu biết về hệ
thống nhà lưới, nhà kính và hệ thống tưới nhỏ giọt để khắc phục khi có sự cố Biếtvận hành máy móc, trang thiết bị kĩ thuật trong sản xuất, thu hoạch, phân loại, đónggói
Là người được người chủ tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý các công việctrong nông trại, quản lý công nhân Cùng chủ bàn bạc về các công việc cần làmtrong từng giai đoạn, đồng thời cố vấn các biện pháp sản xuất hiệu quả
Người quản lý có trách nhiệm phân công, báo cáo lại tình hình công việccủa mỗi công nhân và tiến độ công việc hàng ngày cho người chủ Đồng 9
Trang 17thời là người thông báo các kế hoạch và công việc của người chủ đến với từng côngnhân Người quản lý chịu toàn bộ trách nhiệm về tiến độ công việc hàng ngày đượcngười chủ giao
- Công nhân và thực tập sinh: Đi làm theo sự phân công và hoàn thiện
công việc theo yêu cầu của người quản lý Trong quá trình làm việc phải nắm đượcnội dung từng công việc cụ thể Công nhân cần phải có sự trung thực, hăng hái vàchăm chỉ trong mọi công việc để hoàn thành tốt công việc được bàn giao trongkhoảng thời gian quy định
Quá trình trải nghiệm tại nông trại, xét về mặt tổ chức sản xuất kinh doanhcủa họ bản thân em thấy rằng, để mọi công việc diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệuquả thì cần chú ý những điểm sau:
+ Mọi công việc của nông trại đều được lập kế hoạch từ trước cụ thể, đi cùngvới kế hoạch là công tác chuẩn bị chi tiết, đầy đủ các yếu tố nguồn lực như: tàichính, máy móc, vật tư và đặc biệt là con người
+ Chủ nông trại thường xuyên trao đổi với người quản lý về các hoạt độngcủa nông trại Trên cơ sở đó, những người quản lý chủ động trong điều hoành mọicông việc tại nông trại và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng
+ Có sự phân công, phân cấp và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng laođộng tại nông trại hàng ngày, hàng tuần
+ Người lao động tại nông trại được quan tâm chu đáo về đời sống, nhưngtrong công việc đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm kỷ luật lao động và có chế độ thưởngphạt rất rõ ràng dựa trên kết quả công việc được giao
+ Tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau vì mục tiêu hiệu quả tốtnhất cho nông trại giữa những người lao động là một trong những yếu tố đảm bảotiến độ và chất lượng công việc
2.2. Mô tả công việc tại nông trại nơi thực tập o • • o • * * 1
Thời gian học tập và trải nghiệm tại đất nước Israel từ ngày 25/07/2018 đếnngày 18/06/2019 được chia ra làm hai phần:
- Phần 1: Học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về đất nước và con người, về nôngnghiệp của Israel:
Trang 18+ Học tập trên lớp về lịch sử hình thành và phát triển đất nước Israel, về tổchức quản lý kinh tế, về marketing, về kỷ luật lao động,
+ Tham quan các địa danh nổi tiếng của đất nước Israel
+ Thăm quan các trung tâm nghiên cứu phát triển nông nghiệp, các mô hìnhnông nghiệp công nghệ cao như: Trung tâm nghiên cứu giống mới, lai tạo giốngcây trồng; trung tâm nghiên cứu công nghệ tưới tiết kiệm nước, thăm quan một sốnông trại công nghệ cao
+ Tiếp cận trao đổi học hỏi cùng với các Thầy cô giáo, các nhà khoa học, cácchuyên gia, các nhà quản lý nông nghiệp
- Phần 2: Học tập, trải nghiêm thực tế tại nông trại số 18 của ông Ben David Boaz, Paran, Arava, Israel Đây là giai đoạn thực tập sinh được trải nghiệm thông
qua thực tế tham gia các hoạt động tại nông trại Trước khi tham gia thực hiện cáccông việc tại nông trại, các thực tập sinh được bố trí nơi ăn ở, giới thiệu về nôngtrại và hướng dẫn những kiến thức và kỹ năng cơ bản Công việc cụ thể tùy thuộcvào từng nông trại, vào sự phân công của người quản lý nông trại Công việc cụ thểnhư sau:
Bảng 2.1 Nội dung công việc được giao tại nông trại nơi thực tập
+ Được quan sát hoạt động của máylàm đất và cách vận hành
2 Tham gia lắp đặt ống tưới
nhỏ giọt, tạo lỗ và trồng ớt
+ Hiếu biết về kích thước, khoảng cáchcủa các lỗ tưới nhỏ giọt
+ Biết được mật độ ớt ngọt phù hợp,được giới thiệu về các giống ớt ngọtnăng suất cao, có khả năng chống chịusâu bệnh tốt đang trồng tại nông trại
