III. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
3. Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn 1 Điểm mạnh
3.1. Điểm mạnh
* Giá cả của sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao
Nhờ lợi thế về giá nhân công rẻ nên sản phẩm của Tập đoàn có giá thành cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Đây là lợi thế rất lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản phẩm đóng tàu của VINASHIN hiện nay chỉ bằng 80% – 85% 1 giá thành của các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc.
* Chủng loại sản phẩm đa dạng
Hiện nay, VINASHIN có thể cung cấp được hầu hết các loại tàu và phương tiện nổi: Tàu chở hàng, tàu container, tàu chở dầu và khí hoá lỏng, tàu chở ô tô, tàu kéo, kho nổi… với các trọng tải khác nhau. Đây là một trong những điểm mạnh của Tập đoàn khi có thể cung cấp đa dạng các mặt hàng cho nhu cầu khác nhau của mỗi thị trường.
* VINASHIN có lợi thế do hoạt động dưới hình thức Tập đoàn kinh tế
Với mô hình Tập đoàn kinh tế, VINASHIN sẽ tận dụng được lợi thế do quy mô mang lại. Các đơn vị thành viên của VINASHIN hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: vận tải, công nghiệp phụ trợ, nhà máy đóng tàu, tài chính… Các lĩnh vực kinh doanh này sẽ hỗ trợ cho lĩnh vực đóng mới của Tập đoàn. Hoạt động vận tải sẽ là thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn. Các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ góp phần giảm tỷ lệ nguyên vật liệu và thiết bị phải nhập khẩu từ nước ngoài nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Lĩnh vực tài chính giúp Tập đoàn giải ngân, hỗ trợ nguồn vốn để mua sắm trang thiết bị, vật tư phục vụ đóng mới.
3.2. Điểm yếu và nguyên nhân
* Tiến độ sản xuất còn chậm
Tiến độ sản xuất đang là một trong những hạn chế của VINASHIN. Nó ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Tập đoàn và tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm. Các con tàu được đóng tại các nhà máy của VINASHIN thường bị chậm tiến độ dẫn tới chậm trễ trong thời hạn giao hàng cho chủ tàu. Nguyên nhân là do Tập đoàn chưa chủ động được trong cung ứng vật tư và thiết kế. Phần lớn các nguyên vật liệu, trang thiết bị của tàu đều được nhập từ nước ngoài gây chậm trễ trong cung ứng. Thêm vào đó, công tác chuẩn bị tài liệu thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công vẫn phải thuê từ nước ngoài, dẫn tới chậm trễ khi cần chỉnh sửa, thay đổi. Ngoài ra, một số các đơn vị của Tập
đoàn còn chưa quan tâm đứng mức tới công tác đóng mới cũng dẫn tới thời gian thi công kéo dài, chất lượng sản phẩm còn thiếu sót. Các đơn vị vừa tiến hành đầu tư, xây dựng, vừa thực hiện kế hoạch đóng mới, công tác tổ chức sản xuất và chỉ huy sản xuất còn chưa khoa học. Thiếu vốn để đầu tư mua sắm vật tư, thiết bị cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ sản xuất của Tập đoàn.
* Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu
VINASHIN đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong khâu thiết kế và giám sát. Hiện nay việc thiết kế và giám sát của VINASHIN vẫn phải thuê từ bên ngoài gây tốn kém về chi phí và chậm trễ trong tiến độ sản xuất.
* Tập đoàn còn gặp khó khăn về nguồn vốn
Trong bối cảnh hiện nay, việc huy động vốn cho hoật động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn gặp nhiều khó khăn do thị trường tín dụng bị co hẹp. Điều này dẫn tới thiếu hụt nguồn vốn phục vụ mua sắm máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ công tác đóng mới, gây chậm trễ trong cung ứng.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU