Luận văn : Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU viii
CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ SỤ CẦN THIẾT CÓCÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦANGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐICẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 3
I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP 3
1 Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp 3
1.1 Khái niệm thị trường 3
1.2 Phân loại thị trường của doanh nghiệp 4
2 Các tiêu chí đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 6
2.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo chủngloại hàng hoá và theo khu vực 6
2.2 Thị phần 6
2.3 Doanh thu, Lợi nhuận 7
II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦADOANH NGHIỆP 8
1 Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp 8
1.1 Sản phẩm của doanh nghiệp 8
1.1.1 Chất lượng 8
1.1.2 Giá cả 9
1.1.3 Hình thức, mẫu mã và sự đa dạng hoá của sản phẩm 9
1.1.4 Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng 9
1.2 Nguồn lực của doanh nghiệp 10
1.2.1 Nguồn lực tài chính 10
1.2.2 Nguồn nhân lực 10
Trang 21.2.3 Năng lực tổ chức và lãnh đạo 11
1.2.4 Năng lực vật chất kỹ thuật và công nghệ 11
1.2.5 Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm 12
1.2.6 Năng lực hoạt động Marketing 12
2 Các nhân tố tác động từ bên ngoài 13
2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 13
2.2.3 Văn hoá – Xã hội 18
III SỰ CẦN THIẾT CÓ CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢNPHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐICẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 18
1 Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành đóng tàu 18
2 Tác động của khủng hoảng kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩm củangành công nghiệp tàu thuỷ 20
IV CÁCH THỨC ĐỐI PHÓ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚCNHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TỚI NGÀNH CÔNGNGHIỆP TÀU THUỶ VÀ NHỮNG KẾT KUẬN RÚT RA CHO VIỆT NAM 22
1 Trung Quốc 23
1.1 Sơ lược về quá trình phát triển ngành đóng tàu Trung Quốc 23
1.2 Giải pháp của Trung Quốc cho ngành đóng tàu trước tác động củakhủng hoảng tài chính 24
2 Hàn Quốc 27
2.1 Sơ lược về quá trình phát triển ngành đóng tàu của Hàn Quốc 27
Trang 32.2 Giải pháp của Hàn Quốc cho ngành đóng tàu trước những tác động
của khủng hoảng tài chính 27
3 Giải pháp của Ấn Độ 29
4 Một số kết luận cho Việt Nam 30
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊUTHỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆPTÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNGKINH TẾ TOÀN CẦU 32
I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶVIỆT NAM 32
1 Lịch sử hình thành và phát triển 32
2 Nhiệm vụ, chức năng 34
3 Cơ cấu tổ chức 35
4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua 36
4.1 Sản lượng, doanh thu 37
4.2 Đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ 38
III ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬPĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNGHOẢNG KINH TẾ 43
1 Đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu theo các tiêuchí cơ bản 43
1.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn VINASHIN 43
1.1.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ theo loại tàu 43
1.1.2 Cơ cấu thị trường tiêu thụ theo khu vực 46
Trang 41.2 Thị phần 50
1.3 Doanh thu, lợi nhuận 52
2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đóngtàu của Tập đoàn VINASHIN 53
2.1 Các nhân tố nội tại 53
2.1.1 Sản phẩm 53
2.1.2 Nguồn lực của doanh nghiệp 57
2.2 Các yếu tố bên ngoài 63
2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: 63
3 Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn 70
3.1 Điểm mạnh 70
3.2 Điểm yếu và nguyên nhân 71
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢIPHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦATẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐICẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 72
I PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤSẢN PHẨM CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAMTRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 72
1 Nhận định về thị trường tiêu thụ sản phẩm tàu thuỷ trong nước và thếgiới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế 72
1.1 Thị trường trong nước 72
1.2 Thị trường xuất khẩu 73
2 Cơ hội và thách thức của Tập đoàn VINASHIN trong bối cảnh khủnghoảng kinh tế toàn cầu 75
2.1 Cơ hội 75
2.2 Thách thức 75
3 Phương hướng, mục tiêu phát triển của Tập đoàn trước tình hình khủnghoảng kinh tế 76
Trang 5II MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNGTÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 78
1 Các giải pháp trước mắt nhằm đối phó với những tác động của khủnghoảng 78
1.1 Xây dựng các chính sách Marketing phù hợp và hiệu quả 78
1.2 Khai thác tối đa thị trường truyền thống, tích cực tìm kiếm các thịtruờng mới 80
1.3 Chuyển hướng sang lĩnh vực sửa chữa 81
1.4 Giải pháp khác 82
2 Các giải pháp để đón đầu cơ hội sau khi nền kinh tế phục hồi 82
2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 82
2.2 Rút ngắn tiến độ sản xuất 84
2.3 Huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất 85
2.4 Phát triển công nghiệp phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu 87
III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ NGÀNH CÓ LIÊNQUAN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DWT : Trọng tải
VLCC : 200.000 - 300.000 DWT Suezmax : 120.000 - 200.000 DWT Aframax : 80.000 - 120.000 DWT Handymax : 35.000 - 65.000 DWT Panamax : 65.000 - 80.000 DWT Capesize : 80.000 - 200.000 DWT
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng1.1: Tổng hợp giá dầu thô theo mức trung bình của Thế giới trong năm2008 21Bảng 2.1: Doanh thu từ đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn 2006-
2008 38Bảng 2.2: Cơ cấu đóng góp của các lĩnh vực kinh doanh chính trong tổng
doanh thu của Tập đoàn 39Bảng 2.3: Tình hình một số hợp đồng đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN
năm 2008 42Bảng 2.4: Cơ cấu các loại tàu của VINASHIN trong tổng trọng tải các đơn
hàng giai đoạn 2006 – 2008 43Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường nội địa của VINASHIN trong tổng trọng tải các
đơn hàng 48Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của VINASHIN trong tổng trọng tải
các đơn hàng giai đoạn 2006 – 2008 49Bảng 2.7: Chỉ tiêu doanh lợi của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn từ 2005–
2008 52Bảng 2.8: Cơ cấu giá thành trong đóng mới tàu thuỷ của Tập đoàn
VINASHIN 55Bảng2.9: Tổng hợp đơn hàng của Tập đoàn VINASHIN theo loại tàu năm
2008 56Bảng 2.10: Các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn từ
2005-2008 58Bảng 2.11: Thực trạng nguồn nhân lực của Tập đoàn VINASHIN năm 2008 60Bảng 3.1: Giá một số loại tàu chính trên thế giới giai đoạn 2005 – 2009 73Hình 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VINASHIN
giai đoạn 2005 – 2008 37Hình2.2: Cơ cấu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của Tập đoàn
VINASHIN giai đoạn 2006 - 2008 46Hình 2.3: Sự tăng giảm giá thép theo mức trung bình của Thế giới năm 2008 65
Trang 8LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế Thế giới đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng tàichính lớn ngày càng lan rộng ra toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng chịu khôngít tác động Đứng trước những khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tàichính gây ra đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có các hướng đi và giảipháp kịp thời, đúng đắn.
Trong một vài năm tới, khủng hoảng tài chính tiếp tục ảnh hưởng sâu sắcđến các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có ngành công nghiệp tàuthuỷ Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam VINASHIN cũng chịu ảnhhưởng không nhỏ trước khủng hoảng kinh tế Giá cước vận tải đường biển độtngột xuống thấp so với nhiều năm trở lại đây cùng tình hình thu xếp tài chínhkhó khăn dẫn đến nhiều chủ tàu đã huỷ hoặc tạm dừng các đơn hàng đóng tàucủa mình, nhu cầu đóng mới tàu thuỷ cũng giảm đi đáng kể Trước thực trạngđó, các giải pháp về thị trường tiêu thụ trở nên vô cùng cấp thiết nhằm tìmkiếm khách hàng, giữ vững uy tín và vị thế của Tập đoàn, không những đảmbảo cho ngành đóng tàu trong nước mà còn tăng cường khả năng cạnh tranhtrong tương lai sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu qua đi Vậy làm thếnào để duy trì, giữ vững sản xuất trong giai đoạn khó khăn và chuẩn bị sẵnsàng cho giai đoạn phục hồi của ngành đóng tàu sắp tới? Để trả lời cho câu
hỏi này, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩmđóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủnghoảng kinh tế toàn cầu” với hy vọng đóng góp thêm một số giải pháp cụ thể
cho mục tiêu phát triển của Tập đoàn trong một vài năm tới.
