Luận văn : Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn
Trang 1MỞ ĐẦU
Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng chonền kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng vàphát triển đất nước Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những nămqua là điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Để đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp phải cóbiện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thấtthoát trong sản xuất Quá trình xây dựng cơ bản bao gồm nhiều khâu (thiết kế,lập dự án, thi công, nghiệm thu ), địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thicông kéo dài nên công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểmkhác biệt so với các ngành kinh doanh khác.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khiLuật Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phảithực sự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tựhạch toán lỗ lãi thì các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tựchủ hơn trong sản xuất kinh doanh Phân tích tài chính nhằm mục đích cungcấp thông tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năngthanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trongquản lý kinh tế Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổngquát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chínhtrong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quảhoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra biện pháp quản lý hữuhiệu.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nóiriêng là nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Trong điều kiện nền kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí củamình trên thị trường, muốn chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn
Trang 2phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả đó sẽ được đánh giáqua phân tích tài chính Các chỉ tiêu phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạtđộng của doanh nghiệp giúp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược vàquyết định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Trong báo cáo nghiệp vụ với đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công
ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn” tôi muốn đề cập tới một số
vấn đề mang tính lý thuyết, từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm cải thiện tìnhhình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn
Khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về phân tích tài chính doanh
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần đầu tư &
xây dựng Hoàng Liên Sơn.
Chương 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính ở Công ty cổ
phần đầu tư & xây dựng Hoàng Liên Sơn
Do thiếu kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về đề tài còn mang nặng tínhlý thuyết nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhậnđược ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiệnhơn.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn Công ty cổ phần đầu tư và xây dựngHoàng Liên Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tạiCông ty Em xin chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Kinh tế Viện Đại học Mởhn đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ này.
Trang 3CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phátsinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thựchiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận Nói cách khác,hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức,huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau: - Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thểhiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như ngân hàng, các đơnvị kinh tế khác Mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giávề mặt lượng, mặt chất và thời gian.
- Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả Nguyên tắcnày đòi hỏi phải tối đa hoá việc sử dụng các nguốn vốn, nhưng vẫn đảm bảquá trình sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại hiệuquả.
- Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật,chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với Nhànước, kỷ luật với các đơn vị, tổ chức kinh tế có liên quan.
II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1 Ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trìnhphân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, sosánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ
Trang 4nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi rotrong tương lai Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất là về tìnhhình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanhtrong kỳ của doanh nghiệp Do đó, việc thường xuyên tiến hành phân tích tìnhhình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khácnhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét mộtcách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán vàđưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ phù hợp.Phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanhnghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người Nhà quản lý, các nhà đầu tư,các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơquan chính phủ và người lao động Mỗi một nhóm người này có nhu cầuthông tin khác nhau.
+ Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mốiquan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ Mộtdoanh nghiệp bị lỗ liên tục, sẽ bị cạn kiệt nguồn lực và buộc phải đóng cửa.Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phảiđóng cửa.
+ Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quantâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy họđặc biệt quan tâm đến lượng tiền và các tài khoản có thể chuyển nhanh thànhtiền, từ đó so sánh với nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thờicủa doanh nghiệp Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà vay tín dụngcũng rất quan tâm tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoảnbảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro.
+ Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanhnghiệp họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua
Trang 5chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanhnghiệp hiện tại, và trong thời gian sắp tới.
+ Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn,mức sinh lãi, và sự rủi ro Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính,tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của cácdoanh nghiệp Ngoài ra, các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủquản, các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách những người laođộng cũng quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tíchtình hình tài chính là giúp ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tốicao và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp.
2 Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả nănglàm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thong tin từ các báocáo tài chính.
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01-DN
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttoàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định, theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinhdoanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Số liệu trên bảng Cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiệncó của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản, và nguồn hìnhthành tài sản đó Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giákhái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu hai phần:
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá
Trang 6trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài sản được chia thành haiphần: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có củadoanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện tráchnhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tạidoanh nghiệp Nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sởhữu.
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo ba cột:Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)
Nội dung trong Bảng cân đối kế toán phải thoả mãn phương trình cơbản:
Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán là các số kế toán tổng hợpvà chi tiết các tài khoản loại: 0,1 , 2, 3, 4 và Bảng cân đối kế toán kỳ trước.
1 2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổnghợp, phản ánh tổng quát tình hình và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kếtoán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạtđộng khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoảnphải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
+ Phần I: Lãi – lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Tấtcả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước, tổng số phátsinh trong kỳ báo cáo.
