Luận văn : Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Lĩnh vực xây lắp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, quan trọngvà cũng rất phức tạp đòi hỏi phải được cung cấp nhiều thông tin Trong sốnhững nguồn thông tin đó, thông tin kế toán có vai trò không nhỏ Tuynhiên, những thông tin cung cấp qua các báo cáo kế toán, nhất là các báocáo tài chính muốn đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệpvà của các đối tượng quan tâm thì cần phải được tiến hành phân tích Chínhvì vậy, các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcxây lắp đều cần tổ chức công tác phân tích để có thể đánh giá đúng đắn thựctrạng tình hình tài chính của doang nghiệp và đưa ra các quyết định hợp lý.
Do đó, kế toán ngoài việc theo dõi, thu thập, xử lý, tổng hợp thông tinthì còn có một hoạt động quan trọng nữa là phân tích tình hình tài chính tạidoanh nghiệp Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách và ra quyết định, lànội dung được rất nhiều đối tượng quan tâm không chỉ trong nội bộ doanhnghiệp.
Vì thế, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tập tại Công ty Cổphần xây dựng số 1 Hà Nội, được các cô chú anh chị Phòng Tài chính kếtoán tạo điều kiện giúp đỡ cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầygiáo hướng dẫn PGS TS Nguyễn Ngọc Quang, em đã chọn đề tài của
chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Hoàn thiện phân tích tình hình tàichính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề thực tập tốtnghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổphần xây dựng số 1 Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổphần xây dựng số 1 Hà Nội
Trang 2CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số1 Hà Nội
Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Công ty”)có bề dày lịch sử và truyền thống Công ty được thành lập trên cơ sở tiềnthân là Công ty Kiến trúc Hà Nội.
Ngày 5/8/1958, Bộ Kiến trúc (tức Bộ Xây dựng ngày nay) ra Quyếtđịnh 117 chính thức thành lập thêm một doanh nghiệp nhà nước với mụcđích góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế đất nước Doanh nghiệp mới đượcthành lập lấy tên là Công ty Kiến trúc Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xâydựng Hà Nội.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và theo dòng lịch sử đất nước,Công ty đã có nhiều lần đổi tên gắn với các giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1960, Công ty lấy tên là Công tyKiến trúc Hà Nội Nhưng từ năm 1960 đến năm 1977, Công ty đổi tên làCông ty Kiến trúc Khu Nam Đến sau năm 1977, Công ty một lần nữa đổitên là Công ty xây dựng số 1, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, BộXây dựng Nhưng trước tình hình biến động của nền kinh tế cũng như theođịnh hướng chủ trương tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp của Nhànước nên ngày 23/9/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã kí quyết định chuyểnCông ty xây dựng số 1 thành công ty cổ phần Đến ngày 16/11/2005, Sở Kếhoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, chính thức chuyển đổi Công ty thành công ty cổ phần Và như vậy,kể từ sau tháng 11/2005, Công ty tham gia các hoạt động kinh tế với tư cách
Trang 3là công ty cổ phần và có tên gọi chính thức là: Công ty Cổ phần xây dựng số1 Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng.
Trên cơ sở đó, có thể tóm lược vài nét về Công ty như sau:- Tên công ty: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
- Tên giao dịch: Hanoi Construction Joint Stock Company No.1- Tên viết tắt: HACC1
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 59, phố Quang Trung, phường Nguyễn Du, QuậnHai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty
- Vốn điều lệ: 35.000.000.000 (Ba mươi lăm tỷ đồng VN)
Kể từ khi thành lập đến khi chuyển đổi thành công ty cổ phần và chođến nay, Công ty đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, cónhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và ổn định đất nước trong các giaiđoạn Công ty đã tham gia thi công và thi công thành công nhiều dự án lớn,nhiều công trình trọng điểm có ý nghĩa lịch sử và kinh tế Có thể kể đến mộtsố công trình như: nhà máy Cao su Sao Vàng, Xà phòng, Thuốc lá ThăngLong, nhà máy dệt 8-3, xây dựng Đại học Bách Khoa, Đại học Thuỷ lợi,bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện nhi Thụy Điển, khách sạn Hoà Bình, Cung
Trang 4văn hoá lao động hữu nghị Việt Xô, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Cung thểthao Tổng hợp Quần ngựa…
Từ những nỗ lực và kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Công tyđược Đảng và Nhà nước khen thưởng: Huân chương độc lập hạng Hai,Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huânchương Lao động hạng Hai, Huân chương Lao động hạng Ba.
Không những thế, khi xem xét đánh giá về sự phát triển của Công tytrên góc độ tài chính, có thể thấy dù mới chuyển đổi hình thức sở hữu nhưngCông ty vẫn cố gắng duy trì, ổn định và phát huy hiệu quả cũng như lànhmạnh hóa tình hình tài chính Điều đó được thể hiện qua việc xem xét, phântích một số chỉ tiêu tài chính sau:
4 Thuế nộp ngân
sách 26.987.656.274 29.222.770.965 +2.235.114.691 +8,35 Thu nhập bình
Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty năm 2007, năm 2008
Theo số liệu của bảng chỉ tiêu, điều đầu tiên thấy rõ nhất là các chỉtiêu đều có xu hướng tăng, có nghĩa là các chỉ tiêu trong năm 2008 đều lớnhơn so với năm 2007.
Trang 5Trước hết, Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 so với năm 2007tăng 2,2% chứng tỏ Công ty đang tăng dần khả năng chủ động về tài chính.Hơn nữa, doanh thu năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 7,1% dẫn đếnlợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 2,7% Tuy nhiên tốcđộ tăng của lợi nhuận sau thuế không cao như tốc độ tăng của doanh thu.Dầu vậy đây vẫn là dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Côngty, đặc biệt khi liên hệ với tình hình kinh tế thế giới cũng như tình hình kinhtế Việt Nam năm 2008 thì khả năng Công ty vẫn đảm bảo duy trì được mứclợi nhuận như vậy đã cho thấy Công ty có nhiều cố gắng và nỗ lực.
Mặt khác, thuế nộp ngân sách của Công ty năm 2008 so với năm 2007tăng lên khá nhiều (+8,3%) cho thấy Công ty không những thực hiện đầy đủnghĩa vụ thuế với Nhà nước mà còn gia tăng mức thuế nộp, đóng góp choNgân sách Nhưng mức tăng của chỉ tiêu này khá cao so với mức tăng củalợi nhuận sau thuế và doanh thu nên khi tìm hiểu chi tiết thì thấy nguyênnhân chủ yếu là do Công ty bắt đầu thực hiện thêm nghĩa vụ nộp thuế thunhập doanh nghiệp sau hai năm được miễn thuế kể từ khi chuyển đổi sanghình thức công ty cổ phần.
Sau nữa, cùng với biến động tăng của doanh thu và lợi nhuận sauthuế, mức thu nhập bình quân đầu người tại Công ty cũng có xu hướng tăng.Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800.000 đồng thì đến năm2008, chỉ tiêu này đã là 1.950.000 đồng, tăng 150.000 đồng (+8,3%) Điềunày chứng tỏ Công ty không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú ý đếnchính sách nhân lực, chính sách cải thiện đời sống người lao động Mặc dùmức tăng của chỉ tiêu này không đáng kể so với tỷ lệ lạm phát kinh tế năm2008 nhưng phần nào cho thấy được chiến lược phát triển dài hạn của Côngty, đặc biệt là trong vấn đề nâng cao đời sống người lao động, một nguồnlực chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
Qua đánh giá một số chỉ tiêu tài chính và xu hướng biến động của cácchỉ tiêu này, ta thấy Công ty đã có những tác động tích cực, nhằm lành mạnh
Trang 6hóa tình hình tài chính so với tình trạng lúc mới đầu cổ phần hóa Chính vìthế, dù tình hình kinh tế trong năm qua có nhiều biến động tiêu cực nhưngCông ty vẫn có thể đứng vững, duy trì và có những bước phát triển nhỏtrong vấn đề tài chính
1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 HàNội
Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý theomô hình trực tuyến - chức năng Do đó, bộ máy hoạt động của Công ty gồm:Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc,các phòng ban và các đơn vị chi nhánh Với mục đích quản lý hoạt độnghiệu quả nên mỗi bộ phận có nhiêm vụ, chức năng hoạt động khác nhau vàhỗ trợ nhau.
- Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, do
đó sẽ quyết định những định hướng phát triển Công ty, những vấn đềliên quan đến cổ phần, thông qua các báo cáo tài chính Bên cạnh đócòn có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên củaHội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.
- Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý cao nhất của Công ty Các thành
viên được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm và chịu sựkiểm soát của Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Côngty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi củaCông ty.
- Ban Kiểm soát: Công ty có trên 11 cổ đông nên phải thành lập Ban
Kiểm soát Các thành viên trong Ban Kiểm soát là cổ đông của Côngty và được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm theo dõi,kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong Công ty.
- Tổng Giám đốc: điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến
hoạt động hàng ngày của Công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiệncác quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện các phương án đầu tư
Trang 7kinh doanh, tổ chức cán bộ phòng ban và cũng là người đại diện vềmặt pháp lý của Công ty.
Sơ đồ 1-1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Nguồn: Tài liệu từ Phòng Tổ chức lao động hành chính
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNGGIÁM ĐỐCTÀI CHÍNH KẾ
PHÓ TỔNGGIÁM ĐỐCKỸ THUẬT THI
CÔNG - ANTOÀN LAO
PHÓ TỔNGGIÁM ĐỐCKINH TẾ THỊ
PHÓ TỔNGGIÁM ĐỐCKẾ HOẠCHĐẦU TƯ DỰ ÁN
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNGKỸ THUẬTTHI CÔNGBAN AN
PHÒNG TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG HÀNHCHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ
PHÒNGKINH TẾ THỊ
XNXD SỐ 115CÁC CHI
XNXD SỐ 108ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Trang 8- Phó Tổng Giám đốc Tài chính kế toán: tham mưu cho Tổng Giám
đốc về vấn đề tài chính kế toán của Công ty, theo dõi giám sát tìnhhình tài chính cũng như công tác kế toán của Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật thi công-An toàn lao động: theo dõi
giám sát thi công về kỹ thuật và về an toàn lao động từ đó hỗ trợ thammưu cho Tổng Giám đốc.
- Phó Tổng Giám đốc Kinh tế thị trường: theo dõi, nghiên cứu tìm
hiểu cũng như tìm kiếm thị trường để tham mưu cho các quyết địnhcủa Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược.
- Phó Tổng Giám đốc Kế hoạch đầu tư dự án: xây dựng, hoạch định
các kế hoạch đầu tư, tham mưu giúp Tổng Giám đốc ra quyết địnhđầu tư, lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn…
- Phòng Tài chính kế toán: chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về
những vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, phân tích đánh giá tìnhhình tài chính của Công ty, ghi chép mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty để tổng hợp và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chínhxác, xây dựng và tổ chức công tác kế toán tại Công ty phù hợp vớichế độ hiện hành và thực trạng Công ty.
- Phòng Kỹ thuật thi công-Ban an toàn: thiết kế, thực hiện và giám
sát theo dõi tiến độ thi công về mặt kỹ thuật, an toàn lao động, cậpnhật và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới,phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng và độ antoàn.
- Phòng Tổ chức lao động hành chính: xây dựng các phương án, mô
hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, thiết kế các thủ tụchành chính vận hành trong Công ty cách hợp lý, tham mưu cho BanGiám đốc về nhân sự và quản lý hành chính.
- Phòng Kế hoạch đầu tư: tham mưu các vấn đề liên quan đến đầu tư
cho Ban Giám đốc đồng thời xây dựng, hoạch định các kế hoạch và
Trang 9tiến trình đầu tư, theo dõi giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch của cácbộ phận trong Công ty.
- Phòng Kinh tế thị trường: có nhiệm vụ theo dõi, tìm kiếm thị trường
cũng như tìm hiểu thị trường, nhất là thị trường xây dựng, tiếp thị giớithiệu về Công ty với các nhà đầu tư, trên cơ sở đó hỗ trợ cho cácquyết định đầu tư của Ban Giám đốc.
- Các chi nhánh Công ty: phần lớn là các đơn vị phụ thuộc có cơ cấu
tổ chức khá đơn giản gồm: Giám đốc chi nhánh hay chủ nhiệm côngtrình, cán bộ kinh tế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kiểm tra chất lượng cùngvới tổ đội xây dựng Các chi nhánh sẽ theo dõi, giám sát việc tổ chứcthi công phát sinh tại chi nhánh và báo cáo kịp thời tiến độ thi công(về kỹ thuật và kinh tế) lên các phòng ban Công ty.
1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xâydựng số 1 Hà Nội
Theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Công ty hoạt động kinhdoanh trên các ngành nghề lĩnh vực sau:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu,đường, sân bay, bến cảng), thuỷ lợi (đe, đập, kênh, mương), bưu điện,các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường day,trạm biến áp;
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (Lữ hành nội địa,quốc tế);
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bêtông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép);
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu côngnghiệp;
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn;
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giaothông, thuỷ điện;
Trang 10- Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấpthoát nước và trạm bơm;
- Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điệndân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu,vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, Công ty chủ yếutham gia hoạt động xây lắp mà phần nhiều là xây dựng các công trình Dođó lĩnh vực xây lắp đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm sản xuất ra.Bởi lẽ, sản phẩm của hoạt động xây lắp có đặc điểm đặc trưng cho ngànhnghề khác biệt với các ngành sản xuất khác là có quy mô và kết cấu phứctạp, yêu cầu kỹ thuật cao nên đòi hỏi khi sản xuất phải chia nhiều giai đoạncông việc Hơn nữa, sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thời gian sảnxuất và sử dụng lâu dài Chính vì thế, sản phẩm xây lắp có quy trình côngnghệ sản xuất riêng, mang tính đặc thù của ngành nghề Có thể tóm lược quytrình đó qua một số bước cơ bản sau:
Sơ đồ 1-2
Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty
Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường
Tham gia đấu thầu, ký hợp đồnggiao nhận thầu xây lắp
Tổ chức thi công công trìnhnhận thầu
Nghiệm thu, bàn giao công trìnhvà thanh lý hợp đồng giao thầu
Thực hiện bảo hành công trình
Trang 11Nguồn: Tài liệu Phòng Kế hoạch đầu tư
Ban đầu, Công ty xem xét các thông báo hay giấy mời thầu nhằm tìmhiểu, nghiên cứu thị trường Từ đó, đánh giá thực trạng của Công ty về pháplý và tài chính cũng như năng lực kỹ thuật và khả năng trúng thầu để xâydựng hồ sơ dự thầu nếu quyết định tham gia đấu thầu
Nếu như trúng thầu thì Công ty ký kết hợp đồng giao nhận thầu xâylắp với bên giao thầu (chủ đầu tư) Sau đó, Công ty triển khai thi công côngtrình, hạn mục công trình hay dự án nhận thầu từ lập kế hoạch và biện phápthi công trên cơ sở dự toán, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công đã được duyệtđến khi xúc tiến thi công theo kế hoạch: sử dụng các yếu tố chi phí như vậttư, máy móc, thiết bị, nhân công Khi công trình, hạn mục công trình haydự án hoàn thành, tiến hành nghiệm thu và kiểm tra đạt các tiêu chuẩn theonhư hợp đồng đã ký thì công trình, hạn mục công trình đó được bàn giao lạicho đơn vị giao thầu và Công ty tiến hành thanh lý hợp đồng Tuy nhiên, saukhi thanh lý hợp đồng, bàn giao sản phẩm xây lắp cho chủ đầu tư, Công tyvẫn theo dõi công trình, hạn mục công trình… trong thời gian bảo hành đểnếu có sự cố xảy ra nằm trong hợp đồng đã thoả thuận thì Công ty sẽ tiếnhành bảo hành Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp củaCông ty khá phức tạp và kéo dài thời gian.
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay, bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nộiđược tổ chức theo mô hình kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổchức hoạt động sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức của Công ty Theohình thức này, cán bộ kế toán tại các chi nhánh công ty không tổ chức kếtoán riêng mà làm nhiệm vụ xử lý chứng từ ban đầu rồi định kỳ chuyểnchứng từ, bảng kê, tài liệu và báo cáo liên quan lên Phòng Tài chính kế toántrên Công ty Sau đó, Phòng Tài chính kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu,
Trang 12xác minh, phân loại, xử lý, ghi sổ, tổng hợp số liệu để hoàn thành các báocáo theo chế độ hiện hành Các báo cáo này cung cấp thông tin, đáp ứng choyêu cầu quản lý của Công ty, của các cơ quan quản lý Nhà nước và của cácđối tượng khác.
Phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm 8 thành viên: 1 Kế toántrưởng, 1 phó Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và 6 kế toán viên đảmnhiệm những phần hành công việc khác nhau.
Sơ đồ 1-3
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
- Kế toán trưởng: tổ chức điều hành hoạt động của bộ máy kế toánCông ty (bao gồm Phòng Tài chính kế toán và bộ phận kế toán ở các
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng
Kế toán thuế, doanh thu tiêu thụ, tiền
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
TSCĐKế toán
lương, thanh toán với
nhà cungcấp
Kế toán tạm ứng, đầu tư, nợ phải
trảKế toán
tiền ngân hàng và
vay nợ
Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thủ quỹ
Các cán bộ kế toán tại chi nhánh
Trang 13chi nhánh), tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến tàichính kế toán, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc lập các báo cáotài chính, báo cáo quản trị và quá trình vận hành chính sách kế toántại Công ty, phân tích tình hình tài chính của Công ty.
- Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: hỗ trợ kế toán trưởngtrong việc quản lý, giám sát, theo dõi công tác kế toán, tập hợp chi phísản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng, khoản mục, phân bổ chi phíchính xác, hợp lý và tính giá thành đầy đủ, có trách nhiệm lập các báocáo tài chính, báo cáo liên quan đến yêu cầu quản lý.
- Kế toán thuế, doanh thu tiêu thụ và tiền mặt: theo dõi, giám sát tìnhhình thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty đối với Nhà nước, tình hìnhbiến động tiền mặt, doanh thu và tình hình thanh toán với khách hàng,với chủ đầu tư…
- Kế toán lương và các khoản trích theo lương, thanh toán với nhà cungcấp: theo dõi tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương, tínhtoán lương theo đúng chế độ, theo dõi tình hình thanh toán với cácnhà cung cấp.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản cố định: theo dõitình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, nguyên vật liệu, côngcụ dụng cụ, theo dõi trích khấu hao tài sản cố định và các vấn đề khácliên quan đến tài sản cố định và vật tư.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng và các khoản vay nợ: kiểm tra, kiểm soát,theo dõi các nghiệp vụ phát sinh thanh toán qua ngân hàng, biến độngtiền gửi ngân hàng, tình hình và khả năng trả các khoản vay nợ củaCông ty.
- Kế toán tạm ứng, các khoản đầu tư và nợ phải trả khác: theo dõi cácnghiệp vụ liên quan đến đầu tư, tình hình thanh toán các khoản nợkhác phát sinh, theo dõi khoản tạm ứng gồm tạm ứng và hoàn ứng.
Trang 14- Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thủ quỹ: theo dõi tình hình thanh toánnội bộ cho một số chi nhánh hạch toán riêng, có trách nhiệm quản lýquỹ tiền của Công ty cách cẩn thận, hằng ngày đều phải kiểm kê đốichiếu số thực tế với số trên sổ quỹ.
- Cán bộ kế toán tại chi nhánh: có trách nhiệm lập, xử lý chứng từ banđầu, lập các bảng kê, bảng tổng hợp và các báo cáo cần thiết đểchuyển về Phòng Tài chính kế toán Công ty theo quy định.
Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ, chức năng riêng phù hợp với côngviệc được phụ trách nhưng để vận hành có hiệu quả đòi hỏi các thành viênphải có sự phối hợp với nhau, liên kết hỗ trợ nhau.
1.4.2 Chế độ kế toán
Với quy mô Công ty và cơ cấu tổ chức quản lý cũng như tổ chức bộmáy kế toán như hiện nay, chế độ chính sách kế toán áp dụng tại Công tykhông chỉ theo đúng pháp luật mà còn có nét đặc thù riêng và có thể kháiquát qua một số nội dung sau:
Thứ nhất về chế độ chứng từ kế toán: hiện nay Công ty đang áp dụng
chế độ chứng từ theo Quyết định 15/2006 do Bộ Tài chính ban hành ngày20/3/2006, đăng ký sử dụng hầu hết các danh mục và mẫu chứng từ theohướng dẫn kèm theo Quyết định Công ty tổ chức lập, luân chuyển, kiểm tra,lưu trữ và bảo quản theo đúng quy định của Chế độ kế toán hiện hành.
Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công tybổ sung thêm một số chứng từ riêng của ngành nghề như: Bảng phân tíchlương, Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành… Bên cạnh đó,có một số chứng từ trong hệ thống chứng từ chế độ đưa ra không được sửdụng tại Công ty như: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi hay Thẻ quầyhàng do tính chất của sản phẩm xây lắp là hoàn thành bán ngay
Thứ hai về chế độ tài khoản kế toán: Công ty đăng ký sử dụng hệ
thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán hiện hành Như vậy, hệ thống tàikhoản mà Công ty sử dụng bao gồm hầu hết tên, mã, số hiệu các tài khoản
Trang 15trong hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành Do đặc thù của lĩnh vựcxây lắp nên Công ty mở thêm một số tài khoản chi tiết phục vụ cho công táchạch toán kế toán và phân tích tài chính Có thể thấy rõ nhất qua việc mở chitiết thêm cho một số tài khoản như tài khoản tiền gửi ngân hàng, tài khoảnkhấu hao TSCĐ…
Bên cạnh việc mở chi tiết thêm một số tài khoản thì có một số tàikhoản thuộc hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính nhưng không được đưavào chế độ tài khoản của Công ty như TK 157, TK 158, TK 631…
Thứ ba về chế độsổ kế toán và hình thức kế toán: chế độ sổ kế toán
tại Công ty bao gồm: hệ thống sổ kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán tổnghợp và bổ sung thêm một số sổ kế toán kết hợp: vừa cung cấp thông tin chitiết, vừa cung cấp thông tin tổng hợp.
Công ty chọn hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung nên trình tựghi sổ kế toán theo hình thức này như sau:
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Trang 16Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Theo hình thức Nhật ký chung, Công ty mởsổ kế toán tổng hợp gồm:Sổ Nhật ký chung, Bảng Tổng hợp chi tiết, Sổ Cái và Bảng cân đối số phátsinh Còn sổ kế toán chi tiết thì mở theo các mẫu sổ chi tiết quy định Các sổkế toán đều tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành
Nhưng do Công ty có quy mô lớn với nhiều nghiệp vụ kinh tế phátsinh nên Công ty đã áp dụng máy tính để hỗ trợ công tác kế toán nhằm nângcao hiệu quả xử lý thông tin Phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng làphần mềm kế toán được yêu cầu thiết kế riêng nhưng vẫn đáp ứng và tuânthủ hình thức ghi sổ Nhật ký chung.