3 Các công việc chăm sóc
ớt ngọt: buộc dây, làm cỏ,
cắt hoa, tỉa cành, tưới nước,
+ Biết được kỹ thuật tưới tiết kiệmnước, nhu cầu nước tưới, phân bón ởtừng giai đoạn phát triển của cây ớt
Trang 19+ Nắm bắt được kỹ thuật trồng vàchăm sóc cho từng loại ớt ngọt: Mật độkhoảng cách trồng, cách buộc dây níugiữ ớt ngọt hợp lý để cây ớt ngọt sinhtrưởng và phát triển tốt nhất
+ Hiểu biết được lý do và thời gian tỉacành, tỉa hoa, loại bỏ bớt quả nhằmđảm bảo cho cây ớt ngọt cho năng suất
ớt ngọt
5 Tham gia vào việc thu
hoạch ớt ngọt và phân loại
đóng gói ớt ngọt
+ Nhận biết thời điểm thu hoạch, sảnlượng từng giai đoạn của mỗi loại ớtngọt Kỹ thuật thu hoạch vận chuyển ớtngọt từ nông trại tới xưởng phân loại,đóng gói
+ Hiểu biết về nguyên lý hoạt động,cách vận hành và kỹ năng thao tác trêndây truyền và các thiết bị máy mócphân loại, đóng gói các loại ớt ngọt
6 Tham gia thu dọn nông
trại sau thu hoạch
+ Biết được cây ớt ngọt sau khi cắt bỏ
sẽ được đưa đi ủ làm phân hữu cơ
2.3. Những quan sát, trải nghiệm được trong quá trình thực tập
2.3.1 Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của nông trại
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông trại, người chủ phải luôn biết cách quản lý tốt nhất các nguồn lực hiện có của mình một cách hợp lý nhất Sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để có thể phát huy được tất cả tiềm năng trong sản xuất kinh doanh Chủ trang trại luôn biết cách tận dụng những lợi thế so
Trang 21cơ sở kế hoạch công việc, người quản lý sẽ hướng dẫn các kiếnthức và ký năng cần thiết cho từng người như: cách vận hành sửdụng máy móc thiết bị trong sản xuất của nông trại, các thao táctrong trồng, chăm sóc, thu hoạch và đóng gói sản phẩm Ngoài ra,trước mỗi ngày làm việc, người quản lý phân công và quán triệtcông việc cụ thể cho từng lao động Người quản lý đồng thời làngười chuyên chở các vật tư, giống cây trồng, vận hành hệ thốngnhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới và vận chuyển sản phẩm vềxưởng sơ chế, đóng gói,
để đáp ứng năng lượng khi cần thiết
Quản lý
đất đai
Sau mỗi vụ sản xuất của nông trại, công việc chủ yếu là tiếnhành xử lí đất, ủ phân hữu cơ tạo dinh dưỡng cho đất chuẩn bị cho
vụ trồng cấy mới Việc sử dụng ni lông phủ lên đất sẽ giúp diệt
cỏ, hạn chế sâu bệnh có trong đất đồng thời là hạn chế đất bị thổibay
Kĩ thuật
công nghệ
Tất cả các hoạt động tưới nước, bón phấn đều tự động hóabằng hệ thống tới nhỏ giọt dưới sự điều khiển của máy tính đãđược lập trình sẵn Dù ở bất cứ đâu chỉ cần có mạng là họ sẽ kiểmtra được lượng nước, lượng phân bón đang được bón tại nông trạicũng như việc xảy ra hỏng lỗi
Trang 22trợ của
Nhà nước
các loại đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, hầu như không có hàmlượng dinh dưỡng và nếu có thì cũng rất nhỏ Các nông trại sảnxuất nông nghiệp sẽ được quy hoạch ở cùng một vùng đất tậptrung, con đường đi lại được nhà nước đầu tư xây dựng kiên cốhóa đến từng nông hộ
Khi nông trại hợp tác với công ty phân bón, họ sẽ định kìchở phân tới từng bể chứa của từng nông trại Các loại cây giốngđều được cung cấp bởi công ty chuyên nghiên cứu cung cấpgiống Mỗi năm họ đều không ngừng phát triển nghiên cứu giốngmới và nông trại không phải chi trả một khoản phí nào cho nghiêncứu mà tất cả đều do nhà nước đặt hàng với các trung tâm nghiêncứu, phát triển giống
Từ cách thức tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lựcphục vụ sản xuất tại nông trại nơi thực tập, chúng ta có thể rút ranhững bài học kinh nghiệm sau:
Trang 23+ Quản lý và sử dụng các nguồn lực của mỗi nông trại cho sảnxuất phải cụ thể, chi tiết và bám sát vào quy hoạch, kế hoạch quản lý và
sử dụng nguồn lực chung của nhà nước
+ Khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuấtđều được nhà nước tổ chức triển khai thực hiện hoặc hợp đồng đặt hàngvới các công ty, các trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học Các chủnông trại được khuyến khích áp dụng và được chuyển giao khi có nhucầu như: Giống mới, phân bón, công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lướinhà kính, hệ thống tận dụng năng lượng mặt trời, công nghệ phòng trừ
sâu bệnh hại, công nghệ làm đất, thu hoạch,
+ Những khâu khó khăn bản thân nông trại khó thực hiện đềuđược nhà nước giúp đỡ như: Rà phá bom mìn, san đầm đất tạo mặtbằng, xây dựng hạ tầng cơ sở như đường điện, đường ống cấp nước,giao thông và vốn vay ưu đãi
+ Bản thân mỗi nông trại cần phải nỗ lực và có ý thức trong việcquản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình và của quốcgia sao cho tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất
+ Trong sử dụng nguồn lực con người cần có kế hoạch công việc
cụ thể, phân công, giao trách nhiệm và hướng dẫn chi tiết Có chế độkhuyến khích sự chăm chỉ, sáng tạo đi cùng với chế tài phạt tài chínhkhi không hoàn thành công việc do lỗi chủ quan của người lao động
+ Nhân sự trong nông trại được tổ chức thành từng nhóm, tựgiám sát, hướng dẫn và giúp đỡ nhau trong công việc
2.3.2 Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của nông trại
Kế hoạch công việc, kế hoạch tài chính và nhân sự của nông trại được xâydựng bám sát vào kế hoạch tiến độ sản xuất kinh doanh cụ thể của nông trại
Trang 24+ Tạo lỗ cho cây trồng.
Tháng 8 + Tiến hành trồng, theo dõi cây ớt con mới được trồng
Tháng 9 -10
+ Công việc chủ yếu là: chăm sóc làm cỏ cho ớt và cắmcọc buộc dây giữ ớt
+ Đưa ong, côn trùng có ích (Bio) vào nuôi trong nhà lưới
để thụ phấn cho ớt bởi sau gần 2 tháng trồng thì ớt đã bắtđầu ra hoa
+ Khi quả ớt to dần về kích thước, ta tiến hành loại bỏ quảxấu để lại những quả đẹp
+ Bắt đầu công việc cắt nước, cắt bỏ thân cây ớt
+ Dọn dẹp nông trại, phủ bạt cho đất
-T -rr ỉ -I -z -Ị -/ - -_ „ , „ ,
(Nguồn: Kế hoạch sản xuất của nông trại 2018-2019)
Khoảng thời gian từ tháng 6- tháng 7 là khoảng thời gian nóng nhất trong năm,nên người ta chọn tiến hành ủ nhiệt đất trồng bằng ni lông để xử lý cỏ, sâu bệnh cótrong đất từ vụ trước
Trang 25Trong tháng 8, tiến hành trồng cây: Khi cây ớt mới trồng đó là khoảng thờigian cần được theo dõi nhiều, bởi nó quyết định tới sự phát triển của ớt sau này Việctới tiêu trong khoảng thời gian này cũng tăng lên và cần tới nhiều nước hơn để tạođược độ ẩm cho đất giúp cây có môi trường thích hợp cho sự phát triển của bộ rễ
Khi cây sinh trưởng và phát triển: Công việc buộc dây ớt có mục đích là đểcây phát triển thẳng, không bị đổ Để giúp cây tăng khả năng thụ phấn cho quả tốt,người ta đưa vào các nông trại ớt những thùng ong mật, tuy nhiên mật ở đây không
sử dụng để uống hay tiêu dùng mà chỉ là để dẫn dụ ong Nguyên nhân là do trong quátrình phòng bệnh hay diệt sâu bệnh người ta phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật.Người ta sử dụng thiên địch phòng bệnh là chủ yếu, khi dịch bệnh phát triển mạnh và
có dấu hiệu làn rộng người ta mới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Vào mùa đông (khoảng từ tháng 12), người ta cho tiến hành phủ lưới đen lên
để giữ nhiệt độ cho farm ớt vào ban đêm, bởi ban đêm mùa đông ở đây rất lạnh.Cũng đồng thời là hạn chế ánh nắng vào ban ngày kích thích ra quả quá nhiều ảnhhưởng đến dinh dưỡng nuôi quả làm cho quả
Giống ớt họ sử dụng có năng suất cao, thời gian cho thu hoạch quả kéo dàiđến giữa tháng 11 đã tiến hành thu hoạch và kéo dài đến tận cuôí tháng 4 mới dừnglại Lúc này lượng ớt ít dần đi, chất lượng quả cũng không tốt nên mới tiến hành cắt
bỏ, bởi nếu có duy trì sự phát triển của cây ớt cũng chỉ làm tốn kém thêm chi phínước, phân bón
Từ thực tế trải nghiệm tại nông trại, mặc dù không tham gia vào việc lập kếhoạch, nhưng qua quan sát và trao đổi với người quản lý, em nhận thấy rằng: Trongsản xuất kinh doanh việc xây dựng và lập ra được một kế hoạch cụ thể và rõ ràng làrất quang trọng vì:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh là cần thiết để ứng phó với những yếu tố bấtđịnh và những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong
- Kế hoạch sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu vì kế hoạch bao gồmxác định công việc cần hoàn thiệt trong khoảng thời gian cụ thể