Trang 7+ Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: Phản ánh tìnhhình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế và các khoản phải nộp khác.Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: số còn phải nộp kỳtrước chuyển sang, số còn phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo, số đã nộptrong kỳ báo cáo, số còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo.
+ Phần III: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, được miễngiảm, được hoàn lại: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ; đã khấu trừ vàcòn được khấu trừ cuối kỳ; số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và cònhoàn lại cuối kỳ, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn đượcmiễn giảm cuối kỳ.
Cơ sở số liệu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là số kếtoán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9, tài khoản 333 và báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh kỳ trước.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh các khoảnthu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạtđộng đầu tư và hoạt động tài chính: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta cóthể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năngthanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòngtiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp như thu tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thườngbằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chitrả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ dòng tiềnthu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các
Trang 8Công ty khác, thu lại về phần đầu tư Các khoản chi tiền mặt như mua tài sảnmua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác
+ Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòngtiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp baogồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủdoanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, pháthành trái phiếu
+ Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháptrực tiếp và phương pháp gián tiếp Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khácnhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DN
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báocáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích bổ sung thông tin vềtình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tàichính không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát địa điểm hoạt độngsản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựachọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuấtvà nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiếnnghị của doanh nghiệp Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài chính là cácsố kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáotài chính kỳ trước, năm trước.
3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính.
Các công cụ chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.+ Trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản, tổng nguồn vốn để đánhgiá từng khoản mục so với quy mô chung.
Trang 9+ Phân tích theo chiều ngang: Phản ánh sự biến động khác của từngchỉ tiêu làm nổi bật các xu thế và tạo nên mối quan hệ của các chỉ tiêu phảnánh trên cùng một dòng của báo cáo So sánh.
+ Phương pháp so sánh:
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tíchđể đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêuphân tích Vì vậy, để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bảnnhư xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mụctiêu so sánh.
-Chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.
-Cùng quy mô hoạt động với điều kiện kinh doanh tương tự nhau.+ Tiêu chuẩn so sánh: là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh (kỳgốc)
- Phương pháp chi tiết hoá chỉ tiêu phân tích:
Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không thểchỉ dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp, mà cần phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu
Trang 10thành của chỉ tiêu phân tích Thông thường trong phân tích việc chi tiết chỉtiêu phân tích được tiến hành theo các hướng sau.
Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu.
Một kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu theo các bộ phậncùng với sự biểu hiện về lượng của bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trongviệc đánh giá chính xác kết quả.
- Chi tiết theo thời gian chi tiế theo thời gian giúp cho việc đánhgiá kết quả sản xuất kinh doanh được chính xác, tìm được các giải pháp cóhiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh, tuỳ theo đặc tính của quá trìnhkinh doanh, tuỳ theo nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ mục đíchphân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cân chi tiết khác nhauvà chỉ tiêu chi tiết khác nhau.
- Chi tiết theo địa điểm:
Chi tiết chỉ tiêu phân tích theo địa điểm là xác định các chỉ tiêu phântích theo các địa điểm thực hiện các chỉ tiêu đó
4 Nội dung phân tích tình hình tài chính
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tuỳ thuộc vào dữ kiện màban giám đốc đòi hỏi và thông tin ngưòi phân tích muốn có Tuy nhiên, phântích tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung sau:
4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính.
Đánh giá khái khái quát tình hình tài chính sẽ cung cấp một cáchtổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp làkhả quan hay không Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chấtcủa quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp Qua đócó những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết căn cứ vào sốliệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán rồi so sánh tổng tài sản và tổngnguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử
Trang 11dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau củadoanh nghiệp Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng tài sảnhay nguồn vốn thì chưa đủ thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được,vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đốikế toán.
4.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
Để hiểu được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hìnhsử dụng tài chính của doanh nghiệp và tình hình biến động của các khoảnmục, trong bảng cân đối kế toán theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản củadoanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, chúng được hìnhthành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu; tức là:
B Nguồn vốn = A Tài sản (I + II +IV + V (2,3) +VII)
Cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu,doanh nghiệp tự trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu màkhông phải đi vay hoặc chiếm dụng Trong thực tế, thường xảy ra một tronghai trường hợp.
Vế trái > vế phải: T rường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốnkhông sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng từ bên ngoài.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữukhông đáp ứng được nhu cầu thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sungvốn kinh doanh Loại trừ các khoản vay quá hạn t hì các khoản vay ngắn hạn,dài hạn chưa đến hạn đều được coi là nguôn vốn hợp pháp Do vậy, về mặt lýthuyết lại có quan hệ cân đối.