Thứ tư về hệ thống báo cáo kế toán: niên độ kế toán áp dụng tại Công
ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm Dương lịch Khi nămtài chính kết thúc, Công ty lập các báo cáo cung cấp thông tin cách tổng quátvà toàn diện về thực trạng tài chính cũng như kết quả hoạt động của Côngty Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm báo cáo tài chính và báo cáokế toán quản trị
Hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo tuân theo mẫu biểu do BộTài chính quy định gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ(Mẫu số B03-DN), Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN).Các báo cáo tài chính được lập không chỉ vào cuối năm mà còn được lậpgiữa niên độ kế toán theo quý (trừ quý 4).
Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, công ty còn sử dụng nhiều báocáo kế toán quản trị nội bộ, phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi và tổnghợp số liệu Một số báo cáo kế toán quản trị mà Công ty sử dụng: Báo cáosản lượng, Báo cáo thu hồi vốn, Báo cáo doanh thu theo từng công trình…
Trang 17Bên cạnh các báo cáo về kế toán, Công ty còn có những báo cáo vềphân tích tài chính kết hợp thông tin kế toán với các nguồn thông tin kinh tếkhác.
Thứ năm về phương pháp kế toán: Công ty đang áp dụng các phương
Trang 18Chính vì thế, tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, đặc điểmhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có tác động và ảnh hưởngđến phân tích tình hình tài chính tại Công ty.
Thứ nhất, Công ty tham gia sản xuất kinh doanh trên khá nhiều lĩnh
vực nhưng chủ yếu là lĩnh vực xây lắp với sản phẩm sản xuất chủ yếu là sảnphẩm xây lắp Vì thế, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá phứctạp, liên quan đến nhiều quá trình: sản xuất, thương mại… đồng thời liênquan đến nhiều đối tượng: chủ đầu tư (bên A), ngân hàng, tổ chức tài chính,cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp… Bởi lẽ đó, đặt ra yêu cầu đối với việcphân tích tình hình tài chính của Công ty phải khách quan, bao quát và có sựliên hệ, tổng hợp phân tích các lĩnh vực liên quan cũng như tình hình tàichính của các đối tượng liên quan Điển hình như khía cạnh nguyên vật liệuxây dựng: đây là yếu tố quan trọng đối với sản phẩm xây lắp nhưng lại
Trang 19thường xuyên biến động nên đòi hỏi phân tích tình hình tài chính tại Công tycần nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường vật liệu xây dựng Không những thế,còn cần liên hệ với tình hình tài chính của các nhà cung cấp nguyên vật liệuvà từ đó phân tích tác động tổng hợp của các yếu tố đó đối với tình hình tàichính của Công ty Mặt khác, cũng chính do đặc thù của ngành nghề kinhdoanh nên khi phân tích tình hình tài chính không thể quá cứng nhắc, máymóc, khuôn mẫu mà cần linh hoạt Bởi lẽ nhiều chỉ tiêu phân tích được xâydựng chuẩn cho doanh nghiệp sản xuất bình thường nhưng khi đem áp dụngphân tích trong doanh nghiệp xây lắp như Công ty thì cần điều chỉnh và biếnđổi linh hoạt để hướng tới mục đích chính yếu là phản ánh đúng đắn thựctrạng tài chính của Công ty.
Thứ hai, đặc điểm của sản phẩm xây lắp có ảnh hưởng đến phân tích
tình hình tài chính tại Công ty Sở dĩ như vậy là do sản phẩm xây lắp có đặcđiểm khác biệt hơn các sản phẩm sản xuất khác: kết cấu phức tạp, thời gianthi công và sử dụng lâu dài nên đòi hỏi người phân tích phải có hiểu biết vànắm vững quy trình sản xuất sản phẩm Từ đó, lựa chọn được phạm vi phântích cũng như xây dựng chương trình phân tích hợp lý đảm bảo kết quả phântích xác thực mà lại giảm thiểu được chi phí và thời gian Hơn nữa do cácsản phẩm xây lắp của Công ty chủ yếu là các công trình xây dựng, có ýnghĩa tạo dựng cơ sở vật chất nên khi phân tích hiệu quả hoạt động kinhdoanh, hoạt động đầu tư không thể chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh lãi,lỗ tại thời điểm trước mắt mà còn cần liên hệ giữa quá khứ, hiện tại vànhững dự báo tương lai Đặc biệt hiệu quả của việc xây dựng hay đầu tưcông trình nếu chỉ quan tâm đem về bao nhiêu lợi nhuận khi tham gia thicông thì chưa đầy đủ vì nhiều công trình còn có ý nghĩa lịch sử và mang lạinhững giá trị phi tài chính nên khi phân tích tình hình tài chính tại Công tycũng cần được đề cập đến.
Thứ ba, chính từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh và của sản phẩm
sản xuất nên Công ty có kỳ kinh doanh, tức khoảng thời gian để thực hiện
Trang 20hết một chu kỳ kinh doanh bình quân là khá dài Do vậy công tác theo dõi,tổng hợp tài liệu sẽ gặp khó khăn và ảnh hưởng đến phân tích tài chính.Điều đó đặt ra yêu cầu muốn đạt hiệu quả khi phân tích tình hình tài chínhtại Công ty cần phải chọn được phạm vi, đối tượng phân tích cũng như nộidung phân tích phù hợp Bởi lẽ nếu như theo dõi hết kỳ kinh doanh mới tiếnhành phân tích thì sẽ chậm trễ và khối lượng công việc quá lớn Hơn nữa,thông tin cung cấp không còn kịp thời với yêu cầu quản lý Song hành vớikỳ kinh doanh, Công ty bắt đầu kỳ kế toán từ 01/01 đến 31/12 năm Dươnglịch, lập các báo cáo tài chính theo quý và khi kết thúc năm tài chính thì lậpbáo cáo tài chính năm Chính vì thế, nếu phân tích theo kỳ kinh doanh gặpkhó khăn và hạn chế thì với kỳ kế toán như trên lại là thuận lợi cho phân tíchtình hình tài chính tại Công ty Bởi lẽ kỳ kế toán có thời gian rõ ràng, cốđịnh, sau mỗi kỳ lại có các báo cáo kế toán, tổng hợp được số liệu nên Côngty tiến hành phân tích tình hình tài chính theo các báo cáo này Thực tế, trêncơ sở các báo cáo, Công ty đã chọn ra một số báo cáo quan trọng phục vụcho phân tích để đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty.
Thứ tư, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức
năng, tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên đã tạo được sựthống nhất trong quản lý Các thông tin về quản trị, về kinh tế, về tài chínhđược theo dõi, cập nhật, xử lý ban đầu từ chi nhánh rồi chuyển lên trên Côngty Chính vì thế, phân tích cũng có những bước phân tích từ phía chi nhánh,đơn vị trực thuộc cho đến tổng hợp phân tích toàn Công ty.