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực đóng mới tàu thuỷ của Tậpđoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam phục vụ thị trường đóng tàu trong nuớcvà quốc tế.
Trang 9Dựa trên tài liệu thu thập được, đề tài tiến hành đánh giá thực trạng thịtrường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN trước những ảnhhưởng của khủng hoảng tài chính Đồng thời đề tài cũng phân tích các cơ hội,thách thức cũng như điểm mạnh và những điểm yếu cần khắc phục của Tậpđoàn trong giai đoạn hiện nay từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể.
Kết quả dự kiến đóng góp của đề tài
Từ thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu hiện nay củaVINASHIN, đề tài sẽ chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn đến việc tiêu thụ sảnphẩm của Tập đoàn còn nhiều hạn chế Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể vềthị trường tiêu thụ của VINASHIN trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiệnnay.
Kết cấu của đề tài
Để giải quyết các nhiệm vụ đã đặt ra, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Thị trường tiêu thụ và sự cần thiết có các giải pháp về thị trường
tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnhkhủng hoảng kinh tế.
Chương II: Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của
Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Chương III: Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp về thị trường tiêu thụ
sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bốicảnh khủng hoảng kinh tế.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn Ths Vũ Cươngvà cán bộ hướng dẫn tại cơ quan thực tập (Ban KDDN và ĐMDN) đã tận tìnhgiúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này Do hạn chế về thời gian và kiến thức thựctế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của thầy giáo và các cô chú, anh chị trong đơn vị thực tập để đề tàiđược hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 10I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP
1 Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp1.1 Khái niệm thị trường
Thị trường là một phạm trù kinh tế tổng hợp, khách quan gắn liền vớiquá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá Khi chúng ta thừa nhận sản xuấthàng hoá thì không thể phủ nhận sự tồn tại khách quan của thị trường Theothời gian, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của quá trình sản xuất, cácquan niệm về thị trường ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Theo quan điểm của kinh tế học: Thị trường là tổng thể của cung vàcầu đối với một loại hàng hoá cụ thể Định nghĩa này xuất phát trên cơ sở làtổng số cung và tổng số cầu về một loại hàng hoá trên thị trường vận độngtheo những quy định riêng và điều tiết thị trường thông qua quan hệ cung cầu.Định nghĩa này chỉ mang tính lý thuyết và dùng trong điều tiết vĩ mô thịtrường.
Theo quan niệm cổ điển: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động muabán, trao đổi hàng hoá của các chủ thể kinh tế Theo quan điểm này người tađã đồng nhất thị trường với chợ và những địa điểm mua bán hàng hoá cụ thể.Như vậy, khi sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển, các mặthàng ngày càng đa dạng và phong phú hơn, có nhiều hình thức trao đổi hơnthì quan điểm này sẽ không phản ánh được đầy đủ bản chất của thị trường.
Theo quan điểm hiện đại: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động của
Trang 11người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và khốilượng hàng hoá mua bán Như vậy, thị trường là tổng thể các mối quan hệ vềlưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán và cácdịch vụ khác.
Theo Philip Kotler, ông quan niệm rằng: Thị trường bao gồm tất cả cáckhách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hoặc mong muốn cụ thể, sẵn sàng vàcó khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.
1.2 Phân loại thị trường của doanh nghiệp1.2.1 Căn cứ vào vị trí địa lý
Doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi khu vực địa lýmà họ có thể vươn tới để kinh doanh Tuỳ theo mức độ rộng, hẹp, có tính toàncầu, khu vực hay lãnh thổ, có thể phân loại thị trường tiêu thụ của doanhnghiệp như sau:
* Thị trường trong nước:
Thị trường trong nước được phân chia theo miền: Thị trường miềnBắc, thị trường miền Trung, thị trường miền Nam.
* Thị trường xuất khẩu:
- Thị trường xuất khẩu được phân chia theo nước: Thị trường Nhật Bản,Hàn Quốc…
- Thị trường xuất khẩu được phân chia theo châu lục: Thị trường châuÂu, thị trường châu Á…
- Thị trường xuất khẩu được phân chia theo khu vực: Thị trường EU, thịtrường ASEAN…
1.2.2 Căn cứ vào thời gian thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp vớikhách hàng:
* Thị trường truyền thống: là thị trường mà doanh nghiệp đã từng có quan hệ
trao đổi, buôn bán trong một thời gian dài Thông thường, khi kinh doanh tại
Trang 12thị trường truyền thống doanh nghiệp sẽ có lợi ích: mức độ rủi ro thấp… cònphía đối tác cũng nhận được ưu đãi về giá, tín dụng…
* Thị trường mới: là thị trường mà doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ buôn
bán trên thị trường đó Kinh doanh trên thị trường mới thường mang tính chấtthăm dò và bước đầu thiết lập mối quan hệ với các đối tác để dần đẩy mạnhhoạt động kinh doanh trong tương lai.
1.2.3 Căn cứ theo mức độ quan tâm, thu nhập và khả năng tiếp cận thịtrường của khách hàng
* Thị trường tiềm năng: là tập hợp những khách hàng thừa nhận có đủ mức
độ quan tâm tới sản phẩm của doanh nghiệp.
Sự quan tâm của khách hàng chưa chưa đủ để định rõ một thị trường.Những khách hàng tiềm năng đó còn phải có thu nhập đủ để mua sản phẩm.Giá cả càng cao thì lượng khách hàng muốn mua sản phẩm đó càng ít.
* Thị trường hiện có: là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập
và có khả năng tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải lựa chọn nên theo đuổi toàn bộ thị trường hiệncó hay chỉ tập trung vào một phân đoạn nhất định nào đó của thị trường.
* Thị trường mục tiêu (thị trường phục vụ): là một phần của thị trường hiện
có mà doanh nghiệp quyết định theo đuổi.
Doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh chỉ có thể thâm nhập được mộtphần thị trường mục tiêu, tức là bán được một số lượng nhất định sản phẩmtrên thị trường mục tiêu đó.
* Thị truờng đã thâm nhập: là tập hợp những khách hàng đã mua sản phẩm
của doanh nghiệp.
Trang 132 Các tiêu chí đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp2.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo chủngloại hàng hoá và theo khu vực
Cơ cấu thị truờng tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm là phần trăm lượngtiêu thụ của mỗi loại sản phẩm trên tổng lượng tiêu thụ của doanh nghiệp Nócho biết trong số các chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, loại nào có khảnăng tiêu thụ tốt, loại nào tiêu thụ kém Từ đó, làm cơ sở cho doanh nghiệpxây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý đối với từng loại sản phẩm.
Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm theo khu vực là phần trăm lượngsản phẩm tiêu thụ của mỗi khu vực thị trường trên tổng lượng tiêu thụ củadoanh nghiệp Nó chỉ ra các thị trường có khả năng tiêu thụ sản phẩm cao,theo đó doanh nghiệp sẽ có các chiến lược thị trường phù hợp.
2.2 Thị phần
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếmlĩnh được.
Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
Tổng mức doanh thu của thị trườngHoặc:
Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp
Tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
Thị phần của doanh nghiệp nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêngdoanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Để giành giật mụctiêu thị phần trước đối thủ doanh nghiệp cần có các chính sách phù hợp Thịphần của doanh nghiệp phản ánh sức mạnh, uy tín và vị trí của doanh nghiệptrên thị trường đó Nếu thị phần của doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ thị
Trang 14trường của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp càng nhiều.
Thị phần của doanh nghiệp được chia làm 2 loại:
* Thị phần tuyệt đối: là tỷ lệ phần doanh số bán sản phẩm của doanh nghiệp
so với tất cả các sản phẩm cùng loại được tiêu thụ trên tất cả các thị trường.
* Thị phần tương đối: là tỷ lệ phần doanh số bán sản phẩm của doanh nghiệp
so với đối thủ mạnh nhất trên thị trường.Công thức:
Doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp
Thị phần tương đối = x 100% Doanh thu tiêu thụ của đối thủ mạnh nhất
Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp
Thị phần tương đối = x 100% Số sản phẩm bán ra của đối thủ mạnh nhất
Nếu: Thị phần tương đối < 1: Lợi thế thuộc về đối thủ.
Thị phần tương đối > 1: Lợi thế thuộc về doanh nghiệp.