B Nguồn vốn + A Nguồn vốn (I (1) + II) + A Tài sản (I + II + IV +V(2,3) + VI) + B Tài sản (I + II + III) (2)
Cân đối (2) hầu như không xảy ra trên thực tế thường xảy ra một tronghai trường hợp
Trang 12Vế trái > Vế phải: Số thừa sẽ bị chiếm dụng
Vế trái < Vế phải: do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp buộc phảiđi chiếm dụng vốn.
Mặt khác, do tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn nên cân đối (2 ) có thể được viết thành[ A I (1), II + B] nguồn vốn [A I II IV V(2,3) VI + B I II III]tài sản = [A III V (1,4,5)] Tài sản [A I (2, 3 8) III] nghiệp vụ cânđối này cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc bị chiếmdụng) bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và công nợ phải trả.
Việc phân tích , đánh gía tình hình tài chính thông qua phân tích mốiquan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán sẽ là không đầy đủ.Do đó chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng quan tâm đến tìnhhình doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn đối chiếu với yêucầu kinh doanh.
4.3 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn
Trong nền kinh tế thị trường, thế mạnh trong cạnh tranh sẽ phụ thuộcvào tiềm lực về vốn và quy mô tài sản Song việc phân bổ tài sản như thế nào(tỷ trọng của loại tài sản so với tổng số tài sản ra sao, cơ cấu hợp lý khôngmới là điều kiện tiên quyết có nghĩa là chỉ với số vốn nhiều không thôi sẽkhông đủ mà phải đảm bảo sử dụng nó như thế nào để nâng cao hiệu quả.Muốn vậy, chúng ta phải xem xét kết cầu tài sản (vốn) của doanh nghiệp cóhợp lý hay không.
a) Phân tích cơ cấu tài sản.
Để tiến hành phân tích cơ cấu tài sản ta lập bảng cơ cấu tài sản (bảngsố 01)
Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm vẫn còn phảixem xét tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản và xu hướng biếnđộng của việc phân bổ tài sản Điều này được đánh giá trên tính chất kinh
Trang 13doanh và tình hình biến động của từng bộ phận Tuỳ theo loại hình kinhdoanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số là cao haythấp.
Khi đánh giá sự phân bổ TSCĐ và ĐTDH trong tổng tài sản cần kếthợp với tỷ suất đầu tư để phân tích chính xác và rõ nét hơn.
Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đang đầu tưTổng số tài sản x 100
Tỷ suất này phản ánh tình trạng bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung vàmáy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp Nó cho biết năng lực sản xuấtvà xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Trị số chỉ tiêu này phụ thuộcvào từng ngành kinh doanh cụ thể.
Khi phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng khoảnmục cụ thể, xem xét tỷ trọng của mỗi loại là cao hay thấp trong tổng số tàisản Qua đó, đánh giá tính hợp lý của sự biến đổi để từ đó có giải pháp cụ thể.Có thể lập bảng tương tự như phân tích cơ cấu tài sản Bảng 02
Ngoài việc xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn cần phân tích cơcấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mứcđộ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệpphải đương đầu.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Để tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn ta lập bảng: Phân tích cơ cấunguồn vốn: (Bảng số 03).
Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loạichiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến độnh của chúng Nếu nguồn vốnchủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năngtự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủnợ là cao Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thìkhả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp Điều này dễthầy rằng thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ.
Trang 14Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn x 100
Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tàichính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt bởi vì hầu hết tài sảnmà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x 100Tổng nguồn vốn
Tỷ suất này cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanhnghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh tỷ suất này càngnhỏ càng tốt Nó thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.
Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các phần phảiphân tích, chúng ta cần đưa ra một vài nhận xét chung về tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp để có cơ sở cho những phân tích tiếp theo
4.4 Phân tích hình hình công nợ và khả năng thanh toán.
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượngcông tác tài chính của doanh nghiệp Nếu hoạt động tài chính tốt thì sẽ ít côngnợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại nếu hoạt độngtài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoảncông nợ phải thu sẽ dây dưa, kéo dài, đơn vị mất tính chủ động trong kinhdoanh và không còn khả năng thanh toán nợ đến hạn dẫn đến phá sản.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán lập bảng phân tích tình hình thanhtoán, khi phân tích cần phải đưa ta tính hợp lý của những khoản chiếm dụngvà những khoản đi chiếm dụng để có kế hoạch thu hồi nợ và thanh toán đúnglúc, kịp thời, để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đếntình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉtiêu sau:
Tỷ lệ khoán phải thuso với phải trả
Tổng số nợ phảithu
x 100Tổng số nợ phải
trả
Trang 15Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% thì số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vịkhác nhiều hơn số chiếm dụng.
