Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
400 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và có thể tiêu thụ với khối lượng là bao nhiêu ? Nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được dung lượng của thị trường 6 2. Cơ cấu tổ chức của công ty 13 Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh số tiêu thụ sản phẩm dây và cáp điện của Công ty 25 Tỷ lệ % 25 * Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng dây và cáp điện của Công ty 27 Bảng 2.4: Doanh số tiêu thụ theo nhóm hàng dây và cáp điện của Công ty 28 * Dây bọc tròn 30 * Cáp treo 30 *Phân tích tình hình tiêu thụ dây và cáp điện theo thị trường 31 2.1.Hoạt động nghiên cứu thị trường 34 2.2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm 34 2.3. Định giá sản phẩm 35 37 37 Sơ đồ :Hệ thống phân phối của Công ty 37 Khách hàng 37 Khách hàng 37 Khách hàng 37 Khách hàng 37 Khách hàng 37 Khách hàng 37 Khách hàng 37 Khách hàng 37 Khách hàng 37 Khách hàng 37 Công Ty 37 Khách hàng 37 Tổng đại lý 37 Khách hàng 37 2.5. Công tác hỗ trợ tiêu thụ 38 1. Những thành tựu của Công ty 39 2. Những hạn chế của công ty 40 3. Những nguyên nhân 41 Ngoài việc duy trì mối quan hệ với các bạn hàng quốc tế truyền thống công ty cần thâm nhập vào các thị trường mới. Đối với các thị trường mới như Bắc Mỹ, Trung Á các nước thị trường EC ngoài việc điều tra nhiều thị trương công ty cần có nhiều hình thức thông tin quảng cáo, có chế độ giá thích hợp để chiếm lĩnh thị trường này. 47 SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hoá vai trò của việc tiêu thụ hàng hoá ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Theo thời gian nó đã có những thay đổi cơ bản không những về hình thức mà còn có sự thay đổi lớn trong nội dung. Nếu như trong những năm đầu của thế kỷ XX các doanh nghiệp thể hiện khẩu hiệu “Bán tất cả những gì mình có” thì chỉ sau 50 năm khẩu hiệu mà họ thực hiện là “Bán tất cả những gì mà thị trường cần”. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là một đơn vị hạch toán độc lập, tự tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với mọi doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh phải tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau trong đó tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng mấu chốt nhất,chỉ có tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có thể thu hồi vốn kinh doanh, thu được lợi nhuận, tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm là khâu hoạt động có quan hệ mật thiết với khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin, uy tín và khả năng tái tạo nhu cầu của người tiêu dùng, là vũ khí cạnh tranh sắc bén. Kết quả tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu và chiến lược kinh doanh, phản ánh kết quả và sự cố gắng của doanh nghiệp trên thương trường. Thị trường luôn luôn biến động thay đổi không ngừng, tiêu thụ sản phẩm tuy không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó luôn mang tính thời sự cấp bách, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa thiết thực đối với Công ty TNHH TM PHƯƠNG DUNG SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A 1 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân nói riêng và đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nói chung. Chính vì lý do đó, trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ của các Cô, Chú trong Công ty tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dây và cáp điện ở công ty TNHH TM PHƯƠNG DUNG “Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được chia làm 3 chương . Chương một: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương hai: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm dây và cáp điện tại Công ty TNHH TM Phương Dung . Chương ba: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm dây và cáp điện tại Công ty TNHH TM Phương Dung . Do trình độ và thời gian thực tập có hạn nên bài viết này chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo, các phòng ban lãnh đạo và các cô, chú ở Công ty cổ phần cơ điện Trần Phú để bài viết thêm phong phú về lí luận và có tác dụng thực tiễn hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, các cô, chú trong Công ty TNHH TM Phương Dung. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo, thạc sỹ Nguyễn Thị Liên Hương đã giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này. SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A 2 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TM PHƯƠNNG DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.Tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trên giác độ kinh tế, ta hiểu tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế. Hay nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, qua tiêu thụ hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn sản xuất kinh doanh của đơn vị được hoàn thành. 2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 2.1. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ở các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ có nghĩa là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoã mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A 3 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân 2.