Sơ lược về quá trình phát triển ngành đóng tàu Trung Quốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 26 - 28)

IV. CÁCH THỨC ĐỐI PHÓ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚC NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU

1. Trung Quốc

1.1. Sơ lược về quá trình phát triển ngành đóng tàu Trung Quốc

sách ở Trung Quốc, ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng nhất trên thế giới. Trong 12 năm liền tiếp, công suất xuất xưởng của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đứng thứ ba trên thế giới. Bước vào thế kỷ XXI, đóng tàu Trung Quốc đã có những phát triển đáng kể. Trong năm 2006, tổng trọng tải của các tàu được hoàn thiện theo các đơn đặt hàng tại Trung Quốc là 14,520,000 DWT, tổng trọng tải số đơn hàng nhận được là 42,510,000 DWT, con số này chiếm lần lượt là 19%, 32% số lượng trọng tải hoàn thiện và số lượng đơn hàng nhận được của thị trường thế giới trong cùng năm. Ngoài ra, các xưởng Waigiaoqiao ở Thượng Hải, xưởng đóng tàu Đại Liên nằm trong top 10 xưởng đóng tàu lớn nhất thế giới. Trong quý đầu năm 2007, ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc vẫn giữ khuynh hướng phát triển nhanh. Tổng công suất hoàn thiện của quý đạt 2,870,000 DWT, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; số đơn đặt hàng đóng mới là 12,430,000, tăng 79%. Hiện nay, Trung Quốc đang vững vàng trong bảng xếp hạng là một trong các quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới. Hơn nữa, khả năng sáng tạo đã mạnh lên đáng kể, cấu trúc sản phẩm liên tục được cải thiện và nâng cấp. Trong năm 2006, Trung Quốc đã tự thiết kế được loại tàu chở hàng rời (bulk carrier) capesize thân thiện với môi trường xanh có trọng tải tới 175,000 DWT và thiết kế này đã đạt mức hiện đại cấp quốc tế, Với thị phần toàn cầu hơn 40%; orderbook của loại tàu VLCC đã vượt 1/4 tổng thị trường toàn cầu. Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc giờ đây có khả năng đóng được các con tàu container lớn hơn, các tàu container có sức chở trên 10 ngàn TEU đang nằm trong orderbook của Trung Quốc. Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới trong thị trường đóng tàu bulk carrier, tanker và container ship markets. Bên cạnh đó, nghiên cứu các công nghệ then chốt trong lĩnh vực đóng tàu các loại tàu LNG và phà ro-ro đã giành được các đột phát lớn. Trung Quốc cũng đã có các đơn hàng đóng các dàn khoan nâng, dàn

khoan chìm và các dự án sản xuất và thiết kế siêu FPSO 300 ngàn tấn. Trung Quốc đã hội nhập thành công vào lĩnh vực các sản phẩm hàng đầu của ngành đóng tàu thế giới và vào thị trường hàng hải cao cấp. Sản phẩm nội địa hoá và nghiên cứu độc lập và phát triển thiết bị hàng hải của Trung Quốc cũng đã có những tiến bộ mới. Máy chính cho tàu VLCC, tàu container cỡ lớn đã được sản xuất ở trong nước, trục khuỷ cho các động cơ diesel lớn cũng được sản xuất độc lập ở trong nước. Công tác Nghiên cứu và Phát triển (R&D) các chi tiết chủ yếu của động cơ diesel đã được cải thiện nâng cao, các máy tời neo cỡ lớn, các chân vịt kích thước lớn với quyền sở hữu công nghệ độc lập đang được thực hiện cho các tàu xuất khẩu. Theo các xu hướng hiện tại, các chuyên gia trong ngành công nghiệp này tin rằng Trung Quốc sẽ là nước đóng tàu lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w