Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 1 Phân tích tình hình công nợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 29 - 31)

2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ

Tình hình công nợ là một trong những góc độ tài chính được rất nhiều đối tượng quan tâm bởi lẽ nó cho thấy khả năng chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty. Các khoản công nợ tồn đọng lớn quá hay nhỏ quá, kéo dài liên tục hay đứt quãng đều có tác động không lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty. Vì thế, trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2007-2008, ta thấy tình hình công nợ của

Công ty cần được quan tâm và xem xét cụ thể hơn. Mặt khác, do công nợ gồm nợ phải thu và nợ phải trả nên ta sẽ phân tích tình hình công nợ theo hai nội dung: công nợ phải thu và công nợ phải trả. Trước hết, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2-3

Bảng phân tích khái quát nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty giai đoạn 2007-2008

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

1. Tổng nợ phải thu 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 2. Tổng nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 3. Tỷ lệ nợ phải thu so

với nợ phải trả 0,29 0,26 -0,03

Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán

Qua bảng trên, Tổng nợ phải thu và Tổng nợ phải trả của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể, Tổng nợ phải thu giảm 33.754.256.246 đồng còn Tổng nợ phải trả giảm 39.895.301.530 đồng. Do đó, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giảm từ 0,29 lần xuống còn 0,26 lần tức là giảm đi 0,03 lần. Hơn nữa, chỉ tiêu này của cả hai năm đều khá thấp cho thấy số nợ phải thu nhỏ hơn rất nhiều so với số nợ phải trả. Điều đó có nghĩa là Công ty để bị chiếm dụng vốn ít hơn số vốn đi chiếm dụng được. Như vậy chứng tỏ Công ty có khả năng đi chiếm dụng vốn và số vốn Công ty đi chiếm dụng là khá lớn.

Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm nên bước đầu có thể thấy Công ty đang ở trong tình trạng chiếm dụng rất nhiều vốn từ các đối tượng bên ngoài. Điều đó không thực sự là dấu hiệu tích cực bởi song hành với việc chiếm dụng được càng nhiều vốn thì đòi hỏi trách nhiệm với những khoản vốn đi chiếm dụng đó của Công ty càng cao và rất nặng nề, từ đó ảnh

hưởng đến uy tín và tình hình tài chính của Công ty. Vì thế, Công ty cần xem xét lại chính sách thanh toán, chính sách vay nợ để có những điều chỉnh hợp lý nhằm tạo sự cân bằng giữa nợ phải thu và nợ phải trả. Bên cạnh đó, nên kết hợp với những biện pháp tác động đến cấu trúc tài chính nhất là cơ cấu nguồn vốn để tạo sự tương hợp giữa tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả với nợ phải thu.

Mặt khác do nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty có biến động giảm nên ta tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của hai năm từ các chỉ tiêu tổng hợp đến các chỉ tiêu chi tiết để xác định các nhân tố tác động đến biến động này.

Về tình hình nợ phải thu, ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2-4

Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ 1. Phải thu ngắn hạn 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25 - Phải thu khách hàng 167.683.401.109 156.603.259.788 -11.080.141.321 -6,61 - Trả trước cho người bán 82.650.394.272 86.051.492.092 +3.401.097.820 +4,12 - Các khoản phải thu ngắn hạn khác 34.415.569.849 9.785.492.384 -24.630.077.465 -71,57 - Dự phòng phải thu khác (9.184.652.303) (10.629.787.583) -1.445.135.280 +15,73

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w