Sức sinh lời của Tà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 42 - 46)

sản(ROA) (3/5) 0,009 0,01 +0,001 9. Số vòng quay của TSNH (4/1) 0,57 0,63 +0,06 10. Số vòng quay của TSDH (4/2) 7,12 7,49 +0,37 11. Số vòng quay của Tài sản (4/5) 0,53 0,58 +0,05

Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán

Năm 2008, Công ty có sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2007 là 0,001 lần, tức là với 1 đồng Tài sản ngắn hạn chi ra thì trong năm 2008 tạo ra mức lợi nhuận sau thuế lớn hơn so với năm 2007 là 0,001 đồng, tương đương tốc độ tăng là 10%. Ngoài ra dù Tài sản dài hạn bình quân có biến động tăng nhưng do tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nên sức sinh lời của Tài sản dài hạn năm 2008 vẫn cao hơn so với năm 2007. Chỉ tiêu này năm 2008 đạt 0,126 lần còn năm 2007 đạt 0,125 lần, như vậy tăng lên 0,001 lần. Điều đó phản ánh mức lợi nhuận sau

thuế mà 1 đồng Tài sản dài hạn bình quân đầu tư mang lại đang có xu hướng tăng lên.

Và chính vì sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn có biến động tốt, có xu hướng tăng nên đã tác động tích cực đến sức sinh lời của tài sản (chỉ tiêu ROA). Năm 2007, sức sinh lời của tài sản mà Công ty đạt được là 0,009 lần nhưng sang đến năm 2008 chỉ tiêu này đã đạt 0,01 lần. Như vậy sức sinh lời của tài sản tăng lên 0,001 lần và tốc độ tăng là 11,11%. Tuy nhiên nhìn chung sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn và của Tổng tài sản của Công ty ở cả hai năm đều chưa cao, còn thấp và mức biến động còn khá nhỏ cho thấy Công ty vẫn chưa khai thác được hết hiệu quả của nguồn tài sản dồi dào và phong phú. Dầu vậy, với xu hướng tăng của các chỉ tiêu này cho thấy đây là dấu hiệu tích cực và có tác động lành mạnh đối với tình hình tài chính của Công ty.

Song hành cùng việc phân tích chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời, Công ty thấy chỉ tiêu số vòng quay của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn và của Tổng tài sản cũng có những biến động đáng quan tâm.

Số vòng quay của Tài sản ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,06 vòng trong khi đó số vòng quay của Tài sản dài hạn tăng 0,37 vòng. Điều này chứng tỏ Công ty có Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn tham gia hoạt động kinh doanh và đang khai thác sử dụng các tài sản đó mang lại hiệu quả. Cụ thể: với 1 đồng Tài sản ngắn hạn mà Công ty sử dụng thì mức doanh thu thuần đem về trong năm 2007 là 0,57 đồng còn trong năm 2008 là 0,63 đồng, tức là tăng lên 0,06 đồng. Bên cạnh đó, với 1 đồng chi ra đầu tư vào Tài sản dài hạn thì năm 2008 doanh thu thuần mang lại lớn hơn so với năm 2007 là 0,37 đồng. Từ đó cho thấy sức sản xuất của Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn tại Công ty là tốt và ổn định. Tuy nhiên Công ty có số vòng quay của Tài sản ngắn hạn lại thấp hơn nhiều so với số vòng quay của Tài sản dài hạn. Đối với doanh nghiệp sản xuất bình thường thì đây có thể là dấu hiệu bất thường nhưng tại Công ty thì đây là do đặc điểm hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty. Bởi lẽ, trong số Tài sản ngắn hạn của Công ty, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất mà trong hàng tồn kho thì chủ yếu là sản phẩm xây lắp dở dang, những công trình xây dựng chưa hoàn thành hoặc chờ quyết toán và có giá trị lớn. Chính vì thế, giá trị Tài sản ngắn hạn của Công ty lớn hơn nhiều so với Tài sản dài hạn nên với mức doanh thu thuần như nhau thì số vòng quay của Tài sản ngắn hạn thấp hơn hẳn so với số vòng quay của Tài sản dài hạn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng, có tác động lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty.