Thị phần tương đối = 1: Lợi thế của doanh nghiệp và đối thủ như nhau.
2.3 Doanh thu, Lợi nhuận
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từhoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát kết quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh doanh thu thì lợi nhuận cũng làmột tiêu chí để đánh giá hiệu quả của thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí sảnxuất Sản phẩm tiêu thụ được càng nhiều thì lợi nhuận của doanh nghiệp càngcao Tuy nhiên do quy mô của các doanh nghiệp là khác nhau vì vậy giá trịtuyệt đối của lợi nhuận sẽ không đảm bảo so sánh được Do vậy, người ta sử
Trang 15dụng đại lượng tương đối là tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (hay doanh lợi tiêu thụ sản phẩm) thể hiệnlợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm mang lại.
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = x 100% Doanh thu
II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦADOANH NGHIỆP
Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm các nhân tố nội tại của doanh nghiệp(hay nhóm các nhân tố chủ quan) và nhóm các nhân tố tác động từ bên ngoài(hay nhóm các nhân tố khách quan).
1 Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp1.1 Sản phẩm của doanh nghiệp
Sản phẩm là đối tượng được tiêu dùng trực tiếp, chịu sự đánh giá trựctiếp của khách hàng Vì vậy, sản phẩm tự thân nó là nhân tố quan trọng nhấtquyết định việc khách hàng có sẵn sàng tiêu dùng nó hay không Khả năngchinh phục thị trường của sản phẩm phụ thuộc vào ba yếu tố là chất lượng,giá cả, hình thức, mẫu mã và sự đa dạng hoá của sản phẩm.
1.1.1 Chất lượng
Để một loại hàng hoá có thể xâm nhập được vào thị trường thì chấtlượng của hàng hoá đó phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Cungcấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt, tính năng ưu việt hơn sovới các sản phẩm hiện có trên thị trường với mức giá chấp nhận được sẽ làmtăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường Hơn thế nữa, chất lượngsản phẩm còn là thước đo quan trọng cho uy tín, thương hiệu của doanh
Trang 16nghiệp Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng, họ sẵn sàngmua những hàng hoá có chất lượng cao với giá cao hơn nhưng đáp ứng nhucầu của họ Vì vậy, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanhnghiệp Nó giúp doanh nghiệp chiếm giữ và mở rộng thị phần tiêu thụ sảnphẩm, thu được lợi nhuận cao Chính vì thế, để sản phẩm được duy trì vàchiếm thị phần lớn trong quá trình tiêu thụ, doanh nghiệp phải không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tất cả các yêu cầu về kỹ thuật, coi đólà yếu tố tiên quyết để tạo chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường.
1.1.2 Giá cả
Giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng để hàng hoá có thể thâm nhập vàothị trường Người tiêu dùng ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng rất nhạy cảm vớigiá và có tâm lý thích mua hàng với giá rẻ Nếu hai sản phẩm có chất lượngnhư nhau thì người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm với mức giá thấphơn Vì vậy, chào hàng với giá cạnh tranh chính là một trong những cách thứcđể hàng hoá thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
1.1.3 Hình thức, mẫu mã và sự đa dạng hoá của sản phẩm
Để hàng hoá được tiêu thụ mạnh trên thị trường thì kiểu cách, mẫu mãcủa hàng hoá đó phải phù hợp với tâm lý, sở thích, thị hiếu của khách hàng.Tuy nhiên, hình thức, mẫu mã của sản phẩm cũng phải phù hợp với từng thịtrường, với mỗi nhóm khách hàng khác nhau.
Bên cạnh đó, sự đa dạng hoá của sản phẩm cũng góp phần giứp chohàng hoá được tiêu thụ mạnh trên thị trường Doanh nghiệp cung ứng đượcnhiều loại và chủng loại sản phẩm sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạngcủa khách hàng Tuy nhiên, không nên để danh mục sản phẩm quá rộng vì sẽlàm phân tán nguồn lực của doanh nghiệp.
1.1.4 Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng
Các doanh nghiệp có thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng khác nhau
Trang 17tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành Thời gian đáp ứng được tính từ khidoanh nghiệp nhận đơn đặt hàng cho tới khi sản phẩm được giao cho kháchhàng Thời gian đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp càng ngắn trong khichất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo sẽ tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm đó trênthị trường Ngược lại, chậm trễ trong thời gian giao hàng sẽ làm giảm uy tíncủa doanh nghiệp với khách hàng.
1.2 Nguồn lực của doanh nghiệp1.2.1 Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh của doanhnghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào sảnxuất, kinh doanh Nguồn lực tài chính quyết định quy mô kinh doanh củadoanh nghiệp trên thị trường, do đó tác động tới thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa doanh nghiệp Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính đủ mạnh sẽ dễ dànghơn trong các hoạt động xúc tiến bán hàng đòi hỏi chi phí tốn kém, xây dựnghệ thống phân phối có hiệu quả… Nguồn lực tài chính không những đảm bảocho doanh nghiệp luôn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định,đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường, thêm vào đó nó còn giúp doanhnghiệp đầu tư, nghiên cứu cũng như mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ từđó giảm giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, tăngkhả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Các yếu tố đánh giá nguồn lực củadoanh nghiệp bao gồm: quy mô vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời,khả năng khai thác, quản lý, sử dụng nguồn vốn… Khả năng khai thác tốtnguồn lực tài chính giúp cho doanh nghiệp xác định đúng đắn nhu cầu vốncần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lựa chọn các phương án huyđộng vốn có hiệu quả
1.2.2 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh của doanh
Trang 18nghiệp, là những người định hướng và đưa ra các giải pháp về thị trường Đâylà yếu tố cơ bản và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, từđó ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Với đội ngũcán bộ thị trường năng động, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu thị trường,doanh nghiệp có thể nắm bắt được chính xác các diễn biến trên thị trường,khai thác được những cơ hội và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, giúp sảnphẩm tiêu thụ mạnh trên các thị trường, hoạch định chiến lược kinh doanh dàihạn cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, nguồn lao động có chuyên môn còn giúpnâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó tạo cơ sở đểdoanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng tiêu thụ sảnphẩm trên thị trường Do vậy, để hoạt động của thị trường tiêu thụ đạt hiệuquả cao, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến khả năng đáp ứng nguồn nhânlực cả về số lượng và chất lượng cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ.
1.2.3 Năng lực tổ chức và lãnh đạo
Năng lực tổ chức bao gồm việc quản lý sản xuất, con người, bộ máy tổchức Năng lực này đạt hiệu quả cao khi sắp xếp vị trí phù hợp với năng lựccủa từng người nhằm phát huy tối đa khả năng của họ, đồng thời cũng phânđịnh tính trách nhiệm một cách hợp lý Người lãnh đạo phải có cái nhìn baoquát, thấy được các cơ hội cũng như thách thức để hoạch định chiến lược lâudài Năng lực tổ chức, quản trị và lãnh đạo tốt sẽ là cơ sở để đưa ra các giảipháp, sách lược về thị trường một cách hợp lý.
1.2.4 Năng lực vật chất kỹ thuật và công nghệ
Năng lực vật chất kỹ thuật là toàn bộ cơ sở hạ tầng của doanh nghiệpcùng với các trang thiết bị máy móc đang sử dụng Công nghệ là việc kết hợpviệc sử dụng máy móc thiết bị với kiến thức khoa học, kỹ năng sản xuất.Năng lực công nghệ bao gồm: Năng lực tìm kiếm và mua bán thiết bị công
Trang 19nghệ; Năng lực vận hành công nghệ; Năng lực đổi mới và sáng tạo côngnghệ; Năng lực hỗ trợ công nghệ Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thíchhợp, hiện đại là điều kiện cần có để có thể sản xuất ra các sản phẩm có chấtlượng cao, có nhiều tính năng ưu việt hơn các sản phẩm cùng loại trên thịtrường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và do đó giúpdoanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm Tuy nhiên, một doanh nghiệp có trìnhđộ trang bị công nghệ cao cũng đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có khả năngvận hành và sử dụng các thiết bị và công nghệ một cách hiệu quả nhất đểkhông làm lãng phí nguồn lực về thiết bị và công nghệ đó.