Số vòng quay các
Doanh thu thuần
Bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu vàhiệu quả của việc đi thu hồi công nợ Nếu các khoản phải thu được thu hồinhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ítbị chiếm dụng vốn Tuy nhiên, số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếuquá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu dùng dophương thức thanh toán quá chặt chẽ.
Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian kỳ phân tích (360 ngày)Số vòng quay của các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một thời gianlà bao nhiêu Nếu số ngày càng lớn hơn thời gian quy định cho khách thì việcthu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại Số ngày quy định bán chịucho khách lớn hơn thời gian này thì sẽ có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi côngnợ đạt trước kế hoạch và thời gian để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính củadoanh nghiệp trước mắt và triển vọng thanh toán của doanh nghiệp Để phântích ta lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán(HK) =
Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán
Hệ số này có thể tính cho cả thời kỳ hoặc cho từng giai đoạn Nó là cơsở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp làổn định hoặc khả quan Nếu HK <1 thì chứng tỏ doanh nghiệp không có khảnăng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanhnghiệp càng mất dần khả năng thanh toán HK dần đến 0 thì doanh nghiệp cónguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán.
4.5 Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn
a) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của những tài sản cố định tham giácác quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn cố định tham gia
Trang 16các chu kỳ kinh doanh giá trị bị hao mòn và chuyển dịch dần vào từng phầngiá trị sản phẩm, chuyển hoá thành vốn lưu động Nguồn vốn cố định củadoanh nghiệp có thể do ngân sách Nhà nước cấp do vốn góp hoặc do doanhnghiệp tự bổ sung.
Bên cạnh việc xem xét tình hình huy động và sự biến đổi của vốn cố địnhtrong kỳ, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nó gắn liền với sự tồn tạivà phát triển lâu dài của doanh nghiệp Thông qua đó chúng ta có thể đánh giáđược tình hình trang bị cơ sở vật chất, trình độ sử dụng nhân tài, vật lực trongquá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ phản ánh được chất lượng tổ chứckinh doanh của doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định củadoanh nghiệp người ta thường sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm Số dư bình quân vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo rabao nhiêu đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong kỳ.
Hệ số đảm nhiệm = Vốn cố định bình quânDoanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần cần có mấy đồngvốn cố định
Sức sinh lợi của vốn cố định = Lợi nhuận thuần Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại mấy đồng lợinhuận thuần.
Suất hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐDoanh thu thuần (hay lợi nhuận thuần) Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuậnthuần cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ.
Bên cạnh vốn cố định, vốn lưu động cũng là một yếu tố không thể thiếutrong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nào vì nó giúp cho
Trang 17hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp được tiến hành bình thường.Do đó, việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng làquan trọng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
b) Phân tích tình hình huy động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu đồng là hình thái giá trị của tài sản thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp mà thời gian sử dụng , thu hồi, luân chuyển (ngắn) thường dướimột năm hay một chu kỳ kinh doanh như vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, cáckhoản phải thu hàng tồn kho.
Khi phân tích tình hình huy động vốn lưu động cần xem xét sự biếnđộng và đánh giá hợp lý về tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nguồn vốn kinhdoanh để có được phương pháp kinh doanh hợp lý, nhằm tiết kiệm, không gâylãng phí.
Để đánh giá tình hình sử dụng vốn người ta sử dụng hệ thống các chỉtiêu sau:
- Phân tích chung
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuầnVốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanhthu thuần.
Sức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận thuầnVốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợinhuận.
Khi phân tích, cần tính ra các chỉ tiêu rồi so sánh giữa kỳ phân tích vớikỳ trước, nếu các chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tăng lênvà ngược lại
- Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động khôngngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất Đẩy nhanh
Trang 18tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sửdụng các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của vốn lưu động = Doanh thu thuầnVốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động được mấy vòng trong kỳ Nếu sốvòng quay tăng chứng tỏ hiệu sử dụng vốn tăng và ngược lại
Thời gian của một vòngluân chuyển vốn lưu động =
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay đượcmột vòng Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ chứng tỏ tốc độluân chuyển càng lớn.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳChỉ tiêu này cho biết có một đồng vốn luân chuyển thì cần mấy đồngvốn lưu động (bảng số 06)
- Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, sốvốn tiết kiệm được càng nhiều.