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với nền kinh tế . Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu, và nền kinh tế quốc dân là một tổng thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỉ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Đồng thời, tiêu thụ sản phẩm giúp cho các đơn vị xác định phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. Thông qua tiêu thụ sản phẩm dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt. 3. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp. 3.1.Nghiên cứu thị trường, tổ chức thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm Với công tác tiêu thụ, để có một chiến lược hợp lý, một mạng lưới phân phối tiêu thụ có hiệu quả nhất thì công ty phải nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm. Có thể nói rằng trong cơ chế thị trường thì thị trường là cơ sở, điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Do vậy, việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường phải được coi là hoạt động có tính chất tiền đề của công tác kế hoạch hoá hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định đắn phương hướng phát triển của sản xuất- kinh doanh, đồng thời có thể thực hiện được vòng chu chuyển của vốn. Mặt khác, việc nghiên cứu nhu cầu thị trường được coi là vấn đề phức SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A 4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân tạp, phong phú và đa dạng do đó đòi hỏi phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp và chấp nhận tốn kém. Việc nghiên cứu công ty cần phải tiến hành theo ba bước sau: Bước 1: Tổ chức thu thập hợp lý các nguồn thông tin và nhu cầu về thị trường hàng hoá và dịch vụ. Các thông tin bao gồm: địa điểm, sức mua, sức bán, giá cả yêu cầu của từng loại thị trường Để xác định được hướng kinh doanh mới, phát huy được lợi thế vốn , các doanh nghiệp cần phải hiểu rằng mục tiêu đó không thể đạt được nếu doanh nghiệp không thiết lập được tổ chức thông tin kinh doanh của mình. Việc thu thập đủ những thông tin cần thiết và nắm vững đặc điểm thông tin là cơ sở cho việc đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, là tiền đề của việc phát triển sản phẩm mới. Bước 2. Phân tích và xử lý đúng đắn các loại thông tin đã thu thập được về nhu cầu thị trường, về các loại hàng hoá, dịch vụ. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải biết phân tích lựa chọn những thông tin có ích, có tác dụng trực tiếp hay gián tiếp; loại bỏ những thông tin nhiễu, thông tin giả để tránh những sai lầm khi ra quyết định. Việc xử lý thông tin phải bảo đảm được tính khả thi trên các thị trường của doanh nghiệp. Bước 3. Xác định nhu cầu của thị trường mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng. Nhu cầu của thị trường là rất lớn, song doanh nghiệp phải biết được với khả năng của mình thì có thể đáp ứng được những nhu cầu nào.Qua việc nghiên cứu nhu thị trường phải giải đáp được những vấn đề cơ bản sau đây: SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A 5 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân - Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và có thể tiêu thụ với khối lượng là bao nhiêu ? Nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được dung lượng của thị trường. - Giá cả bình quân trên thị trường đối với các loại hàng hoá. Cung, cầu cạnh tranh trên thị trường tác động qua lại với nhau để có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định giá cả thị trường và số lượng hàng hoá cần cung cấp trên thị trường. Do vậy, giá cả bình quân trên thị trường từng thời kỳ có ý nghĩa quyết định đối với việc lựa chọn sản xuất và cung ứng những sản phẩm có lợi nhất cho cả cung và cầu trên thị trường. -Những yêu cầu chủ yếu của thị trường đối với các loại hàng hoá có khả năng tiêu thụ như mẫu mã, đồ bao gói, chất lượng sản phẩm, phương thức vận chuyển và phương thức thanh toán. -Tình hình của các đối thủ cạnh tranh về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và dự kiến mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và phương thức phân phối sản phẩm ( hàng hoá ) của doanh nghiệp 3. 2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm Trong cơ chế thị trường, vấn đề cạnh tranh là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt cho nên việc xác định chiến lược sản phẩm có ý nghĩa quan trọng làm cho sản xuất - kinh doanh có hiệu quả hơn, trên cơ sở bảo đảm thoả mãn nhu cầu của thị trường trong từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm có nhiều loại, do đó cần phối hợp chặt chẽ với chiến lược thị trường để tìm được sự kết hợp có hiệu quả nhất. Như vậy, nội dung chủ yếu của chiến lược sản phẩm là trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ gì và cho ai. Điều căn bản trong chiến lược sản phẩm là doanh nghiệp phải nắm bắt được hai vấn đề: Chu kỳ sống của sản phẩm và phát triển sản phẩm mới. SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A 6 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân Chu kỳ đời sống của sản phẩm hay vòng đời của nó là khoảng thời gian từ khi nó được đưa ra thị trường cho đến khi nó không còn tồn tại trên thị trường. 