Thứ năm, Công ty có hình thức sở hữu là công ty cổ phần với số
lượng cổ đông khá nhiều nên họ là những đối tượng hàng đầu quan tâm đếnkết quả kinh doanh, đến khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của Côngty nên ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Ngoàira, do được cổ phần hoá chưa lâu nên Công ty chưa niêm yết cổ phiếu trênthị trường chứng khoán, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến phân tích tài chính.Bởi lẽ nó thúc đẩy việc phân tích không chỉ cung cấp các thông tin về quản
Trang 21trị, về tài chính mà còn chỉ ra những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến tìnhhình tài chính của Công ty Trên cơ sở đó, hỗ trợ cho công tác xây dựng kếhoạch, tiến trình niêm yết cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán.Như vậy, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã cónhững tác động, ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính và cho thấyđược nét đặc thù khi phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp xây lắp
Hơn nữa, như đã trình bày, Công ty lựa chọn tài liệu phân tích trên cơsở là các báo kế toán Các báo cáo kế toán này được lập thông qua quá trìnhtừ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để lậpchứng từ kế toán đến phân loại ghi sổ kế toán Chính vì thế, có thể nói cácbáo cáo kế toán chứa đựng toàn cảnh bức tranh tài chính sinh động củaCông ty Thực tế, số lượng các báo cáo kế toán của Công ty là khá nhiềugồm báo cáo kế toán quản trị và báo cáo tài chính Các báo cáo này đều lànhững tài liệu có thể được dùng để phân tích.
Tuy nhiên, mục đích của việc phân tích là cung cấp thông tin nhưngkhông chỉ là thông tin cho một đối tượng mà là cho nhiều đối tượng nên khiphân tích tình hình tài chính, Công ty chú trọng phân tích các báo cáo tàichính gồm bốn mẫu báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính: Bảng cân đốikế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệvà Bản thuyết minh báo cáo tài chính Từ đó có thể giới thiệu sơ qua các báocáo tài chính của Công ty.
Thứ nhất là Bảng cân đối kế toán: một báo cáo tài chính cung cấp
thông tin tổng quan về tình hình tài chính của Công ty tại một thời điểm.Công ty lập báo cáo này sau mỗi quý (trừ quý 4) và thời điểm khi kết thúcnăm tài chính (31/12) Các số liệu trên báo cáo này được tập hợp trên cơ sởtheo dõi số dư các tài khoản từ loại 1 đến loại 4 tại thời điểm lập báo cáo.Báo cáo này cho thấy tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng nhưcác khoản nợ của Công ty Từ những thông tin cơ bản đó, hỗ trợ cho việcphân tích đánh giá khái quát và tìm hiểu ban đầu về thực trạng tài chính của
Trang 22Công ty Có thể minh hoạ Bảng cân đối kế toán của Công ty tại Phụ lục 1-1,trang 67
Thứ hai là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: báo cáo này cung
cấp thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty qua một thời kỳ Căn cứ để lập báo cáo này là trên cơ sở theo dõi sốliệu các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 Việc phân tích báo cáo này giúp đánhgiá khả năng sinh lời, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực…Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty đang sử dụng đượctrình bày tại Phụ lục 1-2, trang 69.
Thứ ba là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: quá trình hoạt động của Công
ty thực chất là quá trình vận động của dòng tiền vào và dòng tiền ra, quátrình lưu chuyển tiền tệ Vì thế, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tàichính cung cấp thông tin về luồng tiền phát sinh và biến động trong kỳ báocáo của Công ty theo từng hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạtđộng đầu tư, hoạt động tài chính Theo quy định hiện hành có hai phươngpháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương phápgián tiếp Công ty hiện đang lập báo cáo này theo phương pháp gián tiếp.Như vậy, báo cáo này giúp cho việc phân tích đánh giá khả năng tạo tiền vàsử dụng nguồn tiền của Công ty.
Thứ tư là Bản thuyết minh báo cáo tài chính: đây là báo cáo nhằm
thuyết minh và giải trình một số chỉ tiêu kinh tế tài chính trên Bảng cân đốikế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để làm rõ cũng như minhchứng chi tiết cho tình hình tài chính của Công ty Từ đó, Bản thuyết minhbáo cáo tài chính sẽ bổ sung và chi tiết thêm thông tin mà các báo cáo tàichính khác khó có thể trình bày được, đồng thời hỗ trợ cho việc phân tíchthêm cụ thể và chi tiết hơn.
Tuy nhiên bên cạnh nguồn tài liệu phân tích là các báo cáo tài chính,quá trình phân tích còn thu thập, kiểm tra, đối chiếu với một số sổ kế toánliên quan Đó có thể là các sổ kế toán chi tiết theo dõi tiền, vật tư, tài sản cố
Trang 23định, thanh toán với người mua, người bán… mà cũng có thể là sổ tổng hợptheo hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung.
Tóm lại, tài liệu phục vụ cho phân tích tình hình tài chính tại Công tylà các báo cáo tài chính và các sổ kế toán Dầu vậy trong số những tài liệuđó, Công ty tiến hành phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên cơ sở Bảngcân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kết hợp với các sổkế toán liên quan Đây là những báo cáo tài chính cơ bản và được quan tâmnhiều nhất cũng như phản ánh khá trọn vẹn và đầy đủ tình hình tài chính củaCông ty.
2.2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xâydựng số 1 Hà Nội
Bên cạnh việc lựa chọn thu thập tài liệu phân tích còn cần phải xâydựng và lựa chọn phương pháp phân tích cách hợp lý và mang lại hiệu quả.Về mặt lý thuyết có khá nhiều phương pháp được áp dụng để phân tích tìnhhình tài chính nhưng trên cơ sở những tài liệu phục vụ phân tích thì Công tyCổ phần xây dựng số 1 Hà Nội chọn hai phương pháp phân tích sau: phươngpháp so sánh và phương pháp loại trừ.
2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được xây dựng căn cứ theo yêu cầu có thể so sánhđược của các thông tin kế toán, thông tin tài chính nhằm nghiên cứu sự biếnđộng và xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích Mức biến động cầnxác định bao gồm mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đốicùng với xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích Bên cạnh đó, phân tíchtài chính theo phương pháp này có ba hình thức: so sánh theo chiều ngang,so sánh theo chiều dọc, so sánh tỷ số xác định xu hướng và tính chất liên hệgiữa các chỉ tiêu Mỗi hình thức so sánh đều có cách thức và nội dung sosánh khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nghiên cứu được sự biến động của chỉtiêu.
Trang 24Do đó khi phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2007-2008, Công tytiến hành so sánh năm 2008 với năm 2007 theo các chỉ tiêu quan tâm, cụ thểnhư so sánh ngang, so sánh dọc biến động tài sản, nguồn hình thành tài sản,biến động kết quả kinh doanh…, so sánh tỷ số về khả năng thanh toán, vềcông nợ…
2.2.2 Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng lầnlượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, tức là khi xác định mức độ ảnhhưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác Phươngpháp này có hai cách thực hiện Thứ nhất là phương pháp số chênh lệch dựavào ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố Thứ hai là phương pháp thay thếliên hoàn, thay thế ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố Cả hai phươngpháp đều cho thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố nhưng yêu cầu đặt ra làgiữa chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu nhân tố có mối quan hệ với nhau, nhấtlà mối quan hệ về toán học.
Như vậy, trong quá trình phân tích tình hình tài chính, Công ty kếthợp phương pháp này với phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu, tìm hiểuchi tiết hơn, cụ thể hơn nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích, vínhư phân tích nhân tố ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận của Công ty trongnăm 2008, đánh giá mức ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố như chi phí,giá vốn hàng bán…
2.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xâydựng số 1 Hà Nội
2.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra trên nhiều lĩnhvực nên tình hình tài chính của công ty cũng được thể hiện trên nhiều khíacạnh Chính vì thế, trước khi đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh cụ thểvà chi tiết cần tìm hiểu tổng quan, nắm bắt sơ bộ thực trạng tài chính củaCông ty để có thể hình thành những nhận định ban đầu Như vậy, ta sẽ tiến
Trang 25hành đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua xem xétcấu trúc tài chính và mức độc lập tài chính của Công ty.
2.3.1.1 Phân tích cấu trúc tài chính
Tài sản và nguồn hình thành tài sản (tức nguồn vốn) là những yếu tốkhông thể thiếu để giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển Doanh nghiệpnào cũng đều mong muốn có được nguồn tài sản dồi dào, phong phú và cónguồn tài trợ, nguồn hình thành tài sản ổn định, hiệu quả Do đó hình thànhnên cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, gồm cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồnvốn Chính vì thế, qua Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2008 có thể dễdàng tổng hợp số liệu như bảng số liệu sau:
Số tiền
Số tiềnTỷ lệtrọngTỷ1.TSNH945.801.894.75692,49905.000.850.03192,02-40.301.044.725-4,26-0,472.TSDH76.794.555.1307,5178.499.334.2247,98+1.704.779.094+2,22+0,473.Tổng TS1.022.596.49.86100,00984.000.184.255100,00-38.596.265.631-3,7704.Nợ phải trả963.049.725.38894,18923.154.423.85893,82-39.895.301.530-4,14-0,365.VCSH59.546.724.4985,8260.845.760.3976,18+1.299.035.899+2,18+0,366.Tổng NV1.022.596.449.886100,00984.000.184.255100,00-38.596.265.631-3,770
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng số liệu ta thấy, Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn của Côngty năm 2008 giảm so với năm 2007 (-3,77%).
Trong đó, về tài sản: Tổng tài sản giảm là do cơ cấu tài sản có nhữngbiến động Cơ cấu tài sản gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn mà Tàisản ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-4,26%) còn Tài sản dài hạntăng lên (+2,22%) nên tổng hợp ảnh hưởng làm Tổng tài sản của Công tynăm 2008 so với năm 2007 giảm 3,77%
Trang 26Không những thế, chính vì Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn cóbiến động tăng, giảm nên tác động đến tỷ trọng cơ cấu tài sản của Công ty.Khi Tài sản ngắn hạn giảm 4,26% thì tỷ trọng Tài sản ngắn hạn so với Tổngtài sản giảm 0,47% còn tỷ trọng Tài sản dài hạn trên Tổng tài sản tăng tươngứng là 0,47% Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu Tài sản ngắn hạn và Tài sản dàihạn của Công ty chưa hợp lý Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn trong cả hai nămđều rất cao: năm 2007 đạt 92,49% và năm 2008 đạt 92,02% Còn tỷ trọngTài sản dài hạn lại thấp hơn rất nhiều, năm 2007: 7,51% và sang đến năm2008: 7,89% Mặc dù xu hướng biến động là tích cực nhằm để điều chỉnh tỷtrọng cơ cấu tài sản nhưng chưa thực sự có tác động mạnh Khi xem xétnghiên cứu thì thấy: do trong cơ cấu Tài sản ngắn hạn của Công ty, hàng tồnkho và các khoản phải thu đều có giá trị rất cao và chiếm phần lớn nên Tàisản ngắn hạn có giá trị và chiếm tỷ trọng lớn Bên cạnh đó, Tài sản dài hạnmà phần nhiều là Tài sản cố định không thường xuyên có những biến động,khi chuyển đổi cổ phần hóa được đánh giá lại với giá trị không cao nhưnggiá trị sử dụng vẫn đáp ứng được đến giờ nên tỷ trọng Tài sản dài hạn chiếmkhông nhiều như Tài sản ngắn hạn Tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng tănglà vì trong năm qua Công ty bắt đầu có sự đầu tư thêm vào Tài sản cố địnhvà Bất động sản đầu tư để thay thế dần một số thiết bị lạc hậu bằng thiết bịhiện đại hơn, bắt kịp với trình độ xây dựng của nhiều Công ty xây dựngcùng ngành nhưng mức đầu tư này còn khá nhỏ.
Về nguồn vốn, Tổng nguồn vốn của Công ty giảm (-3,77%) sở dĩ làdo Nợ phải trả của Công ty biến động giảm lớn hơn nhiều so với biến độngtăng của Vốn chủ sở hữu Theo bảng số liệu trên, Nợ phải trả của Công tynăm 2008 giảm so với năm 2007 là 4,14% còn Vốn chủ sở hữu tăng 2,18%.Điều đó đã tác động tích cực đến tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của Công ty Tỷtrọng Nợ phải trả so với Tổng nguồn vốn giảm từ 94,18% xuống còn93,82%, tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng từ 5,82% lên 6,18%, tức là tỷ trọngNợ phải trả giảm 0,36% còn tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng 0,36% Đây là
Trang 27dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Công ty: giảm Nợ phải trảvà tăng Vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, tỷ trọng Nợ phải trả của Công ty vẫn ởmức rất cao, trong hai năm đều trên 90% Do đó Công ty có cơ cấu nguồnvốn chưa hợp lý và có thể thấy Công ty đang bị lệ thuộc nhiều vào cácnguồn vốn bên ngoài, nhất là nguồn vốn vay Dầu vậy với xu hướng tăng tỷtrọng Vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng Nợ phải trả cho thấy Công ty đã cónhững biện pháp tác động để giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài và ảnh hưởngđến tình hình tài chính.
Như vậy có thể thấy cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong năm2008 có biến động và những biến động này đều có xu hướng tích cực nhằmtác động lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty Tuy nhiên, Công tychưa xây dựng được một cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lý, vẫn còn chịunhiều ảnh hưởng từ bên ngoài và khả năng chủ động trong tài chính còn hạnchế Trước tình hình kinh tế toàn cầu, đặc biệt là biến động của kinh tế ViệtNam năm 2008 vừa qua, tuy có tác động làm giảm Tổng tài sản và Tổngnguồn vốn của Công ty nhưng Công ty vẫn có những cải thiện đối với cấutrúc tài chính như vậy đã góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính củaCông ty.
2.3.1.2 Phân tích mức độc lập tài chính
Chính từ biến động tích cực của cấu trúc tài chính, nhất là biến độngcủa cơ cấu nguồn vốn: tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng Nợ phảitrả đã chứng tỏ Công ty quan tâm đến khả năng tự chủ tài chính và muốnnâng cao mức độc lập tài chính nội tại của bản thân
Do đó, ta có bảng số liệu sau:
Trang 284.Hệ số tài trợ VCSH
5.Hệ số tự tài trợ TSDH
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Căn cứ vào kết quả bảng tính, Hệ số tài trợ Vốn chủ sở hữu của Côngty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,0036 lần Có thể giải thích cho sựtăng lên này là do Công ty đã có sự điều chỉnh để tăng Vốn chủ sở hữu vàgiảm Nợ phải trả Hơn nữa, do mức giảm của Nợ phải trả lớn hơn rất nhiềuso với mức tăng Vốn chủ sở hữu nên tác động làm Tổng nguồn vốn giảm.Chính vì thế khi Vốn chủ sở hữu tăng và Tổng nguồn vốn giảm thì chỉ tiêunày xác định trong năm 2008 lớn hơn so với năm 2007 Tuy nhiên, chỉ tiêunày ở cả hai năm đều thấp cho thấy mức độc lập tài chính của Công ty chưacao, khả năng tự chủ trong tài chính còn yếu và hạn chế Dầu vậy, với xuhướng tăng lên của chỉ tiêu này và dù mức độ tăng lên chưa nhiều nhưngchứng tỏ Công ty đang bước đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn bênngoài, cụ thể là nguồn vốn vay nợ đồng thời tác động tích cực đến việc nângcao năng lực tài chính, nhất là nâng cao sự độc lập về tài chính của Công ty.
