Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 67 - 73)

III. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐÓNG TÀU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG

2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn VINASHIN

2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô:

* Khách hàng

Khách hàng là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm vì vậy đây là đối tượng có tác động trực tiếp tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn. Khách hàng nội địa chủ yếu của VINASHIN hiện nay là Tổng công ty hàng hải Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Xét trong năm 2008, Tổng số đơn hàng của hai chủ tàu này đã chiếm tới 59,4% tổng trọng tải các đơn hàng trong nước của VINASHIN (trong đó Tổng công ty hàng hải Việt Nam chiếm 14,2%, Tập đoàn Dầu khí quốc gia chiếm 45,2%). Thị trường nội địa đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của Tập đoàn, đây là các đơn hàng giúp quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế khi các chủ tàu quốc tế chưa tin tưởng vào năng lực của VINASHIN. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, khi cầu của thị trường thế giới giảm sút thì thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho Tập đoàn bù đắp những thiếu hụt từ thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh khách hàng nội địa, những chủ tàu quốc tế cũng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với VINASHIN. Hiện nay, thị trường quốc tế chủ yếu

của VINASHIN là các chủ tàu Châu Âu. VINASHIN cần phải nỗ lực hết sức để các chủ tàu quốc tế sẵn sàng theo đuổi những con tàu lớn của mình. Những bước tiến của con tàu đầu tiên của VINASHIN được chủ tàu quốc tế quan sát khá chặt chẽ. Và nên nhớ rằng, khi các chủ tàu đầu tiên chấp nhận các con tàu tương tự tại Hàn Quốc và Trung Quốc, nó đã khơi mào cho sự trưởng thành dài lâu để hai nước này trở thành cường quốc đóng tàu.

* Nhà cung cấp

Có thể nói đây là yêu tố có tác động nhiều đến thị truờng tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn. Bởi lẽ, nếu như các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý thì sẽ là điều kiện giúp các nhà máy không những duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành từ đó nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Như đã phân tích ở trên, đa số nguyên liệu và máy móc thiết bị của con tàu đều được Tập đoàn nhập khẩu từ nước ngoài, tỷ lệ nội địa hoá chỉ khoảng 30%. Chính vì vậy, Tập đoàn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên vật liệu bên ngoài. Điều này ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất do phải chờ đợi nhà cung ứng hoặc giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong khi nhập khẩu.

Hiện nay, giá nguyên vật liệu đầu vào đã xuống thấp hơn so với thời điểm giữa năm 2008. Giá thiết bị đầu vào cũng đã giảm khoảng 30% so với thời kỳ trước. Điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho Tập đoàn trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Cụ thể, tình hình giá thép – nguyên liệu đầu vào chính cho ngành đóng tàu, chiếm tới hơn 20% trong cơ cấu giá thành của tàu, đã có nhiều biến động trong suốt năm 2008.

Hình 2.3: Sự tăng giảm giá thép theo mức trung bình của Thế giới năm 2008

747 795 892 984 892 984 1060 1131 1179 1173 1069 955 811 712 709 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Jan- 08 Feb- 08 Mar- 08 Apr- 08 May- 08 Jun- 08 Jul- 08 Aug- 08 Sep- 08 Oct- 08 Nov- 08 Dec- 08 Jan- 09 (Nguồn: Tạp chí BRS năm 2009)

Ta thấy, tháng 1/2009, giá thép đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm 2008, chỉ còn 709 USD/tấn, bằng 60% so với thời điểm cao nhất vào tháng 7/2008. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, góp phần giảm chi phí và giá thành sản phẩm.

* Mức độ cạnh tranh của ngành

Ở thị trường đóng tàu trong nước, ngoài các nhà máy đóng tàu của Tập đoàn còn có hơn 50 nhà máy khác của Bộ Quốc phòng, Bộ Thuỷ Sản, Bộ Giao thông vận tải và các xưởng đóng tàu tư nhân ở các địa phương. Tuy nhiên, so với các nhà máy đóng tàu của Tập đoàn thì năng lực sản xuất và quy mô nhà máy này còn rất hạn chế, chỉ đóng các loại tàu cỡ nhỏ dưới 20.000 DWT. Do vậy, hiện tại Tập đoàn chưa gặp phải bất kỳ sự cạnh tranh nào trực tiếp từ trong nước.

Với thị trường đóng tàu xuất khẩu, cạnh tranh diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm đơn hàng như hiện nay. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,...(với hơn 90%1

thị phần thế giới), VINASHIN còn phải đối mặt với hàng loạt các nước có ngành đóng tàu với năng lực tương tự như: Philippin, Ấn độ...

* Đối thủ tiềm ẩn

Trong thời gian tới có khả năng một số hãng đóng tàu quốc tế sẽ đầu tư vào Việt Nam như: Tập đoàn Aker Yards - Na Uy, Tập đoàn STX - Hàn Quốc... điều này sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh ngành đóng tàu trong nước, đòi hỏi VINASHIN phải nâng cao hơn nữa năng lực của mình nếu như không muốn thua ngay trên sân nhà.