1.2.5 Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm là một yếu tố rất quantrọng để tạo nên tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó giúpcho thị trường tiêu thụ hoạt động đạt hiệu quả Năng lực nghiên cứu và pháttriển sản phẩm được hiểu là việc kết hợp giữa hoạt động nghiên cứu khoa họclý thuyết với khả năng áp dụng những thành tựu đó vào quá trình sản xuấtnhằm tạo ra những sản phẩm mới hoặc cải tiến những sản phẩm hiện có Nóđược đánh giá qua các khía cạnh như: quá trình nghiên cứu và triển khai đượctổ chức ra sao, danh tiếng ưu việt của sản phẩm mới, số lượng các sáng kiếncải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tế và vị thế nói chung của bộ phậnnghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh.Nghiên cứu và phát triển sản phẩm hữu hiệu cho phép doanh nghiệp có đượcsức mạnh trong đổi mới công nghệ, ưu thế trội trong giới thiệu sản phẩm mớithành công, cải tiến và cập nhật liên tục các sản phẩm hiện hữu, từ đó tăngkhả năng tiêu thụ của sản phẩm
1.2.6 Năng lực hoạt động Marketing
Hoạt động Marketing của doanh nghiệp giữ vị trí vô cùng quan trọngtrong hoạt động kinh doanh, nó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và vì thế ảnh
Trang 20hưởng tới thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần xâydựng các chiến lược Marketing - chiến lược chức năng, được coi là nền tảngcho việc xây dựng các chiến lược chức năng khác: chiến lược sản xuất, chiếnlược tài chính… Thị trường càng phát triển nhanh thì càng đòi hỏi doanhnghiệp phải dành nhiều sức lực trong nghiên cứu thị trường và hoạt độngMarketing Bộ phận marketing phải đảm bảo đem lại những thông tin chínhxác, kịp thời về sự phát triển của thị trường, xem xét những triển vọng, đánhgiá về những nhà phân phối, các bạn hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh, nhữngnhà cung ứng và những nhân tố có liên quan khác, ứng dụng nghệ thuật quảngcáo để mở rộng thị trường, tuyên truyền doanh nghiệp mình cho nhiều kháchhàng biết Hoạt động marketing sẽ cho phép doanh nghiệp tạo ra những sảnphẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, với mức giá linh hoạt trước biến độngcủa thị trường, tạo ra mạng lưới phân phối với số lượng, phạm vi và mức độkiểm soát phù hợp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh nhất Sử dụngnhững chiến lược marketing thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển tốtthị trưòng, chiếm giữ được ưu thế.
2 Các nhân tố tác động từ bên ngoài2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô2.1.1 Khách hàng
Khách hàng là đối tượng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp vì vậynó ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua Người mua có thểgây sức ép buộc doanh nghiệp phải giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩmvà dịch vụ… để có thể tiêu thụ được sản phẩm Ngược lại, nếu người mua yếusẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội tăng giá kiếm được lợi nhuận nhiềuhơn Người mua có thể là: người tiêu dùng cuối cùng (cá nhân hoặc tổ chứcmua hàng hoá để trực tiếp tiêu dùng); các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ);
Trang 21các doanh nghiệp sản xuất (mua hàng hoá để phục vụ quá trình sản xuất củahọ); các tổ chức chính quyền hoặc phi lợi nhuận (mua hàng hoá để tạo dịch vụcông ích, chuyển nhượng cho những người cần đến chúng); các cá nhân hoặctổ chức quốc tế.
2.1.2 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vậtliệu cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Các nhà cungứng có thể: tăng giá các yếu tố đầu vào, giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụmà họ cung cấp Qua đó ảnh hưởng tới chất lượng, giá cả sản phẩm của doanhnghiệp, và tiếp đó ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra, sựkhan hiếm nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng tới tính đều đặn trong kinh doanh,do đó ảnh hưởng tới khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên mua đầu vào từ nhiều nguồn cung cấp, tránh lệthuộc vào một nhà cung ứng có thể dễ dàng nâng giá và cung cấp hạn chế.Doanh nghiệp cũng cần xây dựng quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủyếu để có thể mua được nguồn nguyên liệu cần thiết trong thời kỳ khan hiếm.
2.1.3 Mức độ cạnh tranh của ngành
Mức độ cạnh tranh của ngành có tác động rất lớn tới thị trường tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh càng gay gắt, đối thủ cạnhtranh càng mạnh bao nhiêu thì thị trưòng tiêu thụ của doanh nghiệp có khảnăng bị thu hẹp bấy nhiêu Ngược lại, nếu đối thủ cạnh tranh yếu, doanhnghiệp có cơ hội tăng giá bán, kiếm nhiều lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường.Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất thường baogồm các nội dung chủ yếu sau: cơ cấu cạnh tranh của ngành, thực trạng cầucủa ngành, hàng rào rút lui khỏi ngành.
Cơ cấu cạnh tranh của ngành dựa vào số liệu và khả năng phân phối
Trang 22sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành sản xuất Cơ cấu cạnh tranh thay đổitừ ngành sản xuất phân tán tới ngành sản xuất tập trung Ngành phân tán baogồm một số lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có doanh nghiệp nào giữvị trí thống trị ngành Trong khi đó, ngành tập trung có sự chi phối bởi một sốít các doanh nghiệp lớn, thậm chí chỉ có một doanh nghiệp duy nhất gọi làđộc quyền Với mỗi loại cơ cấu ngành, doanh nghiệp cần phải có các chiếnlược đúng đắn để duy trì và gia tăng thị phần của mình.
Tình trạng cầu của ngành là yếu tố quyết định khác về tính mãnh liệttrong cạnh tranh nội bộ ngành Thông thường, cầu tăng tạo cho doanh nghiệpcơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ Ngược lại, cầu giảm dẫn đến cạnh tranhkhốc liệt, ảnh hưởng tới thị phần của doanh nghiệp Đe doạ mất thị trường làđiều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh.
Hàng rào rút lui khỏi ngành là mối đe doạ cạnh tranh khi cầu của ngànhgiảm mạnh Hàng rào rút lui bao gồm: đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị; chiphí trực tiếp cho việc rút lui (thủ tục hành chính…) Các ràng buộc càngnhiều, rút lui khỏi ngành càng khó.
2.1.4 Đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trongcùng một ngành sản xuất nhưng trong tương lai có khả năng cạnh tranh nếuhọ lựa chọn và quyết định ra nhập ngành Đây là đe doạ cho các doanh nghiệphiện tại Có nhiều đối thủ tiềm ẩn muốn ra nhập ngành đồng nghĩa với việccạnh tranh sẽ khốc liệt hơn, thị trường sẽ bị chia sẻ.
Việc ra nhập một ngành công nghiệp phụ thuộc vào: mức độ thuận lợivà khó khăn cho việc ra nhập ngành (hàng rào lối vào của ngành) và sức hấpdẫn của ngành.
2.1.5 Sản phẩm thay thế
Yếu tố cuối cùng trong môi trường vi mô được đề cập đến chính là sản
Trang 23phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thoả mãn cùng nhucầu của người tiêu dùng Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơnsản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt Nếu sản phẩm thay thế vượttrội hơn, điều đó có nghĩa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cóthể bị thu hẹp lại Đe doạ của các sản phẩm thay thế đòi hỏi doanh nghiệpphải có sự theo dõi phân tích thường xuyên những tiến bộ công nghệ, trong đóliên quan trực tiếp là đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm.
2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô2.2.1 Kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố tác động tới sức mua củakhách hàng và cách thức tiêu dùng Thị trường cần có sức mua cũng nhưngười mua Tổng sức mua tuỳ thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiếtkiệm và tín dụng Các thay đổi trong những biến số kinh tế chủ yếu như: tốcđộ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, thunhập, tỷ trọng thu nhập cho tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu, tiết kiệm… có tác độngrất lớn trên thị trường Thực vậy, tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinhtế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng tới tiêudùng, từ đó ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp Khi nền kinhtế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệptiêu thụ được nhiều sản phẩm Ngược lại, khi nền kinh tế trở nên sa sút, suythoái dẫn đến giảm chi tiêu cho tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượngcạnh tranh, thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp cũng vì thế mà bị thu hẹp lại.Thông thường khi nền kinh tế sa sút sẽ gây nên chiến tranh giá cả trong cácngành sản xuất, đặc biệt là các ngành đã trưởng thành Mức lãi suất sẽ quyếtđịnh mức cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp Chính sách tiền tệ và tỷgiá hối đoái cũng có thể tạo ra một vận hội tốt cho doanh nghiệp nhưng cũngcó thể là những nguy cơ cho sự phát triển của chúng Lạm phát và vấn đề
Trang 24chống lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích.Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát cao thì việc kiểm soát giá cả và tiền công có thểkhông làm chủ được Lạm phát tăng lên, đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, vì vậydoanh nghiệp sẽ cắt giảm đầu tư cho phát triển sản xuất
Do vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng những xuhướng biến động của môi trường kinh tế để có thể chủ động điều chỉnh vàthích ứng.
2.2.2 Chính phủ, luật pháp và chính trị
Môi trường chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến thị trườngtiêu thụ của doanh nghiệp theo các hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra cơhội, trở ngại cũng như rủi ro thật sự.
Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách, hệthống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện là cơ hội để kinh doanh ổn định,mở rộng sản xuất, phát triển thị trường Bên cạnh đó, các quyết định về quảngcáo đối với một số lĩnh vực kinh doanh sẽ là một đe doạ, chẳng hạn các côngty sản xuất rượu, thuốc lá… Các quyết định về thuế có thể vừa tạo ra cơ hộinhưng cũng có thể là thách thức đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp Nếu chính phủ đánh thuế cao vào các hàng hoá nhập khẩu cùngloại sẽ tạo cơ hội cho sản phẩm của doanh nghiệp với thị trường trong nước.Ngoài ra, các chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính như: chính sáchthuế ưu đãi đối với hàng hoá xuất khẩu, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuấtkhẩu… sẽ thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm Ngược lại, khimuốn hạn chế xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó chính phủ sẽ thắt chặt quychế xuất khẩu, áp dụng thuế xuất khẩu cao hoặc áp dụng hạn ngạch xuất khẩuđối với mặt hàng đó.
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay, chính phủ nên cócác chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục những khó khăn do khủng
Trang 25hoảng gây nên.
2.2.3 Văn hoá – Xã hội
Mỗi xã hội đều có những giá trị văn hoá riêng, những giá trị văn hoánày tác động đến thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng tại xã hội đó Chính vìthế, với mỗi nền văn hoá khác nhau doanh nghiệp cần có cách đáp ứng nhucầu của khách hàng khác nhau, từ đó tiêu thụ sản phẩm của mình Do vâỵ,doanh nghiệp cần phải nhận thức được những xu hướng thay đổi trong vănhoá và văn hoá đặc thù của mỗi thị trường để nhận dạng được các cơ hội vàthách thức mới, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
III SỰ CẦN THIẾT CÓ CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢNPHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐICẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU
1 Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành đóng tàu
Ngành công nghiệp tàu thủy là ngành đòi hỏi hàm lượng công nghệ caonhiều lao động (đặc biệt là đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật) và nguồn vốnlớn Không giống như các hàng hoá thông thường khác, sản phẩm tàu thuỷthường được sản xuất đơn chiếc, thời gian sản xuất dài (trung bình từ 12 – 18tháng), tiêu hao một khối lượng lớn vật chất và lao động Tàu thuỷ với chứcnăng chính là vận chuyển hàng hoá trên biển nên đòi hỏi tính kỹ thuật và côngnghệ cao, đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, tiếng ồn, điều kiện bốc dỡ hàng, độan toàn, môi trường… Vì vậy, ngành đóng tàu cần phải áp dụng các thành tựukhoa học công nghệ tiên tiến nhất Ngoài ra, việc thiết kế, giám sát, lắp đặtthiết bị… đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ, chuyên môn cao Đâycũng là ngành cần lượng vốn rất lớn, đặc biệt là nguồn vốn lưu động để muasắm máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ đóng mới
Ngành công nghiệp tàu thuỷ còn là ngành đòi hỏi nhiều ngành công
Trang 26nghiệp phụ trợ Đây là ngành sử dụng rất nhiều sản phẩm của các ngành khácnhư: sản xuất thép, chế tạo máy, nội thất trang trí, điện tử Chính vì thế, pháttriển công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu là điều cần thiết để ngành nàykhông chỉ dừng lại ở gia công, lắp ráp Ngoài ra, các nhà máy đóng tàu cònđòi hỏi phải đặt ở những nơi gần cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu đểthuận tiện cho việc hạ thuỷ.
Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa ngành đóng tàu Ứng dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sảnxuất sẽ làm nâng cao năng suất lao động giúp giảm giá thành sản phẩm từ đótăng khả năng tiêu thụ Việc cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đáp ứngviệc mua sắm vật tư, thiết bị sẽ đẩy nhanh tiến độ sản xuất, góp phần nângcao uy tín Nguồn nhân lực có trình độ sẽ giúp chủ động trong thiết kế, vừatiết kiệm được chi phí thuê ngoài, vừa giúp đảm bảo thời gian giao hàng Cácngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển sẽ là yếu tố thuận lợi để đảmbảo cho sự phát triển bền vững của ngành đóng tàu, giúp giảm chi phí nhậpkhẩu và tránh tình trạng chậm trễ trong khâu cung ứng
Thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu trong nước và xuất khẩu củangành đóng tàu hiện nay đang tập trung ở một số khách hàng truyền thống.Nước ta với hơn 3.200 km bờ biển, nhiều hải đảo thì rất cần phải có một độitàu mạnh để khai thác những lợi thế của mình như tăng đội tàu để vận tải,đánh bắt cá, khai thác dầu khí, bảo vệ và phòng thủ lãnh hải Còn với thịtrường xuất khẩu, khách hàng lại tập trung chủ yếu ở các nước Châu Âu như:Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Đức, Na Uy và một số các nước khác như: NhậtBản, Hàn Quốc, Isarel Hiện nay, trước những tác động của suy thoái kinh tế,thị trường xuất khẩu đang dần bị thu hẹp Thêm vào đó, mức độ cạnh tranhtrên thị trường xuất khẩu khá gay gắt với nhiều đối thủ mạnh.
Trang 272 Tác động của khủng hoảng kinh tế đến thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa ngành công nghiệp tàu thuỷ
Bản chất của ngành đóng tàu là mang tính chu kỳ Các giai đoạn cựcthịnh sẽ kèm theo các giai đoạn suy thoái, rất khó để ngành này giữ được tốcđộ tăng trưởng như những năm vừa qua vì thực tế là nhu cầu vận tải hàng hoátrên thế giới là có hạn và phụ thuộc vào diễn biến kinh tế của thế giới Khủnghoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho ngành này gặp rất nhiều khó khăn.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đánh dấu chấm hết cho kỷ nguyêntín dụng dễ dãi Vì cuộc khủng hoảng này, rất nhiều hợp đồng đã đặt trước sẽbị huỷ bỏ vì khách hàng không thể huy động được nguồn tài chính như đãtính toán từ trước Ông Sophocles Zoullas, Giám đốc điều hành của EagleBulk Shipping - một công ty có trụ sở tại New York - ước tính sẽ có khoảngtừ 10 – 30% số hợp đồng đóng tàu chở hàng (cargo ships) được đặt cuối năm2007 có nguy cơ bị huỷ bỏ Báo cáo của Deutsche Bank cũng ước tính con sốhợp đồng bị huỷ bỏ trong thời gian tới sẽ vào khoảng 10 – 20% Đó là ướctính dựa trên số hợp đồng đã được cấp tín dụng Deutsche Bank ước tínhtrong số các hợp đồng được đặt gần đây, có khoảng 27% (trị giá 137 tỷ USD)chưa tìm được nguồn cấp tín dụng Đây là số hợp đồng đặc biệt dễ bị huỷ bỏ.
Thêm vào đó, tình trạng suy thoái kinh tế thế giới khiến các kỳ vọng vềnhu cầu vận tải trong tương lai bị đảo lộn Với nhu cầu vận tải giảm sút,người ta không cần đến nhiều tàu biển như dự tính.
Mặt khác, giá dầu thô trên thế giới đảo chiều, trở về mức giá rẻ khoảng40 USD/thùng.