Bên cạnh đó, Hệ số tự tài trợ Tài sản dài hạn từ Vốn chủ sở hữu năm2008 và năm 2007 là gần tương đương nhau, mức độ tăng lên quá nhỏ(+0,0003 lần) cho thấy khả năng tài trợ Tài sản dài hạn từ Vốn chủ sở hữucủa Công ty trong năm 2008 không giảm sút mà ít nhất là vẫn đảm bảo đượcnhư năm 2007 Nhưng chỉ tiêu này tại hai năm đều chưa cao chứng tỏ Vốn
Trang 29chủ sở hữu của Công ty chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tài trợ Tài sản dài hạn.Điều đó có nghĩa là ngoài nguồn tài trợ là Vốn chủ sở hữu, Tài sản dài hạncủa Công ty còn được hình thành và tài trợ từ nguồn vốn vay nợ phải trả.Chính vì thế mà Công ty chưa có được sự độc lập hoàn toàn trong vấn đề tàichính, tức là khả năng độc lập tài chính còn hạn chế, còn phụ thuộc khánhiều vào bên ngoài Điều này có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán củaCông ty Mặt khác, do chỉ tiêu này trong năm 2008 tăng lên so với năm2007 cho thấy Công ty đã có những tác động tích cực nhằm tăng mức độclập tài chính nhưng chưa phát huy hiệu quả rõ rệt Do đó, Công ty cầnnghiên cứu lại những biện pháp đã thực hiện đồng thời tìm kiếm, học hỏi vàxây dựng những biện pháp mới có tính khả thi cao hơn.
Vậy tóm lại, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008 sovới năm 2007 có thể khái quát như sau: giảm về mặt giá trị Tổng tài sản vàTổng nguồn vốn, còn về cơ cấu thì có xu hướng tích cực khi tăng cơ cấuVốn chủ sở hữu, tăng mức độ độc lập tài chính Tuy nhiên đây mới chỉ lànhững đánh giá ban đầu về tình hình tài chính của Công ty trên một khíacạnh nên để có được những đánh giá đầy đủ và xác thực hơn cần đi sâu vàophân tích một số góc độ tài chính như vấn đề thanh toán, vấn đề hiệu quảkinh doanh hay khả năng gặp rủi ro tài chính.
2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 2.3.2.1 Phân tích tình hình công nợ
Tình hình công nợ là một trong những góc độ tài chính được rất nhiềuđối tượng quan tâm bởi lẽ nó cho thấy khả năng chiếm dụng vốn và bị chiếmdụng vốn của Công ty Các khoản công nợ tồn đọng lớn quá hay nhỏ quá,kéo dài liên tục hay đứt quãng đều có tác động không lành mạnh đến tìnhhình tài chính của Công ty Vì thế, trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình tàichính của Công ty trong giai đoạn 2007-2008, ta thấy tình hình công nợ củaCông ty cần được quan tâm và xem xét cụ thể hơn Mặt khác, do công nợgồm nợ phải thu và nợ phải trả nên ta sẽ phân tích tình hình công nợ theo hai
Trang 30nội dung: công nợ phải thu và công nợ phải trả Trước hết, ta có bảng số liệusau:
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng trên, Tổng nợ phải thu và Tổng nợ phải trả của Công tynăm 2008 giảm so với năm 2007 Cụ thể, Tổng nợ phải thu giảm33.754.256.246 đồng còn Tổng nợ phải trả giảm 39.895.301.530 đồng Dođó, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giảm từ 0,29 lầnxuống còn 0,26 lần tức là giảm đi 0,03 lần Hơn nữa, chỉ tiêu này của cả hainăm đều khá thấp cho thấy số nợ phải thu nhỏ hơn rất nhiều so với số nợphải trả Điều đó có nghĩa là Công ty để bị chiếm dụng vốn ít hơn số vốn đichiếm dụng được Như vậy chứng tỏ Công ty có khả năng đi chiếm dụngvốn và số vốn Công ty đi chiếm dụng là khá lớn
Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm nên bước đầu có thểthấy Công ty đang ở trong tình trạng chiếm dụng rất nhiều vốn từ các đốitượng bên ngoài Điều đó không thực sự là dấu hiệu tích cực bởi song hànhvới việc chiếm dụng được càng nhiều vốn thì đòi hỏi trách nhiệm với nhữngkhoản vốn đi chiếm dụng đó của Công ty càng cao và rất nặng nề, từ đó ảnhhưởng đến uy tín và tình hình tài chính của Công ty Vì thế, Công ty cầnxem xét lại chính sách thanh toán, chính sách vay nợ để có những điều chỉnhhợp lý nhằm tạo sự cân bằng giữa nợ phải thu và nợ phải trả Bên cạnh đó,
Trang 31nên kết hợp với những biện pháp tác động đến cấu trúc tài chính nhất là cơcấu nguồn vốn để tạo sự tương hợp giữa tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn, tỷ lệnợ phải trả với nợ phải thu.
Mặt khác do nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty có biến độnggiảm nên ta tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của hai nămtừ các chỉ tiêu tổng hợp đến các chỉ tiêu chi tiết để xác định các nhân tố tácđộng đến biến động này.
Về tình hình nợ phải thu, ta có bảng số liệu sau:
người bán 82.650.394.272 86.051.492.092 +3.401.097.820 +4,12- Các khoản phải
thu ngắn hạn khác 34.415.569.849 9.785.492.384 -24.630.077.465 -71,57- Dự phòng phải
thu khác (9.184.652.303) (10.629.787.583) -1.445.135.280 +15,73
2 Phải thu dài
-Tổng nợ phải thu275.564.712.927241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25
Nguồn: Tài liệu Phòng tài chính kế toán
Qua số liệu của bảng so sánh, Công ty không có các khoản phải thudài hạn chứng tỏ Công ty không để bị chiếm dụng vốn dài hạn, không đểvốn bị các đối tượng chiếm dụng trong thời gian hơn một năm, tránh tìnhtrạng khó thu hồi kịp vốn để đầu tư Chính vì thế, sự biến động các khoản
Trang 32phải thu ngắn hạn sẽ có tác động mạnh đến biến động các khoản phải thu.Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-12,25%)nên nợ phải thu của Công ty cũng giảm tương ứng (-12,25%).
Khi xem xét cụ thể từng chỉ tiêu chi tiết thì thấy do phải thu kháchhàng và các khoản phải trả ngắn hạn khác có mức biến động giảm, tác độnglàm cho nợ phải thu giảm Cụ thể: Phải thu khách hàng giảm 6,61% cònphải thu ngắn hạn khác giảm 71,57% Bên cạnh đó, các khoản trả trước chongười bán của Công ty năm 2008 lại tăng so với năm 2007 (+4,12%) nên đãphần nào giảm bớt ảnh hưởng sụt giảm của nợ phải thu Nhưng khi xem xétảnh hưởng tổng hợp thì số nợ phải thu vẫn có xu hướng giảm Như vậychứng tỏ Công ty đã giảm sự chiếm dụng vốn của các đối tượng, đặc biệt lànhững khoản phải thu do các đối tượng phải bồi thường, do mất mát vật chấtchờ xử lý Sở dĩ như vậy là vì trước tình hình vật liệu xây dựng biến độngbất thường trong năm 2008 nên Công ty đã có biện pháp quán triệt và quyđịnh nghiêm ngặt hơn đối với việc quản lý vật tư để giảm thiểu sự hư hỏng,mất mát trong lưu trữ, bảo quản vật tư Công ty có nhiều chi nhánh, đơn vịxây dựng trực thuộc nên chỉ cần các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh quyđịnh quản lý của Công ty thì cũng đã tiết kiệm rất nhiều những khoản chiếmdụng vốn không cần thiết Hơn nữa, do biến động kinh tế năm 2008 nên đãảnh hưởng tới một số khách hàng của Công ty làm giảm khoản phải thukhách hàng và một số khoản phải thu khác.
