Các giải pháp để đón đầu cơ hội sau khi nền kinh tế phục hồi 1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 86 - 91)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

2. Các giải pháp để đón đầu cơ hội sau khi nền kinh tế phục hồi 1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Việc số lượng các hợp đồng đóng mới giảm sút trong giai đoạn hiện nay sẽ tạo cơ hội cho VINASHIN tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nhân viên là giải pháp nhân lực tối ưu của Tập đoàn trong thời kỳ khủng hoảng. Chất lượng nguồn nhân lực của VINASHIN hiện nay cần phải được nâng cao, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư thiết kế và công nhân kỹ thuật. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, rút ngắn tiến độ sản xuất theo đó làm tăng uy tín của Tập đoàn với khách hàng. Muốn vậy, Tập đoàn và các nhà máy cần thực hiện một số các giải pháp sau đây:

Trước hết, VINASHIN cần xác định rõ nhu cầu đào tạo căn cứ vào tình hình nhân sự và nhu cầu của thị trường để xác định những kỹ năng cần thiết trang bị cho nhân viên. Trong thời điểm hiện nay, Tập đoàn nên chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng của đội ngũ kỹ sư thiết kế, giám sát và công nhân kỹ thuật để dần chủ động trong khâu thiết kế. Vì trên thực tế, VINASHIN vẫn

phải thuê thiết kế, giám sát từ nước ngoài, gây tốn kém về chi phí và ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. Ngoài ra, Tập đoàn cũng cần đầu tư đào tạo các kỹ năng về chăm sóc khách hàng và giao tiếp bán hàng.

Tập đoàn và các nhà máy trong Tập đoàn tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật dựa trên những kiến thức về công nghệ mới. Tập đoàn có thể dựa vào sự hợp tác sẵn có của các chuyên gia nước ngoài từ các nước có ngành đóng tàu phát triển như: Nhật Bản, Na Uy, Đan Mạch…

Với đội ngũ kỹ sư, VINASHIN cần kết hợp với các Viện nghiên cứu, các trường đại học, các chuyên gia nước ngoài để xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức các lớp học ngắn hạn bổ sung và nâng cao kiến thức về thiết kế, giám sát…

VINASHIN cũng có thể lựa chọn một số kỹ sư và công nhân kỹ thuật để tổ chức các chuyến đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm từ các nước có trình độ đóng tàu tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Tập đoàn cũng cần lựa chọn các cán bộ trẻ có tài năng, đã qua thực tế công tác để đưa đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài tại các trường quản lý, nghiệp vụ, bồi dưỡng thành các bộ lãnh đạo, thạc sỹ, tiến sỹ khoa học kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành.

Tập đoàn cũng nên kết hợp với các trường đại học, Viện nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài nước thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đóng tàu thế giới vào chương trình giảng dạy. Thêm vào đó, Tập đoàn cũng cần kết hợp đào tạo thêm tin học và ngoại ngữ đối với cán bộ kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ

Các chính sách đãi ngộ và tôn vinh tri thức cũng cần được quan tâm. Tập đoàn và các nhà máy có kế hoạch động viên, khích lệ, đãi ngộ để xây dựng đội ngũ trí thức tâm huyết với ngành, phát huy tính tích cực của các cá

nhân, làm chủ tri thức, tư duy sáng tạo. Tập đoàn có chế độ đãi ngộ, tôn vinh thích đáng với những cống hiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian sản xuất.

2.2. Rút ngắn tiến độ sản xuất

Tiến độ sản xuất đang là một trong những điểm còn nhiều hạn chế của VINASHIN hiện nay. Việc chậm trễ trong thời hạn giao hàng làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín và thương hiệu của Tập đoàn. Do vậy, việc rút ngắn tiến độ sản xuất là một nhu cầu cấp thiết cần có các giải pháp tháo gỡ. Muốn vậy, các khâu trong quá trình sản xuất cần được triển khai và thực hiện một cách hợp lý và khoa học. Do đó, Tập đoàn và các nhà máy cần chú ý những điểm sau:

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trong giám sát, thiết kế với các giải pháp về nguồn nhân lực như đã phân tích để dần chủ động trong việc thiết kế. Khẩn trương tiến hành sửa đổi, bổ sung các thiết kế khi cần thiết. Đồng thời cần có các kế hoạch dự phòng từ trước.

Tập đoàn cũng cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị sản xuất. Các nguồn vật tư, thiết bị cần được cung ứng kịp thời, đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất đa định trước. Các nhà máy chủ động liên hệ với các công ty xuất nhập khẩu đề nghị hỗ trợ cung ứng vật tư, thiết bị đúng thời hạn. Đồng thời, Tập đoàn cũng cần tạo mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng để không những đáp ứng kịp thời vật tư, thiết bị mà còn giành được nguồn hàng khi thị trường khan hiếm. Việc mua sắm vật tư nên để cho từng nhà máy thực hiện vì họ hiểu biết sâu về những hạng mục liên quan và nhu cầu của mình. Do đó, họ có thể giám sát liên tục quá trình cung ứng cả về số lượng, chất lượng và thời hạn. Sau mỗi lần triển khai đóng mới tàu, Tập đoàn và các nhà máy cần rút ra các kinh nghiệm, từ đó làm cơ sở cho những lần thực hiện sau.

động đóng mới, tránh tình trạng các đơn vị vừa tiến hành đầu tư, xây dựng vừa thực hiện kế hoạch đóng mới. Cần thiết lập kỷ luật sản xuất chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến độ từng bước trong kế hoạch, tạo sự kết hợp nhịp nhàng giữa các phân xưởng theo tiến độ chung.

2.3. Huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất

Trong tình hình thu xếp vốn khó khăn như hiện nay, việc huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất từ khâu mua sắm vật tư, thiết bị đến khâu tổ chức sản xuất đang là sức ép đối với Tập đoàn và các nhà máy. Nguồn vốn còn cần thiết để đầu tư cho công nghiệp phụ trợ nhằm chủ động trong cung ứng vật tư, thiết bị, hạn chế nhập khẩu, từ đó tiết kiệm chi phí, tránh tình trạng chậm trễ trong cung ứng, ảnh hưởng tới tiến độ chung. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn, VINASHIN cần thực hiện các giải pháp cụ thể và triệt để. Tập đoàn và các nhà máy cần chủ động lên kế hoạch vốn, tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính (kể cả vốn vay dài hạn và vốn vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước) cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời thắt chặt đầu tư, rà soát lại các dự án, đầu tư có trọng điểm.

Tập đoàn cũng cần tích cực, chủ động chuẩn bị các điều kiện để tập trung phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, cơ cấu lại tài sản, xử lý các khoản nợ để làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp. Để có thể phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, Tập đoàn cần được các tổ chức kiểm toán lấy hệ số tín nhiệm để đảm bảo năng lực tài chính. Việc này đã được Tập đoàn tiến hành từ năm 2008, với công ty kiểm toán quốc tế KPMG đảm nhận. Ông Tim Aman – Phó tổng giám đốc của KPMG nhận xét rằng: “Đa số các khoản vay của VINASHIN là các khoản vay dài hạn có lãi suất thấp khá hợp lý. VINASHIN có nỗ lực vượt qua khó khăn và có sự hỗ trợ của Chính phủ”. Tuy nhiên trong điều kiện hệ số tín nhiệm của Việt Nam đang suy giảm trên thị

trường quốc tế, Tập đoàn cần có kiến nghị với chính phủ đứng ra bảo lãnh. Tập đoàn cần tiếp tục đàm phán với các ngân hàng thương mại trong nước và kiến nghị với chính phủ để được vay với lãi suất ưu đãi cho hoạt động đóng mới. Tập đoàn cũng cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác cổ phần hoá ở các đơn vị thành viên.

Không chỉ dừng lại ở việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Tập đoàn và các nhà máy còn cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tránh gây thất thoát, lãng phí. Để làm được việc đó, trước tiên Tập đoàn cần rà soát lại các dự án đầu tư, cắt giảm các dự án chưa cấp thiết và hiệu quả thấp. tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm, với chức năng chính là đóng tàu, sửa chữa và phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ đóng tàu.

Trong khi việc huy động vốn khó khăn và nguồn vốn có hạn, Tập đoàn không nên đầu tư dàn trải, mở rộng đầu tư ra các lĩnh vực có độ rủi ro cao như: tài chính, ngân hàng… Tại thời điểm hiện nay, Tập đoàn nên đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp phụ trợ để chủ động trong cung ứng và lĩnh vực sửa chữa như phân tích ở trên để tận dụng được cơ sở vật chất hiện có, vừa tạo doanh thu, vừa nâng cao kinh nghiệm đóng tàu.

2.4. Phát triển công nghiệp phụ trợ thay thế hàng nhập khẩu

Hiện nay, VINASHIN phụ thuộc rất nhiều vào hàng nhập khẩu, làm chậm trễ trong cung ứng và tăng giá thành sản phẩm. Do vậy, VINASHIN nên đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ để ngành đóng tàu Việt Nam không chỉ dừng lại ở gia công, lắp ráp. Do hạ tầng công nghiệp nặng và cơ khí chế tạo của ta còn thấp, nguồn vốn đầu tư hạn chế, nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được yêu cầu nên việc đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ cần được tính toán kỹ để không dàn trải nhưng đảm bảo đồng bộ, kịp thời.

Trong đóng tàu, vỏ tàu và máy là hai yếu tố quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong giá trị con tàu. Do đó, trước mắt, Tập đoàn cần tập trung chế

Các ngành công nghiệp phụ trợ khác cần được lựa chọn phát triển trên cơ sở năng lực hiện có của Tập đoàn và khả năng hợp tác chuyển giao công nghệ với nước ngoài. Các ngành đó bao gồm: thiết bị boong, máy phụ, đường ống, tụ điện, nội thất…Đối với các nhà máy sản xuất thép đóng tàu, Tập đoàn cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn của đăng kiểm trong nước và quốc tế. Tập đoàn có thể kêu gọi liên doanh hoặc chuyển giao công nghệ từ các hãng sản xuất thép nổi tiếng thế giới. Với các nhà máy động cơ tàu thuỷ Tập đoàn nên liên kết với các cơ sở chế tạo cơ khí trong nước. Đối với các thiết bị còn lại, Tập đoàn cần kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để có thể tận dụng được nguồn vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp phụ trợ là khá lớn. Do vậy, Tập đoàn cần có các chính sách huy động vốn như đã nêu ở phần trên nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tập đoàn cũng cần kêu gọi sự hỗ trợ từ chính phủ và các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w