3.3. Định giá sản phẩm Hiện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả, có các loại cạnh tranh khác tiên tiến hơn như cạnh tranh bằng chất lượng, bằng dịch vụ nhưng giá cả vẫn giữ một vai trò rất quan trọng. Hàng hoá sẽ không tiêu thụ được nếu giá cả hàng hoá không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn luôn quan tâm đến giá cả hàng hoá và coi đó như một chỉ dẫn về chất lượng hàng hoá và các chỉ tiêu khác của hàng hoá, do vậy xác định một chính sách giá đúng có vai trò sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Chính sách giá cả có liên hệ mật thiết với chiến lược tiêu thụ. Chiến lược giá cả phối hợp một cách chính xác các điều kiện sản xuất và thị trường, là đòn bảy hoạt động có ý thức đối với thị trường. Chính sách giá đúng sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoá, thực hiện được mục tiêu lợi nhuận, tăng thị phần và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Chính sách giá đúng sẽ phát huy có hiệu quả các công cụ của Marketing hỗn hợp. 3.4. Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm 3.4.1. Lựa chọn phương thức tiêu thụ sản phẩm Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc lựa chọn phương thức tiêu thụ được coi là vấn đề có tính chất trọng tâm, bởi vì đây là lúc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm từ người sản xuất sang người tiêu dùng. Có nhiều phương thức tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên việc các doanh nghiệp áp dụng phương thức tiêu thụ này hay phương thức tiêu thụ khác là do đặc tính sản phẩm, mục đích sử dụng chúng, khối lượng mua bán nhiều hay ít, điều kiện giao nhận, vận chuyển hàng hoá giữa người mua và người bán quyết định. SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A 7 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân Nếu căn cứ vào quá trình vận động của hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng, người ta chia phương thức phân phối tiêu thụ sản phẩm thành các loại sau đây: - Phương thức phân phối-tiêu thụ trực tiếp. - Phương thức phân phối-tiêu thụ gián tiếp. - Phương thức phân phối-tiêu thụ hỗn hợp. 3.4.2. Các hình thức thực hiện Tuỳ theo đặc điểm của mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh cũng như những khả năng của doanh nghiệp về vốn, về điều kiện sản xuất, khả năng vận chuyển mà doanh nghiệp có lựa chọn một hoặc một vài kiểu bán hàng sau: - Căn cứ theo điều kiện mua bán có: Bán theo đơn đặt hàng hay hợp đồng mua bán; Mua bán thông thường. - Căn cứ theo điều kiện thanh toán có: Mua đứt bán đoạn; Bán trả góp; Bán trả chậm. - Căn cứ theo hướng vận động của hàng hoá có: Bán không qua kho; Bán qua kho. 3.5. Các công tác hỗ trợ tiêu thụ a) Tham gia các hoạt động của hiệp hội . Trong sự cạnh tranh của nền kinh tế hàng hoá, tham gia hiệp hội là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp . Thông qua hoạt động của hiệp hội, doanh nghiệp không những có thể quảng cáo khuyếch trương sản phẩm cũng như uy tín của mình, mà còn bảo vệ được thị trường, bảo vệ giá cả, chống lại sự độc quyền và giảm bớt sự cạnh tranh . b)Tổ chức cửa hàng giới thiệu sản phẩm . SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A 8 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân Cửa hàng giới thiệu sản phẩm không chỉ đơn giản là để quảng cáo giới thiệu sản phẩm, mà còn có tác dụng hướng dẫn nhu cầu, tạo uy tín và khả năng xâm nhập thị trường của sản phẩm . Sản xuất kinh doanh càng phát triển thì việc tổ chức các cửa hàng giới thiệu sản phẩm càng trở nên quan trọng . Biện pháp hỗ trợ tiêu thụ và tổ chức lại cơ sở vật chất ( hệ thống cửa hàng ) và đào tạo bồi dưỡng hệ thống nhân viên bán hàng . Song như thế không có nghĩa là mọi doanh nghiệp, mọi sản phẩm đều cần phải có cửa hàng giới thiệu sản phẩm . Điều này còn tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp cũng như chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh . c)Tham gia hội chợ triển lãm . Hội chợ triển lãm là hình thức tổ chức để các doanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo và ký kết các hợp đồng mua bán sản phẩm . Thông qua hội chợ triển lãm, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các nhu cầu thị trường , nhận biết được các điểm yếu cũng như thế mạnh của sản phẩm , làm cơ sở cho việc tìm kiếm mặt hàng mới , thị trường mới . Hội chợ triển lãm thực sự cần thiết đối với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . Để việc tham gia hội chợ triển lãm đạt được kết quả cao , các doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau : Cần lựa chọn đúng sản phẩm để tham gia hội chợ triển lãm : mạnh về kỹ thuật, chất lượng tốt có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm của các doanh nghiệp khác . d) Quảng cáo . Mục đích của quảng cáo là để tăng cường khả năng tiêu thụ, thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm , thúc đẩy nhanh chóng quá trình bán sản phẩm , giới thiệu sản phẩm mới đưa ra thị trường , tác động một cách có ý thức tới người tiêu dùng để họ mua những sản phẩm hoặc dịch vụ đã được quảng cáo . SV: Hoàng Thị Thu Thủy Lớp: QTKD Thương mại K40A 9 [...]... ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM SV: Hoàng Thị Thu Thủy 17 Lớp: QTKD Thương mại K40A Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Quốc dân DÂY VÀ CÁP ĐIỆN Ở CÔNG TY TNHH TM PHƯƠNG DUNG I: Đặc điểm hoạt động và mặt hàng kinh doanh của công ty 1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH TM Phương Dung là nhà phân phối sản phẩm cho Công ty cổ phần Cơ Điện Trần Phú,nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của công ty. .. khả năng cung cấp hàng của công ty cổ phần cơ điện Trần Phú, do đó công ty vẫn phải nhập các sản phẩm dâ yvà cáp điện đã được sản xuất ở nước ngoài về tiêu thụ ở thị trường trong nước Ngoài ra do sản phẩm dây và cáp điện là loại sản phẩm sản xuất cũng yêu cầu kỹ thuật cao Chính vì vậy các hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là hoạt động tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng khá lớn từ môi trường quốc... hiệu sản phẩm dây và cáp điện này có ảnh hưởng rất lớn tới khối lîng tiêu thụ của công ty 2) Các nhân tố gián tiếp - Môi trường quốc tế Mặc dù Công ty TNHH TM Phương Dung hị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường trong nước, nhưng không phải như vậy là các hoạt động kinh doanh của công ty không chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế Tuy do nhu cầu của thị trường về sản phẩm dây và cáp điện. .. Đối với Công ty TNHH TM Phương Dung, thị trường tiêu thụ được phân ra như sau: - Các tỉnh (thị trường cấp II) - Sản xuất trung ương (SXTW) - Sản xuất địa phương (SXĐP) - Xuất khẩu - Bán lẻ - Các công ty trung ương.(CTTW) Công ty tiêu thụ sản phẩm theo hình thức bán và đối tượng khách hàng là các tổ chức, cá nhân có nh cầu về sản phẩm dây và cáp điện Ta có bảng số liệu phản ánh doanh số tiêu thụ theo... cho công ty cổ phần cơ điện Trần Phú với các sản phẩm do công ty này cung cấp Nên sản phẩm rất đa dạng với nhiều loại dây và cáp điện Vì công ty cổ phần cơ điện Trần Phú là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng dây và cáp điện có tiếng trên thị trường Do đó sản phẩm này được hưởng những ưu tiên nhất định của một công ty lớn b)Nhân tố thị trường Thị trường có vai trò quan trọng đối với bất cứ công. .. TM Phương Dung 1.Tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm dây và cáp điện của công ty Là Công ty thương mại với chức năng nhiệm vụ chính là kinh doanh dây và cáp điện Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ổn định với nhiều mặt hàng về dây và cáp điện Công ty đang dần dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thiết bị điện Nhìn chung,... Nhân tố sản phẩm - Chất lượng sản phẩm Sau khi đã định vị được mặt hàng công ty đã đặc biệt chú trọng tới công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm coi chất lượng là sự sống còn của công ty Chính vì vậy công ty đã thành lập ban ISO có trách nhiệm tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm Nhờ vậy luôn duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm nên số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty ngày càng tăng, nhiều sản phẩm. .. thuận lợi Tuy nhiên công tác này ở Công ty TNHH TM Phương Dung dường như vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mức Công ty cần có những điều chỉnh bổ sung kịp thời để làm tốt hơn công tác marketing - Nhãn hiệu sản phẩm và mối quan hệ của doanh nghiệp Nhã hiệu sản phẩm của công ty đã có thương hiệu trên thị trường Do sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm của công ty cổ phần cơ điện SV: Hoàng Thị Thu... của mình trên thị trường thiết bị điện Nhìn chung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian qua cũng đã được chú trọng và đẩy mạnh, sản phẩm tiêu thụ ngày càng lớn, thị trường ngày càng được mở rộng , doanh thu tiêu thụ ngày càng tăng Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh số tiêu thụ sản phẩm dây và cáp điện của Công ty (ĐVT: Triệu đồng) Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ % 2008 85.000... chung và những biến động trong nền kinh tế của những nước mà công ty nhập khẩu thành phẩm dây và cáp điện Các thay đổi về chính trị, luật pháp tại các nước này đều ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của công ty Vì công tác tiêu thụ là kết quả của công tác sản xuất Nếu những yếu tố trên là tốt nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ của công ty, còn ngược lại sẽ gây khó khăn cho công tác tiêu thụ . trong Công ty tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dây và cáp điện ở công ty TNHH TM PHƯƠNG DUNG “Làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và. doanh số tiêu thụ sản phẩm dây và cáp điện của Công ty 25 Tỷ lệ % 25 * Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm hàng dây và cáp điện của Công ty 27 Bảng 2.4: Doanh số tiêu thụ theo nhóm hàng dây và. điện tại Công ty TNHH TM Phương Dung . Chương ba: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm dây và cáp điện tại Công ty TNHH TM Phương Dung . Do trình độ và thời gian thực tập có