III. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
1. Đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu theo các tiêu chí cơ bản
1.1.2. Cơ cấu thị trường tiêu thụ theo khu vực
So với giai đoạn trước, cơ cấu thị trường tiêu thụ của Tập đoàn đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của thị trường trong nước. Cơ cấu tổng trọng tải các đơn hàng trong nước năm 2008 đã tăng 7% so với giai đoạn 2006 – 2007.
Hình2.2: Cơ cấu thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn 2006 - 2008
Đơn vị tính: %
Năm 2006-2007
74%
26%
Năm 2008
33%
67%
Trong nước Xuất khẩu
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn 2006 – 2008)
Những năm trước, ngành công nghiệp vận tải biển thế giới đang trong thời kỳ phát triển tạo ra một nhu cầu lớn về phương tiện vận tải. Khi đó, đội tàu thế giới đang vào thời kỳ cần thay thế. Hai phần ba số lượng tàu hàng rời nhiều hơn độ tuổi quy định và cần được thay thế. Lượng đặt hàng năm 2007 đã tăng vọt 30% so với năm 2006. Nhu cầu đóng mới tàu container cũng trong kịch bản tương tự. Đối với tàu dầu thì nhu cầu dành cho đóng mới cũng rất lớn. Số lượng đặt hàng năm 2007 đã tăng 60% so với thời gian trước đó. Những cơ hội trên đã ảnh hưởng tích cực đến VINASHIN. Thêm vào đó, trung tâm công nghiệp tàu thuỷ thế giới trong những năm qua đã chuyển dịch từ Châu Âu, Châu Mỹ về Châu Á do lợi thế về giá thành lao động rẻ. Việt Nam cũng nằm trong số đó. VINASHIN đã tận dụng những cơ hội này, đặc biệt khi các nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc và Nhật Bản đã kín đơn đặt hàng, để mở rộng thị trường hoạt động từ nội địa, khu vực sang Châu Âu là những khách hàng khắt khe nhất (trung bình hàng năm có thể đóng được 3 triệu tấn tàu xuất khẩu). Cũng chính vì lý do đó, trong giai đoạn trước, VINASHIN chú trọng tập trung cho thị trường xuất khẩu, tỷ trọng thị trường
Tuy nhiên, năm 2008, tình hình kinh tế toàn cầu bất ngờ có hiện tượng đi xuống. Các đơn hàng đóng mới trên thị trường thế giới xuất hiện ít hơn. Kéo theo đó là sự cạnh tranh giữa các nước để giành được các đơn hàng ít ỏi. Trong bối cảnh đó, cũng như các nước khác trên thế giới, trong đó có cả những cường quốc đóng tàu như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… VINASHIN đã hướng thị trường tiêu thụ của mình quay trở lại nội địa nằm bù đắp những thiếu hụt trên thị trường xuất khẩu. Tỷ trọng của thị trường trong nước năm 2008 đã tăng lên 7% so với giai đoạn 2006 – 2007.
Sau đây là những phân tích cụ thể hơn về thị trường tiêu thụ của VINASHIN:
* Thị trường trong nước:
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường nội địa của VINASHIN trong tổng trọng tải các đơn hàng
Đơn vị tính: tấn
Thị trường
Tổng 2 năm 06-07 Năm 2008 Trọng tải % Trọng tải %
Tổng công ty hàng hải Việt
Nam 291.700 18,2 176.000 14,2
Tập đoàn dầu khí quốc gia 665.300 41,5 564.000 45,2 Công ty đầu tư & CNTT
phía Nam 118.600 7,4 81.500 6,5
Công ty vận tải viễn dương
Vinashin 282.200 17,6 193.500 15,5
Công ty CNTT Nam Triệu 56.100 3,5 22.600 1,8
Công ty khác 189.100 11,8 209.800 16,8
Tổng 1.603.000 100 1.247.40
0 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn 2006 - 2008)
Việt Nam (Vinalines), Tập đoàn dầu khí quốc gia và các công ty vận tải biển khác như: Công ty vận tải viễn dương Vinashin, công ty công nghiệp tàu thuỷ phía Nam, công ty vận tải Biển Đông… Trong thời gian trước, vận tải biển nước ta có những phát triển nhanh chóng, cùng với nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá lớn dẫn tới sự cần thiết phải bổ sung đội tàu. Thêm vào đó, ngành công nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam đang trên đà phát triển tạo ra nhu cầu về phương tiện chuyên chở, kho chứa dầu… , hình thành mảng thị trường cho ngành đóng tàu trong nước.
