Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 40 - 45)

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM

4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua

Được sự ủng hộ và chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và với sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên, sau 13 năm thành lập và phát triển, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã tăng tổng tài sản lên hơn gấp 500 lần, các công trình biển và các nhà máy đóng tàu lớn đã và đang được xây dựng, hoạt động tài chính phát triển, tạo được nhiều nguồn vốn...Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn đã khẩn trương triển khai công việc trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, đồng thời triển khai các dự án đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, củng cố và nâng cao năng lực các cơ sở hiện có, xây dựng hệ thống tổ chức của Tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tạo mối liên kết bền vững và hiệu quả nhằm mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển toàn Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nhờ khả năng tích tụ, tập trung sản xuất nhanh, từ khi thành lập đến nay Tập đoàn đạt mức độ tăng trưởng sản xuất, kinh doanh cao. Một thực tế là, 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ trong năm 2005 đã tạo ra cú hích đầu tiên, tạo bước nhảy vọt cho ngành công nghiệp tàu thuỷ, và kết quả sản

xuất kinh doanh tăng đều đặn trong 3 năm qua đã cho thấy những nỗ lực không ngừng của toàn Tập đoàn.

Các kết quả đạt được cụ thể như sau:

4.1. Sản lượng, doanh thu

Kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong những năm qua liên tục tăng trưởng. Năm 2008, tuy đứng trước khó khăn về suy thoái kinh tế và lạm phát cao nhưng Tập đoàn vẫn đạt mức tăng trưởng tuơng đối ổn định. Tổng giá trị sản lượng đạt 36837 tỷ đồng, doanh thu đạt trên 32538 tỷ đồng, tăng tương ứng là 39% và 48% so với năm 2007. Thu nhập bình quân đầu người của Tập đoàn đạt 2.812.000 đồng/người/tháng, tăng 17,4% so với năm 2007.

Hình 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn 2005 – 2008

Đơn vị tính: tỷ đồng 11024 17549 27454 36837 7835 22796 32538 11477 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng sản lượng Doanh thu

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn 2005 – 2008)

4.2. Đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ4.2.1. Về công tác đóng mới 4.2.1. Về công tác đóng mới

Trong các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, lĩnh vực đóng mới giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tập đoàn VINASHIN coi đóng tàu như nhóm sản phẩm giữ vai trò chủ đạo và mang tính chiến lược. Trong thời gian qua, việc triển khai các hợp đồng đóng mới đang được tiến hành hết sức khẩn trương. Tập đoàn đã cho hạ thuỷ được 8 con tàu và bàn giao được 7 con tàu 53.000 DWT tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long và Nam Triệu, bàn giao hàng loạt các tàu chở hoá chất, hàng lỏng, hàng rời, hàng bách hoá tại các nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Bạch Đằng, Sài Gòn... cho các chủ tàu nước ngoài. Việc đóng thành công những con tàu có trọng tải lớn với tiêu chuẩn Châu Âu là sự nỗ lực của toàn Tập đoàn, từ việc nghiên cứu khoa học, thử nghiệm đến thực tiễn, một thành công bước đầu hết sức rực rỡ của ngành đóng tàu nước ta. Đặc biệt vừa qua, Tập đoàn đã hạ thủy thành công Kho nổi chứa dầu trọng tải 150.000 DWT, đóng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đánh dấu một bước tiến lớn trong công nghiệp thiết kế và đóng tàu phục vụ khai thác dầu khí trên biển.

Bảng 2.1: Doanh thu từ đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn 2006-2008

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh thu đóng tàu 6.062 13.308 16.038 % trong tổng doanh thu 52,8% 58,4% 49,3% Tốc độ tăng trưởng (%) 146,0 219,5 120,5

(Nguồn: Các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VINASHIN)

4.2.2. Về công tác sửa chữa tàu thuỷ

Bên cạnh lĩnh vực đóng mới, các nhà máy của Tập đoàn còn có các hoạt động về sửa chữa tàu thuỷ cho các chủ tàu trong nước và quốc tế. Việc thực hiện

tốt các hợp đồng sửa chữa tàu thuỷ đã góp phần tăng doanh thu cho các đơn vị, góp phần khẳng định thương hiệu, cũng như uy tín của các đơn vị và Tập đoàn trong lĩnh vực sửa chữa tàu thuỷ. Trong năm 2008, Tập đoàn tiếp tục bổ sung trang thiết bị mới, hiện đại, tăng cường lực lượng lao động có tay nghề cao nên công tác sửa chữa tàu và phương tiện nổi của Tập đoàn ngày càng được cải tiến cả về chất lượng và tiến độ, được các bạn hàng trong và ngoài nước tin tưởng tìm đến để ký hợp đồng. Các đơn vị có năng lực sửa chữa tàu như: Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Bạch Đằng, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Phà Rừng… đã thực hiện khối lượng sửa chữa tàu thuỷ lớn cho các chủ tàu trong và ngoài nước.

4.3. Các lĩnh vực kinh doanh khác

Ngoài lĩnh vực đóng mới tàu thuỷ và sửa chữa tàu thuỷ, Tập đoàn VINASHIN còn kinh doanh đa ngành như: vận tải, xây dựng, công nghiệp phụ trợ, tài chính… Các lĩnh vực kinh doanh này đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ.

Bảng 2.2: Cơ cấu đóng góp của các lĩnh vực kinh doanh chính trong tổng doanh thu của Tập đoàn

Đơn vị tính: tỷ đồng

Lĩnh vực kinh doanh

2006 2007 2008

Doanh

thu % Doanh thu % Doanh thu %

Tổng doanh thu 11.477 100 22.796 100 32.538 100 Trong đó: Sản xuất công nghiệp 7.292 65,5 15.025 65,9 22.168 68,1 Xây dựng 797 6,9 1.610 7,1 680 2,1 Vận tải 1.106 9,6 3.269 14,3 5.413 16,6 Thương mại &

* Về vận tải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cơ cấu doanh thu của Tập đoàn VINASHIN hiện nay, vận tải đang xếp ở vị trí thứ hai. Phát triển đội tàu vận tải biển vừa mang ý nghĩa đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh vừa mang ý nghĩa hỗ trợ nâng cao năng lực các nhà máy đóng tàu. Với việc được đầu tư phát triển trong những năm qua, đến nay đội tàu của Tập đoàn đã đạt tổng trọng tải 750.000 DWT với chủng loại đa dạng có tính cạnh tranh cao trong thị trường vận tải như tàu hàng rời, tàu container, tàu dầu, tàu khí hóa lỏng LPG, tàu vận tải ven biển, tàu công trình và tàu khách. Năm 2008, do giá dầu trong những tháng đầu năm tăng cao và giảm thấp vào cuối năm, cùng với việc kinh tế thế giới suy thoái đã làm hoạt động vận tải thuỷ trên thế giới suy giảm, giá cước vận tải biển giảm mạnh, có nơi giảm đến 80% đã làm ảnh hưởng đến hoạt động vận tải thuỷ của Tập đoàn. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động vận tải vẫn tăng 65,6% so với năm 2007 và chiếm 16,6% tổng doanh thu của Tập đoàn. Tính đến thời điểm hiện nay, đội tàu của các đơn vị thành viên của Tập đoàn gồm 104 chiếc với tổng trọng tải khảng 1.251.509 tấn với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú.

* Về sản xuất công nghiệp phụ trợ

Đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá là một trong những mục tiêu của Tập đoàn VINASHIN. Hiện nay, hầu hết các trang thiết bị của tàu đều được nhập khẩu từ nước ngoài. VINASHIN đang tiến hành đầu tư vào công nghiệp phụ trợ để trở thành một quốc gia đóng tàu thực thụ, không chỉ dừng ở gia công, lắp ráp. Để đạt được mục tiêu tỷ lệ nội địa hoá 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020, VINASHIN đang tiến hành triển khai hàng loạt các dự án xây dựng khu công nghiệp phụ trợ, trong đó một số đã đi vào hoạt động.

Năm 2008 doanh thu của lĩnh vực xây dựng giảm 42,2% so với năm 2007 và chiếm 2,1% tổng doanh thu của Tập đoàn. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư xây dựng của Tập đoàn. Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tín dụng của chính phủ khiến cho việc huy động vốn đầu tư gần như bị đóng băng.

* Về thương mại và dịch vụ

Năm 2008, doanh thu từ lĩnh vực thương mại và dịch vụ đạt 4.257 tỷ đồng, chiếm 13,2% tổng doanh thu của Tập đoàn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đã và đang triển khai hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo việc cung ứng nguồn vốn, vật tư, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư trong toàn Tập đoàn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 40 - 45)