Dầu vậy, do các chỉ tiêu này có xu hướng tăng, Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn của Công ty có sức sản xuất hiệu quả nên chỉ tiêu số vòng quay của tài sản cũng có biến động tích cực. Năm 2007, số vòng quay của tài sản của Công ty là 0,53 vòng còn năm 2008 đã là 0,58 vòng. Như vậy, chỉ tiêu này tăng lên 0,05 vòng chứng tỏ các tài sản của Công ty có xu hướng vận động nhanh hơn.

Trên cơ sở đánh giá một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản, có thể thấy tài sản của Công ty gồm cả Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn đều đang hoạt động và vận hành có hiệu quả. Sở dĩ như vậy là do Công ty đã có những biện pháp tác động tích cực đến công tác quản lý, theo dõi tài sản. Điển hình rõ rệt là quản lý Tài sản dài hạn: trong cơ cấu Tài sản dài hạn của Công ty, Tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá lớn nên đã được Công ty quản lý và giám sát sử dụng chặt chẽ, khoa học. Các Tài sản cố định phát sinh tại Công ty chủ yếu là máy móc thi công, phương tiện vận tải, dàn giáo cốp pha phát sinh và được theo dõi trực tiếp từ dưới chi nhánh theo từng đơn vị, từng công trình. Nhưng các chi nhánh, đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ định kỳ phải báo cáo tình hình Tài sản cố định lên trên Công ty không chỉ về mặt hiện vật mà còn về tình trạng sử dụng thông qua các biên bản kiểm kê. Bên cạnh đó, phía Công ty cũng có tổ chức thanh tra kiểm tra kho của chi nhánh để xác minh, đánh giá thực trạng sử dụng tài sản của chi nhánh, đơn vị và kịp thời có những biện pháp giải quyết. Chính từ cách quản lý tài sản như

vậy nên Tài sản dài hạn mà nhất là Tài sản cố định của Công ty có hiệu quả sử dụng.

Tuy nhiên, tại cả hai năm các chỉ tiêu này đều chưa cao và tương xứng với quy mô Công ty mặc dù các chỉ tiêu đều đạt giá trị dương và có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ Công ty vẫn còn có sự lãng phí trong quá trình sử dụng tài sản gồm cả sử dụng Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn nên dù tài sản sử dụng có mang lại hiệu quả nhưng vẫn chưa phải là hiệu quả tối ưu. Như vậy, Công ty không chỉ cần tiếp tục duy trì những biện pháp quản lý hữu hiệu như hiện nay mà còn cần có thêm những tác động khác để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản.

Vậy tóm lại, tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong năm 2008 là có hiệu quả, mang lại doanh thu và lợi ích cho công ty. Với xu hướng biến động của các chỉ tiêu thì hứa hẹn sẽ lành mạnh hóa hơn nữa tình hình tài chính của Công ty.

2.3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Các tài sản muốn hình thành cần phải có nguồn tài trợ, nguồn hình thành nên ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, ta phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, mà cụ thể là phân tích hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu và hiệu quả sử dụng vốn vay.

Khi phân tích hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu, ta phân tích các chỉ tiêu theo bảng số liệu sau:

Qua bảng phân tích, trước tiên ta thấy Vốn chủ sở hữu bình quân và lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế vẫn lớn hơn tốc độ tăng của Vốn chủ sở hữu nên sức sinh lời của Vốn chủ sở hữu của Công ty (chỉ tiêu ROE) năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,001 lần.

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng Vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2007-2008

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

1. Lợi nhuận sau thuế 9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 2. VCSH bình quân 58.847.607.803 60.196.242.448 +1.348.634.645 3. Doanh thu thuần

HĐKD 542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w