III. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN
2.1.2. Nguồn lực của doanh nghiệp
* Nguồn lực tài chính
Đóng tàu là ngành đòi hỏi lượng vốn cho sản xuất kinh doanh rất lớn. Do vậy, nguồn lực tài chính đối với doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn VINASHIN nói riêng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó không những đảm bảo cho Tập đoàn luôn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà còn cho phép Tập đoàn đầu tư, nghiên cứu cũng như mở rộng, đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, từ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường.
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn từ 2005-2008 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng tài sản 41.947 55.468 81.419 96.554 Tốc độ tăng trưởng (%) 124 132 147 118 Vốn lưu động 4.716 6.121 8.215 9.886 Vốn chủ sở hữu 2.336 3.270 6.105 7.162
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Tập đoàn VINASHIN năm 2008)
Ta thấy Tập đoàn đã có sự gia tăng đáng kể về tổng tài sản, năm 2008 tăng hơn hai lần so với năm 2005. Tuy nhiên, vốn lưu động và vốn chủ sở hữu còn thấp dẫn tới khả năng thanh toán chưa cao. Trong ngành đóng tàu, nguồn vốn giữ vị trí rất quan trọng. Đây là ngành công nghiệp nặng nên đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhất là nguồn vốn lưu động để mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Thông thường phải mất từ 1 – 2 năm để đóng xong một con tàu, tiền chỉ được thanh toán sau khi giao hàng. Tuy chủ tàu có đặt trước một khoản tiền nhưng chỉ chiếm khoảng 50% giá trị, phần còn lại Tập đoàn sẽ phải bỏ ra từ vốn lưu động. Do đó, đối với các hợp đồng đóng tàu lớn, Tập đoàn phải vay từ các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn. Do không chủ động được nguồn vốn nên các hợp đồng đóng mới thường bị chậm tiến độ, ảnh hưởng nhiều đến uy tín của Tập đoàn.
Năm 2008 là năm hết sức khó khăn về tài chính của Tập đoàn. Để chống lạm phát, 6 tháng đầu năm 2008, các ngân hàng đã ngừng cho vay. Do đó, Tập đoàn phải dùng vốn lưu động để thanh toán các khoản vay đến hạn. Thêm vào đó, việc chủ tàu huỷ bỏ và tạm hoãn các hợp đồng đóng mới đã ảnh
hưởng tới dòng tiền thu từ khách hàng để trả các khoản nợ đến hạn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Mặt khác, kế hoạch vốn của Tập đoàn cũng bị phá vỡ, không huy động được các nguồn vốn vay nước ngoài và trong nước dẫn đến không bố trí đủ nguồn vốn cho hoạt động đóng mới của Tập đoàn. * Nguồn nhân lực
Đóng tàu – ngành kinh tế đang thiếu ít nhất 40% nhân lực ở mọi trình độ, từ công nhân kỹ thuật đến kỹ sư, cán bộ quản lý. Riêng với Tập đoàn VINASHIN, mỗi năm cần bổ sung thêm 12.000 – 13.000 lao động, nhưng các trường đào tạo của Tập đoàn cũng chỉ cung cấp được 7000 – 8000 người. Đơn cử như công ty công nghiệp tàu thuỷ Hạ Long, năm 2008, cần khoảng 150 – 200 kỹ sư ngành vỏ tàu và máy tàu thuỷ, song chỉ tuyển được 30 kỹ sư. Cũng trong tình trạng trên, nhà máy đóng tàu Đà Nẵng cần 2.500 lao động song chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, và còn rất nhiều các nhà máy đóng tàu khác của Tập đoàn cũng đang cần nhân lực.1
Bảng 2.11: Thực trạng nguồn nhân lực của Tập đoàn VINASHIN năm 2008
Đơn vị tính: Người Lĩnh vực Lực lượng lao động Trên ĐH Kỹ Sư Cử nhân Cao Đẳng Trung Cấp Công nhân kỹ thuật Tổng Thiết kế 43 690 43 25 49 850 Đóng mới 14 4.490 2.440 1.415 40.457 48.816
Vận tải 5 255 360 450 2.573 3.643 Công nghiệp phụ trợ 3 650 700 310 4.097 5.760 Xây dựng 2 750 420 250 7.224 8.646 Tài chính 4 5 240 85 16 350 Thương mại - Dịch vụ 2 90 280 540 895 1.807 Đơn vị sự nghiệp 4 366 180 30 56 630 Tổng 77 7.290 4.663 3.105 55.367 70.502
(Nguồn: Báo cáo của Ban Tổ chức cán bộ và lao động của Tập đoàn VINASHIN năm 2008)
Tuy nhiên, trong bối cảnh như hiện nay, điều cần phải quan tâm chính là chất lượng nguồn nhân lực. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao làm giảm khả năng cạnh tranh sản phẩm của VINASHIN trên thị trường. Hiện nay, VINASHIN vẫn phải thuê thiết kế, giám sát từ bên ngoài, gây tốn kém về chi phí và chậm trễ trong tiến độ và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nhân lực trong khâu thiết kế chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số lao động của Tập đoàn, chỉ khoảng 1,2%. Trong lĩnh vực đóng mới, tỷ lệ kỹ sư chỉ chiếm hơn 9% tổng số. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có là một nhu cầu cấp thiết để tăng cường khả năng cạnh tranh của Tập đoàn, từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.
* Năng lực tổ chức, quản trị và lãnh đạo
VINASHIN đã chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế từ năm 2006, việc này đã làm tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn. Nó cũng phù hợp với với sự phát triển của các cường quốc đóng tàu thế giới do tận dụng lợi thế về quy mô. Việc hoạt động theo hình thức Tập đoàn kinh tế giúp cho VINASHIN có được thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm. Một số sản phẩm đóng mới của Tập đoàn được cung cấp cho các công ty liên kết như: công ty vận tải viễn dương Vinashin, công ty vận tải dầu khí Vinashin, công ty vận tải Biển Đông… phục vụ công tác vận tải. Bên
quản lý năng động, sáng tạo, xây dựng được chiến lược, kế hoạch phát triển theo đúng hướng.
Đặc biệt, trước tình hình khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính tới thị trường tiêu thụ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Tập đoàn đã nhanh nhạy đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa các tác động.
* Năng lực vật chất kỹ thuật và công nghệ
Công tác khoa học công nghệ luôn được Tập đoàn chú trọng và đẩy mạnh nhằm mục đích tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tăng hàm lượng chất xám trong các sản phẩm. Cụ thể: các trang thiết bị, phần mềm, dây truyền hiện đại đã được đầu tư như: các phần mềm thiết kế, thi công hiện đại: Tribol, Shipcontruction, autoship, Defcar, Lantek, USG, Nupass… bước đầu đã chủ động được trong thiết kế thi công đóng mới các tàu có trọng tải lớn. Hiện nay, Viện khoa học công nghệ Tàu thuỷ đã thiết kế được tàu hàng rời 36.000 DWT, 56.000 DWT, tàu chở dầu 120.000 DWT… nhiều đơn vị cũng đã chủ động trong thiết kế, thi công.
Tập đoàn cũng đầu tư trang thiết bị hiện đại điều khiển kỹ thuật số như máy cắt, máy uốn nén CNC, máy hàn tự động, máy lốc tôn cỡ lớn, dây chuyền sơ chế tôn tự động, thiết bị vận chuyển, cẩu cỡ lớn, công nghệ hạ thuỷ các tàu cỡ lớn… đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để đóng tàu xuất khẩu.
Mặt khác, thông qua các đơn hàng và sự giúp đỡ của các bạn hàng, Tập đoàn sẽ có cơ hội để chuyển giao công nghệ từ các nước có ngành công nghiệp tàu thuỷ phát triển như: Hà Lan, Đan Mạch... Nhờ đó, các nhà máy sẽ nắm bắt được công nghệ và kinh nghiệm đóng tàu trên thế giới để áp dụng vào ngành đóng tàu nước ta.
Tập đoàn đã và đang tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài khoa học và dự án như: dự án ‘‘Phát triển khoa học công nghệ phục vụ đóng tàu chở dầu thô 100.000 DWT”, dự án ‘‘ Thiết kế thi công và chế tào dây chuyền lắp ráp tự động thân tàu chở hàng rời 53.000 DWT để xuất khẩu”...Các đề tài và dự án này tập trung vào những vấn đề khoa học công nghệ và sản phẩm. Tập đoàn hiện có các đơn vị thiết kế: Viện Khoa học Công nghệ tàu thuỷ, các công ty liên doanh thiết kế với Nhật Bản và Hàn Quốc... Tập đoàn đã chủ động thiết kế được các loại tàu chở hàng rời tới 56.000 DWT, tàu chở dầu 115.000 DWT, tàu chở ô tô, tàu khách cao tốc 100- 120 chỗ, kho nổi FSO...
Tuy nhiên, trên thực tế mới chỉ có một số ít tàu được thiết kế và chủ yếu là các tàu bách hoá thông thường. Các thiết kế được thực hiện tại văn phòng thiết kế tại Ba Lan và Hàn Quốc. Do vậy rất khó thay đổi thiết kế khi tàu được đóng ở Việt Nam, không như đóng tàu tại Hàn Quốc, các thay đổi được thực hiện ngay tại chỗ. Ngay cả khi ở Việt Nam có yêu cầu phải sửa đổi thiết kế, những yêu cầu này vẫn không được xếp vào loại ưu tiên cao. Đây là một trong những nguyên nhân gây chậm trễ trong tiến độ sản xuất, ảnh hưởng tới uy tín của Tập đoàn. Hiện nay, Tập đoàn đang tích cực đầu tư cho công tác này, từng bước chủ động trong khâu thiết kế.
* Năng lực hoạt động Marketing
Hoạt động marketing của Tập đoàn không chỉ dừng lại ở quảng bá sản phẩm mà còn liên tục cập nhật các thông tin thị trường đóng tàu quốc tế, giá các loại tàu, tìm kiếm khách hàng tiềm năng... Trong những năm gần đây, Tập đoàn đã có hoạt động bán hàng: tổ chức hai năm một lần triển lãm quốc tế về đóng tàu và hàng hải. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua việc đặt mua các tài liệu về thông tin thị trường từ các tạp chí quốc tế nổi tiếng như FairPlay, Barry Rogliano Salles... Từ đó, Tập đoàn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về thị trường đóng tàu thế giới.
Gần đây nhất, năm 2008, Tập đoàn đã tổ chức thành công triển lãm Vietship 2008 với sự tham gia của nhiều hãng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tàu thuỷ hàng đầu thế giới như: Aalborg, Germanischer Lloyd... Tuy nhiên, ngân sách dành cho hoạt động marketing của Tập đoàn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Đặc biệt, trước tình hình thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc có các chính sách Marketing hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các chính sách cần phải phù hợp với thực trạng của Tập đoàn, nhất là khi việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn như hiện nay.