Ngoài ra để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng lưu động , tadựa vào chỉ tiêu:
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quânGiá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian hàng hoá nằm trong kho trước khiđược bán ra Nó thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ,hế số này càng cao thể hiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại Ngoài ra,hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyến vốn hàng hoá của doanh nghiệp.Nếu tốc độ nhanh thì cùng một mức doanh thu như vậy, doanh nghiệp đầu tưcho hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn như vậy doanh thu của doanhnghiệp sẽ đạt mức cao hơn.
4.6 Phân tích tình hình lợi nhuận
Trang 19 Để đánh giá chung tình hình lợi nhuận để biết được lợi nhuận từhoạt động sản xuất kinh doanh ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc, biến động sản xuấtkinh doanh và mức đáng kể vào kết quả chung của từng hoạt động (hoạt độngsản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường) cần đánh giáchung tình hình lợi nhuận của Công ty, ta thực hiện việc đánh gía bằngphương pháp so sánh, so sánh tổng lợi nhuận cũng như lợi nhuận cùng từnghoạt động ở kỳ phân tích với kỳ gốc.
- Tổng lợi nhuận bao gồm:
Lãi (lỗ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh: chính là lãi (lỗ) về tiêu thụsản phẩm, hàng hoá , lao vụ, dịch vụ, trong kỳ Bộ phận lãi (lỗ) này mang tínhchất quyết định tổng lợi nhuận của Công ty.
Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính: hoạt động tài chính của là những hoạtđộng liên quan đến việc đầu tư tài chính và các hoạt động có liên quan đếnvốn.
Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính giữ vaitrò khá quan trọng, có chức năng huy động quản lý phân phối, sử dụng vàđiều tiết vốn.
- Lãi (lỗ) từ hoạt động bất thường, hoạt động bất thường là hoạtđộng nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp và là kết quả chung của nhữnghoạt động này tuy có ảnh hưởng đến kết quả chung nhưng thông thườngkhông đáng kể.
- Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mỏ rộngdoanh nghiệp, tạo lập các quỹ, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Dođó phân tích tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, phântích nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến tình hình biếnđộng của doanh nghiệp không ngừng nâng cao lợi nhuận.
- Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảngphân tích tình hình lợi nhuận.
Trang 204.7 Phân tích tình hình bảo toàn và phát triển vốn
Ngoài các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưtrên, khi phân tích cần lưu ý đến tình hình bảo toàn và phát triển vốn củadoanh nghiệp, Bởi vì nó là vấn đề cốt lõi của bất kỳ một doanh nghiệp nào khitiến hành sản xuất kinh doanh Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì cầnphải c ó vốn, nhưng muốn quá trình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả thìcần phải bảo toàn và phát triển vốn Mục đích của việc bảo toàn vốn và pháttriển nhằm đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, đồngthời doanh nghiệp có quyền tự chủ với số vốn của mình.
Bảo toàn vốn là quy được giá trị sức mua của vốn, giữ được khả năngchuyển đổi so với các loại tiền khác tại thời điểm nhất định.
- Phát triển vốn của doanh nghiệp được bổ sung thêm cùng vớiviệc tăng nhịp độ sản xuất và hiệu quả kinh doanh.
Việc phân tích khả năng bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp,được tiến hành bằng cách so sánh vốn phải bảo toàn và số vốn phải bảo toànvà số vốn đã thực hiện tại từng thời điểm Nếu số vốn đã bảo toàn cao hơn sẽtạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để dùng vào sản xuất trình độ, nănglực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu kém.
Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanhnghiệp được áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp nói chung khi tiến hànhphân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Tuy nhiên tuỳ thuộc vàođặc điểm và yêu cầu sản xuất kinh doanh cũng như thông tin mà người sửdụng muốn có dựa vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp mỗi doanhnghiệp mà người phân tích có thể có những chỉ tiêu phân tích khác nhau.
Trang 21CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦNĐẦU TƯ & XÂY DỰNG HOÀNG LIÊN SƠN
I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1 Quá trình ra đời và phát triển
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn có trụ sở tại tổ 36phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái và một số văn phòng chinhánh, đại diện một số tỉnh trên cả nước Công ty được thành lập từ năm 2000trên cơ sở hợp nhất một số tổ xây dựng dân dụng do tư nhân làm chủ Banđầu, Công ty đăng ký hoạt động theo hình thức Công ty TNHH nhiều thànhviên, sau đó chuyển thành Công ty Cổ phần Số đăng ký kinh doanh:1603000093, ngày 26/3/2005 Giám đốc Công ty là ông Phạm Thanh Tú.
Mục tiêu của sự hợp nhất và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp này lànhằm huy động được một số vốn tự có tương đối lớn (bao gồm nhà xưởng,máy móc, thiết bị và tiền vốn) để đầu tư cho các hoạt động xây lắp dân dụngvà công nghiệp ở quy mô lớn hơn, đồng thời chuẩn bị cho việc gia nhập thịtrường chứng khoán nếu có thể.