Trang 28Bảng1.1: Tổng hợp giá dầu thô theo mức trung bình của Thế giới trongnăm 2008
Trên thực tế, so với năm 2007, số hợp đồng đóng mới năm 2008 đãgiảm chóng mặt Theo số liệu từ Deutsche Bank, tốc độ tăng trưởng số hợpđồng đóng tàu trong năm 2008 giảm hơn một nửa so với năm 2007 Hai loạitàu được đặt đóng nhiều nhất là Container ships (tàu chở container) và BulkCarriers (tàu chở hàng rời) có tỷ lệ tăng trưởng âm lần lượt là 57% và 66%.Nhiều loại tàu khác có tốc độ tăng trưởng âm lên đến 80%, thậm chí hoàn
Trang 29toàn không có hợp đồng mới Các nghiên cứu gần đây về ngành đóng tàu biểncủa thế giới đều đồng ý với nhau rằng thời kỳ suy thoái của ngành sẽ bắt đầukhi số hợp đồng đã ký trong các năm trước được hoàn thành Đến lúc đó, dosố hợp đồng mới ít, ngành này sẽ rơi vào tình trạng dư thừa công suất
Ngành đóng tàu của Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế và cũng chịu tác động rất lớn trước suy thoái kinh tế toàn cầu.Các chủ tàu gặp khó khăn về tài chính từ các ngân hàng tài trợ đã chủ độngđàm phán, yêu cầu giãn tiến độ đóng tàu cũng như thời hạn thanh toán Mộtsố chủ tàu không thu xếp được tài chính cũng đã huỷ hợp đồng đóng tàu, gâyảnh hưởng rất lớn tới ngành đóng tàu nước ta Đứng trước thực trạng đó, cácgiải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm trở nên vô cùng cấp thiết, là điềukiện sống còn cho ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nói chung và choTập đoàn VINASHIN nói riêng.
IV CÁCH THỨC ĐỐI PHÓ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚC NHỮNGẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆPTÀU THUỶ VÀ NHỮNG KẾT KUẬN RÚT RA CHO VIỆT NAM
Trong phần này, chuyên đề sẽ trình bày ví dụ về một số nước điển hìnhcó ngành công nghiệp tàu thuỷ phát triển, để xem xét tác động của khủnghoảng kinh tế đến ngành công nghiệp đóng tàu của các quốc gia đó như thếnào và cách thức mà họ đối phó với khủng hoảng ra sao, từ đó mang tính chấttham khảo cho Việt Nam Cuối cùng, một số kết luận chung sẽ được rút racho vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp tàu thuỷ ViệtNam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.
1 Trung Quốc
1.1 Sơ lược về quá trình phát triển ngành đóng tàu Trung Quốc
Với hơn 20 năm phát triển kể từ ngày cải cách và mở cửa các chính
Trang 30sách ở Trung Quốc, ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc đã trở thànhmột trong những nhân tố quan trọng nhất trên thế giới Trong 12 năm liềntiếp, công suất xuất xưởng của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đứngthứ ba trên thế giới Bước vào thế kỷ XXI, đóng tàu Trung Quốc đã có nhữngphát triển đáng kể Trong năm 2006, tổng trọng tải của các tàu được hoànthiện theo các đơn đặt hàng tại Trung Quốc là 14,520,000 DWT, tổng trọngtải số đơn hàng nhận được là 42,510,000 DWT, con số này chiếm lần lượt là19%, 32% số lượng trọng tải hoàn thiện và số lượng đơn hàng nhận được củathị trường thế giới trong cùng năm Ngoài ra, các xưởng Waigiaoqiao ởThượng Hải, xưởng đóng tàu Đại Liên nằm trong top 10 xưởng đóng tàu lớnnhất thế giới Trong quý đầu năm 2007, ngành công nghiệp đóng tàu TrungQuốc vẫn giữ khuynh hướng phát triển nhanh Tổng công suất hoàn thiện củaquý đạt 2,870,000 DWT, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; số đơn đặthàng đóng mới là 12,430,000, tăng 79% Hiện nay, Trung Quốc đang vữngvàng trong bảng xếp hạng là một trong các quốc gia đóng tàu lớn nhất thếgiới Hơn nữa, khả năng sáng tạo đã mạnh lên đáng kể, cấu trúc sản phẩm liêntục được cải thiện và nâng cấp Trong năm 2006, Trung Quốc đã tự thiết kếđược loại tàu chở hàng rời (bulk carrier) capesize thân thiện với môi trườngxanh có trọng tải tới 175,000 DWT và thiết kế này đã đạt mức hiện đại cấpquốc tế, Với thị phần toàn cầu hơn 40%; orderbook của loại tàu VLCC đãvượt 1/4 tổng thị trường toàn cầu Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc giờ đâycó khả năng đóng được các con tàu container lớn hơn, các tàu container cósức chở trên 10 ngàn TEU đang nằm trong orderbook của Trung Quốc TrungQuốc xếp thứ 2 thế giới trong thị trường đóng tàu bulk carrier, tanker vàcontainer ship markets Bên cạnh đó, nghiên cứu các công nghệ then chốttrong lĩnh vực đóng tàu các loại tàu LNG và phà ro-ro đã giành được các độtphát lớn Trung Quốc cũng đã có các đơn hàng đóng các dàn khoan nâng, dàn
Trang 31khoan chìm và các dự án sản xuất và thiết kế siêu FPSO 300 ngàn tấn TrungQuốc đã hội nhập thành công vào lĩnh vực các sản phẩm hàng đầu của ngànhđóng tàu thế giới và vào thị trường hàng hải cao cấp Sản phẩm nội địa hoá vànghiên cứu độc lập và phát triển thiết bị hàng hải của Trung Quốc cũng đã cónhững tiến bộ mới Máy chính cho tàu VLCC, tàu container cỡ lớn đã đượcsản xuất ở trong nước, trục khuỷ cho các động cơ diesel lớn cũng được sảnxuất độc lập ở trong nước Công tác Nghiên cứu và Phát triển (R&D) các chitiết chủ yếu của động cơ diesel đã được cải thiện nâng cao, các máy tời neo cỡlớn, các chân vịt kích thước lớn với quyền sở hữu công nghệ độc lập đangđược thực hiện cho các tàu xuất khẩu Theo các xu hướng hiện tại, các chuyêngia trong ngành công nghiệp này tin rằng Trung Quốc sẽ là nước đóng tàu lớnnhất thế giới trong thập kỷ tới.
1.2 Giải pháp của Trung Quốc cho ngành đóng tàu trước tác động củakhủng hoảng tài chính
Ngành công nghiệp đóng tàu thế giới sẽ rơi vào tình trạng suy thoáitrong vòng ít nhất 3 năm, bắt đầu từ năm 2009, song song với bối cảnhthương mại bị đình trệ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng sâusắc sẽ khiến cầu đối với hàng hóa từ các nhà xuất khẩu lớn, trong đó có TrungQuốc bị suy yếu và kéo theo nó là sự sụt giảm doanh số bán các tàu chuyênchở nguyên liệu thô và thành phẩm Theo đánh giá của Clarkson Plc – mộttrong số những nhà môi giới hàng đầu trên thế giới, số lượng các đơn đặthàng mà Trung Quốc giành được trong năm nay đã giảm tới 42% - một tỷ lệgiảm sút cao nhất trong 3 đế chế đóng tàu hùng mạnh nhất
Trước những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, chính phủ TrungQuốc đã đưa ra một số biện pháp nhằm phục hồi ngành đóng tàu Những giảipháp này được đánh giá là khá táo bạo và có khả năng giảm việc huỷ hợpđồng và thu hút được thêm các hợp đồng mới cho các nhà máy đóng tàu của
Trang 32Trung Quốc Các giải pháp trên cũng giúp cho các công ty vận tải biển củaTrung Quốc có cơ hội đầu tư đổi mới đội tàu của họ với giá đáy của thịtrường Các giải pháp được đưa ra là:
Các ngân hàng bố trí nguồn vốn lưu động tương xứng cho các tàu đangđược đóng mới hoặc những hợp đồng đã có hiệu lực.
Với các trường hợp chậm giao, các ngân hàng sẽ gia hạn các khoản tíndụng cho các nhà máy.
Hai tập đoàn đóng tàu lớn là CSSC (Tập đoàn đóng tàu Trung Phía Nam) và CSIC (Tập đoàn công nghiệp tàu thủy-Phía Bắc) cùngcác nhà máy chủ chốt khác sẽ được hỗ trợ tài chính để tái cơ cấu và hợpnhất các nhà máy nhỏ khác.
quốc- Bảo lãnh hoàn trả và bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ được phát hànhđúng kỳ hạn cho các nhà máy và chủ tàu “tốt”.