Về tình hình nợ phải trả:
Các khoản phải trả của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm vớitốc độ 4,14%, trong đó nợ ngắn hạn giảm hơn 40 tỷ (-4,28%), nợ dài hạntăng nhưng với tốc độ nhỏ (+ 0,95%)
Khi xem xét biến động giảm của nợ ngắn hạn: vay ngắn hạn, phải trảngắn hạn người bán và khoản người mua ứng trước có mức độ giảm nhiềunhất còn các khoản phải trả ngắn hạn khác lại có tốc độ giảm lớn nhất58,45% Bên cạnh đó, các khoản thuế phải nộp, các khoản phải trả lao động
Trang 33hay chi phí phải trả, dự phòng phải trả lại có xu hướng tăng dù mức biếnđộng nhỏ
2 Nợ dài hạn25.116.507.81925.354.709.021+238.201.202+0,95
- Vay nợ dài hạn21.931.154.52721.842.078.273-89.076.254-0,41- Dự phòng trợ cấp mất
việc 3.185.353.292 3.512.630.748 +327.277.456 +10,27
Tổng nợ phải trả963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530-4,14
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Không những thế, trong nợ dài hạn, các khoản vay dài hạn biến độnggiảm còn dự phòng trợ cấp mất việc tăng (+10,27%) Từ đó, cho thấy khảnăng Công ty đi chiếm dụng vốn từ các khoản vay nợ, các khoản phải trảngười bán… trong năm 2008 gặp khó khăn hơn so với năm 2007 Một phầnnguyên do là bởi ảnh hưởng của lãi suất vay năm 2008 Trong năm 2008, lãisuất vay ngân hàng biến động bất thường, có những thời điểm vay ngắn hạncó lãi suất còn cao xấp xỉ vay dài hạn nên Công ty có sự thận trọng trongvấn đề vay nợ Hơn nữa, biến động của giá cả vật liệu xây dựng, những yếutố đầu vào của sản xuất sản phẩm xây lắp nhất là giá thép, giá cát, giá ximăng… đã tác động đến các nhà cung cấp và người bán Họ thận trọng hơn
Trang 34khi cho Công ty mua, thanh toán và ứng trước tiền nên khả năng mua chịuvật tư hàng hoá của Công ty không thể như cũ mà gặp khó khăn hơn Khôngchỉ vậy mà về phía khách hàng, người mua, họ cũng tìm nhiều lí do để trìhoãn thanh toán cũng như giảm tỉ lệ đặt cọc, ứng trước… Và trước khả năngsuy thoái của nền kinh tế, nên dù gặp những vấn đề khó khăn như trên, Côngty vẫn chấp nhận để có được các hợp đồng xây lắp nhằm đảm bảo luôn cósự vận hành sản xuất trong Công ty Chính vì thế, các khoản chiếm dụngvốn này đều giảm và làm giảm nợ phải trả.
Tóm lại, qua phân tích trên, ta thấy tình hình nợ phải thu, nợ phải trảbiến động giảm là điều không thể tránh trước tình hình biến động khủnghoảng kinh tế năm 2008 Tuy vậy, mức biến động về công nợ của Công tykhông quá lớn cho thấy Công ty đã có sự chuẩn bị, biện pháp ứng phó kịpthời với thị trường.
2.3.2.2 Phân tích khả năng thanh toán
Song hành cùng với các khoản công nợ, nhất là công nợ phải trả,Công ty còn phải đối diện với trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoảncông nợ đó Chính vì thế, khi phân tích tình hình công nợ Công ty sẽ kết hợpvới phân tích tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ Do vậy, ta cóbảng số liệu với một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của Công tynhư sau:
Bảng 2-6
Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
1 Tiền và tương đương 46.077.117.067 46.309.844.224 +232.727.157
Trang 352 Tài sản ngắn hạn 945.801.894.756 905.500.850.031 -40.301.044.7253 Nợ ngắn hạn 937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.7324 Nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.5305 Tổng tài sản 1.022.596.449.886 984.000.184.255 -38.596.265.631
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng phân tích, Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty năm2008 là 1,066 lần còn năm 2007 là 1,062 lần, có nghĩa là chỉ tiêu này đã tănglên 0,004 lần Chỉ tiêu này ở cả hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Côngty có đủ tài sản và có đủ khả năng thanh toán các khoản Nợ phải trả bằngtoàn bộ tài sản hiện có.
Bên cạnh đó, Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2008 so vớinăm 2007 tăng 0,003 lần cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng theo thờigian Nhưng vì tại thời điểm hai năm chỉ tiêu này đều thấp nên có thể thấyCông ty chưa đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn và nợ quáhạn, nói chung là các khoản nợ ngắn hạn Như vậy có nghĩa là nếu các đốitượng cho vay, các chủ nợ ngắn hạn đồng loạt đòi yêu cầu thanh toán, đòiCông ty trả nợ trực tiếp bằng tiền hay các giấy tờ có giá trị tương đươngtiền, có khả năng thanh khoản nhanh thì Công ty sẽ gặp khó khăn Tuynhiên, điều này có thể được giải thích là do Công ty hoạt động trên lĩnh vựcxây lắp, phần nhiều tiền đã được vật hoá vào nguyên vật liệu xây dựng, hàngtồn kho, tài sản cố định… và để rồi nhanh chóng chuyển vào giá trị của cáccông trình, dự án khi tiến hành thi công Hơn nữa, không như các doanh
Trang 36nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường có kỳ kinh doanh bình thường, cóthể nhanh chóng quay vòng vốn khi bán sản phẩm, nhất là những sản phẩmcó chu kì sản xuất ngắn thì Công ty lại có kỳ kinh doanh khá dài, đòi hỏiphải mất một thời gian khá lâu có khi là hàng năm, vài năm… để kết thúcmột vòng sản xuất sản phẩm Và chính vì vậy khả năng thu tiền về của Côngty không thể nhanh chóng nên lượng tiền mặt Công ty để lại không nhiều.Do đó, lượng tiền và tương đương tiền của Công ty thường thấp trong khi đónợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn vốn của Công ty nên theocách xác định chỉ tiêu này thì chỉ tiêu này thường thấp Tuy nhiên chỉ tiêunày đang có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đang có biện pháp tác độngtích cực để nâng cao khả năng thanh toán nhanh Năm 2008, số nợ ngắn hạncủa Công ty giảm, lượng tiền và tương đương tiền tăng so với năm 2007 nênchỉ tiêu này tăng lên.
Mặt khác do nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nên ngoàiviệc xem xét khả năng thanh toán nhanh, Công ty còn quan tâm đến khảnăng thanh toán chung các khoản nợ ngắn hạn đó thông qua chỉ tiêu Hệ sốkhả năng thanh toán nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này của Công ty năm 2008 so vớinăm 2007 cũng tăng lên (+0,001 lần) và tại thời điểm hai năm đều lớn hơn 1(>1) cho thấy Công ty có đủ và thừa tài sản ngắn hạn để thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn.
Bên cạnh đó, Công ty có Vốn hoạt động thuần trong cả hai năm đềuđạt giá trị dương (>0) dù năm 2008 Vốn hoạt động thuần có giảm nhưngmức độ giảm không đáng kể Từ đó, chứng tỏ Công ty vẫn duy trì một mứcVốn hoạt động thuần để đảm bảo khả năng thanh toán Với mức Vốn hoạtđộng thuần dương như vậy cho thấy một phần Tài sản ngắn hạn của Công tyđược tài trợ từ nguồn vốn dài hạn Đây là một cơ cấu tài trợ tài sản rất phổbiến và phù hợp theo qui luật phát triển.
Vậy tóm lại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung.Nhưng riêng với các khoản nợ ngắn hạn nếu yêu cầu phải thanh toán ngay,