Trải qua một giai đoạn nhiều thăng trầm do tác động của ngoại cảnh màđiển hình là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á và thếgiới bắt nguồn từ Thái Lan năm 1997 cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới năm 2001 sau sự kiện 11/9 tại Mỹ, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựngHoàng Liên Sơn đã không ngừng vươn lên, từ chỗ chỉ là những đơn vị làm ănnhỏ lẻ trở thành một Công ty làm ăn có uy tín với khách hàng, có đà tăngtrưởng bình quân xấp xỉ 20%/năm (trừ năm 2006 tăng trưởng 8%), tạo và duytrì việc làm cũng như thu nhập ổn định cho đội ngũ gần 100 cán bộ Công ty
Trang 22và hàng ngàn công nhân xây dựng của Công ty khắp cả nước, hoàn thànhnghĩa vụ với Ngân sách nhà nước.
Như đã nói ở trên, sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần đầutư và xây dựng Hoàng Liên Sơn có thể tóm tắt trong 2 giai đoạn phát triểnsau:
Giai đoạn 1: Sự hình thành và phát triển của các tổ hợp sản xuất nhỏ lẻ,làm ăn manh mún, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là các hộ giađình, làm thuê cho các Công ty có khả năng tài chính mạnh cũng như uy tíntrên thị trường xây dựng Địa bàn hoạt động trong thời kỳ này chỉ gói gọntrong một vài tỉnh tại khu vực phía Bắc.
Giai đoạn 2: Sự hợp nhất để hình thành Công ty cổ phần đầu tư và xâydựng Hoàng Liên Sơn duy trì khách hàng truyền thống và dần tiếp cận đượcvới khách hàng mới là các Sở, Ban, ngành, các Công ty, xí nghiệp tại các địaphương; xây dựng các công trình có quy mô ngày càng lớn Địa bàn hoạtđộng của Công ty trong thời kỳ này đã phát triển ra nhiều vùng, đặc biệt đãvươn vào tận miền Trung, miền Nam, và ra một số tỉnh trong cả nước.
2 Một số đặc điểm về Công ty
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn là một doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do vậy về cơ bản, điều kiện tổchức hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của công ty có sự khác biệt rấtlớn so với các ngành sản xuất vật chất khác Sự khác biệt này qui định đặcđiểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1 Tổ chức mặt bằng thi công, các yếu tố sản xuất
Mặt bằng thi công của công ty thường được bên chủ đầu tư giao cho.Tuy nhiên để quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi công ty phải giải phóng mặtbằng và xác định mức độ thuận lợi, khó khăn trong quá trình tập kết và vậnchuyển vật liệu để có biện pháp tổ chức cho phù hợp.
Trang 23- Tổ chức các yếu tố sản xuất:
+ Về nguồn nhân lực: Sau khi ký kết hợp đồng giao nhận thầu, công tygiao nhiệm vụ thi công công trình cho các xí nghiệp, các đội trực thuộc Giámđốc xí nghiệp hoặc đội trưởng các đội trực thuộc chịu trách nhiệm điều độngnhân công để tiến hành sản xuất Lực lượng lao động của công ty bao gồm cảcông nhân trong biên chế và lao động thuê ngoài.
+ Về nguồn nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quátrình xây lắp, tạo nên thực thể công trình Trong các doanh nghiệp xây dựngnói chung và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn nói riêng,yếu tố nguyên vật liệu bao gồm nhiều chủng loại phức tạp với khối lượng lớn.Do vậy tổ chức cung ứng kịp thời và quản lý chặt chẽ các yếu tố này có ýnghĩa kinh tế quan trọng đối với hiệu quả sản xuất Nhu cầu về vật liệu là cấpbách, do vậy, một yêu cầu đặt ra là phải dự trữ đầy đủ và phải cung ứng kịpthời nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra.
+ Về việc huy động máy thi công: Trên cơ sở biện pháp thi công đã đượcnêu ra trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, chủ nhiệm công trình xác địnhchủng loại và số lượng máy thi công cần thiết Khi nhu cầu sử dụng máy thicông phát sinh, chủ nhiệm công trình có thể thuê ngoài hoặc điều động máythi công tại đội máy thi công công ty.
2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý
* Sơ đ ồ tổ chức bộ máy quản lý:
Trang 24
*Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc công ty: Là người tổ chức điều hành bộ máy quản lý và
chịu trách nhiệm chính trước Hội đồng quản trị về toàn bộ những nhiệm vụ,quyền hạn đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh trong công ty Vì vậy,Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày củacông ty
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộcông ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức các chức danh quản lý trong công tytrừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiêm, cáchchức.
Giám đốc công ty(Chủ tịch HĐQT)
Phòng kế hoạch,kỹ tuật
Phòng kế toán,tài vụ
Phòng tổ chức,hành chính
Các đơn vị thi công, xây dựng
Trang 25 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ côngty và quyết định của Hội đồng quản trị.
Các Phó giám đốc: Là những người giúp giám đốc điều hành công ty
theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giámđốc về nhiệm vụ được giao.
Phòng kế hoạch-kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc xây
dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty Bộphận lập kế hoạch sẽ tiến hành thu thập các thông tin cần thiết để tổ chức vàlập kế hoạch về tiến độ thi công, về việc điều động vật tư, thiết bị cho cáccông trình xây dựng để đảm bảo tiến độ thi công đó…
Bên cạnh đó, bộ phận phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ xác định hiệunăng kỹ thuật của các phương tiện máy móc thiết bị và xây dựng phương ánưu việt nhất để tận dụng tối đa công suất của các máy móc, thiết bị đó Đồngthời các chuyên viên kỹ thuật còn đảm nhiệm công việc tìm tòi các giải phápkỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các loại côngnghệ nào hiện nay là có thể khai thác trên thị trường
Phòng kế toán-tài vụ: Giúp Giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác kế toán để từ đó xác định hiệu quả của một thời kỳ kinh doanhvà tình hình tài chính của công ty Nhìn chung thì nhiệm vụ của phòng kếtoán- tài vụ có thể quy về 3 nội dung lớn:
Kế toán thống kê: Ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đếnquá trình sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị.
Hạch toán chi phí sản xuất, chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp…cho người lao động.
Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không?
Phòng tổ chức-hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng và
tổ chức các quy chế, các điều lệ và các hành vi ứng xử trong công ty Thực
Trang 26hiện công tác quản lý, chỉ dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với tập thể người laođộng theo đúng chế độ, chính sách đã đề ra đồng thời thực hiện việc thanh tra,bảo vệ, tối ưu hoá nguồn nhân lực và tạo môi trường làm việc văn minh, ổnđịnh trong công ty.
2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời điểm hiện tại
Trong thời điểm hiện nay, Công ty đang hợp tác cùng một số đơn vị kháctrong việc thi công một số công trình quan trọng ở một số địa phương trong cảnước, trong đó có công trình văn phòng Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn La, Vănphòng UBND huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc Công ty cũng vừa hoànthành thủ tục mở thêm Chi nhánh Miền trung đặt tại tỉnh Quảng Ngãi, và Vănphòng Đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Về tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty:Do đặc thù của ngành xây dựng là thường phải ứng trước một lượng vốntương đối lớn để phục vụ cho thi công công trình nên yêu cầu huy động đượcvốn một cách hợp lý, đồng thời tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả sử dụngvốn luôn được đặt lên hàng đầu trong Công ty Hiện nay, Công ty đang huyđộng vốn từ các nguồn sau đây:
- Vốn chủ sở hữu: do các cổ đông đóng góp bao gồm nhà xưởng, máymóc, thiết bị, tiền vốn
- Vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại- Vốn vay, chủ yếu là vay ngân hàng
Với mỗi loại vốn, Công ty có cách quản lý và sử dụng khác nhau chophù hợp và đúng với mục đích sử dụng.
Nguồn vốn chủ sở hữu được quản lý chặt chẽ để đầu tư mở rộng sản xuấttheo chiến lược phát triển chung, nguồn vốn này luôn được bảo toàn và pháttriển.
Trang 27Nguồn vốn tự bổ sung được dùng để đầu tư tài sản cố định đổi mới côngnghệ, phát triển sản xuất.
Nguồn vốn vay ngân hàng được quản lý chặt chẽ và giám sát để đầu tưtài sản có hiệu quả kinh tế cao, hoặc bổ sung cho vốn lưu động đáp ứng nhucầu kinh doanh và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Thực hiện nghĩa vụ ngân sách và phân phối lợi nhuận: trong những nămqua, Công ty đã thực hiện đủ các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nướcnhư thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, Đối với lợi nhuận, Công tycũng đã tiến hành chia một phần lợi nhuận thu được cho các cổ đông, phầncòn lại bổ sung vào làm vốn sản xuất kinh doanh.
