MỤC LỤC
Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty bổ sung thêm một số chứng từ riêng của ngành nghề như: Bảng phân tích lương, Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành… Bên cạnh đó, có một số chứng từ trong hệ thống chứng từ chế độ đưa ra không được sử dụng tại Công ty như: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi hay Thẻ quầy hàng do tính chất của sản phẩm xây lắp là hoàn thành bán ngay. Thứ ba về chế độsổ kế toán và hình thức kế toán: chế độ sổ kế toán tại Công ty bao gồm: hệ thống sổ kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán tổng hợp và bổ sung thêm một số sổ kế toán kết hợp: vừa cung cấp thông tin chi tiết, vừa cung cấp thông tin tổng hợp.
Hơn nữa do các sản phẩm xây lắp của Công ty chủ yếu là các công trình xây dựng, có ý nghĩa tạo dựng cơ sở vật chất nên khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư không thể chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh lãi, lỗ tại thời điểm trước mắt mà còn cần liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và những dự báo tương lai. Tuy nhiên, mục đích của việc phân tích là cung cấp thông tin nhưng không chỉ là thông tin cho một đối tượng mà là cho nhiều đối tượng nên khi phân tích tình hình tài chính, Công ty chú trọng phân tích các báo cáo tài chính gồm bốn mẫu báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Do đó khi phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2007-2008, Công ty tiến hành so sánh năm 2008 với năm 2007 theo các chỉ tiêu quan tâm, cụ thể như so sánh ngang, so sánh dọc biến động tài sản, nguồn hình thành tài sản, biến động kết quả kinh doanh…, so sánh tỷ số về khả năng thanh toán, về công nợ…. Như vậy, trong quá trình phân tích tình hình tài chính, Công ty kết hợp phương pháp này với phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết hơn, cụ thể hơn nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích, ví như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận của Công ty trong năm 2008, đánh giá mức ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố như chi phí, giá vốn hàng bán….
Tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng tăng là vì trong năm qua Công ty bắt đầu có sự đầu tư thêm vào Tài sản cố định và Bất động sản đầu tư để thay thế dần một số thiết bị lạc hậu bằng thiết bị hiện đại hơn, bắt kịp với trình độ xây dựng của nhiều Công ty xây dựng cùng ngành nhưng mức đầu tư này còn khá nhỏ. Dầu vậy, với xu hướng tăng lên của chỉ tiêu này và dù mức độ tăng lên chưa nhiều nhưng chứng tỏ Công ty đang bước đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài, cụ thể là nguồn vốn vay nợ đồng thời tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực tài chính, nhất là nâng cao sự độc lập về tài chính của Công ty. Không chỉ vậy mà về phía khách hàng, người mua, họ cũng tìm nhiều lí do để trì hoãn thanh toán cũng như giảm tỉ lệ đặt cọc, ứng trước… Và trước khả năng suy thoái của nền kinh tế, nên dù gặp những vấn đề khó khăn như trên, Công ty vẫn chấp nhận để có được các hợp đồng xây lắp nhằm đảm bảo luôn có sự vận hành sản xuất trong Công ty.
Hơn nữa, không như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường có kỳ kinh doanh bình thường, có thể nhanh chóng quay vòng vốn khi bán sản phẩm, nhất là những sản phẩm có chu kì sản xuất ngắn thì Công ty lại có kỳ kinh doanh khá dài, đòi hỏi phải mất một thời gian khá lâu có khi là hàng năm, vài năm… để kết thúc một vòng sản xuất sản phẩm. Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, vấn đề đầu tiên thường được các đối tượng liên quan đặt ra là doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh hiệu quả hay không, đầu tư vào doanh nghiệp có mang lại lợi ích hay không. Qua bảng phân tích, ta thấy Tổng tài sản bình quân của Công ty năm 2008 thấp hơn so với năm 2007, trong đó, Tài sản ngắn hạn bình quân của Công ty có biến động giảm và mức biến động giảm lớn hơn mức biến động tăng của Tài sản dài hạn bình quân.
Tuy nhiên nhìn chung sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn và của Tổng tài sản của Công ty ở cả hai năm đều chưa cao, còn thấp và mức biến động còn khá nhỏ cho thấy Công ty vẫn chưa khai thác được hết hiệu quả của nguồn tài sản dồi dào và phong phú. Bởi lẽ, trong số Tài sản ngắn hạn của Công ty, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất mà trong hàng tồn kho thì chủ yếu là sản phẩm xây lắp dở dang, những công trình xây dựng chưa hoàn thành hoặc chờ quyết toán và có giá trị lớn. Các tài sản muốn hình thành cần phải có nguồn tài trợ, nguồn hình thành nên ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ta phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, mà cụ thể là phân tích hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu và hiệu quả sử dụng vốn vay.
Chính vì thế, khoản vốn vay ngoài việc mang lại cho Công ty thêm nguồn tài trợ thì cũng đặt thêm trách nhiệm: Công ty phải sử dụng khoản vốn vay này như thế nào để đảm bảo thanh toán được lãi và gốc vay khi đến hạn. Tuy vậy, dù cho vốn vay có mang lại lợi ích nhưng trước tình hình biến động của lãi suất ngân hàng trong năm 2008 cũng như điều chỉnh cân đối tỷ trọng vốn vay và Vốn chủ sở hữu nên Công ty đã có định hướng thu hẹp phạm vi vốn vay, cụ thể là giảm phạm vi các khoản vay nợ trong năm 2008 và giảm chi phớ lói vay. Khi tham gia các hoạt động kinh tế sẽ phát sinh các chi phí, đó có thể là chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí phục vụ quản lý… Chính vì thế, khi phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty không thể bỏ qua phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.
Hơn nữa, rủi ro trong kinh doanh còn phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của thị trường, của ngành nghề kinh doanh, thực trạng tài chính của Công ty… Vì thế, trong nội dung phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, ta sẽ phân tích một vài chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tài chính của Công ty. Tuy nhiên, tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này quá nhỏ nên Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa những biện pháp đã thực hiện, đồng thời cần bổ sung thêm những chính sách khác bởi theo những dự báo tình hình kinh tế năm 2009 thì đây cũng là một năm có nhiều biến động kinh tế tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Sở dĩ như vậy là do hiện trạng của Công ty có tỷ suất lợi nhuận so với tài sản thấp nên theo cơ sở lý luận thì Công ty cần ưu tiên tài trợ nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo Công ty vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh.
Mặt khác, hầu hết các tài liệu phân tích được bộ phận kế toán của Công ty lập và trình bày nên qua đó thấy được hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán của Công ty trong việc cập nhật theo những quy định của Chế độ kế toán hiện hành và công tác kế toán tại Công ty (tổ chức, ghi chép, xử lý, tổng hợp, báo cáo). Chính vì thế, việc phân tích tình hình tài chính bao gồm nội dung phõn tớch cụng nợ và khả năng thanh toỏn là rất hợp lý vỡ sẽ theo dừi, phản ánh được thực trạng công nợ cũng như khả năng thanh toán của Công ty và chỉ ra được những khó khăn thử thách hay ưu điểm thuận lợi trong tình hình thanh toán của Công ty. Tuy nhiên do các tài liệu phân tích mà chủ yếu là các báo cáo tài chính phải kết thúc năm tài chính mới có đủ cơ sở dữ liệu để tổng hợp và lập báo cáo nên khi các tài liệu từ chi nhánh chuyển lên chậm, trễ thời gian thì ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành báo cáo và từ đó ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính.
Cụ thể, khi phân tích, sẽ chi tiết từng chỉ tiêu cấu thành nên tài sản (chi tiết từng chỉ tiêu cấu thành nên TSNH, TSDH), từng chỉ tiêu cấu thành nên nguồn vốn (chi tiết từng chỉ tiêu cấu thành nên Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu) và từ đó tiến hành so sánh về giá trị, về tỷ trọng và tỷ lệ biến động để rồi đi vào đánh giá từng chỉ tiêu. Bởi lẽ ưu điểm khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp là nhiều chỉ tiêu trên báo cáo này được xác định dựa vào Bảng cân đối kế toán, dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như chỉ tiêu tăng giảm các khoản tồn kho, tăng giảm các khoản phải thu, tăng giảm chi phí trả trước, lợi nhuận trước thuế, chi phí lãi vay… Vì thế thấy được mối liên quan giữa báo cáo này với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên để có thể xây dựng những kế hoạch dài hạn, có tầm chiến lược và định hướng lâu dài thì Công ty nên bổ sung phân tích thêm một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn như: Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản, hệ số nợ dài hạn trên nợ phải trả… Đây có thể là những chỉ tiêu không xa lạ và có thể đã được đề cập trong các nội dung phân tích khác nên cách xác định không khó.