Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn VINASHIN 1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ theo loại tàu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 47 - 50)

III. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG

1. Đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu theo các tiêu chí cơ bản

1.1. Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn VINASHIN 1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ theo loại tàu

1.1.1. Cơ cấu thị trường tiêu thụ theo loại tàu

Bảng 2.4: Cơ cấu các loại tàu của VINASHIN trong tổng trọng tải các đơn hàng giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị tính: nghìn tấn

Loại tàu Tổng 2 năm 06-07 Năm 2008

Trọng tải % Trọng tải % Tàu hàng 4994 81 2536,6 66,9 Tàu container 536,4 8,7 257,8 6,8 Tàu chở dầu 166,5 2,7 386,6 10,2 Tàu chở ôtô 425,4 6,9 209,6 5,5 Tàu khác 43,2 0,7 401,8 10,6 Tổng 6165,5 100 3790,6 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn VINASHIN giai đoạn 2006 - 2008)

Trong giai đoạn trước, khi thị trường của ngành đóng tàu đang bùng nổ, tàu chở hàng là sản phẩm được đặt đóng với số lượng nhiều nhất. Cơ cấu loại tàu này trong tổng trọng tải các đơn hàng của VINASHIN trong hai năm 2006-2007 chiếm tới 86%. Tuy nhiên từ cuối năm 2008, khi thị trường của ngành đóng tàu chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cùng với sự sụt giảm về nhu cầu xuất nhập khẩu, vận chuyển các loại hàng hoá, nguyên vật liệu… đã kéo theo sự giảm sút về số lượng đóng mới đối với loại

tàu này. Tính đến hết năm 2008, tỷ lệ của tàu chở hàng trong tổng trọng tải các đơn hàng của VINASHIN đã giảm 14% so với giai đoạn 2006-2007. Còn một nguyên nhân khác của sự sụt giảm rõ rệt về nhu cầu đóng mới tàu chở hàng, đó là trong giai đoạn trước, khi lượng tàu hàng được đặt đóng quá nhiều cũng đã gây ra sự dư thừa về cung loại tàu này trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài tàu hàng thì số lượng đặt đóng của các loại tàu khác cũng có sự giảm sút. Tỷ lệ đặt đóng tàu chở ô tô đã giảm từ 6,9% trong những năm trước xuống còn 5,5% trong năm 2008. Tàu container cũng là loại mặt hàng VINASHIN được đặt đóng nhiều trong giai đoạn trước, cơ cấu loại tàu này đứng thứ hai trong tổng trọng tải các đơn hàng năm 2006-2007 của Tập đoàn, chiếm 8,7%. Hiện nay, số lượng tàu container được đặt đóng cũng đã sụt giảm xuống còn 6,8%, tuy nhiên sự sụt giảm này không nhiều như tàu chở hàng do đặc điểm chuyên chở của tàu container có ưu thế hơn tàu hàng như: năng suất xếp dỡ cao, thuận tiện trong việc đóng gói, có thể gom hàng trong quá trình chuyên chở… Bên cạnh đó, số lượng tàu container được đặt đóng trong giai đoạn trước không quá nhiều nên cũng không gây ra tình trạng dư thừa trong thời gian này.

Cơ cấu các loại mặt hàng của Tập đoàn đã có sự thay đổi rõ rệt. Trong khi số lượng tàu hàng, tàu container, tàu chở ô tô giảm đi thì nhu cầu đóng mới tàu chở dầu, khí hoá lỏng và các loại tàu khác có xu hướng tăng lên trong năm 2008. Cơ cấu tàu chở dầu và các loại khí hoá lỏng năm 2008 đã tăng 7,5% so với những năm trước. Ở thời điểm giữa năm 2008, giá dầu tăng tới mức kỷ lục là 139 USD/thùng vào tháng 7 đã kéo theo nhu cầu tăng vọt của các loại tàu chở dầu phục vụ nhu cầu chuyên chở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, giá dầu lại đột ngột giảm mạnh xuống còn 40 USD/thùng. Với mức giá thấp như vậy, các dự án khai thác dầu ở vùng nước sâu đại dương sẽ bị ngừng lại, nhu cầu về tàu chở

dầu, khí hoá lỏng và các phương tiện nổi sẽ giảm đi. Trong tương lai, nếu giá dầu còn tiếp tục giảm thì nhu cầu đối với các loại tàu này sẽ còn giảm mạnh.

Trong tình hình kinh tế gặp khó khăn như hiện nay, khi nhu cầu các loại tàu trên giảm đi thì thị trường về các loại tàu khác như: tàu kéo cỡ nhỏ, tàu hút bùn, tàu chở xi măng, tàu chở nhựa đường… lại có khả năng khai thác. Thực tế, cơ cấu của các loại tàu này trong tổng trọng tải các đơn hàng của VINASHIN đã tăng từ 0,7% (năm 2006-2007) đến 10,6% (năm 2008). Nguyên nhân là do trong thời gian qua, nhu cầu chuyên chở các mặt hàng như xi măng, nhựa đường… có xu hướng tăng lên. Việc khan hiếm nguồn cung xi măng ở phía Nam do sự phân bố không đồng đều của các nhà máy cùng với khả năng xuất khẩu xi măng trong thời gian tới của Việt Nam đã đẩy nhu cầu vận chuyển mặt hàng này lên cao, kéo theo đó là nhu cầu về các phương tiện chuyên chở, trong đó có tàu thuỷ. Ngoài ra, nhu cầu nhựa đường ở thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây rất lớn, chủ yếu là nhựa đường nóng. Công nghệ cung cấp nhựa đường nóng lại cần đến một hệ thống liên hoàn các bể chứa và các phương tiện chuyên chở chuyên dụng. Việc nhập khẩu được thực hiện bằng đường biển, nhờ các tàu chuyên dụng có các thiết bị bảo ôn, gia nhiệt. Đây sẽ là cơ hội cho VINASHIN khai thác thị trường của loại tàu này. Không những thế, các loại tàu khác như tàu kéo cũng được đặt đóng nhiều, riêng năm 2008, Hà Lan đã đặt 14 tàu kéo trọng tải 150 DWT với tổng trị giá gần 76 triệu USD.

Thị trường các loại tàu của VINASHIN đã có sự thay đổi rõ rệt so với thời gian trước. Khủng hoảng tài chính toàn cầu với những ảnh hưởng to lớn mà nó đem lại đã làm dịch chuyển cơ cấu thị trường theo các loại tàu của VINASHIN. Trong cơ cấu đơn hàng của Tập đoàn, các loại tàu như: tàu hàng, tàu container, tàu chở ô tô… có tỷ lệ giảm đi, cùng với đó là sự tăng lên của thị trường tàu các tàu chuyên chở khác như: tàu kéo, tàu chở xi măng, tàu chở

nhựa đường, tàu hút bùn… Do vậy, trong tương lai, khi nền kinh tế chưa thể phục hồi sau khủng hoảng, các thị trường sản phẩm trên sẽ là cơ hội cho VINASHIN khai thác và tăng cường khả năng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w