Đẩy nhanh việc thành lập Quỹ hỗ trợ ngành Công nghiệp đóng tàu. Bằng cách phát hành trái phiếu đồng USD hoặc áp dụng các hình thức
tín dụng khác từ Ngân hàng Trung ương, các ngân hàng sẽ tăng cườngcung cấp tín dụng người mua.
Các công ty vận tải biển và các tổ chức tài chính sẽ được giảm thuế nếumua lại các tàu bị hủy hợp đồng đóng tại hai tập đoàn trên
Mức khấu trừ 17% thuế sẽ được áp dụng cho các tàu có tải trọng lớnđược đóng bởi hai tập đoàn trên và được bán cho các chủ tàu trongnước
Các chủ tàu sẽ được hưởng khoản cho vay lãi suất thấp từ các ngânhàng khi phá dỡ tàu cũ để đóng tàu mới từ các nhà máy đóng tàu trongnước
Các tàu dầu vỏ đơn bắt buộc phải được phân loại theo độ tuổi và những
Trang 33tàu đã quá độ tuổi khai thác sẽ bị cấm không được tiếp tục vận hành.Chính phủ quy định giảm tuổi thọ của tàu được phép lưu hành nhằmkích thích cầu đóng tàu trong nước thông qua phá dỡ tàu cũ.
Các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc sẽ không yêu cầu khách hàngphải đặt cọc cho các hợp đồng đóng mới Phát biểu tại Thượng Hải,ông Bao Zhangjing – trợ lý giám đốc của Trung tâm nghiên cứu kinh tếngành đóng tàu Trung Quốc cho hay các nhà máy áp dụng chiến thuậtnày bao gồm cả các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủyTrung Quốc – một tập đoàn hùng mạnh nhất của quốc gia này Trướcđây, các nhà máy đã từng yêu cầu các chủ tàu phải thanh toán trước tới70% giá trị hợp đồng Nhà nghiên cứu Bao cho cho rằng: “Các khoảnđặt cọc bằng ''0” sẽ không phải là luật bất thành văn nhưng có thể sẽđược áp dụng” “Nhìn chung, khi cầu thị trường vẫn khiêm tốn nhưhiện nay, các khoản đặt cọc mà các nhà máy Trung Quốc đề nghị nếucó sẽ thấp hơn con số 20%”.
Có thể nhận thấy các giải pháp trên đã phần nào phát huy tác dụngtrong bối cảnh khó khăn trước những tác động của suy thoái kinh tế tới ngànhđóng tàu của Trung Quốc Thực tế cho thấy rằng, tính đến tháng 3/2009,Trung Quốc đã vượt qua đối thủ Hàn Quốc để trở thành quốc gia đóng tàu xếpở vị trí thứ nhất thế giới, xét về khối lượng các đơn hàng Đây là vị trí màtrước đây Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu phải tới năm 2015 mới có thể đạtđược.
2 Hàn Quốc
2.1 Sơ lược về quá trình phát triển ngành đóng tàu của Hàn Quốc
Trang 34Hiện nay, Hàn Quốc đang là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giớivề công nghiệp đóng tàu Có 6/10 hãng tàu lớn nhất thế giới thuộc về HànQuốc Đây là ngành duy nhất Hàn Quốc chiến thắng Nhật Bản Trong 6 thángđầu năm 2008, các công ty đóng tàu Hàn Quốc đã nhận hơn nửa số đơn hàngcủa thế giới và củng cố vị trí dẫn đầu của mình Theo báo cáo của Bộ thươngmại Hàn Quốc, nhu cầu đóng mới so với năm 2007 tuy đã giảm mạnh nhưngtỷ lệ đơn hàng của nước này vẫn tăng Năm 2007, Hàn Quốc chiếm 38,9%trên tổng số đơn đặt hàng, trong khi đó đối thủ Trung Quốc chỉ chiếm 37,3%.Gần đây nhất, công ty đóng tàu STX đã nhận một đơn hàng đóng 8 tàu chởdầu thô cỡ lớn cho một công ty Hà Lan với giá trị lên đến 1,4 nghìn tỷ won(tương đương 1,3 tỷ USD) Đóng tàu là một trong 5 ngành xuất khẩu hàngđầu của Hàn Quốc với doanh thu lên đến 27,68 tỷ USD trong năm 2007 Từnăm 2003, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia có côngnghiệp đóng tàu lớn nhất thế giới, trong đó lớn nhất là Tập đoàn Hyundai.
2.2 Giải pháp của Hàn Quốc cho ngành đóng tàu trước những tác độngcủa khủng hoảng tài chính
Hàn Quốc có ngành công nghiệp tàu thuỷ rất phát triển, tuy nhiên trướctình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp “xương sống” nàycũng không thoát khỏi những tác động Tăng trưởng của ngành đóng tàu đã đixuống trong những tháng gần đây Những công ty sản xuất thép cắt giảm sảnlượng và các mỏ khai thác cũng tung ra thị trường ít quặng hơn Các công tyxuất khẩu mắc kẹt tại cảng do không còn nhận được hỗ trợ từ phía các ngânhàng Tần xuất vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn như quặng sắt hay ngũcốc giảm mạnh trong năm 2008 Hãng vận chuyển lớn nhất trên thế giới gầnnhư ngừng đặt hàng đóng mới tàu hay huỷ hợp đồng cũ bởi không vay đượcvốn ngân hàng Tháng 10/2008 là tháng thứ 3 liên tiếp số lượng tàu đặt đóngmới giảm Con số tàu đặt đóng mới tháng 6/2008 là 69 tàu Tổng giá trị hợp
Trang 35đồng đóng tàu năm 2008 tính đến hết ngày 01/11/2008 là 129,6 tỷ USD, thấphơn 38% so với năm trước Tại Hàn Quốc, công ty chịu tác động đầu tiên là C& Heavy Industries Công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng với tổng số 60tàu, trị giá 2,3 tỷ USD Sau đó, do tiềm lực tài chính không đủ công ty đãkhông thể hoàn thành số đơn hàng trên Trưởng cơ quan giám sát của HànQuốc cho biết từ đầu tháng 1/2009, các ngân hàng sẽ điều tra về sổ sách củakhoảng 26 hãng tàu quy mô trung bình để xem hãng nào nhận được hỗ trợ tàichính
Năm 2008, Hàn quốc không mấy vui vẻ bởi ngành đóng tàu – vốn làniềm tự hào của Hàn Quốc và là lĩnh vực duy nhất Hàn Quốc thắng Nhật Bản– đang gặp rất nhiều khó khăn 6/10 hãng tàu lớn nhất thuộc về Hàn Quốc ,bốn hãng đóng tàu lớn nhất là Hyundai, Daewoo, Samsung và STX TạiTongyeong - một thành phố cảng nằm cách thủ đô Seoul 330 km về phíaNam, quê hương của 5 hãng tàu lớn, người ta dường như không thấy sự đixuống của ngành Các xưởng đóng tàu và công nhân vẫn hoạt động bìnhthường Tuy nhiên, sự thật là công nhân ở đây đang hoàn thành những chiếctàu được đặt hàng cách đây 2 – 3 năm khi ngành đóng tàu còn phát triển bùngnổ Những công ty đóng tàu ở đây rất lo lắng về tương lai Thông thường,phải mất nhiều tháng cho tới hàng năm người ta mới đóng xong một con tàu,vì thế các hãng đóng tàu phải luôn nhận được đơn hàng mà sản phẩm sẽ đượcxuất xưởng sau khoảng 3 năm nữa Ông Lee Jong Sung, một chuyên gia phântích tại ngân hàng Investment and Securities dự đoán các hãng đóng tàu HànQuốc sẽ phải trải qua tình trạng đơn đặt hàng suy giảm trong khoảng 2 nămtới.
Trước những tác động to lớn của khủng hoảng kinh tế gây ra cho ngànhđóng tàu, Hàn Quốc cũng đã đưa ra một số biện pháp như:
Chính phủ đứng ra bảo đảm để các ngân hàng hỗ trợ vốn cho các tàu
Trang 36được đóng mới Cho vay lãi suất ưu đãi đối với các chủ tàu, gia hạn cáckhoản tín dụng cho các nhà máy và chủ tàu.
Tiến hành thành lập quỹ đối phó với khủng hoảng tài chính.
Hiệp hội các ngân hàng Hàn Quốc đã hỗ trợ cung cấp các khoản vaybằng tiền mặt cho các công ty đóng tàu đến 2 tỷ won (1USD=W1.443).Ngân hàng Xuất nhập khẩu trung ương Hàn Quốc đã hỗ trợ 10 tỷ USDcho các nhà máy đóng tàu (bao gồm 440 triệu cho vay và 110 triệu bảolãnh cho nhà máy đóng tàu Hyundai thực hiện hợp đồng).
Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Korea Eximbank) và Tổng côngty Bảo hiểm xuất khẩu Hàn Quốc (KEIC) mở rộng tài trợ và hạn mứctín dụng lên tới 2,6 tỷ won.
Các Tập đoàn đóng tàu chuyển hướng sang sửa chữa, bù đắp thiếu hụttrong đóng mới, vừa tận dụng được cơ sở hạ tầng lại gia tăng thu nhập.…
Các giải pháp trên của Hàn Quốc nhằm tạo điều kiện cho chủ tàu và cácnhà máy, từ đó kích cầu về đóng mới Đến tháng 4 năm 2009, Hàn Quốc đãcó thêm 12 đơn hàng đóng mới so với những tháng đầu năm, chiếm 35,6%tổng lượng các đơn hàng trên thế giới (chỉ kém đối thủ Trung Quốc 1%).1
3 Giải pháp của Ấn Độ
Ấn Độ là nước có ngành công nghiệp tàu thuỷ mới nổi như Việt Nam.Ấn Độ cũng có các điều kiện tương đương với Việt Nam trong phát triểnngành đóng tàu Trước bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng tác động sâurộng tới ngành đóng tàu, Ấn Độ đã có một số giải pháp đối phó như:
Chính phủ Ấn Độ đã thành lập quỹ 200 triệu USD để các công ty trongnước muốn mua tàu mới sẽ được vay với lãi suất thấp Các công tyđóng mới và chủ tàu sẽ được hỗ trợ tín dụng với lãi suất cạnh tranh so
Trang 37với ngân hàng Châu Âu.
Thành lập công ty vận tải, xây cảng mới để kích cầu đóng mới trongnước Các hợp đồng đóng tàu được trợ giá trực tiếp.
Đẩy mạnh nghiên cứu và thiết kế, nâng cao tay nghề kỹ sư.
Chính phủ cho các công ty đóng tàu vay với lãi suất ưu đãi hoặc bằngkhông, đồng thời kiểm soát tỷ giá hối đoái.
Các công ty đóng tàu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như: sảnxuất thép, máy chính, thiết bị… để có thể tự cung ứng đầu vào, giảmthiểu chi phí.
Các giải pháp trên đã góp phần giúp Ấn Độ giảm thiểu những tác độngcủa khủng hoảng đối với ngành đóng tàu Tuy nhiên, các giải pháp này chỉgiúp các Tập đoàn đóng tàu lớn, có sự hỗ trợ của Nhà nước có thể tiếp tụccạnh tranh, còn các công ty đóng tàu tư nhân, làm ăn kém hiệu quả đã bị đóngcửa do không nhận được đơn hàng.
4 Một số kết luận cho Việt Nam
Dựa vào giải pháp của các nước có ngành đóng tàu phát triển trong khuvực Chúng ta có thể rút ra một số kết luận cho Việt Nam Để có các giải phápvề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành đóng tàu Việt Nam trong giai đoạnkhó khăn cần phải tận dụng tốt tất cả các cơ hội với những tiềm năng sẵn cócủa ngành
Ngoài việc khai thác tối đa thị trường truyền thống, cần chú trọng vàothị trường nội địa, nhằm bù đắp những thiếu hụt từ thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, đóng tàu là một ngành công nghiệp nặng đòi hỏi phải cólượng đầu tư lớn nên sự giúp đỡ của Chính phủ cũng giữ một vai trò rất quantrọng Chính phủ hỗ trợ về vốn cho các nhà máy đóng tàu làm ăn có hiệu quả,đứng ra bảo đảm để các chủ tàu và các nhà máy đang gặp khó khăn về tàichính có thể nhận được các khoản hỗ trợ vay ưu đãi từ các ngân hàng Ngoài
Trang 38ra, Chính phủ cũng cần có các chính sách phù hợp trong giai đoạn này như:chính sách về thuế cho các sản phẩm của ngành đóng tàu, chính sách liênquan đến xuất nhập khẩu…
Không những thế, để có thể tìm được đầu ra cho các sản phẩm củangành đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này cũng cần phải có cácgiải pháp đặc biệt như: hỗ trợ giảm tiền đặt cọc cho chủ tàu, chuyển hướngsang sửa chữa tàu thuỷ.
Trang 39CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨMĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆTNAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU
I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶVIỆT NAM
1 Lịch sử hình thành và phát triển
Quyết định số 103, 104/QĐ-TTg ban hành ngày 15/05/2006 của thủtướng chính phủ đã phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tếVINASHIN và thành lập công ty mẹ - Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ ViệtNam, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ ViệtNam - một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của Nhà nước được thành lập ngày31/01/1996 theo quyết định số 69/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Một sốnét khái quát về Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam:
Tên Tiếng Việt: Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Shipbuilding Industry Group. Viết tắt: VINASHIN.
Website: www.vinashin.com.vn.
Địa chỉ liên hệ: 172 Ngọc Khánh - Quận Ba Đình – Hà Nội.
VINASHIN là Tập đoàn Đóng tàu và Công nghiệp lớn nhất Việt Nam.Năng lực đóng tàu của VINASHIN chiếm hơn 80% năng lực đóng tàu trongnước
Khi mới thành lập năm 1996, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ ViệtNam có 23 doanh nghiệp thành viên, gồm 21 doanh nghiệp Nhà nước, 2 liêndoanh với nước ngoài, vốn kinh doanh chỉ có 249 tỷ đồng, cơ sở vật chất vừathiếu, vừa cũ kỹ - lạc hậu, thiếu thiết bị cẩu tải có sức nâng lớn, thiếu thiết bị
Trang 40hàn cắt và xử lý tôn thép hiện đại, nên hầu hết các chủ tàu biển trong nước vànước ngoài hoạt động trên vùng biển nước ta đều đặt đóng và sửa chữa tàu ởnước ngoài Các nhà máy đều hoạt động chủ yếu là sửa chữa, sản phẩm đóngmới chủ yếu là các loại tàu nhỏ dưới 2.000 DWT nhưng với số lượng khôngnhiều.
Ba năm đầu của thế kỷ XXI, các đơn vị sửa chữa tàu của VINASHINđã thu được 2,7 triệu USD năm 2002 về sửa chữa tàu cho nước ngoài Đó làdo Công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã có sức hút đối với khách hàng nướcngoài bởi chất lượng, tiến độ, giá cả Ba yếu tố này đã cho phép chúng tabước vào hội nhập với các nước có công nghiệp tàu biển phát triển trong khuvực
Thực hiện phương châm đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh,lấy công nghiệp đóng và sửa chữa tàu làm trung tâm, VINASHIN cũng quantâm đến các ngành công nghiệp phụ trợ lắp đặt thiết bị điện, điện tử, thiết bịđiều khiển, sản xuất vật liệu trang trí nội thất, không chỉ lắp đặt cho tàu trongnước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài Tập đoàn cũng đầu tư vào các khucông nghiệp phụ trợ như: Thép tấm đóng tàu tại khu công nghiệp tàu thuỷ CáiLân - Quảng Ninh; lắp ráp động cơ diesel tàu thuỷ, xích neo,… tại khu côngnghiệp tàu thuỷ An Hồng - Hải Phòng.
Năm 2006 đánh dấu bước phát triển mới của VINASHIN Đây là nămVINASHIN chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinhtế Năm 2006, lần đầu tiên Tập đoàn vượt mức sản lượng 1 tỷ USD, giá trịtổng sản lượng đạt 17549 tỷ đồng, tăng 59.2% so với năm 2005, doanh thu đạt11477 tỷ đồng, tăng 46.5% so với 2005 Đây cũng là năm đầu tiênVINASHIN đồng loạt triển khai đóng tàu trọng tải trên 10 ngàn tấn và đóngmới tàu chở dầu thô 104.000 DWT.
Ngày 25/12/2006, Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã thí điểm