Tỷ suất LNTT so vớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 48 - 51)

tổng chi phí (7/8)(%) 1,75 1,97 +0,22

Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán

Qua bảng phân tích, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tổng chi phí năm 2008 tăng lên so với năm 2007 (+0,22%), tỷ suất lợi nhuận thuần so với giá vốn hàng bán tăng 0,85%.

Qua mức tăng lên của các chỉ tiêu trên ta thấy nhìn chung Công ty đã có sự tiết kiệm trong chi phí. Dù giá vốn hàng bán tăng lên chưa cho thấy rõ sự tiết kiệm chi phí trong sản xuất nhưng bởi lẽ vì là do ảnh hưởng biến động giá cả của các yếu tố sản xuất, nhất là các yếu tố nguyên vật liệu. Trong năm 2008, giá cả của các yếu tố này biến động bất thường, đầu năm giá thép lên rất cao nhưng đến gần cuối năm thì giảm cách đột ngột và vì có nhiều công trình xây dựng dở dang cần hoàn thành trong năm theo như hợp

đồng giao thầu nên Công ty không thể không chi mua vật liệu xây dựng. Hơn nữa, mặc dù Công ty đã có kế hoạch dự trữ vật tư xây dựng nhưng với khối lượng tiêu dùng phục vụ thi công lớn thì không thể có mức dự trữ phù hợp. Vì thế mà chi phí sản xuất của Công ty khó có thể tiết kiệm được. Nhưng Công ty đã có biện pháp hợp lý tác động đến các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý là những chi phí thuộc tầm kiểm soát của Công ty và Công ty có khả năng tác động trực tiếp. Công ty ngay từ đầu năm 2008 đã đặt ra yêu cầu giảm thiểu các chi phí trên đến từng chi nhánh và đơn vị. Chính vì thế đã nâng cao mức lợi nhuận trên 100 đồng chi phí. Từ đó cũng cho thấy, Công ty đã sử dụng, cân đối chi phí và đạt được hiệu quả.

2.3.4. Phân tích rủi ro tài chính

Trong hoạt động kinh doanh, Công ty phải đối mặt với nhiều rủi ro, có thể mới chỉ ở dạng tiềm ẩn mà cũng có thể đã bùng nổ. Hơn nữa, rủi ro trong kinh doanh còn phụ thuộc, chịu ảnh hưởng của thị trường, của ngành nghề kinh doanh, thực trạng tài chính của Công ty… Vì thế, trong nội dung phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, ta sẽ phân tích một vài chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tài chính của Công ty. Tuy nhiên đây chỉ là một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh dấu hiệu rủi ro tài chính có thể xuất hiện.

Do đó, ta tập hợp các chỉ tiêu cần phân tích vào bảng số liệu sau:

Bảng 2-12

Bảng phân tích một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

1. Hệ số thanh toán nhanh 0,049 0,052 +0,003

2. Hệ số thanh toán tổng quát 1,062 1,066 +0,004

3. Sức sinh lời của VCSH 0,162 0,163 +0,001

4. Đòn bảy tài chính 0,9418 0,9382 -0,0036

Trong đó, Đòn bảy tài chính được xác định như sau:

Trước hết về Hệ số thanh toán nhanh, như đã phân tích, hệ số này của Công ty năm 2008 có tăng so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng nhỏ. Hơn nữa, chỉ tiêu này của Công ty ở cả hai năm đều thấp nên có thể thấy Công ty gặp khó khăn khi thanh toán ngay bằng tiền hoặc tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Đây là dấu hiệu cho thấy có rủi ro trong thanh toán nhanh, thanh toán ngay bằng tiền. Do đó có dấu hiệu của rủi ro tài chính.

Tuy vậy, khi xem xét Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty thì thấy chỉ tiêu này ở cả hai năm đều lớn hơn 1 (>1) và có xu hướng tăng. Đây lại là dấu hiệu lành mạnh cho tình hình tài chính của Công ty và khẳng định Công ty có đủ khả năng thanh toán. Vì thế khi tổng hợp hai chỉ tiêu thanh toán trên thì đánh giá chung là khả năng thanh toán của Công ty là không có gì đáng ngại lắm. Hơn nữa, các chỉ tiêu này có xu hướng tích cực, tăng dần theo thời gian cho thấy Công ty đã quan tâm và chú ý đến khó khăn trong thanh toán ngay. Từ đó, Công ty đã có biện pháp để phòng tránh sự rủi ro tài chính có thể xảy ra này. Tuy nhiên, tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này quá nhỏ nên Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa những biện pháp đã thực hiện, đồng thời cần bổ sung thêm những chính sách khác bởi theo những dự báo tình hình kinh tế năm 2009 thì đây cũng là một năm có nhiều biến động kinh tế tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Chỉ tiêu sức sinh lời của Vốn chủ sở hữu của Công ty cũng có xu hướng tăng kết hợp với chỉ tiêu đòn bảy tài chính của Công ty năm 2008

Nợ phải trả Đòn bảy tài chính

Tổng nguồn vốn =

giảm so với năm 2007 (-0,0036) chứng tỏ Vốn chủ sỏ hữu của Công ty đã được sử dụng có hiệu quả. Các khoản nợ dù vẫn chiếm tỷ trọng cao trong hai năm (đều lớn hơn 90%) nhưng đang có xu hướng giảm cho thấy Công ty đã có những thay đổi để nâng cao giá trị Vốn chủ sở hữu. Việc nâng cao giá trị Vốn chủ sở hữu này có tác dụng lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty vì tăng được mức độ độc lập tài chính, khả năng chủ động trong tài chính của Công ty. Hơn nữa việc chỉ tiêu này có xu hướng biến động như vậy cũng rất hợp lý. Sở dĩ như vậy là do hiện trạng của Công ty có tỷ suất lợi nhuận so với tài sản thấp nên theo cơ sở lý luận thì Công ty cần ưu tiên tài trợ nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo Công ty vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh. Và chính vì thế nên đã nâng cao khả năng thanh toán và góp phần ổn định tài chính của Công ty.

Như vậy, khi tổng hợp tác động của các chỉ tiêu trên thấy được với thực trạng tài chính hiện tại của Công ty thì chưa xuất hiện rủi ro tài chính, nhìn chung tình hình tài chính của Công ty là khá ổn định.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 48 - 51)