Còn trên thị trường quốc tế, có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của VINASHIN với các lợi thế tương ứng về chất lượng, giá cả, lợi thế về nhân công rẻ như: Ấn Độ, Đài Loan... Do vậy, cạnh tranh sẽ càng trở nên gay gắt, đặc biệt khi số lượng đơn hàng trên thế giới khan hiếm như hiện nay. * Sản phẩm thay thế

Chức năng chính của tàu thuỷ là vận chuyển. Tàu thuỷ luôn là nhu cầu tất yếu cho vận tải và các hoạt động khác trên biển. Ngoài tàu thuỷ còn có rất nhiều các hình thức lưu chuyển hàng hoá khác như: đường sắt, hàng không, đường bộ. Tuy nhiên, vận tải bằng tàu thuỷ có ưu thế hơn so với các hình thức vận tải còn lại như: khối lượng vận chuyển lớn, giá thành vận chuyển rẻ hơn, quãng đường vận chuyển xa hơn... Mặt khác, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm tới 99% tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vận tải nội địa bằng đường biển cũng chiếm tới 80% tỷ trọng. Do vậy, không có phương tiện nào có thể thay thế được chức năng của tàu thuỷ trong vận tải, nhu cầu về tàu thuỷ vẫn luôn là cần thiết trong bất cứ hoàn cảnh nào. 2.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

* Kinh tế

Tình hình kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn. Nếu như trong giai đoạn trước đây khi tình hình kinh tế ổn

định, phát triển với tốc độ cao đã tạo điều kiện rất lớn cho Tập đoàn nắm bắt cơ hội phát triển ngành đóng tàu, nâng cao uy tín của VINASHIN trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong năm 2008, nền kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm từ 8,5% năm 2007 xuống còn 6,23% vào năm 2008. Giá cước vận tải đường biển đột ngột xuống thấp so với nhiều năm trở lại đây cùng tình hình thu xếp tài chính khó khăn dẫn đến nhiều chủ tàu đã huỷ hoặc tạm dừng các đơn hàng đóng tàu của mình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của Tập đoàn.

Mặt khác, chính sách thắt chặt tiền tệ thắt chặt từ cuối năm 2007 đến tháng 9/2008 làm lãi suất cho vay ở mức rất cao, mức cao trung bình lên tới 20,3%, mức thấp nhất trung bình cũng là 15,6%, có doanh nghiệp phải vay với mức lãi suất 21%. Với mức lãi suất cao như vậy, khả năng tiếp cận nguồn vốn sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là nguồn vốn lưu động để mua sắm trang thiết bị, vật tư cho đóng mới. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái cũng liên tục tăng cao, đến cuối năm 2008 đã gần mức 18.000 đồng/USD. Điều này không có lợi cho hoạt động xuất khẩu của Tập đoàn.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2008, gói kích cầu của chính phủ đã làm lãi suất cho vay giảm xuống còn 12,5% (mức trung bình cao nhất) và 10,8% (mức trung bình thấp nhất), tạo điều kiện cho Tập đoàn và các chủ tàu trong nước có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn.

* Chính trị - pháp luật

Chính phủ đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành đóng tàu Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến quyết định chuyển đổi VINASHIN sang mô hình Tập đoàn kinh tế tạo ra sự thay đổi về thế và lực mới. Không những thế, chính phủ còn có các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện đối với Tập đoàn,

thể hiện trong quyết định 1420/01 QĐ – TTg và 1106/06 QĐ – TTg của chính phủ.

* Về chính sách thuế:

Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn được chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động đóng tàu và các hoạt động khác. Chính phủ miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu... mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt yêu cầu để phục vụ cho hoạt động đóng tàu.

* Về chính sách vốn:

Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn được giữ lại toàn bộ số tiền thu sử dụng vốn phát sinh giai đoạn 2002 – 2010 để bổ sung nguồn vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Tập đoàn được vay vốn với lãi suất ưu đãi 3,5%/năm. Ngoài ra, chính phủ cũng giao cho Tập đoàn toàn bộ 750 triệu USD trái phiếu phát hành trên thị trường quốc tế.

Chính phủ cũng cho phép các ngân hàng cho VINASHIN vay trên mức tối đa 15% vốn tự có.

Ngoài ra, các dự án của Tập đoàn còn được chính phủ miễn giảm tiền thuê đất.

Chính phủ hỗ trợ vốn cho các dự án nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho VINASHIN.

Đặc biệt, trước tình hình khó khăn của suy thoái kinh tế, chính phủ cũng đã có một số chính sách hỗ trợ VINASHIN như:

- Tháng 9/2008, chính phủ chấp thuận cho Tập đoàn phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, vay 10.000 tỷ đồng từ ngân hàng trong nước, 400 triệu USD từ nước ngoài để đảm bảo vốn cho các dự án trọng điểm.

các cam kết với VINASHIN, đặc biệt hỗ trợ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động đóng tàu. Trong đó, Ngân hàng Đầu tư và phát triển hứa cho VINASHIN vay 2.700 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.000 tỷ đồng, các ngân hàng thương mại khác 300 tỷ đồng.

- Tháng 2/2009, Thủ tướng chính phủ giao cho các bộ ngành hỗ trợ giải quyết cơ chế tài chính, tăng vốn chủ sở hữu cho Tập đoàn.

Có thể thấy rằng, Tập đoàn đã và đang nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ. Đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho VINASHIN, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Chính phủ là có giới hạn, Chính phủ không thể trợ cấp mãi cho VINASHIN được. Do vậy, VINASHIN cần có các chính sách phù hợp để dần cách ly khỏi sự bảo hộ của Chính phủ.

* Văn hoá – xã hội

Mỗi thị trường đều có những giá trị văn hoá riêng, những giá trị văn hoá này tác động đến thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng tại xã hội đó. Nám bắt được tâm lý và sở thích của khách hàng tại mỗi thị trường khác nhau, VINASHIN đã không ngừng đầu tư cho khâu thiết kế nhằm tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của từng đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w