Trong năm 2008, tuy chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng thị trường nội địa vẫn còn nhiều cơ hội để Tập đoàn có thể khai thác khi mà trong thời gian tới một số ngành sẽ có những bước phát triển như: dầu khí, xi măng, nhựa đường…
*Thị trường xuất khẩu:
Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của VINASHIN trong tổng trọng tải các đơn hàng giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị tính: tấn
Thị trường Tổng 2 năm 06-07 Năm 2008
Trọng tải % Trọng tải % EU 3.020.300 66,2 847.700 55,3 Nauy 392.400 8,6 306.200 8,1 Nhật Bản 789.300 17,3 259.800 10,2 Hàn Quốc 101.000 2,2 89.500 2,0 Isarel 136.800 3,0 117.600 4,6 Croatia - - 159.000 6,2 Canada - - 10.380 0,4 Australia - - 53.000 2,0 Singapo - - 159.000 6,2 Ấn Độ - - 68.000 2,6 Thị trường khác 122.700 2,7 473.000 2,4 Tổng 4.562.500 100 2.543.180 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn 2006 - 2008)
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của VINASHIN hiện nay là thị trường các nước EU như: Anh, Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Hy Lạp, Italia… và các nước Châu Âu khác như: Na Uy, Croatia… Thị trường Châu Âu chiếm hơn một nửa tổng trọng tải các đơn hàng xuất khẩu của VINASHIN. Tuy nhiên, tỷ trọng của thị trường này đã giảm đi từ 62,2% trong giai đoạn trước xuống còn 55,3% trong năm 2008. Ngoài ra, tỷ trọng đơn hàng từ các thị trường khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng giảm xuống. Đặc biệt, với thị trường Nhật Bản, tỷ lệ này đã giảm đi 7,1%. Nguyên nhân một phần là do trong thời kỳ trước, khi thị trường của ngành đóng tàu còn phát triển mạnh mẽ, các nước có ngành công nghiệp tàu thuỷ phát triển như: Hàn Quốc, Nhật Bản… bị dư thừa các đơn đặt hàng và các chủ tàu đã chuyển sang các nước có ngành đóng tàu mới nổi như Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về tàu thuỷ không còn được nhiều như trước đã dẫn tới sự cắt giảm các đơn hàng từ các quốc gia Châu Á này với VINASHIN.
Sự thay đổi trong cơ cấu thị trường tiêu thụ của VINASHIN còn biểu hiện ở việc tăng lên trong tỷ trọng đơn hàng từ các thị trường khác. Cụ thể: trong năm 2008, cơ cấu các đơn hàng của VINASHIN với thị truờng Trung Đông như Isarel đã tăng 1,6%. Bên cạnh đó, các thị trường mới cũng được VINASHIN khai thác như: Croatia, Canada, Australia, Singapo, Ấn Độ…
1.2. Thị phần
Trong năm qua, tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước những tác động của khủng hoảng tài chính đối với ngành đóng tàu nói chung và VINASHIN nói riêng nhưng với sự nỗ lực của mình, Tập đoàn vẫn tiếp tục duy trì và củng cố vị thế của mình trên thị trường đóng tàu trong nước và quốc tế.
thuỷ lớn nhất Việt Nam đã chiếm giữ 80%1 thị phần. Với thị trường trong nước, gần như VINASHIN không gặp phải sự cạnh tranh nào. Các đơn vị đóng tàu khác chỉ có thể đóng được những con tàu thông thường với trọng tải nhỏ.
Còn đối với thị trường đóng tàu quốc tế, thị phần của VINASHIN còn khá khiêm tốn. Nếu như năm 2005, VINASHIN bắt đầu được công nhận trên thị trường đóng tàu thế giới với thị phần khi đó ở mức 0,48%. Năm 2007, thị phần của VINASHIN đạt 0,52%. Năm 2008, thị phần của VINASHIN là 0,67%.
Lượng đơn hàng của Tập đoàn
Thị phần năm 2008 = x 100% Tổng lượng đơn hàng của thị trường thế giới
3.790.580 DWT
= x 100% = 0,67%2
566.500.543 DWT
Nếu nhìn vào những con số ở trên ta sẽ không thấy được sự đi xuống của ngành đóng tàu trước những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, có một sự thật là VINASHIN đang hoàn thành các hợp đồng đóng mới từ cách đây 2 – 3 năm khi ngành đóng tàu còn đang bùng nổ vì thông thường phải mất hàng tháng cho tới vài năm mới có thể đóng xong một con tàu. Thực tế tính đến hết quý 1/2009 vẫn chưa có một đơn đặt hàng mới nào. Do vậy, trong một vài năm tới, khi các đơn hàng cũ được hoàn thành, Tập đoàn sẽ rơi vào tình trạng suy giảm đơn hàng nghiêm trọng nếu không có các giải pháp kịp thời.