- Kế hoạch sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, vì kế hoạch quan tâm đến mục tiêuchung là đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất Nếu không có kế hoạch, các đơn
Trang 26- Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp, hay
tổ chức Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trởthành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý Lập kếhoạch buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổitrong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnhhưởng của chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp
- Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãngphí nguồn lực của doanh nghiệp Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xácđịnh, những phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụngnguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hoá chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạtđộng hiệu quả và phù hợp
- Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công táckiểm tra đạt hiệu quả cao Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu không có kế hoạch thìgiống như là một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông thời gian Một khi doanh nghiệpkhông xác định được là mình phải đạt tới cái gì và đạt tới bằng cách nào, thì đươngnhiên sẽ không thể xác định đựợc liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa, vàcũng không thể có được những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có những lệchlạc xảy ra Do vậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra.Như vậy, lập kế hoạch quả thật là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhàquản lý Nếu không có kế hoạch thì nhà quản lý có thể không biết tổ chức, khai tháccon người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, thậm chí sẽkhông có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác Không có kế
Trang 27hoạch, nhà quản lý và các nhân viên của họ sẽ rất khó đạt được mục tiêu của mình,
họ không biết khi nào và ở đâu cần phải làm gì
Đối với bản thân em, qua thực tế làm việc tại nông trại em ý thức rằng: Cầnphải biết tự lập kế hoạch cho bản thân mình sau này cụ thể trước khi khởi nghiệp.Chúng ta không thể xác định được rõ mục tiêu của chúng ta cần phải đạt tới là gì nếukhông lập kế hoạch Không có kế hoạch chúng ta sẽ không có những thời gian biểucho các hoạt động của mình, không có được sự nỗ lực và cố gắng hết mình để đạtđược mục tiêu Vì thế mà chúng ta cứ để thời gian trôi đi một cách vô ích và hànhđộng một cách thụ động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh ta Vì vậy màviệc đạt được mục tiêu của mỗi cá nhân ta sẽ là không cao, thậm chí còn không thểđạt được mục tiêu mà mình mong muốn
Tóm lại, lập kế hoạch là bước đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trìnhquản lý Bất kể là cấp quản lý cao hay thấp, việc lập ra được những kế hoạch có hiệuquả sẽ là chiếc chìa khoá cho việc thực hiện một cách hiệu quả những mục tiêu đã đềra
2.3.3 Đánh giá kỹ thuật công nghệ được áp dụng trong sản xuất của nông trại
* Sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính trong sản xuất :
+ Nó giúp bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và sâu bệnh phá họai, từ đó giảmđược tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Vì vậy chất lượng nông sản luôn antoàn và giá trị cao
+ Làm giảm đi sự ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, có thể điều chỉnh nhiệt
độ sao cho thích hợp với sự phát triển của cây trồng: tăng nhiệt độ trong nhà lưới đểtạo độ ngọt cho dưa vào mùa đông, hay hạn chế ánh nắng, kích thích ra hoa tạo quả
+ Tạo môi trường cho sinh trưởng và phát triển của cây: có thể điều chỉnhlượng ánh sáng sao cho phù hợp nhất
* Sử dụng hệ thống tới nhỏ giọt tiết kiệm nước :
Hệ thống tưới của nông trại tự động hóa được lập trình trong hệ thống máytính, có những ưu điểm sau:
+ Tới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước do tốc độ tới chậm
+ Có thể kết hợp tới nước, phân bón và thuốc trừ sâu