Hoạt động khác:
Công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên của Công ty đượcthực hiện tốt, tuân thủ Luật lao động thể hiện qua các nội quy và thoả ước laođộng tập thể của Công ty đã được người lao động nhất trí thông qua Quan hệgiữa người sử dụng lao động và người lao động là quan hệ bình đẳng được thểhiện thông qua hợp đồng lao động
Việc phân phối thu nhập trong Công ty được thực hiện theo nguyên tắcphân phối theo lao động Công ty xây dựng quy chế trả lương và định mức laođộng chi tiết tới từng công đoạn sản xuất để đảm bảo việc trả lương côngbằng và hợp lý, phù hợp với đóng góp của từng cá nhân người lao động, đảmbảo cho người lao động có thể tái tạo sức lao động.
Hàng năm, Công ty cũng tổ chức trao học bổng cho trẻ em nghèo vượtkhó học giỏi, trao quà cho con thương binh, và gia đình liệt sỹ, tham gia cáchoạt động văn hoá thể thao do chính quyền địa phương tại nơi Công ty đóngtrụ sở tổ chức
II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cungcấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
Trang 28kỳ là khả quan hay không khả quan cho phép ta có cái nhìn khái quát về thựctrạng tài chính của công ty.
Dựa chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp làm tài liệu đểphân tích, xem xét các mối quan hệ biến động của các chỉ tiêu Để đơn giản taquy ước đơn vị trong phân tích là nghìn đồng (1000 đồng).
1 Phân tích các tỷ số tài chính
1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của côngtác tài chính
- Nếu hoạt động tài chính tốt thì doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năngthanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn, cũng như ít bị chiếm dụng vốn.
- Nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốnlẫn nhau, các khoản phải thu, phải trả dây dưa kéo dài làm mất tính chủ độngtrong sản xuất kinh doanh và có thể dẫn tới phá sản.
Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính trong thời gian hiện tại vàkhoảng thời gian tới ta cần xem xét nhu cầu và khả năng thanh toán củadoanh nghiệp.
Ta tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Lập bảng cân đối nhu cầu và khả năng thanh toán Bảng gồm
hai phần:
Phần I: Nhu cầu thanh toán trong đó liệt kê các khoản doanh nghiệp mắcnợ theo thứ tự ưu tiên trả trước, trả sau (theo mức độ khẩn trương của từngkhoản nợ)
Phần II: Phản ánh khả năng thanh toán trong đó liệt kê các khoản tài sảnmà doanh nghiệp sử dụng để trả nợ theo thứ tự biến đổi thành tiền nhanh haychậm, tức là theo khả năng huy động.
Trang 29Vốn bằng tiền
Bảng 1: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toánSố tiềnKhả năng thanh toánSố tiền
A.Thanh toán ngay 23.161.932 A.Thanh toán ngay 10.884.007
Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán của Công ty luôn thừa, tứckhả năng thanh toán luôn lớn hơn nhu cầu thanh toán.
Bước 2: Tính một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty.
Để đánh giá chính xác cụ thể hơn cần tiến hành xem xét một số chỉ tiêu:- Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành:
Hệ số thanh toán hiện hành =
Trang 30Hệ số thanh toán hiện hành = 63% > 50% thể hiện khả năng thanh toándồi dào của doanh nghiệp nhưng do lượng tiền mặt đang giữ không đủ trangtrải hết cho nợ ngắn hạn nên doanh nghiệp vẫn nợ.
1.2 Các tỷ số về khả năng cân đối vốn
Muốn xem xét khả năng cân đối vốn ta tập trung phân tích ba mối quanhệ trên bảng cân đối kế toán:
Mối quan hệ đầu tiên cần phải phân tích là mối quan hệ giữa tài sản vànguồn hình thành tài sản Theo quan điểm luôn chuyển vốn, tài sản của doanhnghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, mối quan hệ này được thểhiện ở cân đối 1.
- Cân đối 1:
[I(A)+IV(A)+I(B)] TÀI SẢN=[B] NGUỒN VỐN
(Hay: Tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu)
Nghĩa là: Nguồn vốn chủ sở hữu phải đủ để bù đắp cho các loại tài sảnchủ yếu của doanh nghiệp để doanh nghiệp không phải đi vay hay chiếmdụng vốn của đơn vị khác, cá nhân khác.
Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm 2006 của Công ty tathấy:
Đầu năm:
VT = [I(A) +IV(A) + I(B)] Tài sản
= 6.323.501 + 18.546.667 + 10.648.465 = 35.518.633
VP = [B] Nguồn vốn = 9.689.922
Chênh lệch = VT- VP = 35.518.633 - 9.689.922 = 25.828.711Cuối kỳ: